I. ĐIỀU KIỆN TRỒNG RỪNG LÁT HOA
Vùng trồng
Trồng Lát hoa ở các tỉnh từ Tây Nguyên trở ra có các điều kiện khí hậu sau đây:- Nhiệt độ bình quân năm 18 - 25 độ C
- Lượng mưa bình quân năm 1300 - 2500mm
Trên các vùng có độ cao dưới 1200m.
Đối tượng trồng Lát hoa theo chương trình 327
Lát hoa được trồng ở những loại đất có thực bì cây bụi, đất nương rẫy, đất rừng nghèo... được quy hoạch cho chương trình trồng rừng 327.Lát hoa trồng trên các loại đất
- Đất hình thành trên các loại đá mẹ: phiến sét, gnai, đá vôi.- Đất phù sa các loại.
Độ dày tầng đất tối thiểu 40cm.
- Thành phần cơ giới và chế độ nước: thích hợp đất thịt trung bình đến thịt nhẹ. Đất thoát nước.
II. HẠT GIỐNG
1. Nguồn hạt giống
Hạt giống được thu hái ở những cây mẹ từ rừng tự nhiên hoặc cây trồng tập trung. Cây mẹ có thân thẳng, phát triển cân đối, chiều cao dưới cành tối thiểu 6 - 7m, không cụt ngọn, sâu bệnh. Cây mẹ có từ 25 - 30 tuổi trở lên.2. Thu hái, chế biến bảo quản hạt
- Thời gian thu hái: 15/11 đến 15/1 hàng năm.- Đặc điểm nhận biết: vỏ quả chuyển từ màu nâu sâm sang nâu nhạt trên cây hoặc quả tách hạt.
- Bổ quả thấy hạt có màu cánh dán, phôi chắc.
- Quả thu hái về để trên nền đất khô, sạch, ủ 2-3 ngày. Sau đó đem phơi để lấy hạt. Phơi hạt 1 - 2 nắng và làm sạch.
- Phương pháp bảo quản cất trữ: Để hạt khô trong chum vại, đậy kín. Có thể cất trữ hạt được 3 - 6 tháng, nhưng tỷ lệ nảy mầm của hạt bị giảm thấp.
3. Tiêu chuẩn hạt
- Hạt khô sạch, cánh hạt có màu trắng dán trong.- Tỷ lệ nảy mầm đạt 70 - 75% trở lên.
- 1kg có 60.000 - 62.000 hạt.
III. TẠO CÂY CON
1. Xử lý hạt
Ngâm hạt trong nước ấm 25 - 35 độ C từ 2 - 4 giờ. Hạt được rửa sạch bằng nước lã, sau đó tiến hành ủ. Để hạt trong túi vải, ủ ấm và giữ ẩm thường xuyên. Mỗi ngày rửa hạt một lần. Sau 3 - 5 ngày hạt nứt nanh, đem gieo trên luống hay vào bầu đã chuẩn bị.2. Thời vụ gieo ươm
- Gieo ươm vào tháng 1 - 2. Hạt lấy về gieo ngay để trồng vụ thu.- Đất vườn ươm được cày bừa, xới xáo 2 - 3 lần. Đất được đập tơi nhỏ, hạt có được kính nhỏ 1cm trở xuống. Bón phân chuồng đã ủ kỹ: 3kg / (m ^ 2) Luống rộng 0.8 - 1m cao 8 - 10cm, dài 12 - 15m
- Gieo vãi: 1kg hạt gieo đều trên diện tích 120- 150m ^ 2 mặt luống. Hạt được lấp bằng một lớp đất mỏng 0,4 + 0.5cm. Dùng rơm, rạ phủ mặt luống để giữ ẩm. Hàng ngày tưới đủ ẩm.
- Khi hạt đã nảy mầm, bỏ lớp che phủ. Cắm tế guột hoặc làm giàn che bằng phên che 30% ánh sáng.
3. Tạo cây con
- Cây rễ trần: khi cây 60 - 80 ngày tuổi, có 5 - 7 lá thật, cấy cây ra luống cự ly 20 x 30cm .- Cây có bầu: vỏ bầu bằng Polyetylen, kích thước 9 x12 hoặc 9 x 15cm.
- Bầu có đáy phải đục lỗ thoát nước. Đục 6 - 8 lỗ có đường kính 0,5 + 0,6cm cách đây 1 - 2cm.
- Ruột bầu: Dùng lớp đất mặt vườn ươm hoặc đất rừng. Đất đập nhỏ, loại bỏ rễ cây và đất cục có đường kính nhỏ hơn 0,3cm.
- Thành phần ruột bầu:
+ Bao gồm 85 - 90% đất +15 - 10% phân chuồng hoai, hoặc lan vi sinh 3 - 5%.
+ Hỗn hợp được trộn đều, bầu đóng chắc đảm bảo độ tơi xốp.
+ Bầu xếp trên luống nổi hoặc luống chìm tuỳ độ thoát nước của vườn ươm. Xung quanh tạo gờ để giữ ẩm.
Cấy cây vào bầu giống như khi cấy cây ra luồng. Sau khi cấy, tưới nhẹ cho cây, cắm tế guột hoặc làm dàn che. Che 30% ánh sáng trong 4-5 tháng. Sau khi cấy 10 - 15 ngày, dặm những cây bị chết.
4. Chăm sóc cây con
Sau khi cấy, thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây. Tưới đều trên mặt luống, đảm bảo ẩm tới đây bầu. Khi thời tiết hanh khô, cần tưới cà sáng lẫn chiều, tưới đủ ẩm. Sau khi cấy 15 - 20 ngày, làm có phá phá váng cho cây. Cứ 25 - 30 ngày làm cỏ phá váng một lần, sau 2 tháng đảo bầu 1 lần.5. Phòng trừ sâu bệnh
- Phòng bệnh cho cây gieo và cây cấy.- Dùng Benlat nồng độ 0,05% hoặc dùng Boocđô phun đủ ướt toàn bộ lá, tuần 1 lần.
- Trừ sâu ăn lá: dùng Trothiton sữa 50% (Sumithion 50 EC), hoặc các loại thuốc trừ sâu ăn lá có bán trên thị trường. Dùng theo chỉ dẫn trên nhân.
6. Tiêu chuẩn cây con
- Trồng cây con có bầu hoặc rễ trần có 8 - 10 tháng tuổi.- Chiều cao 70 - 90cm, đường kính gốc 0,4 - 0,5cm, cây sinh trưởng bình thường, không bị sâu bệnh, cụt ngọn. Loại bỏ những cây còi cọc không đạt tiêu chuẩn.
7. Chuẩn bị và xuất cây con
Cây con trồng bằng rễ trần trước khi bứng, phải tưới đẫm, dùng xẻng để bứng, rũ sạch đất, cắt bớt rễ cọc chỉ để lại khoảng 20 - 25cm, cắt bớt 2/3 lá. Hồ rễ bằng hỗn hợp đất màu + 30% phân chuồng hoai + 5% super lân nhào thành bùn nhão. Nhúng ngập rề để hỗn hợp bám đều, lấy ra đem đi trồng.III. TRÒNG RỪNG
1. Phương thức trồng và mật độ trồng
Lát hoa được trồng hỗn giao theo hàng với các loài cây khác:- Trồng 1 hàng Lát hoa + hàng cây Keo + hàng cây khác (Trám, Lim xẹt).
- Hàng cách hàng 3,5m. Cây Lát hoa (cây khác: Trám, Lim xẹt) trồng cự ly cây cách cây 3m. Cây trong hàng Keo cách nhau 2m. Gồm 470 cây Lát hoa và 700 cây Keo.
- Trồng 1 hàng Lát hoa 3 hàng cây Keo lá tràm.
- Trồng theo cự ly: hàng Keo cách hàng Lát hoa 3,5m, cây cách cây 3m. Trên 1ha trồng 440 cây Lát hoa, 3 hàng Keo cách nhau 2,5m, cây cách cây 2m gồm 1200 cây.
- Trồng nông - lâm kết hợp 2-3 vụ ở các vùng có điều kiện và có nhu cầu.
- Nếu không trồng cây nông nghiệp thì gieo 2 hàng Cốt khí xen giữa 2 hàng cây gỗ. Hai hàng Cốt khí cách 2 hàng cây gỗ mỗi bên 1 - 1,2m.
2. Trồng theo băng, xử lý thực bì
- Nơi có độ dốc trên 20º mở băng theo đường đồng mức. Băng rộng 10 - 15m băng chừa 10m. Không trồng ở nơi có độ dốc trên 35º. Trên băng trồng 3 - 5 hàng. Trồng 3 hàng thì trồng Lát hoa. Trồng năm hàng - trồng Lát hoa ở giữa, theo cự ly trên.- Nơi độ dốc <20° trồng toàn diện, bố trí như trên.
- Phát dọn thực bì trước khi trồng 2-3 tháng. Nếu trồng nông lâm kết hợp phải phát đốt dọn sạch thực bì trên băng trồng trước khi trồng cây nông nghiệp 1- 2 tháng.
3. Làm đất
- Đào hố trước khi trồng 25 - 30 ngày.- Sau khi xử lý thực bì, đào hố 30 x 30 x 30cm nơi đất xốp hoặc đào hố 40 x 40cm nơi đất chặt. Lấp lớp đất mặt xuống đáy hố.
- Lấp hỗ trước khi trồng 10 - 15 ngày. Xới lớp đất mặt ở xung quanh lấp đầy hố.
4. Trồng xen cây nông nghiệp
- Loài cây trồng xen: Lúa nương, lạc.- Số vụ trồng xen: 2 - 3 vụ. Lát hoa trồng vụ thu, xử lý thực bì xong trước 3 tháng, đốt cục bộ. Tháng 4 - 5 gieo lúa cự ly 40 x 40cm mỗi hố gieo 5 - 10 hạt. Tháng 7 đào và lấp hố, tháng 8 - 9 trồng lát hoa. Tháng 10 thu hoạch lúa. Tháng 12 - 1 làm đất trồng lạc theo cự ly 40-20cm.
5. Thời vụ trồng
Có 2 vụ trồng: Vụ xuân và vụ thu. Vụ thu trồng vào tháng 8 - 9 Vụ xuân trồng vào tháng 3 - 4. Trồng sau những đợt mưa, trời râm mát, đảm bảo tỷ lệ sống cao.6. Kỹ thuật trồng
Trồng cây: để cây ở tư thế tự nhiên, lấp đất kín cổ rễ, dận chặt đất xung quanh gốc. Trồng cây con có bầu phải xé bỏ vỏ bầu.V. CHĂM SÓC, QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
1. Trồng dặm
Sau khi trồng 25 - 30 ngày, cây trồng chết 2 - 3 cây liền nhau cần phải trồng dặm những cây bị chết.Chăm sóc
Tiến hành chăm sóc trong 3 năm.
Chăm sóc nhằm loại trừ cỏ dại, tạo cho lát hoa và cây hồn giao, cây phù trợ sinh trưởng bình thường.
Nội dung và thời gian chăm sóc:
* Năm đầu:
- Trồng vụ xuân, chăm sóc 2 lần.
+ Lần 1 vào tháng 7 - 8 xới cỏ quanh gốc có đường kính 60 - 100cm.
+ Lần hai vào tháng 9 - 10 cắt bỏ dây leo, cây bụi, cây tái sinh chèn lấn lát hoa.
- Trồng vụ thu: chăm sóc 1 lần vào tháng 10 - 11. Vun xới gốc có đường kính 60 - 100cm.
* Năm thứ hai: Chăm sóc 3 lần:
+ Lần 1: tháng 3 - 4 trừ bỏ dây leo, cây bụi ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của lát hoa. Tỉa những chồi bên mọc vào vụ xuân, vụ thu.
+ Lần thứ hai: Tháng 6 - 7 vun gốc, trừ bỏ dây leo xâm lấn. Trong quá trình chăm sóc giữ lại các cây gỗ tái sinh không ảnh hưởng tới sinh trưởng của Lát hoa.
+ Lần ba: Phát dây leo cây bụi ảnh hưởng tới lát hoa.
* Năm thứ ba: Chăm sóc hai lần vào tháng 4-11.
Nội dung chăm sóc: cắt bỏ dây leo, chặt hết cây bụi chèn lấn. Sang năm thứ tư rừng khép tán, tiến hành tỉa thưa, đặc biệt nếu Keo có hiện tượng lấn át Lát hoa thì phải chặt bỏ bớt Keo.
Trồng nông lâm kết hợp, sau khi thu hoạch cây nông nghiệp lần thứ nhất, xới vun gốc cho Lát hoa, sau vụ thu hoạch thứ hai, xới vun gốc cho cây. Năm thứ ba phát thực bì lần 1 vào tháng 4 - 5 , vun gốc 1 lần vào tháng 10 - 11 Quá trình chăm sóc cần giữ lại cây tái sinh.
Tỉa cành cho Lát hoa: năm thứ hai, ba cần chặt bỏ 2 đợt trong năm vào tháng 3 - 4 và 8 - 9 khi các chồi đã xuất hiện.
2. Nghiệm thu
Sau khi trồng 1 - 2 tháng tiến hành nghiệm thu:- Xác định diện tích trồng.
- Xác định tỷ lệ sống.
3. Nuôi dưỡng rừng
Đến 4 tuổi rừng đã khép tán, tiến hành tỉa bỏ những cây xấu.- Chặt bỏ những cây phù trợ ảnh hưởng tới cây trồng chính.
- Đảm bảo khoảng sống cho cây sinh trưởng tốt.
- Giữ lại cây có thân hình đẹp.
- Giữ lại cây tái sinh, cây phù trợ không ảnh hưởng tới cây trồng chính.
4. Bảo vệ, lập hồ sơ quản lý
Sau khi trồng không thả trâu bò trong ba năm đầu Không chặt phá, làm thay đổi mật độ.Lập hồ sơ quản lý: lô, khoảnh, tài liệu thi công, tài liệu nghiệm thu.