Cách vá chống dột mái tôn siêu nhanh bằng băng keo siêu dính đúng kỹ thuật

Đăng lúc: , Cập nhật

Hướng dãn cách làm để chống dột, bịt lỗ thủng, ghép miếng mái tôn nhanh chóng bằng cách sử dụng băng keo siêu dính giúp tái sử dụng tôn cũ hiệu quả

  • Tổng chi phí vật tư ước tính: 30 000 VND
  • Tổng thời lượng để làm: 37 phút 30 giây
Cách vá chống dột mái tôn siêu nhanh bằng băng keo siêu dính đúng kỹ thuật

Những trận bão đi qua mái tôn có thể bị móp hoặc rách một phần, hoặc bạn có một số tấm tôn cũ lợp mái mà muốn tái sử dụng nhưng trên tấm tôn có rất nhiều lỗ thủng do các lỗ bắt vít trước đây để lại. Mái tôn lâu ngày các vít bắn tôn bị già hóa đi khiến xảy ra tình trạng rò rỉ nước. Hoặc giữa khe ghép mái tôn chưa được chắc khi mưa to nước vẫn thấm qua. Có vô số tình huống mà mái tôn bị thấm dột nước cần phải vá lại, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn vá lại mái tôn đúng kỹ thuật, đảm bảo độ bền như các bước dưới đây.

Vật tư cần có để làm

Trước khi tiến hành làm, bạn cần chuẩn bị:

Băng keo chống dột dòng cao su non

Số lượng cần thiết: 1 cuộn
Chi phí ước tính: 30000 VND

Băng keo chống dột dòng cao su non

Băng keo chống dột có hai loại là gốc nhựa đường và gốc cao su. Để vá mái tôn nếu không ở vị trí mép gắn với tường thì nên dùng loại gốc cao su, loại này rẻ hơn loại gốc nhựa đường. Rất dễ nhận ra băng chống dột gốc cao su là dòng chữ Butyl Ruber dán trên nhãn của cuộn băng. Ở các tỉnh miền Nam nên mua loại dày hơn 1mm một chút. Các tỉnh phía bắc nhiệt độ không quá cao có thể dùng loại băng mỏng. Trên thị trường có rất nhiều loại băng như X2000, Waterprof, nếu băn khoăn thì nên tham khảo thêm bài viết chọn mua mà chúng tôi đã viết rất kỹ.

Các vết thủng do tôn lỗ bắn tôn cũ thì chỉ cần dùng băng khổ nhỏ 5cm là đủ

Chuẩn bị dụng cụ

1. Kéo cắt lưỡi thẳng dài

Số lượng cần thiết: 1 cái

Kéo cắt lưỡi thẳng dài

Khi cần vá các vết rách ngoằn nghèo khổ của băng chống dột có thể khá rộng, dùng kéo lưỡi dài hay kéo cắt vải có tay kéo ngiêng về một bên rất tiện để ướm thử rồi cắt nên không cần phải dùng thước đo. Bạn có thể trải băng đo sát với vết rách rồi cắt mà không phải nhấc cuộn băng lên quá nhiều. Lưỡi kéo cắt vải thường dài nên cắt một nhát là xong.

Tham khảo Kéo cắt vải thép 65 mangan chịu mài mòn JISEN Đài Loan cỡ nhỏ 200mm

2. Dụng cụ đánh rỉ làm sạch

Số lượng cần thiết: 1 cái

Dụng cụ đánh rỉ làm sạch

Bạn có thể dùng phoi sắt,  chổi đánh gỉ, hoặc bát đánh gỉ bằng máy nếu các vết rách đã bị gỉ sét

Tham khảo Bàn chải đảnh rỉ cán nhựa đỏ

3. Chổi sơn cỡ vừa

Số lượng cần thiết: 1 cái

Chổi sơn cỡ vừa

Ta cần một cây chổi sơn có thể là chổi sơn cũ cũng được, khổ không quá rộng khoảng 3cm hay còn gọi là chổi sơn cỡ vừa. Do mái có thể bị cong vênh dùng chổi to không quét sạch được. Có thể sử dụng chổi cũ vì ta chỉ cần dùng để quét sạch chỗ cần dán mà thôi.

Các bước tiến hành

Trước khi bắt đầu làm, hãy dành khoảng 10 phút để tập kết vật tư và dụng cụ kể trên đến nơi thuận tiện để làm

Bước 1: Gia cố mái tôn nếu cần

  • Nếu mái tôn có dấu hiệu bong hoặc rách dài, bạn phải cố định chúng trước khi dán vì băng keo không đỡ được lực lớn
  • 💡 Mẹo: Sử dụng đinh tán ri vê và các dải tôn thừa để nối

Bước 2: Làm sạch và làm khô xung quanh vết thủng cần vá

  • Dùng chổi đánh gỉ đã chuẩn bị hoặc giẻ phoi sắt để đánh sạch lớp gỉ xung quanh vết thủng cần vá
  • 💡 Mẹo: Có thể dùng các bát đánh gỉ gắn máy khoan sẽ nhanh hơn là làm thủ công
  • Dùng chổi sơn quét sạch bụi gỉ
  • 💡 Mẹo: Không nên dùng nước để làm sạch giống như sơn lại cả mái, nếu dùng nước sẽ phải đợi rất lâu mà chỉ cần dùng chổi quét là đủ rồi
  • Nếu thi công vào ngày trời ẩm hoặc sau cơn mua thì bắt buộc phải tiến hành khâu làm khô và làm nóng về mặt tôn lên ít nhất 15 độ C
  • 💡 Mẹo: Sử dụng đèn kho có nòng to và có chế độ sấy để làm khô sẽ nhanh hơn nhiều

Bước 3: Ướm và cắt băng keo đủ dùng

  • Đo ướm lên vết rách sao cho miếng băng định cắt phải trùm kín hết và chờm ra ngoài ít nhất 3cm
  • 💡 Mẹo: Lỗ thủng do vết bắn tôn cũ thì cắt luôn băng keo theo hình vuông hàng loạt sẽ rất nhanh và dùng băng khổ 5cm

Bước 4: Bóc bỏ lớp giấy chống chính

  • Bóc bỏ lớp giấy hoặc màng chống dính ở mặt dưới băng keo để lộ ra lớp keo, lớp màng này là ở mặt sau của mặt nhôm sáng.
  • 💡 Mẹo: Đừng bóc hết, để lại một góc để dễ cầm kẻo dính vào tay, khi áp xuống để dán ta có thể kéo bỏ lớp chống dính hoàn toàn

Bước 5: Miết băng keo bám sát mặt tôn

  • Dùng tay hoặc con lăn đè lớp băng keo sao cho lớp cao su bám vào mái tôn và không để khe hở xung quanh
  • 💡 Mẹo: Nếu băng bị nhăn, hãy dồn bóp xung quanh, lớp cao su sẽ dồn để bám chặt và không tạo ra khe hở
  • 💡 Mẹo: Sử dụng còn lăn nhựa hoặc kim loại cứng giống như con lăn dán tường để lăn sẽ nhanh hơn rất nhiều
  • 💡 Mẹo: Tuyệt đối không sử dụng đèn khò sấy lên mặt nhôm của băng với mục đíc làm chảy keo cao su để nó dãn đều. Đèn khò chỉ nên dùng để làm khô và nóng mặt tôn trước khi dán. Phía ngoài lớp màng nhôm phản xạ nhiệt là một lớp màng PU chống lại thời tiết và bảo vệ lớp nhôm, nếu bạn khò thì vô tình làm biến dạng lớp màng PU này và lớp nhôm sẽ rất nhanh bong tróc.

Như vậy, chúng tôi đã hướng dẫn bạn sử dụng băng keo chống dột loại cao su non butyl để dán lên các lỗ thủng của mái tôn, vá các vết rách trên mái tôn.

Sử dụng băng chống dột mái tôn có bền không ?

Có thể nói rằng, nếu bạn làm đúng cách thì sẽ rất bền. Có thể lên đến 20 năm ở một số loại băng như băng OTECH 26B, tuy nhiên bạn phải đảm bảo các yếu tố sau
  • Bạn phải làm sạch thật tốt và đảm bảo khi dán mặt tôn có nhiệt độ trên 15 độ C
  • Bạn phải gia cố hoặc cố định các tấm tôn không để lỗ thủng hay vết rách có cơ hội chịu ứng lực để rách thêm. Nếu không thể cố định tuyệt đối thì dùng loại băng dày hoặc đổi sang dòng gốc nhựa đường bitum sẽ đắt hơn. Trên thị trường có băng dính của Extraseal là một ví dụ.
  • Chỗ dán không bị thấm ngược từ trong ra.
  • Tuyệt đối không khò lên lưng băng keo sau khi dính như một số video hướng dẫn trên mạng. Khò lên lưng băng dính làm phá hủy lớp màng PU bảo vệ lớp nhôm ở dưới. Lớp màng PU này chống thời tiết, nếu bạn làm hỏng nó thì lớp màng nhốm sẽ nhanh chóng bị ô xi hóa, bị bào xước bởi thời tiết và mất tác dụng chống nhiệt. KHi lớp màng nhôm này mất đi thì lớp keo sẽ nhanh chóng bị phá hủy bởi nhiệt. Ở mục băng keo chống thấm dột chúng tôi đã nói rất kỹ về cấu tạo 4 lớp của bang dính này.

So với các phương pháp khác thì chống dột bằng băng dính bằng băng keo có ưu nhược điểm gì ?

Các cách khác nhau để chống dột mái tôn

Trước hết, phải nói rằng đây không phải là cách chống dột hay bịt lỗ thủng mái tôn duy nhất. Có rất nhiều cách khác có thể kể đến như:
  • Trám bằng keo chống dột
  • Xuyên ốc bắt gioăng cao su vào các lỗ thủng
  • Trám nhựa đường
  • Lợp một lớp tôn khác lên, bắn ri vê rồi trám và sơn xung quannh

Ưu nhược điểm khi dùng băng keo

Dùng băng keo siêu dính để dán sẽ có những ưu điểm lớn là:
  • Thi công nhanh
  • Phù hợp với nhiều kiểu nguyên nhân thấm dột mái tôn
  • Giá thành nhân công rẻ, thậm trí nếu chỉ thủng vài chỗ thì tự người nhà làm được.
  • Bền hơn so với việc trám bằng keo trước đây, do băng keo có lớp phản xạ nhiệt và lớp màng PU ngoài
  • Nhược điểm: Không thể chống thấm ngược

Hình ảnh thi công

Dưới đây chúng tôi cũng sưu tập những hình ảnh về chống dột mái tôn, vá lỗ thủng mái tôn ở Việt Nam và khắp thế giới để các bạn tham khảo và nhận thấy tính tiện lợi của phương pháp này:

Một lỗ thủng do vít bắn tôn

Một miếng tôn con mới có lỗ thủng do được tháo ra từ mái nhà cũ. Lỗ thủng này do các vít bắn tôn bắn vào xà gồ trước đây gây ra

Vết rỉ

Các đầu mũi vít của vít bắn tôn lâu ngày bị gỉ do nước mưa thường bị bao xung quanh do lực căng mặt ngoài, không chảy đi ngay sau cơn mưa. Các đầu mũ này nê được dán lại bằng băng


Dán lên lớp keo cũ

Những lỗ thủng hoặc vết tác có thể gây ra do thiên tai, hoặc lớp keo đã bị giòn hóa

mái tôn vị gãy rách

mái tôn bị gãy rách do va chạm

Dán lại mái tôn bằng băng chống dột

Các vết rách được chống dột bằng băng keo

Dùng đèn khò

Vào một ngày mưa ẩm, người thợ này dùng giẻ lau và đèn khò để khò khô trước khi dán

Xử lý mái nhà xưởng

Xử lý thấm ở trên mái tôn khu công nghiệp

Dán băng dính chỗ tiếp giáp

Sửa lại một mái tôn cũ,người thợ này cẩn thận dán băng tất cả chỗ giáp mí tôn

Lưu ý an toàn khi thi công

  • mái tôn khá trơn, khi thi công ở các mái cao, nên có dây bảo hộ
  • Nên dẫm vào các vị trí đinh bắn tôn vì chỗ đó có xà gồ
  • Sử dụng một găng tay cơ khí đạt chuẩn EN 338:2016 để chống tôn cắt vào tay và cũng không dính chắc vào lớp cao su của băng keo. Ngoài cửa hàng kim khí gọi các găng tay này là găng tay chú tễu hoặc găng tay 338 vì có số 338 ở trên găng tay.
 
gọi Miễn Phí