Các dấu hiệu và phương pháp phán đoán sự cố của động cơ xe máy - Hùng Lê

Đăng lúc: , Cập nhật

Xe máy là một trong những phương tiện lưu thông chính trong giao thông đường bộ Việt Nam, hiện nay hầu hết mỗi gia đình cũng sở hữu ít nhất một chiếc xe máy. Do đó việc nâng cao hiểu biết về các kỹ năng phán đoán, nhận biết các dấu hiệu về sự cố của động cơ xe máy là điều rất cần thiết đối với cả những người sử dụng thông thường và cả những người thợ chuyên nghiệp. Bài viết dưới đây của tác giả Hùng Lê sẽ cung cấp những kiến thức đó một cách đơn giản, dễ hiểu nhất cho các bạn.

Các mô thức về sự cố động cơ thường gặp ở xe máy

I. Dấu hiệu và phương pháp phán đoán sự cố của động cơ

1. Dấu hiệu xảy ra sự cố ở động cơ

1.1 Những sự cố thường gặp và phân loại

Thông thường sự cố ở xe máy có thể phân thành 4 mô thức là:

  • Hư hỏng nguy hiểm 
  • Hư hỏng nghiêm trọng
  • Hư hỏng thông thường 
  • Hư hỏng nhẹ.
Việc phân loại các mô thức sự cố ở động cơ xe máy giúp quá trình phán đoán và sửa chữa trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn
Việc phân loại các mô thức sự cố ở động cơ xe máy giúp quá trình phán đoán và sửa chữa trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn

Phân loại và nội dung cụ thể của mô thức hư hỏng là:

- Nếu ảnh hưởng đến độ an toàn khi chạy xe, gây tai nạn về người, làm cho các phụ tùng chính bị hỏng, gây tổn thất về kinh tế, hoặc gây nguy hại nghiêm trọng đến môi trường xung quanh được coi là => hư hỏng nguy hiểm.

- Nếu ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của động cơ xe máy hoặc sự an toàn khi chạy xe, khiến cho các phụ tùng chính và các linh kiện bị hỏng, hoặc tính năng kém, lại không thể sử dụng các dụng cụ mang sẵn theo xe và trong thời gian ngắn dễ làm hỏng linh kiện thay thế (chừng 30 giây) thì gọi là => hư hỏng thông thường.

- Nếu không làm chết máy hoặc giảm tính nang, không cần thay thế linh kiện, dùng các dụng cụ mang theo xe là có thể loại bỏ dễ dàng sự cố trong thời gian ngắn (5-10 giây) thì được gọi là => hư hỏng nhẹ.

1.2 Các linh kiện làm cho động cơ xe máy gặp sự cố.

  • Nứt gãy khung xe, nứt gãy điểm chống chính của khung xe, khiến cho xe không thể chạy bình thường. 
  • Hệ thống phanh không nhạy, trong quá trình chạy cần đạp phanh bị gãy, gây ra sự cố nghiêm trọng.
  • Trục khuỷu bị gãy, trong quá trình chạy trục khuỷu bỗng nhiên bị gãy, làm hỏng hộp trục khuỷu, khiến cho toàn bộ hộp động cơ bị hỏng.
  • Thanh truyền bị gãy, làm cho pít tông, xi lanh và hộp trục khuỷu bị hỏng.
  • Chốt pít tông bị gãy, làm cho pít tông, thanh truyền và thân xi lanh bị hỏng.
  • Pít tông bị vỡ, làm cho thân xi lanh, đầu xi lanh và hộp trục khuỷu bị hỏng.

1.3 Linh kiện làm cho động cơ xe máy bị hư hỏng nghiêm trọng.

  • Động cơ không thể khởi động, phải thay các linh kiện chính mới hoạt động trở lại. 
  • Van bị mòn, van đóng không chặt, đã tiến hành mài nhưng không hết mà phải thay.
  • Ống lót xi lanh dính vào xi lanh, pít tông gặp nhiệt độ cao thì phần phía sau nóng chảy rồi dính vào ống lót xi lanh, hoặc dính vào đầu xi lanh, cần phải thay pít tông và ống lót xi lanh.
  • Trục khuỷu cong biến dạng, làm cho vòng bi chính bị hỏng, cần phải thay.
  • Pít tông bị vỡ, nghiêm trọng cần phải thay.
  • Bộ truyền lực (hộp số truyền động) và bánh răng bị hỏng, trục chính và trục phụ bị gãy hoặc linh kiện của bánh răng bị hỏng, làm cho thân hộp trục khuỷu bị hỏng.

1.4 Linh kiện làm cho động cơ xe máy bị hư hỏng thông thường.

  • Động cơ quá nóng gây chết máy, không gây ra các sự cố khác.
  • Ống lót xi lanh do bị kéo nên xuất hiện các vết kéo xước, không phải thay, có thể sửa chữa.
  • Thiết bị kéo căng mất hiệu lực, không thể điều chỉnh để sử dụng, cần phải thay.
  • Phớt chặn dầu của trục khuỷu bị hỏng, gây rò hơi rỉ dầu, cần phải thay.
  • Bề mặt cam trên trục cam hơi mòn, vẫn có thể dùng tiếp.
  • Bộ chế hòa khí hoạt động bất thường, van mất hiệu lực hoặc kim xăng chính bị hỏng nặng, vòi phun đo có dị vật,... phải làm sạch hoặc thay.

1.5 Linh kiện làm cho động cơ xe máy bị hư hỏng nhẹ.

  • Động cơ không thể khởi động, không thay linh kiện mà trong thời gian ngắn có thể loại trừ.
  • Độ lỏng của vít điều chỉnh độ hở van lớn, sau khi điều chỉnh thì hết.
  • Dây xích truyền động trục cam bị long, sau khi điều chỉnh thì hết.
  • Bộ chế hòa khí chạy rà (chạy không tải) không ổn định, sau khi điều chỉnh thì hết.
  • Bộ li hợp mất hiệu lực, điều chỉnh cơ cấu phân li thì hoạt động bình thường.
  • Nút xả dầu bị rỉ dầu, sau khi lắp chặt thì hết.
Suy ra: Xét về góc độ sử dụng có thể thấy, hỏng hóc động cơ xe máy có thể phân thành 2 loại chính, đó là hỏng hóc dạng giảm tính năng (như chạy rà không ổn định, tính năng khởi động không tốt, động cơ vận hành quá nóng, gia tốc không có lực, lượng tiêu hao xăng dầu quá nhiều, xả khói, lượng xả quá mức tiêu chuẩn, tiếng ồn quá lớn) và hỏng hóc dạng mất tính năng (như không chạy rà, không thể khởi động, phụ tùng nứt gãy, động cơ do quá nóng mà chết máy, hoặc do đường dây điện bị chập mạch, hở mạch gây tắt máy giữa đường).

Lưu ý:
Trong mô thức hỏng hóc động cơ xe máy còn bao gồm hiện tượng tính năng của một số bộ phận nào đó bị mất hiệu lực. Vì mức độ có hạn nên ở đây chỉ đưa ra mấy trường hợp:
  • Nứt rạn: hiện tượng nứt từng đường nhỏ có thể nhìn thấy trên bề mặt linh kiện hoặc phụ tùng làm ảnh hưởng đến cường độ của linh kiện.
  • Mài mòn: hiện tượng do quá nóng hoặc giữa 2 linh kiện cọ xát có tạp chất, khi 2 linh kiện chuyển động tương đối thì trên bề mặt cọ xát hình thành hiện tượng mài mòn theo chiều chuyển động trượt.
  • Biến chất: hiện tượng dầu mỡ bôi trơn hoặc linh kiện phi kim loại do nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài làm thay đổi đặc tính vật lý hoặc hóa học ban đầu.
  • Tắc hơi xăng: hiện tượng do nhiệt độ cao làm cho xăng hoặc dầu phanh hóa khí trong ống dẫn, làm cho động cơ hoặc hệ thống phanh thủy lực không thể hoạt động bình thường.

2. Phương pháp chẩn đoán hỏng hóc động cơ

Nguyên nhân gây hỏng hóc động cơ xe máy tương đối phức tạp, có nguyên nhân gây hỏng hóc có tới vài chục loại (như nguyên nhân làm cho động cơ không thể khởi động, động cơ chạy yếu có tới hơn 20 loại), có loại thì chỉ một nguyên nhân mà gây ra nhiều hiện tượng hỏng hóc (như vòng găng pít tông bị mài mòn khiến cho độ hở vượt quá giới hạn, làm cho động cơ khó khởi động, động cơ chạy yếu, lượng tiêu hao xăng và dầu máy quá cao). Do vậy, muốn phán đoán nhanh và chính xác sự cố là tương đối khó, điều này đòi hỏi người phán đoán phải nắm vững cấu tạo, nguyên lí hoạt động và các kiến thức liên quan khác về động cơ xe máy, đồng thời phải có kỹ năng thao tác và kinh nghiệm thực tiễn nhất định.
Động cơ xe máy là một bộ phận nhiều chi tiết và phức tạp, cần nhiều kinh nghiệm nắm vững chuyên môn để phán đoán các sự cố hỏng hóc
Động cơ xe máy là một bộ phận nhiều chi tiết và phức tạp, người thợ cần nhiều kinh nghiệm nắm vững chuyên môn để phán đoán các sự cố hỏng hóc
Thợ sửa chữa cũng giống như bác sỹ, tức phải thông qua mọi hiện tượng hỏng hóc bên ngoài của xe, rồi tỉ mỉ phân tích để tìm ra manh mối của sự cố, đồng thời sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra, phán đoán trạng thái thực tế của xe, sử dụng các phương pháp sửa chữa hoặc thay thế linh kiện để khôi phục tình trạng kỹ thuật của xe. Nội dung cơ bản như sau:
  • Trước tiên phải liệt kê toàn bộ các hiện tượng gây sự cố.
+ Vận hành có tốt không?
+ Có tiếng kêu khác thường?
+ Hoặc bộ tiêu âm xả khí nổ hoặc bốc khói.
  • Liệt kê loại hình sự cố
+ Nếu là dạng giảm tính năng thì giảm tính năng nào hoặc giảm những tính năng nào.
+ Nếu là dạng mất tính năng thì tính năng nào hoặc những tính năng nào bị mất.
  • Tìm ra mối liên hệ giữa sự cố đó với các tính năng khác của xe máy.
Ví dụ: Như tốc độ xe chạy nhanh chậm, vận tốc quay cao thấp của động cơ, tình trạng khi khởi động, khi chạy không tải, khi tăng tốc,... và các hiện tượng gây ra sự cố này.
  • Căn cứ vào nguyên lí làm việc của động cơ xe máy, tiến hành kiểm tra và tháo dỡ có chọn lọc, đồng thời tiến hành các khâu kiểm tra cần thiết, để qua đó xác định xem nguyên nhân xảy ra sự cố ở đâu, cuối cùng sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện bị mất hiệu lực hoặc hỏng hóc, đến khi xe khôi phục tính năng kỹ thuật vốn có.

- Khi phán đoán sự cố của động cơ xe máy, người ta thường sử dụng 2 phương pháp chính là:
+ Kiểm tra bằng thiết bị máy móc
+ Phán đoán trực quan.
Phương pháp phán đoán trực quan thường được những người thợ lành nghề với nhiều kinh nghiệm sử dụng
Phương pháp phán đoán trực quan thường được những người thợ lành nghề với nhiều kinh nghiệm sử dụng để phán đoạn những hỏng hóc trong động cơ xe máy
 
Phương pháp kiểm tra bằng thiết bị máy móc vẫn chưa phổ biến, còn phương pháp phán đoán trực quan do không bị hạn chế về thiết bị và địa điểm, lại có ưu điểm đơn giản dễ thao tác nên được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sửa chữa và bảo dưỡng xe máy. Tuy nhiên phương pháp phán đoán này có tương đối nhiều nhân tố không xác định, mà tốc độ phán đoán và tính chuẩn xác hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật của người thao tác. Cho nên trước khi vận dụng phương pháp phán đoán trực quan, người thợ trước tiên phải xác định rõ các hiện tượng hỏng hóc, xem có đặc tính và hiện tượng nào kèm theo, tiếp theo căn cứ vào nguyên lý cấu tạo của động cơ xe máy để tiến hành phân tích cụ thể những bộ phận và nguyên nhân có thể xảy ra hỏng hóc. Sau đó lại suy diễn và phân tích từ đơn giản đến phức tạp, từ ngoài vào trong, cuối cùng đưa ra phán đoán chính xác.

- Phương pháp phán đoán trực quan về cơ bản có thể phân thành 6 loại:
+ Cách li
+ Thăm dò
+ Đối chiếu
+ Nghe đoán
+ Cảm giác 
+ Khám phá.

2.1 Phương pháp bằng cách li

Phương pháp kiểm tra cách li chính là để tách rời linh kiện đang nghi ngờ với các linh kiện khác để tiện phân tích và phán đoán. Nói chung, khi tách rời hoặc ngắt khỏi một bộ phận nào đó, nếu hiện tượng hỏng hóc lập tức biến mất thì chứng tỏ sự cố xảy ra tại bộ phận này hoặc bộ phận này trực tiếp ảnh hưởng đến cả hệ thống. Nếu sự cố vẫn tiếp tục thì chứng tỏ sự cố không xảy ra ở đây mà có thể là ở bộ phận khác.
Phương pháp cách li sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra phần linh kiện gặp trục trặc, hỏng hóc trong động cơ
Phương pháp cách li sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra phần linh kiện gặp trục trặc, hỏng hóc trong động cơ

Ví dụ:
  • Khi phán đoán trong hộp trục khuỷu có âm thanh lạ, có thể sử dụng phương pháp tháo rời hộp số truyền động rồi nối với bộ li hợp trong trạng thái hộp số truyền động đang vào số.
+ Nếu lúc này tiếng lạ biến mất thì chứng tỏ bánh răng có hộp số có dấu hiệu khác thường
+ Nếu tiếng lạ vẫn không biến mất thì phải từng bước kiểm tra cụm trục khuỷu, vòng bi chính, bánh răng của máy bơm dầu, bánh răng của bộ li hợp,... để tiện tìm ra nguyên nhân chính làm phát ra tiếng lạ.
  • Ngoài ra, phán đoán đó là tiếng phát ra từ động cơ hay từ các phụ tùng ngoài động cơ, có thể tiến hành thử nghiệm tắt động cơ ở đoạn xuống dốc
+ Nếu lúc này vẫn phát ra tiếng kêu thì chứng tỏ là do phụ tùng ngoài động cơ.
+ Nếu tiếng kêu biến mất thì chứng tỏ là do động cơ phát ra.

2.2 Phương pháp bằng thăm dò

Khi phán đoán sự cố, thông qua biện pháp điều chỉnh có tính thăm dò một số bộ phận nào đó trong phạm vi xảy ra sự cố, hoặc tiến hành thử nghiệm loại bỏ bên ngoài linh kiện bị nghi ngờ xảy ra sự cố để phán đoán xem bộ phận đó có bình thường hay không, phương pháp phán đoán này được gọi là phương pháp phán đoán thăm dò.
Ví dụ:
  • Tại đầu (nắp) xi lanh của động cơ phát ra tiếng kêu, ban đầu nghi là do độ hở van quá lớn, lúc này có thể mở nắp bảo vệ đầu xi lanh rồi nhét bộ căn lá có độ dày vừa phải vào khe hở của van để điều chỉnh phần đầu của đình vít với thân van, thử khởi động động cơ, nếu tiếng kêu nhỏ hẳn hoặc biến mất thì chứng tỏ là do độ hở van quá lớn gây ra.
  • Nếu nghi ngờ trong đầu xi lanh phát ra tiếng lạ thì là do thiết bị làm căng dây xích truyền động trục cam siết quá căng gây ra, lúc này điều chỉnh cho thiết bị làm căng dây xích truyền động trục cam lỏng ra một chút rồi so sánh, thử là biết ngay.
Lưu ý: Khi vận dụng phương pháp thăm dò để phán đoán sự cố, phải ghi nhớ vị trí ban đầu trước khi điều chỉnh của linh kiện, nếu sự cố không phải ở chỗ này thì phải lắp về đúng vị trí, nếu không thì có thể chưa loại bỏ được sự cố cũ lại có thể tăng thêm sự cố mới, gây rắc rối không cần thiết cho việc tìm ra sự cố và lãng phí thời gian sửa chữa.

2.3 Phương pháp bằng đối chiếu

Khi phán đoán sự cố, đem thay linh kiện bị nghi là có vấn đề bằng linh kiện tương tự đang hoạt động bình thường, sau đó tiến hành đối chiếu theo sự thay đổi hiện tượng sau khi thay để phán đoán linh kiện này có vấn đề hay không, phương pháp này được gọi là phương pháp đối chiếu. Phương pháp thay thế đối chiếu này được áp dụng trong trường hợp không thể phán đoán chính xác tình trạng kỹ thuật của các linh kiện. Điều cần chỉ ra là, do trên thị trường xe máy hiện nay có rất nhiều linh kiện là hàng nhái kém chất lượng, nên khi áp dụng phương pháp đối chiếu thay linh kiện thì tốt nhất nên lấy linh kiện của xe khác đang chạy bình thường để thay và đối chiếu, tránh bị mê hoặc bởi các hiện tượng giả tạo mà làm lỡ thời gian bảo dưỡng quý báu.
Ví dụ:
  • Trong quá trình chạy xe, bộ giảm thanh xả khí có hiện tượng nổ, nếu nghi ngờ là do cuộn dây đánh lửa hoạt động không tốt gây ra thì có thể thay cuộn dây mới (hoặc dùng linh kiện trên xe khác đang hoạt động bình thường) rồi tiến hành thử nghiệm. Nếu sự cố sau khi thay không thay đổi thì chứng tỏ hiện tưởng nổ không ở chỗ này, lại tiếp tục thay bugi, thiết bị đánh lửa điện tử,... rồi tiến hành thử nghiệm. Nếu sau khi thay hiện tượng nổ biến mất thì chứng tỏ cuộn dây đánh lửa cũ đã bị hỏng.
Lưu ý: Đối với sự cố xuất hiện ở mạch điện thì khi có đủ điều kiện duy tu thì tốt nhất tiến hành đo bằng đồng hồ vạn năng, đồng thời chú ý hạn chế việc tháo dỡ và thay thế không cần thiết.

2.4 Phương pháp bằng nghe đoán

Phương pháp nghe đoán là phương pháp phán đoán dựa vào đặc điểm âm thanh (như âm điệu, âm lượng, chu kỳ) phát ra khi động cơ xe hoạt động để phán đoán tình trạng kỹ thuật của các linh kiện lắp ráp. Tiếng kêu phát ra khi động cơ hoạt động bình thường có quy luật riêng. Người điều khiển xe thành thạo và thợ sửa xe có kinh nghiệm có thể dựa vào âm thanh phát ra khi các linh kiện làm việc để phán đoán linh kiện đó có làm việc bình thường hay không. Đối với động cơ phát ra âm thanh rõ thì có thể nghe trực tiếp để phán đoán. Nếu âm thanh tương đối hỗn tạp và khó suy đoán thì có thể dựa vào đặc điểm của từng bộ phận phát ra tiếng kêu để suy đoán, cho dù động cơ cùng loại nhưng tiếng kêu của nó phát ra cũng không hoàn toàn giống nhau. Lúc này, phải tỉ mỉ phân biệt âm thanh bình thường và khác thường, mà cho dù có phân biệt được cũng khó xác định được sự cố, điều này đòi hỏi người thợ trong quá trình sửa chữa phải không ngừng tích lũy kinh nghiệm để nâng cao khả năng nghe đoán.
 

Khi phán đoán âm thanh lạ, phải chú ý xem xét các nhân tố sau: 
  • Ảnh hưởng bởi sự thay đổi trạng thái vận hành của các thiết bị truyền động.
  • Ảnh hưởng bởi nhiệt độ hoạt động của động cơ.
  • Ảnh hưởng bởi sự khác biệt về tính năng của linh kiện.
  • Ảnh hưởng bởi điều kiện bôi trơn và làm nguội.
  • Ảnh hưởng bởi chu kỳ hoạt động.
  • Ảnh hưởng bởi thời gian đánh lửa.
=> Đồng thời còn phải chú ý quan sát các hiện tượng kèm theo xảy ra khi phát ra tiếng kêu khác thường, nắm bắt đặc điểm của các hiện tượng này sẽ rất có lợi cho việc phán đoán bộ phận phát ra tiếng kêu.
Ví dụ: vòng găng pít tông phát ra tiếng kêu thì miệng rót dầu (hoặc lỗ thông hơi cacte) sẽ bốc khói có tính chất rung, đồng thời khớp với tần số âm thanh. Nếu ổ trục động cơ bị mòn thì từ mặt bên của que thăm dầu vặn ra có thể thấy mạt kim loại màu vàng hoặc trắng. Nếu xi lanh không đảm bảo độ kín, dùng tay đưa lên miệng rót dầu hoặc lỗ thông hơi cacte thì sẽ cảm nhận được hiện tượng dò khí.

2.5 Phương pháp bằng cảm giác

Trong quá trình sửa chữa, người thường có thể dựa vào cơ quan cảm giác của mình để phán đoán một vài sự cố nào đó. Như có thể chạm tay vào các linh kiện liên quan rồi dựa vào cảm giác để phán đoán nhiệt độ làm việc và độ hở liên kết của nó có bình thường hay không.
  • Thông thường nếu để tay một lúc lâu lên phụ tùng đã chịu nhiệt thì nhiệt độ lúc này tầm 40°C.
  • Nếu cảm thấy bỏng tay nhưng vẫn có thể để yên vài phút thì tầm 50-60°C.
  • Nếu vừa chạm tay đã thấy bỏng rát không chịu nổi thì nhiệt độ của phụ tùng đã lên tới 80-90°C.
  • Nhỏ nước lên phụ tùng để phát ra tiếng “lách tách", nếu lập tức có hiện tượng bốc hơi thì chứng tỏ nhiệt độ đã vượt quá 100°C.
Bằng phương pháp cảm giác ta có thể phán đoán sơ bộ tình trạng linh kiện tuy nhiên vẫn cần chuẩn đoán từ máy móc kĩ thuật
Bằng phương pháp cảm giác ta có thể phán đoán sơ bộ tình trạng linh kiện tuy nhiên vẫn cần chẩn đoán kiểm tra chính xác từ máy móc kĩ thuật
Phương pháp cảm giác khá tiện dụng, nhưng dựa vào cảm giác để phán đoán trạng thái kỹ thuật của các linh kiện trong động cơ xe máy thì chỉ có thể coi là phương pháp bổ trợ, mà cần phải có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, nếu không thì không thể đưa ra phán đoán chính xác.

2.6 Phương pháp thăm dò

Đối với những linh kiện có khiếm khuyết tiềm ẩn, khi chế tạo người ta thường dùng máy móc thăm dò để kiểm tra tình trạng kỹ thuật. Trong ứng dụng thực tế, những người thợ có kinh nghiệm phong phú đã tìm ra một phương pháp tương đối thiết thực và khả thi như sau:
  • Trước tiên cho linh kiện cần kiểm tra vào ngâm trong dầu hỏa hoặc dầu mazut trên 10 giây, sau đó lấy ra lau khô bề mặt linh kiện rồi rắc đều bột hoạt thạch mua ngoài cửa hàng lên bề mặt linh kiện
  • Sau đó dùng búa kim loại nhỏ gõ nhẹ lên bề mặt không làm việc của linh kiện. Do khi gõ lực sẽ tác động làm rung bề mặt của linh kiện, nếu linh kiện bị nứt thì dầu thấm trong khe nứt sẽ tự bắn ra, làm cho bột hoạt thạch rắc trên bề mặt linh kiện nhuốm vàng, từ đó hiện ra vệt màu vàng ở chỗ nứt.
  • Ngoài ra, nếu vết nứt của linh kiện không to, mà rơi xuống đất có tiếng vỡ (tốt nhất đối chiếu với các linh kiện chuẩn khác) thì đồng thời cũng chứng tỏ linh kiện đó có khiếm khuyết tiềm ẩn.

3. Những vấn đề cần lưu ý

Để nâng cao tỉ lệ chuẩn xác của việc phán đoán sự cố của động cơ xe máy, khi người sử dụng mang xe đến sửa, người thợ phải chủ động hỏi han tình hình sử dụng xe.
Khi phán đoán vấn đề hỏng hóc trong động cơ cần tuân thủ các lưu ý từ nhà sản xuất
Khi phán đoán vấn đề hỏng hóc trong động cơ cần tuân thủ các lưu ý từ nhà sản xuất
  • Bao gồm công dụng của xe, tình trạng mặt đường thường chạy, đặc trưng trước và sau khi xảy ra sự cố, xem đã sữa chữa ở nơi khác hay chưa, đã thay linh kiện gì, chất lượng ra sao, hiệu quả thế nào,...
  • Tiếp theo, phải chú ý quan sát:
+ Đối với xe mới thì có thể tìm hiểu nguyên nhân dựa theo các yếu tố như điều khiển không đúng cách, lắp ráp không đúng nên xảy ra sự cố,...
Đối với xe cũ thì có thể là do bị mài mòn, chở quá tải, dầu máy biến chất, ống dẫn dầu bị tắc, mặt đệm kín bị hở, thiết bị điện sử dụng quá lâu, đường dây bị hỏng hoặc linh kiện thay thế có vấn đề về chất lượng,... khiến cho lực truyền động yếu, phụ tùng quá nóng, chạy không tải không ổn định, tiếng ồn lớn, liên tục tắt máy,... hoặc là do bị tai nạn giao thông, xe bị mạnh mà xảy ra biến dạng, bong tróc, tiếp xúc không tốt. Lắng nghe ý kiến của người sử dụng, đồng thời phải vận dụng trình độ sửa chữa và kinh nghiệm thực tiễn của mình để kiểm tra toàn diện tình trạng của linh kiện, tìm hiểu kỹ nguyên nhân.
+ Không được tùy tiện tháo linh kiện trước khi phán đoán chính xác, để tránh làm rối loạn đặc tính của sự cố mà ảnh hưởng đến việc loại bỏ sự cố. Còn một điều quan trọng nhất đó là, trước khi sửa và sau khi lắp lại phải tiến hành chạy thử, như vậy có thể nắm bắt được quá trình xảy ra sự cố, thông qua chạy thử không những có thể xảy ra một vài sự cố có tính tiềm ẩn, mà còn có thể chắc chắn độ an toàn sử dụng sau khi sửa chữa.
 
gọi Miễn Phí