Hiệu quả kinh tế của hoa lan đối với nền kinh tế quốc dân, phương hướng phát triển ngành trồng lan ở Việt Nam - Nguyễn Công Nghiệp

Đăng lúc: , Cập nhật

Hoa lan là một loài hoa quí, tuy lãi suất đầu tư của ngành trồng hoa lan không cao nếu so với các ngành công nghiệp khác, nhưng dây là một một con số đáng kể so với các ngành công nghiệp

Hiệu quả kinh tế của hoa lan đối với nền kinh tế quốc dân, phương hướng phát triển ngành trồng lan ở Việt Nam

1. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOA LAN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.

Hoa lan là một loài hoa quí, Ngành trồng lan là một dạng của ngành làm vườn. Dĩ nhiên lãi suất đầu tư của ngành trồng lan không cao so với các ngành công nghiệp, nhưng đây là con số đáng kể so với các ngành nông nghiệp.

Khoảng 10% tháng cho việc trồng các cây lan lớn và cao hơn nhiều nếu trồng các cây được gieo hạt và cấy mô.

Trên thế giới một cây lan quí trị giá 400 đôla một cành hoa cắt 2đôla, một cây lan rừng 1 đô la.

Ở Việt Nam, lan có 2 thứ: lan bản xứ và lan lai. Rừng Việt Nam có nhiều loài lan bản xứ đẹp, có trữ lượng cao, nhưng chưa được điều tra chính xác. Các loại lan rừng Việt Nam phân bố từ đồng bằng đến cao nguyên và cả trên cây bóng mát ở thành phố Hồ Chí Minh. 

Các loại lan rừng có trữ lượng nhiều hoa đẹp được thị trường nước ngoài ưa chuộng là: 

1. Hồng lan Đà Lạt (Cymbidium insigne).

2. Hoàng lan Đà Lạt (Cymbidium iridioides)

3. Hồng hoàng Đà Lạt (C.insigne x C.iridioides)

4. Bạc lan Đà Lạt (C.eburnum var erythrostylum)

5. Tuyết ngọc (Coelogyne mooreana

6. Kim hài (Paphiopedium villosum)

7. Vân hài (Paphiopedilum callosum)

8. Huyết nhung (Renanthera imschootiana)

9. Mỹ Dung dạ hương (Vanda denisoniana)

10. Giả hạc (Dendrobium anosmum)

11. Long tu (Dendrobium primulinum)

12. Kim diệp (Dendrobium capillipes)

13. Thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri)

14. Thủy tiên vàng (Dendrobium chrysotoxum)

15. Thủy tiên mở gà (Dendrobium densiflorum)

16. Thủy tiên tím (Dendrobium amabile)

17. Thuỷ tiên cam (Dendrobium thhyrsiflorum)

18. Nhất điểm hồng (Dendrobium draconis)

19. Lụa vàng (Dendrobium heterocarpum)

20. Hoàng phi bạc (Dendrobium signatum)

21. Ý thảo (Dendrobium gratiossissmum).

22. Tóc tiên (Holeoglossum subulifolium)

23. Hạc đỉnh (Phaius tankervilliae)

24. Hỏa hoàng (Ascocentrum miniatum)

25. Ngọc điểm (Rhynchostylis gigantea)

26. Đuôi cáo (Aerides multiflora)

27. Đại ý thảo (Dendrobium aphyllum)

28. Lan quế (Aerides odorata)

29. Long nhãn kim điệp (Dendrobium fimbriatum)

30. Long Châu (Papilionanthe pedunculatta)

31. Huyết nhung giún (Renanthera coccinea)

32. Bò cạp tiá (Arachnis annamensis)

33. Bạch vĩ hồ (Rhynchostylis retusa)

34. Cẩm báo (Hygrochilus parishii)

35. Uyên ương (Christensonia vietnamica)

Ngoại trừ các loại lan có trong phụ lục I của công ước (CITES mà Việt Nam đã gia nhập năm 1994 (bao gồm các loài Hài và loài Renanthera imschootiana), những loài lan còn lại có hoa đẹp.

Trong những năm đầu ta có thể thu 40.000đôla/năm cho các loài lan rừng, chưa kể các cành hoa cắt của giống Cymbidium Đà Lạt.

Nếu được đầu tư ngay từ bây giờ, phải từ 5 năm sau mới hy vọng xuất được mẻ đầu tiên các loại lan lỗi thời, và phải 10 năm mới xuất được các loài lan độc đáo do Việt nam lai tạo. Sỡ dĩ như vậy vì mỗi loại lan muốn xuất phải có một số lượng lớn. Thực tế Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều lan lai nhất trong cả nước, nhưng có nhiều loài lan lai quí hiện nay chỉ còn một vài cây. Các loài thông thường nhất ví dụ như Cattleya labiata var. percivaliana. Có khả năng phát triển rất mạnh, nhưng tập trung được 500 chậu cũng rất khó khăn. Do đó ngành trồng lan phải được đầu tư, các loài lan phải được nhân giống trên cơ sở khoa học hiện đại. Sẵn với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, muốn được mục đích, phải xây dựng phương hướng phát triển ngành trồng lan ngay từ bây giờ

2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG LAN Ở VIỆT NAM.

2.1 Điều tra trữ lượng lan rừng.

So với nhiều nước khác trên thế giới lan rừng Việt Nam hầu như còn nguyên vẹn chưa khai thác do điều kiện chiến tranh kéo dài. Điều tra trữ lượng lan rừng nhằm hai mục đích: duy trì quân bình giữa khai thác và tái sinh lan đồng thời phát hiện thêm nhiều giống loài lan mới có giá trị. Thống kê lan rừng hiện có còn nhằm giải quyết yêu cầu đơn đặt hàng của nước ngoài một cách chính xác.

Trữ lượng lan rừng được điều tra trên cơ sở phương pháp lấy mẫu có thể phối hợp điều tra trữ lượng lan rừng với điều tra lâm nghiệp, xem lan rừng là một đặc sản của rừng. Các ô mẫu được điều tra để đánh giá trữ 1019 lượng gỗ, thêm một dữ kiện phụ là lan. Có như vậy, ta có thể tận dụng được nhân lực trong việc điều ra trữ lượng của lan rừng Việt Nam.

Hiện nay lan rừng Việt Nam tập trung vào 3 vùng chính sau đây:

- Miền Đông Nam Bộ: Lan quế, Đuôi cáo, Ngọc điểm.

- Cao nguyên dưới 1.000m : Thủy tiên, Long tu, Kim điệp, Ý thảo, Giả hạc, Hạc đỉnh, Huyết nhung, Nhất điểm hồng...

- Cao nguyên trên 1.000m: Hoàng lan, Hồng lan, Hồng hoàng, Tuyết ngọc 

2.2 Nhân giống lan theo phương pháp khoa học.

Mặc dù trái lan có nhiều hạt, đến hàng triệu, nhưng do tỉ lệ nẩy mầm thấp, một phần triệu, vì vậy cây lan tái sinh trong điều kiện tự nhiên rất thấp. Muốn phát triển ngành trồng lan ở Việt Nam. Chúng ta phải đầu tư và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại nhất, và chỉ có như vậy Việt Nam mới có thể xuất khẩu các loài lan lai trong vòng 3 năm nữa với các loại lan hiện có và phải 10 năm nữa, đối với các loài lan mới được lai tạo. Phải khẳng định rằng, chỉ có bằng cấy mô, Việt Nam mới có một số lượng giống hoa lan nhiều và đồng nhất trong thời gian ngắn và chỉ có gieo hạt lan lai tạo bằng phương pháp nảy mầm không cộng sinh trong phòng thí nhiệm, Việt Nam mới có nhiều giống lan độc đáo có thể cạnh tranh với thị trường thế giới trong tương lai. Dù sao thời gian vẫn là những thử thách, một cây lan được cấy mô phải 2 năm mới trồ hoa. Một cây lan gieo hạt phai 5 năm. Trong điều kiện tự nhiên còn lâu hơn nữa. Muốn được như vậy ta phải làm những công việc sau :

- Tạo một vườn giống nhằm mục đích sưu tầm các loại lan hiện có ở Việt Nam, vườn giống nên đặt ở 3 khu vực sau :

1. Thành phố Hồ Chí Minh Lan nhiệt

2. Bảo Lộc Lan Á nhiệt đới.

3. Đà Lạt Lan vùng lạnh.

Lập lý lịch phả hệ của các loài lan lai, vì có nhiều loại lan không phải ở thể lưỡng bội thông thường, mà có thể là tam hay tứ bội. Vì thế ngành di truyền học phải nghiên cứu nhiễm sắc thể của từng loài để đánh giá khả năng lai của chúng. Có như vậy một kế hoạch lai giống lan mới thật sự có cơ sở khoa học.

- Lập qui trình trồng các loại lan, trên cơ sở bố trí thí nghiện về dinh dưỡng như khoáng, các chất hữu cơ, sinh tố, các chất điều hòa sinh trưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự trổ hoa, sự nghĩ, các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông gió đối với từng loại lan trong hoàn cảnh khí hậu Việt Nam.

- Phòng cấy mô phải có phương pháp nhân giống hữu hiệu các loài lan với điều kiện tuyệt đối bảo đảm sự đồng nhất của các cây con được sản xuất. Điều này rất quan trọng, vì ảnh hưởng đến uy tín thương mại lâu dài một khi cây lan được chào hàng để chuẩn bị kinh doanh trên thế giới. Phương pháp cấy mô từ cây con gieo hạt, là phương pháp không nên áp dụng. Vì các cây con sản xuất hoàn toàn không biết được đặc tính di truyền, do đó cây lan sẽ không bán được khi chưa ra hoa. Vì thế các cơ quan đang áp dụng phương pháp này để cấy mô lan cần phải hạn chế.

Thông tin khoa học phải kịp thời, để tránh những thí nghiệm lập lại một cách vô ích. Đồng thời phải truyền bá một cách sâu rộng về kỹ thuật trồng lan. Làm thế nào phải tập họp lại tất cả những người trồng lan hiện có để tạo một khí thế và phổ biến kinh nghiệm, Dua việc nghiên cứu lan vào chương trình các trường Đại học.

- Liên hệ quốc tế về trao đổi khoa học kỹ thuật, nhằm mục đích đưa học sinh Việt Nam đi học ở nước ngoài về các ngành liên quan đến hoa lan, để tạo một cơ sở vững mạnh cho ngành trồng lan trong tương lai.

Nói chung, cần phải nắm được chắn chắn qui trình cấy và trồng từng loại lan khác nhau, tác động các biện pháp khoa học kỹ thuật để rút ngắn thời gian trổ hoa, để thế nào Việt Nam có được số lượng lớn các loài lan có thể xuất khẩu trong thời gian ngắn nhất. ein gui

2.3 Nuôi trồng nhân tạo.

Đây là phương hướng lâu dài cho ngành trồng lan Việt Nam vì các lý do sau đây:

- Chỉ bằng con đường nuôi trồng nhân tạo, ngành trồng lan Việt Nam mới có thể sản xuất được một số lượng lan nhiều, ổn định với quy cách đồng nhất theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

- Giá bán lan rừng nuôi trồng thường cao hơn gấp đôi giá lan khai thác từ rừng. Mặt khác những loài kê nơi phụ lục I của CITES mà Việt Nam có nhiều chỉ xuất khẩu được nếu ta nuôi trồng nhân tạo.

2.4 Chính sách quản lý ngành trồng lan ở VN.

Trên cơ sở Việt Nam còn nghèo muốn phát triển ngành trồng lan, nhà nước phải có kế hoạch liên kết đầu tư với các công ty Lan của các nước Đông Nam Á.

Du Trước mắt, nhà nước có thể giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan liên hệ đến sự phát triển ngành lan ở Việt Nam ví dụ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc các Tỉnh có rừng, có nhiệm vụ điều tra trữ lượng lan rừng. Các trường Đại học phối hợp với Viện Khoa học xác lập qui trình cấy mô từng loại lan riêng biệt. Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật và khuyến nông tổng kết qui trình trồng lan trong điều kiện khí hậu của các tỉnh phía Nam. Đây không phải là điều khó, vì ở thành phố Hồ Chí Minh và các phía Nam có rất nhiều nhà vườn có kinh nghiệm trồng lan. Có nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật hoạt động một cách có hiệu quả việc nhân giống lan bằng phương pháp cấy mô.

Nhưng dù sao cũng phải có một cơ quan chuyên ngành để nghiên cứu đi sâu hơn nữa, nhất là tập trung được tất cả các cán bộ khoa học kỹ thuật đang nghiên cứu về lan. Có như vậy, sự trao đổi học thuật giữa các cán bộ kỳ thuật mới đạt hiệu quả cao và không có sự đầu tư trang thiết bị và nghiên cứu trùng lặp. Có thể một công ty lan trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập liên doanh với các công ty lan ở vùng Đông Nam Á, là điều kiện bắt buộc.

Một công ty liên doanh lan có nhiệm vụ sưu tầm các giống lan mua được các loài hiếm mới được lai tạo trên thế giới. Tiến hành nhân giống các loại lan lai có giá trên thị trường thế giới và các giống đơn thân có thể trồng hoa cắt cành trong tương lai bằng phương pháp cấy mô. Bắt đầu lập phả hệ lan và lai tạo. Trước mắt thu mua các nguồn lan rừng, giới thiệu mặt hàng xuất khẩu, để giải quyết được phần nào nguồn vốn nhà nước đầu tư cho công ty. Phải quan niệm một công tư liên doanh lan là một Viện nghiên cứu ứng dụng, vì ngành trồng lan là một ngành tương đối mới và sử dụng những kiến thức sinh học hiện đại nhất. Vì vậy muốn phát triển một cách vững chắc phải tập trung các bộ khoa học giỏi thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Vì nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất lan con có số lượng nhiều với chất lượng thật tốt để bán cho nhân dân. Do đó công ty phải có những chương trình phổ biến kinh nghiệm và thông tin khoa học kỹ thuật về lan kịp thời.

Qua cơ sở luật đầu tư. Công ty liên doanh lan trồng và sản xuất lan con được thành lập với qui mô khoảng 40 ha, để có thể sản xuất vài triệu cây/năm. Sau khi đã đem cây trông ống nghiệm ra trồng ngoài môi trường thiên nhiên trong vòng 6 tháng. Thời gian đó đủ cho cây lan thích nghi với môi trường và đảm bảo cây sống. Lúc ấy công ty sẽ bắt đầu bán lan con cho dân chúng theo giá qui định.

05. Theo dự toán sơ bộ, riêng thị trường trong nước nói chung và thành phố nói riêng, có thể tiêu thụ đến một triệu cây con trong khu vực quốc doanh và cá thể trong năm đầu. Chúng ta không sợ không có thị trường tiêu thụ, chỉ thỏa mãn về yêu cầu lan giống cho nhân dân, xem như một loại lan quí, trồng để trang trí nội thất, cũng là một vấn đề cần phấn đấu, 


Cattleya


Cymbidium
...
 
gọi Miễn Phí