Thử ốp lát kính bằng vít cân bằng gạch xem có bị bộp hay không ?

Đăng lúc: , Cập nhật

Một trong các lo ngại lớn nhất khi sử dụng vít cân bằng gạch là sợ khi vặn vít thì viên gạch lát trước đó sẽ bị bênh lên khiến cho lớp hồ dán không còn dính vào gạch men nữa khiến cho sau này thì nền gạch lát sẽ bị bộp, không đảm bảo sự liên kết với nền. Trong bài viết này, chúng ta sẽ theo dõi Youtuber Landberg thí nghiệm, sử dụng kính để lát. Ta sẽ quan sát được lớp hồ dán trong lớp kính và từ đó biết được sau khi keo khô thì kính có bị bộp hay không nhé.

Thí nghiệm sử dụng vít cần bằng gạch để lấy phẳng khi ốp lát kính để xem nền có bị bộp hay không.

Tường bị bộp

Hiện tượng gạch lát bị bộp

Hiện tượng gạch ốp bị "bộp" hạy "ộp" là hiện tượng gạch ốp bị bong, không kết dính tốt với nền. Do đó khi nghiệm thu công trình có ốp lát bằng gạch men, người ta hay gõ vào tường lát để xem có phát ra tiếng kêu bộp bộp hay không, nếu có thì chứng tỏ gạch men liên kết không tốt, bị bong một phần. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nền gạch bị bộp mà phần lớn là do kỹ thuật thi công ốp lát.

Kiểm tra bộp tường
Cách kiểm tra tường bộp bằng một cây gậy
 

Nguyên nhân bộp tường do lấy phẳng

Tường bị bộp thì có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân đến từ khâu lấy phẳng. Lo ngại về hiện tượng "bộp" của gạch lát nền khi lấy phẳng không phải là không có cơ sở. Hãy xem thí nghiệm sau:

Bộp khi lấy phẳng
 

Trong thí nghiệm này, trên nền cát, người ta đặt 2 tấm gạch men, sau đó lấy phẳng bằng vít cân bằng. Rõ ràng khi vặn vít, viên gạch men bên trái bị nâng lên. 

Câu hỏi đặt ra là, nếu không phải là trên nền cát mà trên nền hồ dầu thì viên gạch có bị nâng lên không, nếu nâng lên thì sau này liên kết giữa gạch men và nền sẽ kém, dẫn đến hiện tượng bộp hay không ?

Ta sẽ tìm kiếm câu trả lời từ các nhà sản xuất vít cân bằng ốp lát gạch. 

  • Thứ nhất, việc lấy cân bằng bằng vít cân bằng có tác dụng liên kết nền gạch lại thành một mặt phẳng đồng đều để chống sụt lún gạch khi hồ keo đóng rắn.
  • Thứ hai, trong quy trình sử dụng vít cân bằng, nhà sản xuất đề nghị lát theo từng hàng, viên gạch ở hàng sau trước khi lấy cân bằng với viên gạch ở hàng trước thì viên gạch hàng trước đã có một khoảng thời gian nhỏ để tạm đóng rắn, có lực hút nhất định với nền, nó sẽ kéo viên gạch hàng sau xuống chứ không phải làm kênh lên.
Rõ ràng, các nhà sản xuất đã lường trước hiện tượng gạch bị kênh lên khi lấy cân bằng nên mới khuyến cáo kỹ thuật ốp lát có sử dụng vít cân bằng một cách chi tiết như thế. 

Thí nghiệm kiểm chứng

Chuyên mục ốp lát gạch bằng vít cân bằng của Công Cụ Tốt đã theo dõi kênh Kênh youtube Landberg Tile TV và thấy một thí nghiệm rất hay: Ốp kính và lấy phẳng bằng vít cân bằng. Ta hãy xem cơ sở khoa học của việc thí nghiệm này:
  • Kính trong suốt, hoàn toàn có thể quan sát được sự biến đổi của lớp keo dán trong khi ta lấy cân bằng bằng vít
  • Kính có bề mặt là silica,  tương đồng với men và có thể chấp nhận độ tương đồng với lớp gốm ở mặt sau của viên gạch lát, ta có thể coi lực hút dính giữa kính và lớp keo dán gạch tương đương như lực hút giữa gạch men và keo dán gạch được. Việc tương đương này sẽ loại bỏ hoài nghi là hiện tượng khi lát kính khác với hiện tượng khi lát gạch men.
Chúng tôi cũng xin phép cắt bớt độ dài của video gốc trên kênh Landberg Tile TV vì nội dung trên đó mang tính chất giới thiệu sản phẩm, chúng tôi chỉ tập trung vào vấn đề thí nghiệm mà thôi. Hãy cùng xem video đã cắt bớt này nhé:

Trong video này:
  • Youtuber sử dụng các tấm kính có độ dày và kích cỡ tương đương các viên gạch men và một loại vít cân bằng vặn tay, có bu lông ke bằng nhựa
  • Youtuber thực hiện lát theo quy trình với keo dán gạch
  • Sau khi keo đã đóng rắn, Youtuber sử dụng búa cao su để đập bỏ phần nắp của vít cân bằng
Ta nhận thấy trong quá trình ốp lát và cho đến tận khi hoàn thiện (keo đã đóng rắn) đúng là chất lượng dính có vẻ đạt yêu cầu, khi búa đập thì chỉ có bu lông ke bị đứt chứ lớp kính không bong ra. So sánh lớp keo dán phía dưới lớp kính trước và sau khi xiết nắp vít cân bằng:
So sánh trước và sau khi xiết vít cân bằng

Ta nhận thấy, trước khi vít thì các đường do bay răng cưa tạo ra trên lớp keo dán khá rõ, sau khi xiết nắp vít thì chúng nhỏ đi, chứng tỏ tấm kính có bị ép xuống chứ không phải bị kênh lên.

Kết luận

Thông qua thí nghiệm lát kính thủy tinh trong suốt có sử dụng phương pháp lấy phẳng bằng vít cân bằng ta thấy nếu thực hiện đúng kỹ thuật thì vật liệu lát sẽ bị đè dán xuống nền chứ không hề bị kênh lên, do đó ta hoàn toàn không phải lo lắng về hiện tượng gạch lát bị bộp do sử dụng vít cân bằng để lấy phẳng.

Chúng tôi hy vọng thông qua thí nghiệm này, các bạn sẽ áp dụng đúng quy trình ốp lát, hiểu rõ cơ chế lấy phẳng bằng vít cân bằng gạch và không lo ngại việc tường bị bộp khi sử dụng dụng cụ này nữa.

Nguồn tham khảo

Trong quá trình tìm hiểu thông tin để hoàn thiện bài viết này, chúng tôi có tham khảo một số dữ tiệu theo đường link dưới đây. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các tác giả (tên được in đậm ngay sau tên tư liệu). Chúng tôi cũng không chịu bất cứ trách nhiệm gì nếu nội dung tham khảo bị thay đổi bởi bên thứ ba sau khi chúng tôi đăng bài viết này.

 
gọi Miễn Phí