1.HOA LAN.
1.1 Cấu trúc.
Tất cả hoa lan chủ yếu gồm 7 bộ phận sau: 3 lá dài, 3 cánh hoa, và một trụ mang hoa. Môi là một cánh hoa biến thái ở mức độ cao chứ không phải là một cấu trúc riêng.1.1.1 Đài hoa.
Mỗi hoa lan có 3 lá đài, đây là bộ phận ngoài nhất của hoa. Lá đài thường có hình dạng rất biến đổi. Dạng tròn như các giống Vanda, Ascocentrum. Nhọn như Cattleya. Xoắn như vào loài thuộc giống Laelia. Vài loài của hai giống Bulbophyllum, Oncidium thì 2 lá đài thấp nằm ở hai bên dính lại thành một. Lá đài thường là bộ phận đồng nhất, nhưng nhiều khi cũng có sự khác biệt, nhất là lá đài trên hết và cặp lá đài 2 bên như ở các giống Renanthera, Bulbophyllum, Oncidium. Ở Masdevallia trong đa số trường hợp 3 lá đài liên nhau ở góc kéo ra thành cái đuôi thon dài gọi là caudae.Khác với môi, đài hoa là một bộ phận ít được lưu ý ở hoa lan về phương diện thẩm mỹ; nhưng ở các loài Vanda lai, đài hoa là bộ phận đẹp nhất. Như các loài vanda coerulea, Vanda Sanderiana, Vanda Onomea, Vanda Thananchai... không những đài hoa là một bộ phận to, có hình dáng tròn, đẹp và mang mầu sắc nổi bật nhất trong hoa của giống Vanda. Đài hoa có nhiều mầu sắc khác nhau tùy theo loài, chỉ riêng các loài thuộc giống Vanda cùng cho ta một số lượng mầu đáng kể.
1.1.2 Cánh hoa.
3 cánh hoa nằm kế dài hoa, trong đó một cánh đã biến thành môi.Cánh hoa gồm hai phần giống nhau, thường rộng hơn đài hoa. Đây là bộ phận quan trọng nhất trong sự tạo dạng của hoa. Một loài hoa lan đẹp hay xấu, do cánh hoa tròn hay nhọn, to hay bé, khít hay hở. Mặc dù hai cánh hoa luôn luôn bằng và giống nhau, nhưng kích thước chúng có thể biến đổi nhiều so với phần còn lại của hoa. Ở Masdevallia và vài giống có liên quan hay đa số các loài thuộc giống Bulbophyllum, chúng thường thu lại thành những cấu trúc rất khó nhận bằng mắt. Ngược lại, một số như loài Paphiopedium sauterianum và Phragnipedium caudatum có các cánh hoa biến thành dạng dải ru băng với chiều dài 0,6m.
Cánh hoa là một bộ phận quan trọng đối với đa số các loài Dendrobium lai như Dendrobium American Beauty, Dendrobium Hickam Deb, Dendrobium Theodore Takiguchi, Dendrobium Broen Derby,...
1.1.3 Môi
Là một bộ phận quan trọng nhất của hoa lan và cùng biến đổi nhiều nhất về dạng. Dù nó có hình dạng gì đi nữa không bao giờ có hai giống hoa lan có môi giống nhau. Cấu trúc của môi thế nào cho sự thụ phấn hiệu quả nhất. Môi gắn vào trụ bởi một móng ngắn và đồi khi nó gắn lên trụ bởi một bản lề, nên bản của môi dễ rung lên dù với cơn gió nhẹ như môi của Bulbophyllum barbigerum. Ở giống Epidendrum môi gắn vào trụ. Ở Odontoglossum môi gắn song song với trụ. Oncidium và vài giống khác gắn thẳng góc với trụ. Ở Isochilus và vài giống khác, môi ở dạng đơn giản nhất và về căn bản giống cánh hoa, có nhiều giống môi kéo dài thành gai nhọn. Ỏ Angraecum sesquipedale nó dài đến 0,3m. Môi là một bộ phận có kích thước và hình dạng biến động lớn nhất. Môi đạt đến sự phát triển tối đa ở giống Cypripedium và Catasetum. Rhyncholaelia có các rìa phức tạp dùng để lai tạo. Ở Calanthe môi lại có những khía sâu.Môi là một dạng của cánh hoa đã bị biến thái và là bộ phận đẹp nhất của hoa. Môi có thể hình trụ như ở giống Cattleya và vài loài của giống Laelia, Phaius... hay phát triển thành diện tích rộng với chổ nối phức tạp như Oncidium, Odontoglossum, hay không phân biệt đối với cánh hoa như Masdervallia... Nhất đối với giống Cattleya, môi là bộ phận được chạm trỗ rất tinh vi, kết hợp với mầu sắc cầu kỳ, đôi khi khảm nhau một cách khéo léo. Có lẽ đây là một kỳ công của tạo hóa: môi đáng lẽ ở trên nhưng do sự xoắn của bầu noãn hình cuống thường là 180° hay hiếm hơn ở 360°, để làm thế nào cánh hoa giữa đáng lẽ ở trên và sau khi trở nên dưới và trước (Phạm Hoàng Hộ). Vài giống như Potystachya môi ở trên hết khi ra hoa. Sự vặn của hoa lan do sự tiến hóa trong họ để thực hiện sự thụ phấn do côn trùng.
1.1.4 Trụ
Trụ là bộ phận mang hoa và là cơ quan hữu tính, đây là đặc điểm làm cho họ lan khác với họ thực vật khác. Trụ là cơ quan đồng thời có cả hai bộ phận sinh dục đực và cái của hoa. Phần cái mang nuốm hình lồi bề mặt di r^ * chất nhầy. Phần đực là tiểu nhụy mang phân khối: phân của hoa lan không tách ra thành từng hột nhỏ xiú, nhưng kết tụ lại thành những đám đặc có ít nhiều sáp gọi là phấn khối và vẫn có các hạt phấn riêng rẽ, mặc dù mắt thường không phân biệt được. Trừ một ít ngoại lệ, phấn khối được sản xuất từ một nhị đực đơn ở gần đỉnh của trụ. Số lượng các phấn khối là 2, 4, 6, 8. Đây cũng là một yếu tố quyết định ở họ lan. Ví dụ về hình dạng thân, lá, căn hành, rễ và cấu trúc của hoa Lealia và Cattleya hoàn toàn giống nhau, nhưng Laetia khác với Cattleya ở chỗ có 8 phấn khối chứ không phải là 4, và Eria có 8 phấn khối nên khác với Dendrobium có 4.Nhóm khác biệt với các nhóm khác về tính của trụ gồm 4 giống nhỏ của Cypripedium (Cypriperditinae). Các giống này được đặt vào họ phụ riêng gọi là Diandrae đối lại tất cả các loài hoa khác Moniandrae. Các cây này được xem là loài hoa lan cổ lổ nhất. Có 2 nhị đực thụ chứ không phải là 1 cái đơn, như các thành viên khác của họ. Ở giống Cypripedium có một nhị đực thứ ba, nhưng bất thụ thường có dạng một cái khiên gọi là staminode hay staminodium - Cái khiên nằm ở đầu trụ và có dạng biến thiên thường là hình thùy và mang bông nhỏ. Đây là một đặc tính quan trọng để nhận diện các loài gần nhau. Cái khiên dùng là phần bảo vệ cho các nhị đực thường là phát sinh từ mỗi bên của trụ và cho nuốm nằm giữa các nhị đực.
Hình 1: Cây Lan CATTEYA
Hình 2: Hoa Lan CATTLEYA
1.1.5 Biến động của hoa lan.
Sự biến động có rất nhiều về cấu trúc hoa lan, vừa tự nhiên vừa do di truyền, đôi khi do tác động nhân tạo. Thường gặp hoa có dạng bất thường là do sự thụ phấn chéo quá mức, hình như ảnh hưởng lên hình thái của các hoa kỳ dị ở một vài nhóm.
Trong phạm vi giống, ngay cả trong phạm vi loài. Có trường hợp gọi là lưỡng hình (dimorphism). Ví dụ ở giống Catasetum tất cả các loài ngoại trừ một số ít thành viên của Clowesia thường có hoa đơn tính và trong đa số trường hợp chúng rất khác nhau; đực khác với cái đến mức độ chúng được xem là các tập hợp riêng biệt. Như ở Cynoches, Dimorphorchis Lowii, Grammatophyllum speciosum, Grammatophyllum scriptum. Grammatophyllum measuresianum và một số ít lan khác có tính trạng lưỡng hình ở hoa, ở đó hoặc hoa bất thụ (ví dụ Grammatophyllum) với các bộ phận sinh dục sẽ rụng đi và thường là không có môi như một số ít giống Phaius trồng nơi có nhiệt độ nóng hoặc có sự trải rộng về mầu (như ở Dimorphorechis). Có thể cho rằng tình trạng môi hình này có liên quan đế sự thụ phấn của hoa bởi côn trùng hay các sinh vật có cánh khác.
Trong "Futher of orchidology" John Lindey có nói: “Không có bộ thực vật nào cấu trúc hoa lại bất thường về phương diện các phần sinh sản, đặc biệt nhất về phương diện hình dạng bao hoa".
1.2 Kích thước
Kích thước của hoa lan thường biến động rất lớn, từ những giống có hoa bé như Eria, Doritis. Rhynchostylis... đến các giống trung bình như Ascocentrum. Dendrobium. Laelia... và các giống có hoa thật to như Cattleya...
Các hoa của lan gắn vào phát hoa bởi một trụ. Đối với các giống lan có nhiều hoa nhỏ, nhưng nếu mang nhiều hoa trên một trục phát hoa dài, cây lan vẫn có thể đạt một số tiêu chuẩn thẩm mỹ như Rhynchostylis retusa. Nếu do bề rộng giữa 2 cánh hoa, các loài lan đạt được các kích thước sau :
Doritis, Ascocentrum | 0, 5 - 1 cm |
Rhynchostylis, Aerides | 1 - 2cm |
Dendronbium | 1, 5 - 7cm |
Ascocenda, Calanthe | 2 - 5cm |
Vanda, Miltonia | 5 - 7cm |
Phalaenopsis, Odontoglossum | 5 - 8cm |
Cattleya | 12 - 15cm |
*Phát hoa thay đổi tuỳ theo giống lan.
- Rất ngắn hoặc xem như không có như; Cattleya, Lealia, Cypridium, Dendrobium primulinum
- Dài như: Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, goldiana
- Rất dài như : Arachnis, Renanthera, Oncidium
Do đó dễ đánh giá một loài lan, tiêu chuẩn đầu tiên là kích thước của hoa, kế đó là phát hoa, và cuối cùng là số lượng hoa được mang trên ấy. Chúng ta thử mơ mộng rằng vào một ngày nào đó, do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người ta lai được một giống lan mới với phát hoa dài như Oncidium và mang hàng trăm hoa to như Cattleya. Có thể d hat ay mới thật sự là cuộc cách mạng trong ngành trồng lan.
1.3 Màu sắc.
Trong giới thực vật nó chung và cây có hoa nói riêng, họ lan là một họ phong phú nhất về màu sắc. Trong 5 màu cơ bản hiện có trong thiên nhiên: Đen, Trắng, xanh dương, đỏ, vàng, ngoại trừ mầu đen hiện nay trên thế giới chưa thấy xuất hiện trên bất kỳ một loại hoa nào do lai giống hay sưu tầm, hầu như 4 màu còn lại đều hiện diện trên các giống hoa lan; chưa kể một số màu pha rất phong phú ví dụ xanh lá cây, cam, tím, hồng, chàm...
Dạng khảm màu là điểm nổi bật nhất khi nói về màu sắc của hoa lan, cộng thêm những chạm trổ rất tinh vi. Làm cho hoa lan có nét đặc thù hơn các loài hoa khác. Ngoài ra do quá trình lai tạo, do mức độ dị hợp tử cao, ngày nay hoa lan có những mầu rất đặt biệt mà các tự điển không có từ diễn tả.
Mỗi loài, mỗi giống lan đều có rất nhiều màu và nhờ những tiến bộ kỹ thuật lai được những cây khác giống, nên màu sắc của lan càng phong phú hơi nữa.
- Màu trắng gồm các loài Cattleya Bob Betts, Cattleya Bow Bell, Coelogyne psectrantha, Dendrobium Lim Chong Mim, Phalaenopsis amabilis... Dendrobium Phalaenopsis
- Màu đỏ gồm Renanthera imschoootiana, Red Delight, Lenard Rewold...
- Màu vàng như Cattleya Malworth, Dendrobium Sunset flood.
- Màu xanh như Cattleya Blue boy, Vanda coerulea.
Những mô tả trên đây chỉ nêu lên một số màu cơ bản của một số loài. Có loài hoa hoàn toàn đồng nhất một màu trên cánh, đài và môi. Cũng có một số loài hoa lai bị khảm từng bộ phận khác, nhất là ở môi.
1.4 Hình dạng hoa.
Về phương diện thực vật học, hoa lan cấu tạo gồm 7 bộ phận khác nhau như đã mô tả ở phần trên, nhưng về phương diện kinh doanh người ta lưu ý đến 6 bộ phận : 3 đài, 2 cánh và 1 môi, và điều quan trọng là cấu tạo và sắp xếp của từng bộ phận đó như thế nào.
Một hoa lý tưởng là một hoa có đài và cánh dạng tròn to. Một mô to với nhiều đường viền phức tạp và cách sắp xếp thế nào cho đài và cánh nằm trên cùng mặt phẳng, và môi gắn vào mặt phẳng chứa đài và cánh một độ nghiêng 60°. Các sắp xếp như vậy sẽ giúp người ta nhìn được toàn vẹn vẻ đẹp của hoa.
Nếu như môi của các loài của giống Vanda, Phalaenopsis quá bé, (thường không làm nổi bật vẻ đẹp của hoa) thì thiên nhiên đã đền bù: đài và cánh hoa có một dạng tròn đặc biệt, vì thế đối với các loài của giống này, nếu hoa phẳng là đẹp nhất.
Các loài của giống Cattleya được đánh giá là đẹp ngoài cái môi làm nổi hẳn vẻ đẹp của hoa thì cánh hoa cũng phải có dạng tròn.
Điều quan trọng hơn nữa là đài, cánh và môi phải có sự sắp xếp không chừa một khoảng trống dù nhỏ khi nhìn từ trước ra sau.
Hình 3
1.5 Số lượng hoa.
Không một ai dám kết luận một cách chắc chắn rằng một giống lan có nhiều hoa, đẹp hơn một giống lan có ít hoa hay ngược lại. Dĩ nhiên điều này phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc và có liên hệ rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố thẩm mỹ phải được đề cập đến một cách dè dặt. Nhưng một qui luật đã được đúc kết là “Trên cùng một loài, cây lan nào có số lượng hoa càng nhiều cây càng đẹp”. Đây cũng là qui cách của các loài hoa cắt cành của các nước trên thế giới.Đặc điểm ra hoa nhiều hay ít phụ thuộc vào yếu tố đi truyền. Ví dụ như vài loài của giống Oncidium có thể ra vài trăm hoa, trong khi các loài của giống Dendrobium, Cymbidium trung bình từ 10 - 30 hoa. Còn Cattleya thì ít hơi nhiều, nhất là đối với loài Cattleya một lá lắm lúc chỉ cho một hoa độc nhất.
Số lượng hoa trên một cây cũng là tiêu chuẩn để đánh giá cách trồng, cũng như phẩm chất của cành lan Có sự liên hệ rất chặt chẽ giữa sinh trưởng và phát dục Cây càng mập, chắc mạnh thì số lượng hoa càng nhiều và hoa càng to. Do đó số lượng hoa là một trắc nghiệm chính xác nhất giúp nhà vườn kiểm tra quá trình dinh dưỡng và điều kiện sinh thái đối với vườn lan của mình.
1.6 Hương của hoa.
Hương của hoa chỉ tập trung ở một số giống hay một số loài nhất định.Nhiều nhất ở các giống Aerides, Rhynchostylis, Cattleya, Phaius...
Ít gặp ở các giống Vanda, Cymbidium, Dendrobium, Phalaenopsis.
2 CÂY LAN.
2.1 Cấu trúc.
Căn cứ vào cấu trúc, Pfitzer sắp xếp đa số lan tập trung vào 2 nhóm: Nhóm da thân (Sympodial) và nhóm đơn thân (monopodial) ngoài trừ một nhóm trung gian giữa 2 nhóm trên gồm rất ít giống.LAN ĐƠN THÂN.
Vanda teres (1) Arachnis Maggie oei (2) Ascocentrum miniatum (3)
Cattleya labiata (4) Dendrobium Pompadoue (5) Paphiopadilum villosum (6)
2.1.1 Nhóm đơn thân
Gồm các giống: Vanda, Phalaenopsis, Aerides, Rhynchostylis... Đây là nhóm gồm những cây chỉ tăng trưởng theo chiều cao làm cây dài ra mãi. Nhóm đơn thân chia làm hai nhóm phụ :- Nhóm Sarcanthinae: Như các giống Vanda, Aerides Phalaenopsis, Renanthera, Angraceum, Aerangis... nhóm này là được xếp thành 2 hàng đối nhau, lá trên 1 hat o hàng xen kẽ với lá của hàng kia. Ở một số giống như Phalaenopsis các đốt rất ngắn và các lá trở nên dày đặc. Ở một số giống khác; các đốt tương đối xa nhau. La thường dài hơn rộng và xẻ nhiều dạng hay chia làm s thùy không cân đối ở đỉnh.
- Nhóm Campylocen trinae : Trong khi lá thường dẹp hay phẳng thì ở vài loài lan như Papilionanthe teres và tất cả các cây của giống Luisia lá có dạng giống thân.
2.1.2 Nhóm trung gian
Gồm các giống: Centropetatum, Phachyphllum, Dichaea... BUD2.1.3 Nhóm đa thân
Gồm các giống: Cattleya, Oncidium, Dendrobium, Cymbidium, Epidendrum... Đây là nhóm gồm nhưng cây tăng trường liên tục, mà có những chu kỳ nghỉ sau những mùa tăng trưởng. Nhóm này chia làm 2 nhánh phụ, căn cứ vào cách ra hoa :- Nhóm ra hoa phía trên : Đáng kể gồm các giống Dendrobium, Cymbidium. Oncidium, Maxillaria, Lycaste Phaius, Bulbophyllum.
- Nhóm ra hoa ở đỉnh: Laelia, Cattleya (ngoại trừ 2 loài), Epidendrum (ngoại trừ 2 loài) đa số là của Pleurothallidinae và nhiều giống khác.
Đối với nhóm này thì giả hành rất biến động, có nhiều hoa giả hành ở dạng thân cây. Các loài của giống Dendrobium thường cho các giả hành mới trên ngọn già hành cũ gọi là cây Keiki (off-shoot). Một đợt tăng trưởng mới bắt đầu khi các mắt phát triển. Cách ra hoa cũng thay đổi, vài loài hoa chỉ hình thành trên các giả hành mới (Cattleya, laelia...) các loài khác hoa được hình thành trên cả giả hành cũ như Dendrobium, một số Epidendrum, Spathoglottis.
2.2 Giả hành (thân giả)
Có một sự biến động rất lớn về giả hành của lan từ giống này sang giống khác và ngay trong cùng một giống. Giả hành của lan chỉ xuất hiện trên các loài lan thuộc nhóm đa thân. Giả hành là một bộ phận rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của lan. Khác với thực vật có hoa khác, giả hành tuy là thân nhưng lại chứa diệp lục, đây là bộ phận dự trữ nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển giả hành mới, sau khi cây lan đã trổ hoa và nghỉ ngơi. Giả hành cũng là cơ quan dự trữ nước, vì thế nếu có biến cố thiếu nước xảy ra thì các loài thuộc nhóm đa thân duy trì sự sống lâu hơn nhóm đơn thân.Thường thì giả hành có hình thoi đối với các loài thuộc giống Cattleya ví dụ như Cattleya labiata và các họ hàng của loài này. Các loài khác lại có hình trụ như Cattleya bicolor, Cattleya guttata. Có loại giả hành lại đẹp như Oncidium goldiana. Các giống khác llại có hình tháp như Cymbidium. Trong cả trăm loài khác nhau của Pleurothallidiae thì giả hành trong nhiều trường hợp bị thu bé lại đến độ khó nhận thấy. Ở giống khổng lồ như Dendrobium và Epidendrum vừa có thân thật vừa có giả hành. Ở loài Bulbophyllum minutissimum có giá hành rõ rệt nhưng chúng hiếm khi lớn hơn đầu đình ghim, ngược lại giả hành của Grammatophyllum speciosum thì giả hành có thể có chiều dài lớn hơn 7,5m.
2.3 Thân
Thân lan chỉ có các loài đơn thân và một số loài của giống Dendrobium và Epidendrum vừa có giả hành, vừa có thân, Các loài lan có thân thường không có bộ phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng nên ta phải bón phân cho chúng làm nhiều lần và nên tưới nước đều đặn.Thân của lan cũng thường biến động rất lớn từ 10 - 20 cm với các loài Ascocentrum miniatum, Aecides multiflora và có thể 3 - 4 m như các loài Papilionanthe teres. Arachnis hoặc khổng lồ như Acampe, Vanilla...
Thân thường mang rễ và lá. Ở nhóm đơn thân rễ và lá thường mọc theo 2 chiều thẳng góc nhau. Phát hoa cũng xuất hiện trên thân từ các nách lá, phát hoa thường mọc song song với lá thẳng góc với rễ.
2.4 Lá lan.
Lá của họ lan thường có biến động cực đoan, từ những loài có lá như là của thân cây mập, ví dụ Cattleya, phalaenopsis... đến những loài có lá thật mỏng như Coelogyne, Oncidium goldiana. Có những loài lá có bản rộng giống như lá của họ Palmae như Phaius, spathoglottis, bìa lá có thể nguyên hoặc răng của Cattleyopsis, Broughtonia, một số loài của Oncidium. Lá có thể mọc đối xứng qua gân chính hay không. Đuôi lá có thể tròn, nhọn hay khuyết. Tuy nhiên, điểm chung nhất ở các loài lan là lá thường dài hơn, rộng gắn vào thân hoặc giả hành bởi một cuống lá dài hay ngắn.2.5 Căn hành (thân -rễ )
Căn hành chỉ gặp dot j lan da thân, trừ một số ít bị thu nhỏ rất nhiều ở lan trung gian (pseudomonopodial). Căn hành thật sự là thân cấp 1 và từ đó có những thân cấp 2, chúng có thể dài ra và mang lá gọi là thân, hoặc tương đối bị thu ngắn và dày ra thành giả hành có nhiều dạng và kích thước khác nhau. Dạng căn hành biến động từ giống này sang giống khác và loài này sang loài khác. Ở nhiều giống, đa số Masdevallia, nhiều Dendrobium, Oncidium, Brassia thì căn hành rút ngắn đến độ khó nhận thấy. Đa số các Cattleya, Lealia căn hành rõ rệt hơn. Còn các giống Bullophyllum, Coelogyne căn hành rất dài.Căn hành là nơi cấu tạo các cơ quan dinh dưỡng mới, trên căn hành có nhiều mắt sống, chết hoặc hưu miên. Chính tại nơi giả hành tiếp xúc với căn hành có từ 1 đến 2 mắt. Mắt là nơi hình thành cũng mang rất nhiều rễ để nuôi sống cây lan. Do đó căn hành là bộ phận quan trọng nhất cho việc duy trì và phát triển số lượng lan theo phương pháp chiết nhanh thông thường.
2.6 Rễ.
Ở lan đa thân, rễ thường được hình thành từ căn hành. Rễ đa số loài lan đều có hình trụ, có nhánh bậc 1, bậc 2, bậc 3 hay không, và thường là rất dài. Ở đa số thành viên của Cypripedilinae và nhiều loài lan đất khác rễ còn mang lông rễ. Ở các loài đơn thân thì rể mọc thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá.Rễ trên không của các loài lan phụ sinh có một trục chính bao quanh bởi mô không chặt, giống bọt biển bao quanh gọi là mạc (velamen), mà các tế bào khi khô chỉ chứa không khí thôi. Mạc này do sự phân cắt các tế bào của căn bì cho ra tế bào mà vách được nông to ra nhờ những sợi tấm mộc tố cứng, mạc ấy, có thể hấp thụ hơi nước của không khí, cũng như tích trữ nước mưa và sương đọng. Do che phủ nhẹ nhàng với biểu bì mỏng của nó, làm cho rễ hút ẩm nhanh và giữ ẩm trong thời gian đáng kể. Thường rễ của lan sống trên cây là thòng hay chủ yếu những dạng như thế. Nhưng ở một số loài của
Cymbidium, Catasetum, Cyrtopodium. Grammtophyllum và nhưng loài khác thì đa số rễ hay nhánh, từ đấy mọc thẳng lên phía trên, thường tạo thành một giỏ trong đó lá rụng và các chất khác có khả năng làm phân có thể chứa ở đó. Hệ thống rễ trắng giống sợi mang nhiều nhánh của nhiều loài Rodriguezia và Lonopis, một vài loài Oncidium, ví dụ Oncidium sphacelatum, mọc thành đám rối dày dặc, rễ của nhiều loài thuộc nhóm đơn thân như Phalaenopsis khi bò trên các mặt phẳng thì trở nên dẹp đáng kể và chúng bám rất chặt. Ở các loài Vanda, Aerides, thì rễ giúp cây lan trườn từ tầng thực vật dày dặc ở dưới rừng, đến đỉnh ngọn cây gỗ để tìm ánh sáng cần thiết cho sự ra hoa.