Những thuận lợi cơ bản cho việc trồng lan ở Việt Nam - Nguyễn Công Nghiệp

Đăng lúc: , Cập nhật

Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á, là một nước nằm trong khu vực châu Á nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Đây là một trong hai nơi xuất phát các loài lan quí trên thế giới. So với Thái Lan, Việt Nam nhờ vị trí gần biển, nên khí hậu rất ôn hòa, ẩm độ trung bình cao (82%). Nhiệt độ trung bình hàng năm 27°C, mật độ năng lượng 500kcal/m² giờ. Ẩm độ tương đối thấp nhất trong mùa khô khoảng 74%, làm cho điều kiện khí hậu Việt Nam rất thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của lan.

Những thuận lợi cơ bản cho việc trồng lan ở Việt Nam

1.VỀ KHÍ HẬU

Mặc dù là một nước nhỏ, Việt Nam có những vùng khí hậu hoàn toàn khác biệt, thích hợp cho nhiều loài lan khác nhau. Các tỉnh phía Nam với hai mùa nắng mưa rõ rệt, nhiệt độ 27°C thích hợp cho việc trồng các loại lan ưa nóng. Cao nguyên Nam Trung Bộ mà tiêu biểu là thành phố Đà Lạt, với khí hậu á nhiệt đới là môi trường lý tưởng cho việc tăng trưởng và phát triển một số loài lan vùng lạnh. Các tỉnh phía Bắc với mùa lạnh cắt da và một mùa nóng gây gắt, điều kiện khí hậu khắc nghiệt này phù hợp cho việc trồng một số loài lan mà sự trổ hoa yêu cầu sự thọ hàn hoặc nhiệt độ cao, Nói chung, điều kiện khí hậu Việt Nam tỏ ra thích hợp cho đa số các loài trong họ lan, do đó cây lan trồng ở Việt Nam hoàn toàn nhờ điều kiện tự nhiên, không phải xử lý bất kỳ một tác nhân nhân tạo, hiện đại vì vậy giá thành cây lan sản xuất ở Việt Nam sẽ rẻ hơn rất nhiều so với các nước phương Tây

Việt Nam có nguồn nước ngọt với trữ lượng lớn và phân bố rất đều khắp cả nước. Nguồn nước có thường xuyên trong năm thông qua hệ thống sông ngòi dầy đặc và các nguồn nước ngầm ở khắp mọi nơi, thích hợp cho việc trồng lan kinh doanh trên qui mô công nghiệp.

2 VỀ NHÂN LỰC

Việt Nam có nhiều lao động thừa, hơn nữa ngành trồng lan không đòi hỏi những lao động thật khỏe, và rất dễ dàng phổ cập xem như một ngành kinh tế phụ của gia đình. Chính sự thuận lợi về khí hậu, người ta có thể trồng lan ở bất cứ nơi nào trong thành phố; góc nhà, ngoài ngò, trên ban công... nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhờ hệ thống sông rạch chằng chịt, nước ngọt quanh năm, người dân cần cù chịu khó, có kinh nghiệm trồng tỉa, thích lao động, yêu thiên nhiên, dễ dàng thích nghi với các tiến bộ kỹ thuật mới. Vùng này sẽ là nơi trồng nhiều lan xuất khẩu trong tương lai. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung rất nhiều nhà trồng lan có kinh nghiệm và Đà Lạt với nhiều nhà vườn trồng lan đất lâu năm.

3. VỀ VẬT LIỆU, GIỐNG, PHÂN BÓN

Là một nước nhiệt đới, Việt Nam có rất nhiều vật liệu để trồng lan như dớn, vỏ thông, than, gạch, xơ dừa, rễ lục bình, than bùn... nhiều lò gốm có khả năng sản xuất các loại chậu gạch nung với chất lượng tốt, nhiều loại gỗ làm giỏ lan lâu mục. Mặc dầu Việt Nam chưa sản xuất được phân vô cơ, nhưng cây lan chỉ sử dụng một số ít các loại phân này. Còn các loại phân hữu cơ thì rất nhiều, các loại sinh tố và các chất khác có nhiều trong các loại cây nhiệt đới.

Lan rừng Việt Nam có nhiều giống quí mà thế giới ưa chuộng, như loài Paphiopedilum delenatii, nhưng loài này vẫn chưa được điều tra và khai thác. Một số lớn giống lan lai đều được nhập nội vào Việt Nam, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh, và giống Cymbidium lai hiện có ở Đà Lạt. Tất cả các loài này đang được các nghệ nhân duy trì và phát triển. Đây là nguồn giống rất quí, không mất ngoại tệ cũng để lai tạo trông tương lai.

4. NHỮNG HẠT NHÂN SẼ PHÁT TRIỂN LAN TRÊN QUI MÔ CÔNG NGHIỆP.

Các tỉnh phía Nam hiện có các cơ sở khác nhau, đang nghiên cứu việc cấy mô hoa lan, nhằm mục đích sản xuất đại trà các loài lan trên qui mô lớn,

- Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh. Phân Viện Khoa học Việt Nam thành phố HCM good

- Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

- Hội hoa lan cây cảnh Thành phố Hồ Chí Minh.

Các cơ sở trên có các cán bộ khoa học làm công tác nuôi cấy mô, nắm vững các thao tác, thủ thuật và qui trình nhân giống các loài lan. 
 
gọi Miễn Phí