Xới đất trồng rau đúng cách

Đăng lúc: , Cập nhật

Bao đời nay người dân Việt Nam vẫn luôn sống và trang trải cuộc sống bằng cách làm nông, trồng lúa, trồng ngô, khoai, táo, nho, rau ... Và dù cho có trồng loại cây nào cũng phải cần có một mảnh đất màu mỡ, tươi tốt thì mới đật được hiệu quả tốt nhất cho việc trồng trọt.

Cào xới đất trồng rau, làm tơi đất giúp hạt và rễ cây dễ dàng hô hấp, hút dưỡng khí.

1. Cào Xới Đất Đúng Cách

Muốn cào xới đất có rất nhiều cách, mỗi người đều thể hiện lên cái riêng của nó.

Dùng Trâu, Bò

Đây được xem là cách dùng xa xưa, hiện nay ở những vùng quê đâu đó chúng ta vẫn thấy được hình ảnh những chú trâu đi trước, người đánh cày đi sau, đi cày xới hết một mãnh đất ruộng. Nhưng hình thức này đã dần bị loại bỏ vì nó rất vất vả và phải bỏ ra nhiều công sức.

Dùng sức trâu bò để cày
Dùng sức trâu bò để cày (Ảnh sưu tầm)

Dùng cuốc, xẻng

Đây là cách dùng hầu hết của người nông dân, việc dùng cuốc, xẻng sẽ rất tiện lợi cho người nông dân hay khi làm những mảnh đất, mảnh vườn nhỏ. Nhưng nếu làm một đám đất lớn, hay làm ruộng sẽ tốn rất nhiều công sức, nhưng hầu như mỗi gia đình nông dân đều sẽ có một vật dụng này trong nhà vì sự tiện lợi của nó.

Dùng cuốc, xẻng để đào, xới đất
Dùng cuốc, xẻng để đào, xới đất (Ảnh sưu tầm)

Dùng máy xới đất

Máy xới đất làm đất là làm cho đất thông thoáng và tơi xốp hơn. Tuỳ theo từng loaị đất, loaị cây trồng, điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau mà chọn phương pháp làm đất khác nhau. Mục đích cơ bản của việc làm đất là:
  • Diệt cỏ dại.
  • Lên luống hay hình thành một lớp đất trên bề mặt đáp ứng được những yêu cầu.
  • Làm cho đất được thông thoáng và tơi xốp hơn nhằm để giữ ẩm và thoát nước tốt hơn, tạo điều kiện tốt cho các quá trình sinh hoá xảy ra trong đất giúp bộ rể hấp thụ dễ dàng các chất dinh dưỡng trong đất. Máy xới đất có thể xới trực tiếp một lần mà không cần tiến hành các khâu chuẩn bị khác. Phương pháp này áp dụng cho vùng ruộng nước, hoặc ruộng khô đất mềm, phù hợp cho các loại cây trồng như lúa, rau màu, các loại đậu. Máy xới đất tiện lợi và đỡ tốn nhiều sức lực hơn những dụng cụ khác.
 
Máy xới đất đa năng
Máy xới đất đa năng (Ảnh sưu tầm)

2 Cach làm đất tươi xốp

Đất đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Đất cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, nước, oxy và hỗ trợ cho rễ tất cả các yếu tố có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây để sản xuất thực phẩm. Đất chứa một lượng lớn các vi sinh vật đa dạng. Giúp cải thiện cấu trúc đất, chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh hại cây trồng. Muốn việc trồng trọt đạt năng suất cao thì việc chọn giống và chăm bón cây thôi vẫn chưa đủ. Một trong những bí quyết giúp tối ưu hiệu quả cây trồng chính là làm tơi xốp và bổ sung dinh dưỡng cho đất. Và cách để làm đất có thể trở nên tươi xốp và hiệu quả nhất là:

Làm đất tơi xốp với phân sạch hữu cơ Ecoclean

Thêm phân sạch hữu cơ EcoClean, loại phân này giúp cải thiện kết cấu, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có lợi cho đất. Phân sạch hữu cơ EcoClean còn phù hợp với mọi loại đất trồng, được dùng để bón lót hoặc kết hợp với phân NPK để tối ưu hiệu quả.

Làm đất tơi xốp với phân trùn quế

Giun trong đất
Giun trong đất (Ảnh sưu tầm)
 
Đây là cách làm đất tơi xốp khá là gây tốn kém bởi quá trình sản xuất phân trùn quế đòi hỏi kỹ thuật sản xuất vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, sử dụng phân trùn quế để cải tạo đất sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn:
  • Cung cấp đạm, phân giải lân và kali khó tiêu còn sót lại trong đất sau khi thu hoạch.
  • Bổ sung dinh dưỡng và loại trừ mầm mống bệnh hại có trong đất.
  • Giữ ẩm, giúp đất tơi xốp và thoáng khí hơn.

Sử dụng rác thải nhà bếp

Rác thải nhà bếp có thể sử dụng được gồm: cuống rau, vỏ củ quả, vỏ trứng … (không sử dụng các đồ mặn và nguồn gốc động vật). Các loại rác này đem thái nhỏ trộn vào đất đã đập nhỏ cùng với chế phẩm sinh học như EM, tricoderma ủ trong vài tuần cho hoai mục (đất tơi xốp) là có thể dụng được.

Làm tơi xốp đất bằng phân hữu cơ


Sử dụng phân hữu cơ để cải tạo đất
Sử dụng phân hữu cơ để cải tạo đất (Ảnh sưu tầm)
 
Đối với đất đã có hiện tượng bạc màu, bạn hãy sử dụng phân bò đã qua quá trình xử lý để cải tạo lại đất trồng. Loại phân bón không mùi này sẽ làm cho đất trong vườn của bạn tơi xốp hơn rất nhiều và giàu chất dinh dưỡng.

Xử lý mầm bệnh tiềm ẩn trong đất

Đối với đất nền là đất lấy ngoài ruộng hay công trình thì chúng ta cần sử lý qua mầm bệnh: cần phơi khô đập nhỏ và xử lý qua vôi bột trước đi đêm trộn để loại trừ mầm bệnh cho cây và diệt cỏ dại.
Bạn có thể cho đất đã dùng vào thùng đậy kín hoặc túi nilon đen, sau đó mang ra phơi nắng trong khoảng 4-6 tuần, nhiệt độ sẽ giúp đất được tiệt trùng.
 

3 Cách trộn đất để trồng rau

Yếu tố quan trọng nhất giúp cho rau tươi tốt ngoài phân bón, nước tưới không thể không nhắc tới đất trồng. Đất giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp cho cây rau khoẻ mạnh, ít bệnh và đạt năng suất cao. Đối với kỹ thuật trồng rau sạch lại càng phải chú ý đến yếu tố này, nếu bạn quan tâm đến cách trộn đất và cải tạo đất trồng, làm thế nào để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho rau thì hãy dùng ngay cách này. Đầu tiên:

Chuẩn bị vật liệu trồng cây

  • Thùng xốp, khay nhựa (nên dùng khay có lưới thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng gốc)
  • Đất nền: có thể sử dụng đất phù sa, đất vườn nhà, đất thịt, hay các loại đất trồng rau chuyên dụng có bán trên thị trường và giá thề đã qua xử lý mầm bệnh ( giá thể là các loại như: mùn cưa, vỏ trấu, sơ dừa khô,… nhằm tạo độ tơi xốp giúp rễ phát triển)
  • Phân bón: chúng ta nên dùng phân bón hữu cơ để cung cấp cho cây thêm chất dinh dưỡng, có thể sử dụng phân xanh (phân tự  ủ từ các thực phẩm rau củ bỏ), phân trùn quế, phân vi sinh hoặc phân gà… đều được.

Thực hiện trộn đất trồng cây


Trộn đất trồng cây
Trộn đất trồng cây (Ảnh sưu tầm)
 
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ chúng ta tiến hành trộn đất, tuỳ vào loại cây có đặc tính khác nhau mà ta có tỉ lệ trộn khác nhau, nhưng thông thường các loại rau ăn lá thì ta sẽ trộn theo tỉ lệ: 5 phần đất nền + 3 phần giá thể tạo xốp + 2 phần phân bón.
Để rau trồng phát triển tốt nhất thì độ dày chuẩn là từ 10 đến 13 cm. Sau khi trộn xong ta san phẳng bề mặt đất, nhấn nhẹ, chú ý nhấn ở các góc của chậu. Chỉ cần trộn theo tỉ lệ trên là ta đã có được hỗn hợp đất đầy đủ chất dinh dưỡng để trồng rau sạch.

Lưu ý: Sau khi thu hoạch bạn cần cải tạo đất và bổ sung thêm phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho rau cũng như những vụ mùa sau.Ngoài ra đối với các loại đất lấy từ ngoài ruộng, công trình về bạn cần xử lý mầm bệnh bằng cách phơi khô, đập nhỏ và xử lý với vôi trước khi trộn. Việc này tránh cho rau bị lây các bệnh, nấm mốc, vi khuẩn có trong đất.

4 Cách lựa chọn và làm đất trồng hành lá

Đất trồng hành lá nên là loại đất như thế nào để giúp cây có thể phát triển tốt. Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng hành lá cũng rất quan trọng việc chuẩn bị đất trồng hành lá – đây là khâu rất quan trọng bởi nó quyết định rất lớn tới khả năng sinh sống, cũng như phát triển của hành lá.
 
Loại đất thích hợp nhất để trồng hành lá đó chính là loại đất có nhiều hay giàu chất dinh dưỡng, đất cần tơi xốp, khả năng thoát nước, thoát hơi cao và tốt. Ví dụ một số loại đất như đất mùn hay là đất phù sa.
Về đất mùn: Các chất mùn ở đất có tác dụng cung cấp các dinh dưỡng cần thiết như N, P, K cho cây. Với các vi sinh vật có ở bên trong đất thì chất mùn dường như là nguồn thức ăn phong phú. Do đó, quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra được nhanh hơn, sẽ cung cấp cho cây nhiều nguồn dưỡng chất cần thiết để phát triển.
Về đất phù sa: Đất phù sa có hàm lượng hữu cơ rất cao do hàng năm đều được bồi đắp, trong đó, đất thịt chiếm 80%, cát non 10%, còn lại là các chất khác. Đất phù sa có tác dụng làm nên giúp các loại thực vật bám rễ, hút nước và cung cấp chất dinh dưỡng
- Luống trồng hành có thể rộng 1,2- 1,4 m, cao khoảng 20 - 40 cm, đất phải được làm tơi nhỏ, sạch cỏ dại. Mùa nắng luống trồng có thể thấp khoảng 20-25 cm là đạt yêu cầu.

Trồng hành lá
Trồng hành lá (Ảnh sưu tầm)
 
- Làm luống hành rộng chiều ngang từ 1 - 1,2m chiều dài tùy thuộc vào diện tích của ruộng. Vào mùa mưa do mưa nhiều nên làm luống cao 30cm để chống rễ không bị úng, tránh bị lụt. Mùa khô lên luống cạn 15 - 20cm để giữ ẩm cho cây, khoảng cách giữa 2 luống là 25 - 30cm để thoát nước và đi lại chăm sóc.

5 Cách lựa chọn và làm đất trồng cà chua

Nhờ khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, cây cà chua có thể được trồng ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây phát triển khỏe mạnh và đậu sai quả, bạn nên lựa chọn các loại đất mùn, thoát nước tốt, các loại đất giàu hữu cơ có nhiều chất dinh dưỡng, không có nguồn gây bệnh.

Sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh để tăng thêm chất dinh dưỡng khi trồng cà chua
Sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh để tăng thêm chất dinh dưỡng khi trồng cà chua (Ảnh sưu tầm)
 
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm đất đất trồng. Sử dụng phân trộn gồm phân hữu cơ, phân vi sinh, vỏ chuối chín, chế phẩm sinh học, phân chuồng ủ hoai mục,… để tăng thêm dinh dưỡng cho đất. Trộn thêm vỏ trấu để tăng độ tơi xốp cho đất. Để đảm bảo hạn chế nguồn lây nhiễm sâu bệnh trong đất, bạn nên phơi đất dưới ánh nắng vài ngày.

6 Cách làm đất trồng rau cải trong vườn và trong thùng xốp

Nếu trồng rau cải số lượng nhiều trong vườn nhà, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây:
  • B1: Loại bỏ sạch cỏ dại trên đất, cày bừa, làm tơi xốp đất.
  • B2: Rải vôi bột cho đất rồi tiến hành phơi ải nhằm khử chua và xử lý mầm bệnh, sâu hại có trong đất có thể gây hại cho cây.
  • B3: Bón lót cấp dinh dưỡng cho đất bằng phân hữu cơ như phân chuồng hoai mục hay phân xanh, phân trùn quế,… đều được.
  • B4: Sau khi bón lót, tiếp tục ủ đất khoảng 10 – 15 ngày rồi mới gieo trồng hạt giống hoặc cây cải xanh con.
  • B5: Lên luống trồng rau cải, kích thước chiều cao luống từ 15 – 25cm, rộng khoảng 50 – 70cm tùy nhu cầu, giữa các luống cần để khoảng cách khoảng 10 – 15cm làm rãnh thoát nước

Trồng rau cải trong thùng xốp
Trồng rau cải trong thùng xốp (Ảnh sưu tầm)

Làm đất trồng rau trong thùng xốp

Đất màu, đất sạch có thể lấy ngay tại vườn nhà mình hay mua đất dinh dưỡng đóng sẵn tại các cửa hàng uy tín trên thị trường. Nếu là đất trong vườn cần được rắc vôi phơi ải xử lý mầm bệnh trước khi dùng phối trộn
Nhóm các chất hữu cơ dùng phối trộn đất phổ biến nhất như xơ dừa, trấu sống hay trấu hun, tro, lá cây,…

Trồng rau cải ngọt trong thùng
Trồng rau cải ngọt trong thùng
 
Phân hữu cơ chuyên dùng bón lót cho đất như phân bò, phân gà hoai mục, phân trùn quế, phân xanh, rác thải nhà bếp, …

Có 2 cách làm đất trồng rau trong thùng xốp

  • Cách 1: Phối trộn các nguyên liệu đất màu, vỏ trấu và xơ dừa theo tỷ lệ 2:1:1 rồi ủ khoảng 10 – 12 ngày thì tiến hành gieo trồng
  • Cách 2: Phối trộn nguyên liệu đất màu, chất hữu cơ như vỏ trấu, tro, xơ dừa và phân hữu cơ như phân bò hay phân trùn quế theo tỷ lệ 2:1:1, ủ 10 – 15 ngày mới tiến hành gieo trồng
 
Lưu ý:
  • Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.
  • Bên cạnh bón lót đất cần thực hiện thêm vài đợt bón thúc bằng NPK để rau xanh tốt hơn.
  • Duy trì tưới nước thường xuyên, lượng nước tưới vừa phải tránh tính trạng ngập úng làm chết cây.

7 Tầm quan trọng của việc xới đất trồng rau

Thông thoáng: Khi đất được thông thoáng, tơi xốp thì sẽ tạo điều kiện cho cây bén rễ, phát triển khỏe mạnh hơn.

Đất tơi sẽ giúp cho cây dễ hô hấp
Đất tơi sẽ giúp cho cây dễ hô hấp (Ảnh sưu tầm)
 
Diệt  trừ sâu bệnh: Việc diệt trừ sâu bệnh, cỏ dại còn tồn tại trong đất sẽ dễ dàng hơn khi đất được làm tơi xốp, đem phơi khô, rắc phân bột lên. Theo đó, các loại sâu bệnh, cỏ dại sẽ không thể phát triển trong môi trường này.
Hình thành luống đất: Việc hình thành luống đất, tạo lớp đất ở trên bề mặt sẽ giúp cho cây có được thành lũy phát triển hơn cả. Theo đó, cây sẽ có bề mặt phát triển vững chắc, sâu rộng để phát triển.
Tạo môi trường thích hợp: Việc xới đất trồng rau là làm tơi xốp đất tạo khả năng giữ ẩm được hiệu quả hơn hết. Nhờ vậy mà cây có thể phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, đất này có khả năng thoát nước cực tốt, nên có thể phát triển quá trình sinh hóa, tạo ra bộ rễ trên cây mạnh mẽ hơn.

Kết luận

Trong bài viết này, Công Cụ Tốt đã hướng dẫn các bạn cách đào xới, cách làm tơi, cách trộn và chọn đất làm sao cho hiệu quả khi trồng rau. Tại Công Cụ Tốt còn có nhiều kinh nghiệm về nông lâm nghiệp, bạn có thể tham khảo chi tiết về kinh nghiệm vườn tược tại đây.

 
gọi Miễn Phí