Hình chiếu, vẽ hình cơ bản và hình khai triển của bản vẽ hàn - PGS.TS. Hoàng Tùng

Đăng lúc: , Cập nhật

Hình chiếu, vẽ hình cơ bản và hình khai triển của bản vẽ hàn đã được PGS.TS Hoàng Tùng nghiên cứu, biên soạn và suất bản

Hình chiếu, vẽ hình cơ bản và hình khai triển của bản vẽ hàn đã được PGS.TS Hoàng Tùng nghiên cứu, biên soạn và suất bản

Hình chiếu cơ bản trên bản vẽ

TCVN 5-74 qui định các hình chiếu cơ bản gồm 6 hình sau:
Hình chiếu từ phía trước (hình chiếu đứng, hình 3.1)
Hình chiếu từ phía trên (hình chiếu bằng, hình 3.2)
Hình chiếu từ phía trái (hình chiếu cạnh, hình 3.3)
Hình chiếu từ phía phải (hình 3.4)
Hình chiếu từ phía dưới (hình 3.5)
Hình chiếu từ phía sau (hình 3.6)
Ví dụ: hình 3 là 6 hình chiếu cơ bản của vật thể. Ngoài ra trên bản vẽ còn tồn tại các hình chiếu phụ, các mặt cắt, hình cắt, hình trích.
Các hình chiếu cơ bản trên bản vẽ

Vẽ hình cơ bản và hình khai triển

Trong các kết cấu máy, đặc biệt các kết cấu thùng, thường phải về các hình cơ bản hoặc khai triển một hình thể. Chúng tôi xin giới thiệu một số hình thường gặp.

Chia đôi một đoạn thẳng

Vẽ đường trung trực (hình 4.a) CD là trung trực của AB. Điểm I là điểm giữa AB.
Chia đôi một đoạn thẳng

Chia đôi góc

Vẽ đường phân giác (hình 4b).

OI là đường phân giác của góc XOY

Dựng một góc bằng góc α cho trước

(Hình 5a).
Cung tròn tâm I, bán kính IM = OB cắt cung tròn tâm M bán kính AB tại N. Góc MIN = AOB = α.

Xác định tâm đường tròn

(Hình 5b,c).
Xác định tâm đường tròn
Các đường trung trực của AB và BC cắt nhau tại O. Điểm O là tâm của đường tròn cung tròn qua 3 điểm A, B, C.

Vẽ các đường vuông góc

(Hình 6)
Qua một điểm I trên đường thẳng AB (hình 6a).
Qua một điểm I ở ngoài đường thẳng AB (hình 6b).
Qua điểm A của một đoạn thẳng AB (hình 6c).
Vẽ các đường vuông góc

Chia đều đường tròn

(Hình 7).
Chia đường tròn ra 3, 6 phần bằng nhau : hình 7 a, b.
Chia đường tròn ra 4, 8 phần bằng nhau : hình 7 c, d.
Chia đường tròn ra 5, 10, 7 phần bằng nhau: hình 7 e, g, h.
Chia đường tròn thành 9 phần bằng nhau: hình 7k.
Chia đường tròn ra n phần bằng nhau: hình 7i.
Các đỉnh đa giác n cạnh nối tiếp trong đường tròn đường kính D chia đường tròn ra n phần bằng nhau:
Cạnh đa giác : aₙ = D sin((180°)/n) = D x K (hình 7i)
K là hệ số chia đều đường tròn.
Ví dụ: chia đều n = 19 phần đường tròn đường kính D = 80 mm.
Theo bảng 8 có K = 0,1646
do đó aₙ =D x K = 80 x 0,1646= 13,2mm .

Vẽ các đường cong thường dùng

a) Vẽ đường elip
+ Vẽ đường elip biết hai trục (hình 8a, b ).
+ Vẽ đường elip biết hai đường kính liên hợp.
Chia đều đường tròn n lần
- Phương pháp hai chùm tia : hình 8c.
- Phương pháp tâm điểm: hình 8d
b) Vẽ đường parabon
Vẽ đường parabon biết tiêu điểm F và đường chuẩn d, (hình 9)
c) Vẽ đường hypecbon
Vẽ đường hypechon biết hai tiêu điểm và hai đỉnh (hình 10)
d) Vẽ đường sin (hình 11)
e) Vẽ khai triển hình khối
+ Vẽ khai triển hình trụ (hình 12.a)
Vẽ đường elip
Vẽ đường parabôn(a,b)
+ Vẽ khai triển hình nón (hình 12.b)
+ Vẽ khai triển hình nón cụt (hình 13a)
R₁ = l x r/R - r ; R₂ = R₁ - l; α = 360° x R/R₁ =360°x(R-r)/l
+ Vẽ khai triển hình trụ đáy bằng mặt vát (hình 13b)
Vẽ đường hypecbon
Vẽ đường sin
Vẽ triển khai hình trụ và nón
Vẽ khai triển hình nón cụt và trụ mặt vát
+ Vẽ khai triển hình nón đáy vát (hình 14)
Vẽ khai triển hình nón đáy vát
 
+ Vẽ khai triển hình đáy vuông miệng tròn (hình 15).
Vẽ khai triển hình đáy vuông miệng tròn
 
 
gọi Miễn Phí