Đại cương về cây hoa - Nguyễn Huy Trí

Đăng lúc: , Cập nhật

Hoa hay bông, bông hoa là bộ phận chứa cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa, cụ thể là một chồi rút ngắn mang những lá biến đổi làm chức năng sinh sản của cây. Về mặt cấu trúc thực vật học, hoa là một dạng cành đặc biệt. Hoa có thể tạo điều kiện thụ phấn chéo (kết hợp của phấn hoa và nhụy từ các cây hoa khác nhau) hoặc cho phép tự thụ phấn (kết hợp của phấn hoa và nhụy từ cùng một hoa). Hoa tạo ra quả và hạt. Nhiều hoa đã tiến hóa để hấp dẫn đối với động vật, nhằm mục đích nhờ động vật giúp đỡ việc chuyển giao hạt phấn. Hoa có hai loại cơ bản là hoa đơn tính (chỉ có nhụy hoặc nhị) và hoa lưỡng tính (có cả nhị và nhụy). Cấu tạo đầy đủ lý tưởng của hoa bao gồm: cuống hoa, lá bắc, đài hoa (lá đài), tràng hoa (cánh hoa), bộ nhị và bộ nhụy. Ngoài chức năng chứa cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa, hoa còn được con người trồng và khai thác nhằm mục đích trang trí, làm đẹp và thậm chí là nguồn cung cấp thức ăn, dược liệu.

Đại cương về cây hoa

I. ĐẤT TRỒNG

Đất thích hợp cho trồng hoa là đất nhẹ, giàu mùn, hàm lượng dinh dưỡng cao, thoát nước. Đất bằng phẳng, có tầng canh tác đồng đều, đất đủ ẩm, dễ thoát nước khi mưa nắng, có nhiệt độ đất thích hợp cho rễ cây phát triển, mực nước ngầm sâu khoảng 0,6m.

Trong khi chọn đất cũng cần chọn đất ở nơi đủ ánh sáng, không bị cớm, đất có thể thích hợp cho cả trồng cây giống bằng củ, bằng hạt, bằng cành, để có thể thực hiện được chế độ luân canh.

Năm Trồng bằng
I Củ + Hạt + Cành
II Hạt + Cành + Củ
III Cành + Củ + Hạt

Thực hiện chế độ luân canh trên, ta sẽ chông sự suy thoái về đất, môi trường và tránh xảy ra sự tấn công gây chết hàng loạt của nấm, vi khuẩn, tuyến trùng...

II. NHỮNG KỸ THUẬT CỤ THỂ ĐỂ NHÂN GIỐNG HOA CÂY CẢNH

Sản xuất hoa, cây cảnh phải phù hợp với thị trường : về màu sắc đẹp, bền màu, nhiều màu sắc. Một số loại hoa phải có mùi thơm (hương) đồng thời hoa cũng phải có tính thích nghi cao, có khả năng chống chịu với sâu bệnh, gió hạn, rét khô... Tất cả những đòi hỏi trên đều do giống quyết định.

1. Nhân giống bằng hạt (Hữu tính)

Đây là hình thức nhân giống phổ biến. Tùy từng giống hoa và cây cảnh, có loại hạt sau khi thu hoạch phải gieo ngay, có loại có thể để từ mùa năm trước sang năm sau dem gieo tỷ lệ nảy mầm vẫn cao, có loại phải để một thời gian lâu cho đủ chín sinh lý mới có khả năng nẩy mầm.

Trước khi gieo thường phải xử lý. Đối với loại hạt nhỏ, thường xử lý nước nóng 30 - 35°C. Sau khi đã khử trùng bằng thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,5% trong hai đến 3 giờ Cerezan Agrozan với 0,2 - 0,3% trọng lượng hạt giống. Hạt giống có thể ngâm từ 6 - 12 giờ tùy theo loại hạt và thời tiết.

- Những loại hạt nhỏ: khi gieo phải trộn hạt với cát hoặc đất bột khác màu với đất mặt luông gieo. Khi gieo ta phải gieo đều, sau đó dùng đất bột màu khác rắc lên luống cho đến khi phủ kín hạt là được.

- Những loại hạt vừa : trước khi gieo trên luống làm sẵn, dùng cuốc đào hố, hoặc rạch có độ sâu 3cm hoặc gieo thẳng vào bầu đất hoặc chậu khoảng cách giữa 2 x 2cm, độ sâu lấp đất là 1 - 1,5cm.

- Những loại hạt lớn : cũng gieo như trên nhưng độ sâu của hố rạch trong chậu là 5 - 7cm, khoảng cách gieo hạt là 3 x 3cm, gieo xong phủ 1 lớp đất dày 2-3cm che hạt. Hạt hoa sau khi gieo được 15 - 20 ngày thì nhổ cấy vào vườn nuôi trồng hoặc cấy vào chậu vào giỏ.

Đối với cây cảnh sau khi gieo mọc được 2-3 lá thật thì bưng ra trồng trong vườn, trong chậu, tùy theo cách sử dụng nó.

Ưu điểm của phương pháp nhân giống hữu tính

* Nhanh, có nhiều giống, hệ số nhân giống cao

* Giữ được đặc trưng, đặc tính quí của loài.

* Có thể dựa vào phương pháp hữu tính để tạo ra giong mới.

Một số nhược điểm chính của phương pháp

* Do thụ phấn tự do trong tự nhiên nên dễ lần giống.

* Năng suất thấp, đôi khi có cây khả năng thụ tình kém.

* Cũng có một số cây không có khả năng nhân giống bằng hạt.

2. Nhân giống vô tính

Là hình thức tạo ra các cây mới nhờ các cơ quan sinh trưởng, không có quá trình thụ phấn thụ tỉnh. Trong phương pháp này có chiết cành, đẫn cành, tách chồi, tách mầm, ghép, nuôi cấy Invitro.

a) Chiết cành

Là hình thức phổ biến đặc biệt trong hoa cây cánh dùng chủ yếu cho một số cây cảnh mọc rễ khó và quý hiếm như cây tùng. Để chiết cành phải trọn những cành đều tán, da bánh tẻ, ở giữa tán không chiết các cành là, cành khỏe, lá xanh dậm không sâu bệnh, cành không có hoa quả. Chọn cành có đường kính 0,4 - 1cm ở gốc cành, chiều dài cành tôi đa là 70cm thông thường 30 - 40cm là thích hợp.

Thời vụ: ở các tỉnh phía Bắc, chiết cành chu yếu vào vụ xuân, nhưng khi chiết phải kết hợp với tình hình sinh trưởng của cây, cành, chiết. Nhưng cũng có thể chiết cây vào tháng 11 tháng 12 thời kỳ cây ngủ nghỉ, tháng 2 tháng 3 đem trồng.

Sau khi chọn cành, ta cắt một khoanh vỏ dài từ 1,5-2,5cm; bóc vỏ, cạo sạch. Khi khoanh vỏ xong phơi trong điều kiện tự nhiên 2 - 3 ngày đối với cây khó ra rễ, bôi vào vết cắt 1 chất kích thích là a NAA từ 2000 - 8000ppm bó bầu ngay. Hiện nay người ta không sử dụng 2,4 D nữa vì nó chứa chất Dioxin gây độc.

Nguyên liệu bó bầu : là những chất xốp giữ ẩm, tạo điều kiện cành ra rễ tốt. Người ta hay dùng mùn cưa, khử trùng bằng hơi nóng diệt khuẩn phơi khô ngâm trong nước vôi 3-5% trong 24h, vớt ra để ráo nước, sử dụng dần.

Cũng có thể dùng rơm rác cũ, bèo tây phơi khô, đất vách rơm bùn khô, tán nhỏ bó chặt vào vết cắt, buộc bao ny lông ở ngoài bầu.

Cũng có khi dùng bùn ao, đất nhẹ pha cát phơi khó, đập nhỏ rây lấy bột trộn 7 đất + 3 rơm rác, làm ẩm tới 70% độ ẩm bão hòa. Sử dụng bùn ướt, rơm bó bầu buộc dây 2 đầu, ở giữa bầu không buộc bao ly lông lớn, cũng tạo cho cây ra rễ dễ dàng.

Sau khi chiết 3 ()-4() ngày hay có khi lâu hơn trên bầu sẽ ra rễ trắng là có thể cắt cành chiết đưa di trồng. Những cây trồng khó sống, ta phải hạ xuống một khu dâm riêng, sau khi chắc sống, ta mới trồng ra ruộng sản xuất.

b) Tách chồi

Thường áp dụng trên cây ngắn ngày (Cúc, Thược dược). Để tiến hành người ta thường trồng ở mật độ dày, chăm sóc, vun gốc để cho cây mẹ ra nhiều chồi, người ta tách chồi đưa ra trồng, hay vườn ươm. Việc lấy giống bằng cách tách chồi không được nhiều, nhưng cây thường khỏe, hoa tốt.

c) Nhân bằng củ

Một số hoa có giá trị xuất khẩu lay ơn, huệ, loa kèn trống bằng củ. Muốn có đủ giống tốt, vườn cây giống phải được bón phân đầy đủ cân đối, đặc biệt lưu ý kali, củ không bị sâu bệnh, to. Đến thời kỳ thu hoạch củ không thu hoạch hoa, ngắt hoa đó khi chọn cây làm giống. Thu củ vào ngày nắng ráo, củ được rửa sạch hong khô và xử lý khử trùng rồi đưa vào kho cất giữ. Kho bảo quản phải khô ráo, sạch sẽ hạn chế mầm mọc sớm, tùy theo củ mà có thể đưa ra trồng ngay ở vườn lây hoa hoặc dâm lây ngọn rói dùng ngọn trống để lấy hoa.

d) Giàm cành

Là phương pháp nhân vô tính, người ta cắt rời một bộ phận cành, hay rẻ. Tìm các biện pháp tác động cho chúng ra rễ, để trở thành cây sống độc lập, phát triển tốt, có đặc trưng đặc tính do truyền giống mẹ.

Chuẩn bị cây mẹ:

Cây mẹ đã đủ ổn định sinh trưởng, đã ra hoa kết quả, cây mẹ lại là cây đã được nhân từ cây mẹ khác. Chọn những cành bánh tẻ, được phòng trừ sâu bệnh tốt, cắt thành từng đoạn dài 13 - 15cm, trên đó có mang từ 2 - 3 mắt khỏe, rồi dâm vào trong đất cho đến lúc ra rễ. Những cây to nhiều nhựa mủ, cần cắt khúc cho ráo nhựa mủ rồi mới đem dâm.

Đất dâm phải là đất cát, phù sa nhẹ, đất xốp có thể giữ ẩm tốt và thoáng khí. Đất phải xử lý hóa chất để diệt nấm, vi khuẩn, có thể dùng Formalin 3-4% xử lý đất trước 7 - 10 ngày, đất đã dùng nhiều lần phải thay đất khác hay phải khử trùng triệt để.

Hom khó ra rễ, nảy mầm, ta nên xử lý chất kích thích, có thể dùng IBA, nên xử lý nhanh nồng độ 2000 - 10000 ppm. Người ta thường sử dụng α. NAA, có phổ rộng tuyệt đối thường dùng 2.4D.2.5D

Sau khi trồng, phải phun nước, thường phun mù. Sau khi phun có thể dùng giấy Polyetylen che dậy để chống gió, không bốc hơi nước nhanh, hoặc phủ 1 lớp rơm rạ mỏng thay cho giấy Polyetylen de chống ẩm.

Quan sát sâu bệnh

Sau khi cắt, vết cắt thường có sâu bệnh xâm nhập. Sau 3 - 4 ngày nếu vết cắt được đầy nhựa, màu trắng, không có hiện tượng thâm đen, thối, như thế là dấu hiệu sẽ ra rễ.

Khi rể có màu vàng nhạt, hay màu rỉ sắt, rễ đanh, khi nhô lên có bám nhiều đất bột xung quanh rễ, lúc đó có thể đem trồng cũng có khi cây yếu, ta phải cho qua vườn ươm để cây làm quen với ánh sáng, đất đai.

Một số hoa cây cảnh kết hợp vườn ươm và nhà giâm ngay tại chỗ. Trên vườn ươm chia ra các luống 1,2m - 1,5m dất làm nhỏ, nên hơi chật, mặt luống rải một lớp cát mỏng 5 - 10cm sau đó cầm cành giâm. Cắm cọc đầu luống làm giàn phủ cót để cây ra rễ, sau đó mở che dần dần.

Sau 20 ngày bón phân tưới nước, nồng độ phân cao dần, khi thu hoạch cây giống, cây vận chuyển đi xa cứ để rễ trần, nhưng phải dùng bao tải ướt buộc phần rễ lại. Cây nào cần vận chuyển xa bằng rễ thì đào cả bầu để mang trống.

c) Nhân giống bằng phương pháp ghép.

Với phương pháp này hệ số nhân giống cao, nhanh, giống cây giữ nguyên về đặc tính của cây mẹ, nhanh ra hoa kết quả, có thể nhỏ gốc ghép mà giống tạo ra có thể tăng cường sức chống chịu, có thể ghép cải tạo những cây già cỗi mà không hề phải đào bỏ gốc cũ.

Nhưng nếu lấy mắt ghép liên tục nhiều đời của một giống để ghép có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.

Để cây ghép tốt, phát triển bình thường ta phải chọn giống ghép:

Cây gốc ghép phải cùng bộ, cùng họ, cùng loài có những cây có thể ghép khác loài. Cây gốc ghép phải là cây có nhiều hoa quả, phải nhân được bằng phương pháp ghép vô tính như chiết, giâm, tách...

Những loài cây có hạt đa phôi, phải sử dụng những họ giống, loài giống có hạt da phôi như chanh, quýt, một số cây trong họ hoa hồng Đà Lạt Rosedonestica (có 5-6 giống có màu khác nhau) có thể ghép 3 dạng gốc khác nhau là:

- Rosa Indica (Hồng Ấn Độ ở Đà Lạt).

- Rosa Canina (Hồng dại).

- Rosa Multifolia (Tầm xuân).

Hoa đào, sử dụng gốc ghép đào mơ mận hoặc hoa mai.

Chuẩn bị gốc ghép : Bằng hai hình thức.

- Gieo hạt, để có các cây non rồi chuyển vào vườn ươm, có thể ra ngôi thẳng trên ruộng hoặc ra ngôi trong túi nilon, bầu đất. Sau khoảng 2-3 tháng diin 6 - 8 tháng có thể ghép được.

Gốc ghép cách mặt đất từ 15 - 25cm dường kính gốc ghép tại vị trí đó 0,4 - 0,8cm.

Chọn cành ghép:

Cành ghép phải lấy từ cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, phát triển cành lá tán đều đẹp. Chọn cành ghép có tuổi từ 2 - 6 tháng, đường kính cành ghép từ 4 + 0 0,8cm, chọn cắt cành ghép ở lưng chừng tán, ngoài bìa tán, ở những cây cành thấp, cành cấp 4 cấp 5 trở lên.

Thời vụ ghép :

- Vụ xuân tháng 2, tháng 3 đối với đào, mơ, mận, quất, hoa hồng, những năm mưa nhiều, vụ xuân có tỷ lệ mắt ghép sống thấp.

- Vụ thu tháng 8, 9 ở các tỉnh phía nam tiền hành xuất giống hoa cây cảnh, ăn quả sự ra đời của nhiều loại gốc ghép, người ta có thể ghép nhiều thời vụ khác nhau, ví dụ vào tháng 12. Để tránh ẩm cao, ít nắng đầu vụ xuân thì ghép vào cuối vụ xuân muộn tỷ lệ sống cao hơn tháng 5, 6.

- Trước khi ghép phải vệ sinh vườn gốc ghép sạch sẽ, làm cỏ sạch, tỉa các mầm nhánh cách gốc sát mặt đất khoảng 25cm, phun thuốc sâu, phòng trừ nấm, dựng đứng lại các cây nghiêng đổ. Trước khi ghép 05 - 30 ngày phải bón 0.5 - kg đạm urê cho 100m chiều dài hàng cây gốc ghép. Trước khi ghép 1 tuần cho đến 10 ngày phải tưới no nước cho gốc ghép để khi ghép dễ bóc vỏ gốc ghép và có nhiều nhựa cho gốc ghép.

Các phương pháp ghép : Có 3 phương pháp ghép Ghép mắt, có 3 kiểu, kiểu chữ T, kiểu cửa sổ, ghép mắt nhỏ có gỗ.

- Ghép mắt nhỏ có gỗ là phương pháp ghép phổ biến nhất có nhiều ưu điểm, ghép nhanh, tỷ lệ sống cao, ở vùng ôn đới thường hay ghép chữ "T".

- Ghép đoạn cành chỉ sử dụng ghép áp đối với những cây khó nhân giống, khi thiếu mắt ghép, ghép cải tạo đối với gốc ghép quá non. Đối với ghép đoạn cành, ghép mắt nhỏ có gỗ, thời gian mở dây buộc khá lâu, thông thường 20 - 40 ngày là có thể mở dây buộc. Đối với phương pháp ghép cành, khi mở dây phải mở từ từ làm 2 lần, lần đầu mở 2 đầu vị trí ghép, để lại ở giữa, sau đó mở một lần thứ 2.

Mở dây khoảng 20 - 30 ngày, nếu vết ghép đã lành, tươi lại như vỏ cây gốc ghép và nhựa trắng đã bám chắc mắt ghép thì cắt ngọn gốc ghép, gốc ghép phải chăm sóc tốt, đặc biệt giữ ẩm, tỉa mầm mọc trên gốc ghép. Khi trên mắt ghép đã nảy mầm, ta chú ý tỉa hết các mầm dại, chỉ để lại duy nhất mầm mặt ghép, chú ý phòng trừ sâu hại, khi mặt ghép đã phát triển dài 15-20cm tiến hành dùng dầm xới xáo nhẹ quanh gốc, tạo cho gốc thoáng có đủ ôxy, kích thích mầm ghép phát triển.

 
gọi Miễn Phí