Sửa chữa động cơ xe máy và những kỹ năng cơ bản bạn cần biết khi tháo rời và làm sạch - Hùng Lê

Đăng lúc: , Cập nhật

Động cơ là nguồn năng lượng giống như trái "tim" của xe máy, là bộ phận phức tạp nhất, yêu cầu chính xác nhất, đồ sộ nhất, đồng thời cũng dễ xảy ra sự cố nhất của xe máy. Trong tất cả các sự cố mà xe máy gặp phải thì trên 80% sự cố đều liên quan đến động cơ. Do đó những người thợ cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản về sửa chữa động cơ của xe máy. Trong bài viết này tác giả Hùng Lê sẽ hướng dẫn các bạn những kiến thức cơ bản về cách tháo rời và làm sạch động cơ xe máy.

Những lưu ý cơ bản khi tháo rời và làm sạch động cơ xe máy

A. Tháo và làm sạch động cơ

Trước khi tiến hành kiểm tra sửa chữa động cơ ta cần phải tháo rời và vệ sinh sạch sẽ động cơ tuy công đoạn này không yêu cầu tính chất kĩ thuật cao nhưng các bạn cũng cần phải nắm vững những điều cơ bản và một số lưu ý nếu không có thể làm hỏng các linh kiện trong quá trình tháo và làm sạch động cơ xe máy.
Người thợ dù tay nghề lâu năm hay nhập môn cũng cần tuân thủ các bước cơ bản khi tháo rời và làm sạch động cơ
Người thợ dù tay nghề lâu năm hay nhập môn cũng cần tuân thủ đúng đủ các bước cơ bản khi tháo rời và làm sạch động cơ

1. Tháo động cơ

Trước khi sửa động cơ, phải tháo động cơ trên khung xe xuống. Do sự khác biệt về cấu tạo của các loại động cơ và khung xe nên phương pháp và trình tự tháo cũng không giống nhau. Dưới đây là trình tự tháo thông thường:
 
(1) Tháo động cơ phải tiến hành sau khi máy nguội hoàn toàn, nếu không sẽ làm cho một số phụ tùng bị biến dạng, như độ uốn của nắp xi lanh bị biến dạng.
(2) Đóng khóa bình xăng, tháo ống dẫn xăng
(3) Xả hết dầu bôi trơn trong hộp trục khuỷu và hộp số.
(4) Tháo, nới toàn bộ phần nối với động cơ: giá đỡ nối động cơ với khung xe, dây cáp điều khiển của bộ chế hòa khí, dây cáp điều khiển của bộ li hợp, trục dẻo của đồng hồ đo tốc độ, dây dẫn, ống dẫn dầu,...
(5) Tháo bộ lọc không khí.
(6) Tháo dây xích hoặc trục truyền động. Phương pháp tháo trục truyền động là: tháo bánh sau, nới lỏng vỏ che sau. Nới lỏng vỏ che là có thể day trục truyền động sau, đẩy trục truyền động ở chỗ để tròn của bộ đóng ngắt (công tắc tự động), để trục truyền động long ra khỏi để tròn bằng cao su của bộ đóng ngắt.
(7) Tháo ống xả khí.
(8) Tháo 2 đinh ốc lắp ráp của động cơ.
(9) Nhấc động cơ xuống.
Khi tháo động cơ xe máy để sửa chữa ta cần phải thực hiện đúng theo trình tự của từng loại xe do nhà sản xuất cung cấp
Khi tháo động cơ xe máy để sửa chữa ta cần phải thực hiện đúng theo trình tự của từng loại xe do nhà sản xuất cung cấp

Trong quá trình tháo cần lưu ý: trước khi tháo phải dùng chổi cọ và nước để rửa sạch bụi bẩn bên ngoài động cơ, đối với vết dầu mỡ không thể rửa bằng nước thường thì có thể dùng dầu khoáng nhẹ (xăng, dầu hỏa đều được) để rửa. Ngoài ra, trước khi xả dầu bôi trơn, nếu động cơ vẫn hoạt động thì tốt nhất để chạy rốt-đa chừng 10 giây mới xả hết dầu, lúc này có thể coi việc xả dầu là bước đầu tiên của quá trình tháo.

2. Tháo rời động cơ

Việc tháo rời động cơ không yêu cầu kỹ thuật cao, cũng không cần đến các thiết bị và dụng cụ phức tạp. Do vậy, việc tháo rời động cơ thường không được mọi người quá chú trọng, thế nhưng nếu làm hỏng linh kiện do sơ ý trong quá trình tháo đôi khi thậm chí còn nghiêm trọng đến mức không thể sửa được.

Do vậy, khi tháo rời động cơ cần lưu ý
  • Phải thao tác hết sức cẩn thận, không được gõ đập, không được cạy bề mặt liên kết.
  • Khi không sử dụng được các dụng cụ thông dụng thì nhất định phải dùng dụng cụ chuyên dụng.
  • Bộ phận nào có thể dùng cờ lê kiểu ống vặn thì tuyệt đối không được dùng cờ lê vặn bình thường, càng không được dùng cờ lê.
  • Đối với ốc vít vặn rất chặt thì trước tiên có thể dùng dụng cụ chuyên vặn ốc vít đặc biệt để nới vít ra, sau đó dùng tua vít thường để vặn.
Khi tháo rời động cơ cần đảm bảo cẩn thận sử dụng đúng dụng cụ tránh làm hỏng linh kiện bên trong
Khi tháo rời động cơ cần đảm bảo cẩn thận sử dụng đúng dụng cụ tránh làm hỏng linh kiện bên trong
 
Để nâng cao hiệu suất, bảo đảm chất lượng, hạ thấp yêu cầu đối với địa điểm làm việc và dụng cụ thì phải sắp xếp một quy trình công nghệ hợp lý đối với việc tháo rời động cơ. Tuy nhiên do sự khác biệt về kết cấu động cơ, nên quy trình công nghệ này không thể rập theo một khuôn mẫu, mà phải nắm bắt thật linh hoạt và chọn lựa trình tự thao tác hợp lý nhất. Hiện nay, xe máy ở nước ta thường sử dụng động cơ 2 kỳ đơn xi lanh, động cơ 4 kỳ 2 xi lanh và động cơ 4 kỳ đơn xi lanh. Ở đây chỉ nói về trình tự tháo 2 loại động cơ 2 kỳ đơn xi lanh và 4 kỳ 2 xi lanh.

2.1 Tháo động cơ 2 kỳ đơn xi lanh

Thao tác cụ thể sẽ được giải thích thông qua ví dụ về xe NF125, các loại tương tự có Suzuki AX100, Yamaha RX125, Yamaha DX100.
1. Tháo đầu xi lanh và xi lanh
  • Tháo 4 đai ốc trên đầu xi lanh, trình tự nới lỏng đai ốc phải tiến hành theo nguyên tắc đối xứng, phải sử dụng chìa vặn kiểu ống lồng chuyên dụng.
  • Tháo đầu xi lanh, vòng gioăng đầu xi lanh.
  • Tháo xi lanh, gioăng xi lanh.
2. Tháo pít tông
  • Dùng kìm mỏ nhọn tháo vòng hãm ở hai đầu chốt pít tông.
  • Tháo chốt pít tông, độ chặt liên kết (<0,01 mm) giữa chốt pít tông với mấu chốt pít tông phải sử dụng dụng cụ tháo chốt pít tông chuyên dụng (vam). Nếu không có cảo chuyên dụng thì có thể dùng que kim loại và búa để tháo chốt pít tông. Lúc này phải dùng tay chặn pít tông, không để cho lực tác dụng vào thanh truyền, để tránh làm cho thanh truyền bị cong.
  • Tháo pít tông, vòng găng pít tông.
3. Tháo bánh đà từ tính (ma-nhê-tô bánh quay)
  • Tháo cụm vỏ trái (còn gọi là nắp bên trái của hộp trục khuỷu).
  • Theo hình 3-1, dùng dụng cụ kẹp bánh đà giữ chặt bánh đà, sau đó dùng cờ lê chuyên dụng tháo ốc giữ bánh đà, tháo vòng đệm lò xo, vòng đệm phẳng (dẹp).
 
Hình 3-1: Tháo ốc cố định bánh đà
Hình 3-1: Tháo ốc cố định bánh đà
1 - Dụng cụ kẹp bánh đà; 2 - Ốc cố định bánh đà
  • Theo hình 3-2, xoay thiết bị tháo bánh đà chuyên dụng sang trái để tháo bánh đà, tháo chốt bán nguyệt.
  • Dùng tua vít bốn cạnh tháo ốc cố định để máy từ điện.
  • Tháo dây nối của bộ tiếp xúc số 0.
  • Tháo cụm để máy từ điện
4. Tháo bộ li hợp
  • Tháo cần khởi động, nắp bên phải (còn gọi là bộ tách dầu), vỏ bên phải (còn gọi là nắp phải của hộp trục khuỷu).
Hình 3-2: Tháo bánh đà
Hình 3-2: Tháo bánh đà
1 - Dụng cụ tháo bánh đà chuyên dụng 2 - Bánh đà
  • Tháo 4 chốt lò xo của bộ li hợp, gioăng đệm và lò xo, sau đó tháo nắp đệm (nắp bít), đĩa ma sát, đĩa ma sát dẫn động và gioăng cao su.
  • Lấy giẻ lau nhét vào giữa bánh răng của cụm bánh răng truyền động và vỏ cố định bánh răng kép của bộ li hợp, dùng cờ lê chuyên dụng tháo ốc giữ bánh răng truyền động, sau đó tháo miếng đệm và bánh răng truyền động, chốt dẹp.
  • Dùng dụng cụ cố định bộ li hợp chuyên dụng để chụp lên vai trục (vành tì của trục) của đĩa ma sát dẫn động, để vai trục của đĩa ma sát dẫn động luôn cố định, sau đó lại dùng cờ lê chuyên dụng tháo cụm ốc của bộ li hợp, như hình 3-3.
Hình 3-3: Tháo cụm ốc của bộ li hợp
Hình 3-3: Tháo cụm ốc của bộ li hợp
5. Tháo cơ cấu khởi động
  • Dùng kìm mỏ nhọn kẹp móc kéo lò xo hoàn lực, sau đó tháo trục khuỷu khởi động.
  • Dùng kìm chuyên dụng tháo vòng hãm, tháo bánh răng giữa.
6. Tháo cụm tay kéo đẩy
  • Tháo vòng hãm của trục điều khiển tốc độ (ở bên trái động cơ).
  • Tháo lò xo hoàn lực, tháo cụm tay kéo đẩy.
  • Tháo lò xo định vị bánh.
7. Tháo rời hộp trục khuỷu
  • Từ thân máy bên trái tháo toàn bộ ốc nối và nắp trái của trục cam trên nắp máy, tháo vòng đệm hở.
  • Lắp dụng cụ tháo hộp trục khuỷu vào trong lỗ ren tháo ốc trên thân máy bên phải, cố định kích vít (nong hàm), chú ý phải để cho phần chuôi dụng cụ song song với thân máy, như hình 3-4.
Hình 3-4: Tháo 2 bên hộp trục khuỷu
Hình 3-4: Tháo 2 bên hộp trục khuỷu
1 - Dụng cụ tháo rời hộp trục khuỷu; 2 – Kích vít
  • Dùng búa gỗ gõ nhẹ lên những bề mặt không liên kết, đồng thời xoay tay cầm của kích vít là có thể tháo được cụm thân máy bên phải.
8. Tháo hộp số
Tháo mấu trước hộp tốc độ, trục phụ và trống truyền động.
9. Tháo cụm thanh truyền trục khuỷu
Dùng dụng cụ tháo trục khuỷu để ấn và tháo cụm thanh truyền. Nghiêm cấm dùng búa sắt gỗ trực tiếp lên trục khuỷu.

2.2 Tháo động cơ 4 kỳ 2 xi lanh

Thao tác cụ thể được giải thích qua ví dụ về tháo động cơ của xe CJ750.
1. Tháo hệ thống truyền động.
2. Tháo bộ chế hòa khí của xi lanh trái, phải.
3. Tháo bộ li hợp.
  • Tháo vít giữ đĩa đỡ bộ li hợp, trước tiên nới lỏng 2 vít đối nhau nhưng không được tháo rời. Sau đó vặn 4 vít khác, cuối cùng tháo 2 vít đã được nới lỏng.
  • Tháo đĩa đỡ bộ li hợp, đĩa gắn biến mô của cụm tấm ma sát, tấm ép và lò xo li hợp.
4. Nới lỏng bánh đà.
Mở tấm khóa ốc cố định bánh đà, để bánh đà cố định trên giá đỡ (chân chống), hoặc kẹp một đầu của cờ lê thường lên bu-lông nổi, một đầu chồng lên thân hộp trục khuỷu, sao cho khi tháo ốc cố định bánh đà thì bánh đà không chuyển động theo. Sau khi nối ốc thì tạm thời không thảo, sau đó dùng cảo để nới bánh đà, cũng không được tháo ra, vì vẫn phải dùng nó làm trục truyền động.
5. Tháo nắp trước, bộ chia điện, dây dẫn cao áp, cuộn tăng áp, bugi và nắp khoang bánh răng.
6. Tháo cụm máy phát điện.
7. Tháo cụm xi lanh.
  • Dùng chìa vặn chuyên dụng để tháo đầu xi lanh.
  • Vặn ốc giữ nắp khoang van, tháo nắp khoang van.
  • Chuyển động bánh đà để pít tông di chuyển đến vị trí điểm dừng rồi tháo xi lanh trái, phải.
8. Tháo cụm pít tông.
  • Dùng kìm mũi nhọn tháo khóa chốt pít tông.
  • Dùng dụng cụ chuyên dụng để tháo chốt pít tông. Nếu không có dụng cụ chuyên dụng thì có thể dùng que nhôm hoặc thanh gỗ cứng để gạt chốt ra, nhưng phải dùng một tấm gỗ để chống ở mặt bên kia của pít tông, để tránh làm hỏng pít tông và làm cong thanh truyền.
  • Nếu không phải thay pít tông và chốt pít tông đã tháo ra thì phải đánh dấu, không được nhầm pít tông trái và phải, để tránh làm hỏng bế mặt mài ban đầu.
Tháo cụm pittong cần sử dụng đến các dụng cụ chuyên dụng để tháo
Tháo cụm pittong cần sử dụng đến các dụng cụ chuyên dụng để tháo
9. Tháo vít cố định bánh răng truyền động của bơm dầu, sau đó tháo bánh răng truyền động và cần truyền động.
10. Tháo tấm ép rãnh dẫn, rút 4 cụm rãnh dẫn ra.
11. Tháo bánh răng truyền động.
Mở tấm chắn đinh ốc cố định bánh răng truyền động ở phía trước trục khuỷu, dùng tua vít kẹp giữ bánh răng định giờ (bánh răng điều phối) thông qua lỗ khoan giảm tải của bánh răng định giờ, sau đó nới ốc cố định bánh răng truyền động, dùng cảo để tháo bánh răng truyền động.
12. Tháo cụm trục cam.
Thông qua lỗ khoan giảm tải của bánh răng định giờ, dùng tua vít tháo ốc trên mũ ổ trục của trục cam, sau đó rút cụm trục cam ra. Nếu do vòng ngoài của vòng bi có độ chặt nên không thể rút ra được thì có thể dùng thanh nhôm hoặc thanh đồng xuyên qua lỗ khoan lắp đặt bánh răng truyển động của bơm dầu rồi gõ lên cam.
13. Tháo giá đỡ sau.
  • Vặn ốc cố định bánh đà, tháo bánh đà.
  • Tháo ốc bắt giá đỡ sau, dùng cảo tháo giá đỡ sau. Nếu không có cảo thì có thể dùng thanh đồng xuyên vào lỗ khoan bắt xi lanh trái, phải của hộp trục khuỷu rồi dùng lực thích hợp gỗ lên giá đỡ sau.
14. Tháo cụm trục khuỷu.
  • Dùng miếng nhôm hoặc miếng đồng đệm vào đầu trên ở nửa phía trước của trục khuỷu, sau đó dùng búa gõ lên miếng đệm, để trục khuỷu long ra khỏi vòng bi trước. Lưu ý không được làm hỏng lỗ nhọn đầu ở nửa phía trước, vì nó là hệ lỗ cơ bản để đo độ nhảy cổ ngông của cụm trục khuỷu.
  • Từ từ tháo cụm trục khuỷu.
  • Tháo mũ ổ trục trước, tháo vòng bi trước.
15. Tháo máng dầu và bơm dầu.
Sau khi tháo rời các linh kiện của động cơ, phải phân loại để làm sạch, kiểm tra rồi tiến hành khâu sửa chữa cần thiết.

3. Làm sạch linh kiện của động cơ

Khâu làm sạch linh kiện của động cơ thông thường được chia thành làm sạch dầu và làm sạch muội than.
Để làm sạch động cơ hiệu quả nhất ta phải xử lý được dầu nhờn và muội than
Để làm sạch động cơ hiệu quả nhất ta phải xử lý được dầu nhờn và muội than

3.1 Làm sạch dầu bám trên linh kiện bằng kim loại

Có hai cách làm sạch dầu, đó là nguội và nhiệt.

(1) Dùng xăng hoặc dầu hỏa để làm sạch, dụng cụ là một cái khay đựng dầu, một cái chổi cọ và một cái gáo có lỗ. Đó là phương pháp làm sạch theo kiểu nguội.

(2) Phương pháp làm sạch theo kiểu nhiệt là dùng dung dịch kiểm (cách pha chế xem bảng 3 - 1 ), gia nhiệt lên 70-90°C, để ngâm linh kiện chừng 10 giây, sau đó lấy ra xả nước rửa sạch dung dịch kiềm. Hiệu quả tương đương như phương pháp làm sạch theo kiểu nguội, nhưng lại ít tốn kém và khó gây hỏa hoạn, cho nên được ứng dụng rộng rãi. Điều cần lưu ý là, dung dịch có chứa hàm lượng lớn chất kiểm (xút ăn da) sẽ ăn mòn các linh kiện bằng hợp kim nhôm, cho nên cách pha chế trong bảng khác với các linh kiện bằng gang và thép, do vậy không được dùng lẫn lộn.
Bảng 3-1: Chất tẩy rửa
Bảng 3-1: Chất tẩy rửa

3.2 Làm sạch linh kiện phi kim loại

Khi làm sạch các linh kiện phi kim loại, phải căn cứ vào vật liệu của linh kiện mà lựa chọn phương pháp tương ứng. Các linh kiện bằng cao su phải làm sạch bằng cồn hoặc dung dịch tẩy rửa kim loại pha loãng, chứ không được dùng xăng hoặc dầu hỏa để làm sạch, để tránh làm linh kiện biến dạng. Đối với tấm ma sát li hợp thì có kiểu khô hoặc nhúng dầu. Đối với kiểu nhúng dầu thì dùng xăng sạch để rửa. Còn kiểu khô thường không rửa, nếu bị dính dầu mỡ thì có thể ngâm trong xăng sạch tầm 2 tiếng, sau đó dùng hơi nén khô để sấy, sau đó lại gia nhiệt lên 80-120°C để sấy, cuối cùng dùng vải ráp đánh sạch lớp cháy trên bề mặt tấm ma sát.

3.3 Làm sạch muội than

Xăng và dầu nhớt khi đốt cháy thường không thể cháy hết hoàn toàn. Thời gian sử dụng dài thì có thể để lại muội than trên bề mặt buồng đốt của đầu xi lanh, đầu pít tông, vòng găng pít tông và rãnh, đầu và chân van, và vùng gần cực điện của bugi.
Muội than tích tụ trong động cơ lâu ngày sẽ làm giảm hiệu suất động cơ thậm chí dẫn tới hỏng hóc nếu không được vệ sinh bảo dưỡng định kì
Muội than tích tụ trong động cơ lâu ngày sẽ làm giảm hiệu suất động cơ thậm chí dẫn tới hỏng hóc nếu không được vệ sinh bảo dưỡng định kì

- Làm sạch muội than có thể lần lượt sử dụng 2 phương pháp cơ khí và hóa học, hoặc cũng có thể sử dụng kết hợp.

(1) Phương pháp cơ khí
Khi làm sạch muội than trên buồng đốt của xi lanh, đầu pít tông và lỗ thoát khí của xi lanh thì có thể dùng bánh mài (đá mài cầm tay) mài răng cưa, sau đó mài đoạn đầu thành cung tròn để làm dụng cụ cạo muội than. Trong quá trình làm sạch, phải thao tác cẩn thận, tránh cạo trầy bề mặt linh kiện. Khi làm sạch muội than ở rãnh vòng găng pít tông, có thể dùng vòng găng pít tông bị gãy rồi mài phẳng mặt bị gãy, giữ nguyên cạnh nhọn làm dụng cụ cạo muội than. Đối với muội than ở xung quanh điện cực của bugi thì dùng miếng nhôm cứng hoặc thanh tre để cạo.

(2) Phương pháp hóa học
Dùng dung dịch hóa học như trong bảng 3-2, gia nhiệt lên 80-90°C, ngâm linh kiện để muội than mềm ra, sau đó dùng chổi cọ hoặc vải cũ lau thật sạch. Sau khi làm sạch muội than, đối với linh kiện bằng hợp kim nhôm còn phải dùng nước nóng để rửa sạch dung dịch hóa học.
 
Bảng 3-2: Cách pha chế dung dịch hóa học

4. Kiểm tra linh kiện của động cơ

Sau khi làm sạch các linh kiện của động cơ, cần phải tiến hành kiểm tra. Mục đích kiểm tra là để xác định xem linh kiện đó có phải sửa hoặc báo hỏng hay không. Phương pháp kiểm tra linh kiện có 3 cách, là phương pháp trực quan, phương pháp đo và phương pháp thăm dò hỏng hóc.

4.1 Phương pháp trực quan

Phương pháp trực quan không cần đến máy móc và các dụng cụ khác, chỉ cần dựa vào cảm giác của người thợ để kiểm tra và phán đoán tình trạng kỹ thuật của linh kiện. Phương pháp này vừa dễ vừa đơn giản, nên được ứng dụng rộng rãi trong ngành sửa chữa xe máy. Phương pháp trực quan được phân làm phương pháp quan sát bằng mắt, phương pháp đối chiếu (so sánh) và phương pháp gõ nghe tiếng kêu.
Những người thợ lành nghề lâu năm có thể kiểm tra hỏng hóc động cơ bằng phương pháp trực quan một cách nhanh chóng
Những người thợ lành nghề lâu năm có thể kiểm tra hỏng hóc động cơ bằng phương pháp trực quan một cách nhanh chóng
  • Phương pháp quan sát bằng mắt thường: quan sát tỉ mỉ bề mặt các linh kiện, xác định xem linh kiện đó có bị hỏng nặng, bị nứt, bong tróc, bề mặt giảm độ cứng, bị ăn mòn hay bị biến dạng không. Đối với các linh kiện bằng cao su thì trọng điểm kiểm tra là xem có bị biến chất (hỏng) hay không.
  • Phương pháp đối chiếu: dùng các linh kiện chuẩn mới đối chiếu với các linh kiện cần kiểm tra, thông qua phương pháp đối chiếu để xác định tình trạng kỹ thuật của linh kiện cần kiểm tra.
  • Phương pháp gõ nghe tiếng kêu: đối với linh kiện dạng đĩa hoặc vỏ hộp, để xác định xem có bị nứt hay không, hay các linh kiện bắt vít có bị lỏng hay không, đều có thể dùng búa nhỏ gỗ để nghe tiếng kêu, nếu tiếng kêu trong và vang thì chứng tỏ tình trạng kỹ thuật của linh kiện vẫn tốt, nếu tiếng kêu không vang thì chứng tỏ linh kiện đã bị nứt hoặc bị long chỗ nối.

4.2 Phương pháp đo

Dùng dụng cụ đo, máy móc đo sự thay đổi kích thước và hình dạng của linh kiện, để có được thông số tinh xác, đối chiếu với phạm vi cho phép sử dụng là có thể xác định được tình trạng kỹ thuật của linh kiện đó. Phương pháp này có độ chuẩn xác cao, nhưng trước khi đo phải kiểm tra cẩn thận độ tinh xác của dụng cụ đo, đồng thời chọn vị trí đo hợp lý.

4.3 Phương pháp thăm dò hỏng hóc

Khi kiểm tra hỏng hóc bên trong linh kiện thì có thể dùng phương pháp này. Phương pháp đơn giản nhất đó là ngâm dầu rồi gõ, tức là trước tiên ngâm linh kiện cần kiểm tra vào trong dầu hỏa vài phút, sau đó lấy ra rồi lau khô bề mặt linh kiện, rắc đều bột hoạt thạch lên trên bể mặt linh kiện, sau đó dùng búa sắt nhỏ gỗ nhẹ lên bề mặt không làm việc của linh kiện đó. Do gõ búa nên linh kiện bị rung, nếu linh kiện bị nứt thì dầu ngấm trong kẽ nứt sẽ bắn ra và làm ố vàng bột hoạt thạch trên bề mặt, từ đó sẽ hiện ra một vết màu vàng ở chỗ bị nứt.
 
 
gọi Miễn Phí