Khoảnh khắc giao thừa

Đăng lúc: . Đã xem 2526. Người đăng bài viết: Nguyễn Thái Hà. Chuyên mục : Chúng tôi viết
Một năm có bốn mùa : xuân, hạ, thu đông; nó lặp lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn. Và khi những bông hoa đào hoa mai chấm nở, hoa mận hoa mơ phủ trắng trên những quả đồi chính là lúc báo hiệu một năm cũ sắp qua, năm mới đã đến, mùa xuân đến thật rồi. Già trẻ với những cảm xúc lẫn lộn, háo hức đợi chờ và cuối cùng cũng đến, ngày đón chờ khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và mới có lẽ chính là lúc nhiều cảm xúc nhất đối với tất cả mọi người.
Khoảnh khắc giao thừa
Khoảnh khắc giao thừa

Ngày cuối cùng của một năm ba trăm trăm sáu năm ngày với bao cảm xúc dâng trào.

Nhà nhà tất bật chuẩn bị cho công việc đón chào năm mới,dường như cả một năm đã qua với những công việc bận rộn cứ tưởng rằng một ngày cuối cùng để nghỉ ngơi nhưng không phải thế,ai ai cũng bận rộn vẫn chưa thể xong hết công việc của mình. Cả một năm vất vả, người nông dân với công việc đồng áng, người công chức nhà nước cũng bận công việc trên cơ quan. Ai nấy mỗi người một công việc riêng nhưng khi đến ngày này ai cũng phải gác sang một bên để lo cho một mùa tết đã gõ cửa đến mọi nhà.

Khắp phố phường là những lá cờ phấp phới, những chiếc đèn lồng hay những vườn hoa đua nhau khoe sắc. Những ánh đèn nhấp nháy đủ sắc màu như đang nhảy nhót để đón chào một mùa xuân. Và ở thôn xóm cũng không ngoại lệ, những lá cờ tổ quốc được treo ở mọi ngôi nhà, không khí tết đã đến thật rồi. Những con đường sạch sẽ đã chuẩn bị sẵn sàng chỉ đợi đến lúc đồng hồ điểm không không giờ.

Có lẽ ai cũng vậy thôi, quét sân lau nhà cửa thật sạch sẽ sau một năm bận rộn vất vả. Khoảnh khắc đón giao thừa chính là một khoảnh khắc mà tôi nghĩ nó thật sự rất thiêng liêng. Bởi lẽ, tết đến chắc rằng chính là lúc mọi thành viên trong gia đình đoàn tụ sau những ngày xa cách. Những đứa con xa xứ vì cuộc sống mưu sinh luôn cố gắng để được về cùng đón giao thừa với gia đình. Những nỗi nhớ da diết của người đi làm, người ở nhà làm sao có thể nói nên thành lời, chỉ mong khoảnh khắc ấy đến thật nhanh để có thể được quay quần bên nhau.

Chiếc bánh chưng bánh giầy chính là một biểu tượng thiêng liêng của ngày tết của người Việt ta, và nó cũng là những kỉ niệm gắn bó sâu sắc với tuổi thơ cũng mỗi người. Hồi bé ấy có lẽ ngày gói bánh chưng chính là ngày được háo hức đón chờ nhất, những chiếc bánh chưng méo mó nhưng thật đáng yêu làm sao vì đó là tác phẩm đầu tay của mình. Hình ảnh người mẹ nhân từ hiền hậu chỉ bảo tỉ mỉ để đứa con mình có thể làm được chiếc bánh của mình. Và tôi cũng vậy thôi, mẹ tôi chỉ cho t từng tí một để tôi có thể làm được chiếc bánh để cúng ông bà,tổ tiên thể hiện lòng biết ơn và thương nhớ của mình đến những người đã xa. Để tết đến tôi có thể khoe với mọi người rằng đây chính là chiếc bánh chính tay mình đã làm. Tôi còn nhớ cái ngày mẹ tôi có bảo thế nào tôi cũng chẳng thể làm nổi chiếc bánh, mẹ tôi đến mức phải cáu lên vì sự vụng về của con mình. Vì không muốn mẹ phải buồn nên tôi đã cố và cuối cùng đã làm được, nụ cười trên môi mẹ hiện lên chứa chan những tình cảm yêu mến và thán phục. Và những kỉ niệm ngồi quay quần bên bếp lửa cùng nhau trông nồi bánh chưng làm sao có thể thiếu được, cùng nhau chờ đợi những chiếc bánh thơm phức, cùng nhau tâm sự về những ngày đã qua và những dự định của ngày sắp tới. Ngày cuối cùng của năm có lẽ nhà nào cũng đã  sắm cho mình những gói bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả và các loại thịt để tết đến cùng nhau ăn uống tuy rằng có nhà sẽ ít hay nhiều nhưng nó thể hiện sự gắn kết bên nhau của tình gia đình, làng xóm láng giềng. Làm sao có thể thiếu được những cành đào xinh xắn với những bông hoa đua nhau khoe sắc, cây mía mà theo phong tục không thể thiếu được của người Việt Nam, những cây quất trĩu nặng những quả màu vàng trông thật đẹp mắt.

Mâm cơm tất niên cúng ông bà, tổ tiên, mâm cơm mà cả đại gia đình tụ họp đông đủ để cùng nhau ăn uống, kể về những chuyện đã qua, những thiếu sót hay tất cả những gì của một năm cũ và cùng nhau nói về một năm mới với những dự định mới.

Có lẽ ngày ai ai cũng thức, cùng nhau nhâm nhi những hạt hướng dương, những chiếc bánh chiếc kẹo để đợi đến khoảnh khắc giao thừa ấy. Trẻ con hồn nhiên vui tươi chỉ mong nó đến thật nhanh, nhanh hơn nữa. Tết các em được đi chơi với bạn bè, được mẹ sắm cho những bộ quần áo mới, tết sẽ có rất nhiều bánh kẹo và nhận được những bao lì xì có lẽ là điều mà các em mong muốn nhất. Nhưng còn người lớn thì sao, có còn tư tưởng thoải mái vui tươi như thế không. Tất nhiên là không rồi, người lớn phải lo sắm tết, người già sẽ càng buồn hơn vì tết đến lại thêm một tuổi mới, trẻ con khôn lớn đồng nghĩa với họ sẽ già thêm một tuổi. Những sợi tóc điểm bạc khiến họ có một nỗi buồn thấp thoáng trong một góc nhỏ trong lòng.

Ngày cuối cùng của năm ấy có lẽ cảm xúc thật là khó tả, chính cái tiết trời cũng khiến con người ta thấy khác và càng nhiều cảm xúc đan xen. Hình như trời lại lạnh hơn nữa, cảm giác cái lạnh cắt da cắt thịt len lỏi vào trong cơ thể thật muốn chúng ta muốn chui vào trong chăn ngày lập tức, nhưng không ai ai cũng vượt qua được cái lạnh giá ấy để bên nhau trong cái khoảnh khắc cuối cùng của năm. Vạn vật được tắm một sức sống mới trở nên tươi mới để bắt đầu một năm mới đầy hy vọng.

Ngày cuối cùng của năm, ngày của sự hội ngộ, đoàn tụ là ngày ai cũng mong muốn nhất, gắn bó với bữa cơm sum họp nhưng đằng sau những nụ cười hạnh phúc của sự đoàn viên cũng chính là những giọt nước mắt, giọt nước mắt của sự hạnh phúc sau tháng ngày xa cách. Hay giọt nước mắt của những đứa con xa quê không thể về. Những cô gái khi năm đầu đi làm dâu có lẽ nó là một ngày khó tả nhất, lần đầu tiên ăn tết ở một nơi xa, xa gia đình xa bố mẹ đẻ chắc hẳn những giọt nước mắt lăn dài trên má. Sự hạnh phúc vì đã tìm được bến đỗ của đời mình nhưng cũng là giọt nước mắt của sự buồn bã vì từ nay về sau có lẽ sẽ phải rời xa bố mẹ và đón giao thừa ở một nơi mới và bắt buộc phải thích nghi với nó. Hay tình hình dịch covit 19 hiện nay, một đại dịch nguy hiểm cho loài người. Sự háo hức sau một năm xa nhà để được đoàn tụ nhưng rồi khi tết cận kề được thông báo là F0 thì còn đâu tết nữa, người ở nhà lo lắng trông chờ mỏi mòn với những giọt nước mắt cay đắng. Hay những gia đình đã mất đi người thân chỉ vì đại dịch này, có lẽ ngày cuối cùng này chính là một ngày buồn nhất,. Con thiếu cha thiếu mẹ, bố mẹ mất đi con cái là điều thật sự rất đau khổ. Hay những anh chiến sĩ vẫn phải trực ở nơi biên cương để gìn giữ hoà bình cho đất nước, những chiến sĩ áo trắng ở tuyến đầu vẫn phải trực vì sức khỏe của mọi người thật sự là một điều rất buồn nhưng đó cũng chính là một niềm tự hào của dân tộc, sẽ chẳng ai quên được sự hi sinh thầm lặng của các đồng chí ấy. Khoảnh khắc giao thừa có lẽ sẽ cầu ước rằng mong đại dịch kết thúc,mong rằng sẽ có loại thuốc để chống lại triệt để loại bệnh khủng khiếp ấy.

Chương trình Táo quân có lẽ chính là điều được mọi người đón chờ nhất bởi vì cả năm chỉ có một lần, cùng bên nhau xem táo quân với những tiếng cười giòn tan nở trên môi của mỗi thành viên trong gia đình.

Và khi đồng hồ điểm 00h chính là lúc cảm xúc vỡ oà, năm mới đón chào, khoảnh khắc ấy thiêng liêng làm sao. Trên tivi những tiếng pháo hoa giòn rã nổ trên bầu trời đánh dấu một năm mới đón chào, giọng nói ấm áp trầm ấm của bác  chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng  vang lên chúc tết cả nước, hình ảnh nhân từ, giọng nói ấm áp với mái tóc trắng bạc phơ như ông bụt trong chuyện cổ tích hiện lên trên màn hình tivi của mọi nhà. Mọi người yêu quý và luôn kính trọng bác.

Khi 00h nhà nhà bày mâm ngũ quả và tất cả những thứ cần thiết theo phong tục của dân tộc Việt Nam để cúng tổ tiên.

Theo phong tục người dân tộc Thái khi giao thừa mọi người sẽ cùng nhau đi rửa mặt và cầu mong gột rửa và xoá đi những muộn phiền,những lầm lỗi hay những gì đã trải qua trong một năm cũ. Cùng đón một năm mới tràn đầy sức sống và hy vọng về một năm làm ăn phát tài.

Khoảnh khắc giao thừa ấy chính là lúc mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, một năm mới bình an. Những đứa con đứa cháu ở xa sẽ là những cuộc gọi điện để chúc tết ông bà, bố mẹ, cô bác.Những người yêu xa sẽ dành cho nhau những cuộc gọi, tin nhắn chúc tốt đẹp và hẹn ngày sớm được gặp nhau.

 Tạm gác lại những chuyện cũ đã qua, những chuyện buồn đã xảy ra để đón chào năm mới đã đến. Hãy cùng nhau cười lên nào, cùng gác hết mọi lo âu muộn phiền cho một kì nghỉ tết với báo hứa hẹn đang đón chào. Năm mới đến rồi cùng bật lên những khúc nhạc đón xuân, đón chào một năm mới bình an, may mắn, an khang thịnh vượng.Cánh én nơi nơi

Khắp phố người người đi hái lộc
Đẹp xinh đất trời
Màu áo trắng tung bay cùng muôn ngàn hoa
Trong tiếng trống xuân
Long Phụng về đây sum vầy
Phát lộc tài ở khắp nơi phố phường
Một năm mới an khang bình an bên nhau
Mừng tết đến và lộc đến nhà nhà
Cánh mai vàng, cành đào hồng thắm tươi
Chúc cụ già được sống lâu sống thọ
Cùng con cháu sang năm lại đón tết sang
Và kính chúc người người sẽ gặp lành
Tết sau được nhiều lộc hơn tết nay
Tết đến đoàn tụ cùng ở bên bếp hồng
Và nồi bánh chưng xanh chờ xuân đang sang
Cánh én nơi nơi
Khắp phố người người đi hái lộc
Đẹp xinh đất trời
Màu áo trắng tung bay cùng muôn ngàn hoa
Trong tiếng trống xuân
Long Phụng về đây sum vầy
Phát lộc tài ở khắp nơi phố phường
Một năm mới an khang bình an bên nhau
Mừng tết đến và lộc đến nhà nhà
Cánh mai vàng, cành đào hồng thắm tươi
Chúc cụ già được sống lâu sống thọ
Cùng con cháu sang năm lại đón tết sang
Và kính chúc người người sẽ gặp lành
Tết sau được nhiều lộc hơn tết nay
Tết đến đoàn tụ cùng ở bên bếp hồng
Và nồi bánh chưng xanh chờ xuân đang sang
Mừng tết đến và lộc đến nhà nhà
Cánh mai vàng, cành đào hồng thắm tươi
Chúc cụ già được sống lâu sống thọ
Cùng con cháu sang năm lại đón tết sang
Và kính chúc người người sẽ gặp lành
Tết sau được nhiều lộc hơn tết nay
Tết đến đoàn tụ cùng ở bên bếp hồng
Và nồi bánh chưng xanh chờ xuân đang sang
Mừng tết đến và lộc đến nhà nhà
Cánh mai vàng, cành đào hồng thắm tươi
Chúc cụ già được sống lâu sống thọ
Cùng con cháu sang năm lại đón tết sang
Và kính chúc người người sẽ gặp lành
Tết sau được nhiều lộc hơn tết nay
Tết đến đoàn tụ cùng ở bên bếp hồng
Và nồi bánh chưng xanh chờ xuân đang sang.

Happy new year .

 
 
 
 

Nguồn tin: Công Cụ Tốt