Kỹ năng sửa chữa hệ thống phối khí trong động cơ xe máy, sửa chữa xe máy nâng cao - Hùng Lê

Đăng lúc: , Cập nhật

Dưới đây của tác giả Hùng Lê sẽ giúp các bạn hiểu rõ về vai trò, tầm quan trọng của hệ thống phối khí cũng như kỹ năng sửa chữa hệ thống phối khí trong động cơ xe máy, nắm vững giới hạn cho phép của các chi tiết trong cơ cấu phối khí khi nào cần sửa chữa và khi nào thì cần thay thế. Bài viết này hữu ích với mọi người, không chỉ những người thợ trong "nghề" mà bao gồm tất cả mọi người nhằm trang bị kiến thức khi sử dụng xe máy làm phương tiện lưu thông.

Sửa chữa, kiểm tra, thay thế các chi tiết trên cơ cấu phối khí động cơ đốt trong của xe máy

Hệ thống phối khí trong động cơ xe máy là gì?

Trước khi bàn về chuyên môn sửa chữa của hệ thống phối khí trên xe máy thì ta cần biết hiện nay các loại xe máy dân dụng phổ thông sử dụng loại động cơ đốt trong 4 kì tương ứng với 4 quá trình là: nạp - nén - nổ - xả. Theo đó hệ thống phân phối khí trong động cơ xe máy sẽ đảm nhiệm chức năng nạp đầy hỗn hợp hòa khí ( xăng + không khí ) trong kì nạp và tiến hành thải khí cháy ra khỏi xi lanh trong kỳ xả, hệ thống này ảnh hưởng trực tiếp tới việc xe có hoạt động tốt hay không, động cơ xe có khai thác tối đa hiệu suất hay không.
Quá trình phối khí của xúp páp trong một chu kỳ làm việc của động cơ
Quá trình phối khí của xúp páp trong một chu kỳ làm việc của động cơ 4 kì
Hệ thống phân phối khí hoạt động tốt sẽ giúp chu trình làm việc của động cơ trở nên trơn tru mượt mà hơn
Hệ thống phân phối khí hoạt động tốt sẽ giúp quá trình khai thác và vận hành động cơ trở nên hiệu quả hơn

1. Xúp pháp và đế xúp páp

Xúp páp hay còn gọi là xúp páp hình nấm là một loại linh kiện chính của cơ cấu phối khí trong động cơ xe máy, chúng được sử dụng để đóng - mở các cửa nạp và cửa xả trong xi lanh động cơ đốt trong. 
Cấu tạo xúp páp trong động cơ xe máy
Cấu tạo xúp páp trong động cơ xe máy

Van và chân van (đế van) là linh kiện được ráp kín của hệ thống van, do thường xuyên phải chịu tác động của thể khí có nhiệt độ và áp suất cao nên rất dễ bị hỏng và biến dạng, đó là cơ sở quan trọng để sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống van.
Van xúp páp sau một thời gian sử dụng cần được tiến hành kiểm tra và sửa chữa định kì
Van xúp páp sau một thời gian sử dụng cần được tiến hành kiểm tra và sửa chữa định kì

1.1 Mức độ hỏng hóc và biến dạng của van

Mức độ hỏng hóc và biến dạng của van chủ yếu có 2 loại:
  • Mặt phẳng nghiêng làm việc của van, do van liên tục đóng mở nên bị với chân van, chịu tải trọng từ mặt bên, làm cho mặt nghiêng bị mài mòn hoặc xuất hiện các vết rỗ.
  • Thân xúp páp bị cong. Nguyên nhân gây cong cần van thường là: mặt làm việc của van hoặc chân van không đồng tâm với cần, hoặc chân van không đồng tâm với ống dẫn xúp-páp.

1.2 Kiểm tra và sửa chữa van

1.2.1 Kiểm tra van xúp páp

  • Nếu mặt phẳng nghiêng làm việc của van bị hỏng thì có thể kiểm tra bằng cách nhìn bên ngoài, trước khi kiểm tra phải làm sạch hết muội than.
  • Cần van bị cong có thể tiến hành theo hình 3-24.
+ Tức để van lên 2 tấm V có độ cao bằng nhau,
+ Sau đó điều chỉnh đầu bên trái, hạn chế sự di chuyển hướng trục của van.
+ Xoay van một vòng, kim đồng hồ đo chỉ 1/2 đại lượng dao động thì đó chính là độ cong của cần van. Nếu độ cong của cần van lớn hơn 0,03mm hoặc độ dao động của mặt phẳng nghiêng lớn hơn 0,05mm cũng đều phải tiến hành sửa chữa.
Kiểm tra độ cong của thân xúp páp
Hình 3-24: Kiểm tra độ cong của thân xúp páp 1- Van; 2 - Đồng hồ đo (so kế); 3 - Măng sông 4 - Bàn phẳng; 5 - Khối V

1.2.2 Sửa chữa van xúp páp

  • Mài mặt phẳng nghiêng làm việc của van: mặt phẳng nghiêng làm việc của van có thể tiến hành mài trên máy khoan bàn (có êtô),
- Phương pháp cụ thể là:
+ Kẹp cần van lên đầu kẹp của máy khoan bàn (kê tấm đồng),
+ Khởi động máy, điều chỉnh để phần thân dưới của van chuyển động đều rồi dùng giũa phẳng tỉ mỉ giữa các vết trầy, lỗ rỗ trên mặt phẳng nghiêng của van
+ Cuối cùng bọc một lớp giấy nhám lên giữa rồi mài bóng mặt phẳng nghiêng.
  • Điều chỉnh cần van: khi độ cong của cần van vượt quá quy định thì có thể dùng máy ép để điều chỉnh, sau đó lại kiểm tra theo cách trên đến khi đạt yêu cầu thì dừng.

1.3 Sửa đế xúp páp

Sau khi bề mặt làm việc của chân van bị mài mòn thì diện tích tiếp xúc với van trở nên rộng hơn. Nếu vượt quá 2mm hoặc trên mặt làm việc có vết rỗ bị ăn mòn rất nhiều cũng đều phải dùng máy mài để xúp páp để tiến hành sửa chữa. Máy giũa chân van thường được cấu tạo bởi thanh dẫn, dao doa (dao khoét lỗ) và các lưỡi dao to, nhỏ với các đường kính và góc độ khác nhau.

Quá trình giũa chân van bằng dao doa như sau:
  • Chọn thanh dẫn dao doa: căn cứ vào đường kính trong của ống lót dẫn van để chọn sao cho vừa khít là tốt nhất.
  • Bỏ lớp cứng: khi bắt đầu doa, nếu dao doa bị trượt thì có thể dùng miếng giấy ráp đệm dưới dao rồi tiến hành khử lớp cứng trên bề mặt.
  • Doa sơ bộ: dùng dao doa có góc độ tương đương với góc mặt phẳng nghiêng của chân van ( 45 deg hoặc 35°) tiến hành loại bỏ lỗi trên mặt làm việc của chân van.
  • Ráp thử: bồi dầu chương đan lên mặt phẳng làm việc của van đã sửa, sau đó lắp thử vào chân van, kiểm tra độ chính xác khi lắp vào vị trí tiếp xúc. Vị trí tiếp xúc đúng phải ở giữa hoặc dưới phần giữa bề mặt làm việc của van, độ rộng là 1,5-2mm.
  • Doa tinh: dùng dao doa nhỏ 45° (hoặc 30°) hoặc lót tấm giấy ráp lên dao doa rồi tiến hành doa tinh hoặc mài bóng.

Lưu ý:
+ Nếu độ rộng tiếp xúc vượt từ 2mm trở lên thì có thể dùng dao doa 15° để doa phần trên mặt làm việc của chân van, để mặt tiếp xúc dịch xuống dưới.
+ Nếu độ rộng tiếp xúc vượt từ 2mm trở xuống thì có thể dùng dao doa 250 để doa phần dưới mặt làm việc của chân van. Cứ làm như vậy đến khi đạt yêu cầu là được.

1.4 Đánh bóng van và chân van

Sau khi sửa cho van và chân van đạt yêu cầu, để mặt làm việc của nó được liên kết tốt hơn thì thông thường đều phải tiến hành đánh bóng. Đánh bóng có 2 loại là bằng máy và thủ công, ở đây chỉ giới thiệu quá trình đánh bóng thủ công:
  • Làm sạch chân van và ống lót dẫn van, chuẩn bị sẵn hạt mài thô, mịn và lò xo.
  • Theo hình 3-25, lồng lò xo hình vòng tròn nhỏ và mềm lên cần van, sau đó quét lên trên lò xo một lớp hạt mài thô mỏng (không nên quét quá nhiều, để tránh rơi vào trong ống lót), sau đó quét dầu máy lên trên cần van rồi ráp vào trong ống lót dẫn van.
  • Dùng tua vít ấn van rồi xoay qua xoay lại, để van và chân van mài vào nhau. Trong quá trình đánh bóng, phải thường xuyên nhấc tua vít lên và xoay van, thay đổi vị trí trái ngược giữa van và chân van, để đảm bảo đánh bóng được đều.
Mài bóng thủ công van và chân van
Hình 3-25: Mài bóng thủ công van và chân van

1.5 Kiểm tra độ kín gió của van và chân van

Sau khi đánh bóng mặt làm việc của van và chân van, phải tiến hành kiểm tra độ kín gió, khi sửa chữa thường tiến hành theo phương pháp sau:
  • Dùng bút chì mềm vạch đều vài đường lên mặt làm việc của van (mỗi đường cách nhau chừng 4mm).
+ Để nó tiếp xúc với mặt làm việc của chân van, đồng thời xoay 1/8 - 1/4 vòng van, sau đó lấy van ra kiểm tra đường bút chì.
+ Nếu đường bút chì bị đứt đoạn thì chứng tỏ độ kín gió tốt, nếu có đường bút chì không đứt đoạn thì chứng tỏ chưa được gắn kín, phải tiến hành đánh bóng lại.
  • Bôi một lớp mỏng mỡ bôi trơn vòng bi lên mặt làm việc của van, sau đó ấn van và xoay 1/4 vòng trên để van. Nếu lớp mỡ dính trên để van không bị đứt đoạn thì có thể khẳng định rằng độ kín gió đạt yêu cầu.
  • Vỗ nhẹ vài lần để van khớp lên chân van, sau đó quan sát mặt làm việc của van và chân van. Nếu có quầng sáng và hoàn chỉnh thì chứng tỏ độ kín gió đạt yêu cầu.
Ngoài ra còn có các phương pháp khác như xem có bị thấm dầu không, có dò khí không, hoặc có thấu quang không,... để kiểm tra độ kín gió của van và chân van.
 

2. Lò xo xúp-páp

Lò xo xúp páp sau một thời gian dài sử dụng thì tính đàn hồi sẽ kém, hoặc do các hỏng hóc khác mà bị gãy, ảnh hưởng đến tính chuẩn xác trong việc phân phối khí và độ kín gió của van. Từ đó làm cho động cơ khó khởi động và công suất kém.
Lò xo xúp-páp là loại lò xo trụ, có sức căng tác dụng theo hướng đóng xúp páp
Lò xo xúp-páp là loại lò xo trụ, có sức căng tác dụng theo hướng đóng xúp páp

2.1 Kiểm tra lò xo xúp-páp

Lò xo xúp-páp phải phù hợp các yêu cầu sau:
  • Bề mặt của lò xo phải nhẵn bóng, không được có vết nứt, lớp kẹp, lớp chồng hay lẫn tạp chất. Vì những lỗi này không thể sửa được.
  • Các vòng tròn của lò xo phải đồng tâm, sai số độ đồng tâm không được vượt quá 0,5mm.
  • Độ dài tự do của lò xo xúp-páp và áp lực tương ứng quy định trong độ dài nén phải phù hợp với quy định của nhà sản xuất.
Kiểm tra lực đàn hồi của lò xo xúp-páp
  • Phương pháp so sánh độ dài tự do giữa lò xo cũ và mới: lấy một lò xo mới đạt yêu cầu và lò xo cũ cần kiểm tra để lên cùng một bàn phẳng (hoặc tấm kính), xem độ dài của nó có bằng nhau không.
  • Phương pháp so sánh lực đàn hồi của lò xo cũ và mới: như hình 3-26,
+ Để một tấm ngăn cách giữa lò xo mới đạt yêu cầu và lò xo cũ cần kiểm tra rồi cùng kẹp lên êtô bàn.
+ Sau khi nén một lực nhất định thì so sánh độ dài của 2 lò xo.
+ Theo lý A = B nếu A luôn nhỏ hơn B thì chứng tỏ tính đàn hồi của B quá kém.

 

Kiểm tra đối chiếu lực đàn hồi của lò xo
Hình 3-26: Kiểm tra đối chiếu lực đàn hồi của lò xo
1 - Lò xo thử nghiệm; 2 - Tấm ngăn 3 - Lò xo chuẩn; 4 - Êtô

2.2 Sửa chữa lò xo xúp-páp

2.2.1 Phương pháp làm nguội

  • Đưa lồng lò xo cần sửa lên trục lõi sắt có đường kính trong tương đương với lò xo, một vòng tròn ở một đầu lò xo kẹp chặt với một đầu của trục tâm trên bàn cặp (ngàm) của máy tiện, như hình 3-27.
  • Sau đó cố định một thanh gá bung được dùng để kéo dẫn lò xo trên giá để dao của máy tiện, rồi lắp vào giữa các vòng để lò xo được kéo dãn cùng với sự di chuyển của giá.
  • Bàn cặp cứ quay một vòng thì khoảng cách di chuyển của thanh gá bung lại kéo dãn cự li vòng lò xo thêm 1-2mm.
  • Đồng thời với việc quay lò xo, dùng một cái búa nhỏ gỗ liên tục vào lò xo, để bề mặt kim loại của lò xo cứng lại, từ đó tăng tính đàn hồi.

Sửa chữa lò xo theo phương pháp nguội
Hình 3-27: Sửa chữa lò xo theo phương pháp nguội
1 - Bàn cặp; 2 - Búa; 3 - Lò xo 
 

2.2.2 Phương pháp xử lý bằng nhiệt

  • Cho lò xo vào trong thùng sắt dày có nhét đầy mạt sắt ở xung quanh (mạt sát có thể giữ cho bề mặt lò xo tránh bị oxy hóa), gia nhiệt lò lên 925°C, giữ nhiệt độ chừng 1 tiếng, sau đó lấy thùng sắt ra rồi để tự nguội trong không khí.
  • Sau đó lấy lò xo xúp-páp ra rồi lồng vào trục tâm của dụng cụ kẹp, lồng cả vào khuôn của dụng cụ kẹp trục tâm, như hình 3-28.
  • Khuôn được làm bằng tấm sắt dày 6mm, đồng thời được khía thành các rãnh theo bước của lò xo xúp-páp mới.
  • Ấn trục tâm có lồng lò xo vào trong khe, tiếp theo gia nhiệt lò xo xúp-páp cùng dụng cụ cặp lên khoảng 810°C, sau đó tiến hành tôi bằng dầu, rồi lại gia nhiệt lên 310°C, cuối cùng để nguội trong nhiệt đồ phòng. Lúc này độ cứng phải là 41HRC-42HRC.
Dụng cụ kẹp sửa lò xo
Hình 3-28: Dụng cụ kẹp sửa lò xo
1 - Khuôn; 2 - Lò xo; 3 – Trục tâm

3. Trục cam và cần đẩy (đòn chuyển động bằng cam)

Tốc độ mài mòn của trục cam và cam trong trường hợp bình thường phải chậm hơn các linh kiện vận hành khác. Nhưng sau một thời gian dài sử dụng cũng có thể làm cho mặt làm việc của cam và cổ trục cam bị mài mòn, ảnh hưởng đến tính làm việc chuẩn xác của cơ cấu van. Sau đây sẽ phân tích dòng xe CJ750 để nói rõ.
Cấu tạo cơ bản hệ thống phối khí kiểu treo và đặt
Cấu tạo cơ bản hệ thống phối khí kiểu treo và đặt

3.1 Mức độ mài mòn của trục cam

Khi cổ trục ở sau trục cam bị mài mòn quá nhiều có thể sẽ làm tăng độ hở của nó với bạc lót ổ trục. Khi độ hở liên kết của cả 2 vượt quá 0,2mm thì phải tiến hành mạ crôm cho cổ trục, đồng thời duy trì độ hở của cả 2 từ 0,08-0,12mm.

Tiết diện cam tại phía trục dài cho phép mài mòn tới 35,75mm, nếu mài mòn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tầm dâng lên của van, lúc này phải báo hỏng.

3.2 Sửa chữa trục cam

  • Có thể dùng đá dầu (đá mài tưới dầu) để sửa cam đánh lửa. Cam đánh lửa sau khi sửa xong phải giữ cho 2 khe hở bạch kim luôn đều nhau và góc đánh lửa sớm luôn thống nhất.
+ Khi độ mài mòn theo phương trục dài của cam đánh lửa vượt quá 0,2mm thì phải sửa trục nhỏ đồng thời với trục dài.
+ Để 2 trục chênh lệch nhau 1,9mm, như vậy mới có thể làm cho điểm tiếp xúc bạch kim làm việc bình thường.
  • Sửa đường rãnh lắp đặt bộ phân bối ở đầu trước cam: do vít bắt bộ phân phối chưa vạn chặt, khiến cho khi bộ phân phối hoạt động gây rung khiến cho vít vào mặt bên của rãnh lắp đặt, hình thành đường rãnh. Đường rãnh này sẽ làm cho bộ phân phối không thể cố định, từ đó ảnh hưởng đến việc điều chỉnh thời điểm đánh lửa.
+ Nếu đường rãnh không sâu lắm thì có thể làm theo hình 3-29, tức giữa mặt "A" sâu 0,5mm, đầu "B" sửa ngắn lại 0,5mm.
+ Lắp trục tâm thích hợp vào trong lỗ trục, đồng thời dùng cái dùi tiến hành dùi gờ rãnh, để kim loại xung quanh dồn vào rãnh
+ Cuối cùng chỉnh sửa đường rãnh là được. Khi đường rãnh quá sâu thì phải báo hỏng trục cam.
Kích thước sửa chữa rãnh ở đoạn trước của trục cam
Hình 3-29: Kích thước sửa chữa rãnh ở đoạn trước của trục cam

3.3 Sửa chữa cần đẩy

Tình trạng mài mòn điển hình ở mặt cắt của cần đẩy đó là hình thành 3 đường rãnh:
  • Đường rãnh đầu tiên được hình thành bởi sự khi cam loại bỏ khe hở của van.
  • Đường rãnh ở giữa là do phần đỉnh của cam khi chống vào cần đẩy, do diện tích tiếp xúc nhỏ nên áp lực của lò xo xúp-páp cực đại tạo nên.
  • Đường rãnh ở giữa thường sâu nhất, khi độ sâu của nó nhỏ hơn 0,2mm thì cho phép dùng máy mài để mài phẳng, sau đó mài bóng trên bàn phẳng để cải thiện độ nhám bề mặt.

 
gọi Miễn Phí