Keo dán gạch, cách dùng và định mức

Đăng lúc: , Cập nhật

Keo dán gạch là một công cụ hỗ trợ khá phổ biến, với các nước như: Pháp, Singapore, Thái Lan,... và nhiều nước lớn khác. Tuy nhiên ở Việt Nam thì từ này vẫn còn khá xa lạ vì rất ít người sử dụng keo dán gạch. Vậy keo dán gạch là gì, mà các nước phát triển lại sử dụng nhiều đến vậy? Mọi người hãy cùng mình tìm hiểu keo dán gạch, cách sử dụng và định mức như thế nào nhé!

Hướng dẫn sử dụng cách dùng keo dán gạch và cách đo liều lượng trộn keo dán gạch chuẩn xác nhất.

Keo dán gạch là gì?

Keo dán gạch, là một công cụ hỗ trợ chuyên dụng nó có thể dán gạch vào nền hoặc trên tường nhà. Và đặc biệt là ở các công trình, keo dán gạch thường được tạo từ nhiều các nguyên liệu khác nhau như xi măng, cát đã qua xử lý, các phụ gia như polime và nhiều vật liệu khác. Tất cả nguyên liệu sẽ được trộn lại, và tạo hỗn hợp keo ở dạng khô, tiếp đến là đóng gói thành bao và sản xuất ra thị trường.

Keo dán gạch
Keo dán gạch (Ảnh sưu tầm)

Nhược điểm và ưu điểm của keo dán gạch là gì?

Ưu điểm:
  • Khi sử dụng keo dán gạch sẽ không gây những hiện tượng như khô bong tróc.
  • Có độ bám dính cao.
  • Keo dán gạch có thể hạn chế được việc nước rút xuống nền.
  • Phù hợp với các dòng gạch cao cấp như granite, porcelain. Nhờ khả năng cực bám dính, ăn sâu vào nền. Và liên kết những khối gạch lại với nhau một cách chắc chắn.
  • Có sự đa dạng, vì keo dán gạch có thể sử dụng trên nhiều nền gạch cũ, thạch cao hoặc là gỗ. Và nhiều khu vực khác nhau như ngoài trời, bể bơi, phòng tắm, nhà khách,...
  • Với những người thi công thì nó luôn là tiện ích nhất. Vì dễ thao tác và sử dụng, kéo dài thời gian thi công, hạn chế gây trơn trượt gạch.
Nhược điểm:
  • Mặt bằng thi công khi dùng keo dán gạch,  phải đảm bảo các tiêu chí như: Sạch sẽ, khô ráo, và gọn gàng.
  • Nhược điểm cuối cùng và cũng là nhược điểm lớn nhất, đó là khoảng thời gian khô lại của keo dán tường lâu hơn xi măng. Thời gian để keo khô lại tùy thuộc vào định lượng của người sử dụng. Nếu pha lượng keo ít, thì thời gian giao động trung bình tầm 3- 4 giờ đồng hồ. Pha lượng keo nhiều, thì thời gian giao động trung bình từ 12- 14 giờ đồng hồ, và có thể đi lại bình thường trên sàn gạch.

Điều cần lưu ý cho người mới bắt đầu sử dụng keo dán gạch

Lưu ý: Nếu như đi lại và di chuyển nhiều trên nền đất mà keo chưa khô hẳn. Sẽ gây ra những hiện tượng như gạch sẽ bị dịch chuyển và sai lệch, vì những mối dán vẫn còn đang rất yếu. Chính vì điều này sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể điều chỉnh lại, và sẽ gây ảnh hưởng về mặt thời gian cho những người xung quanh.

Tránh di chuyển trên gạch khi keo chưa khô
Tránh di chuyển trên gạch khi keo chưa khô (Ảnh sưu tầm)

Có nên sử dụng keo dán tường hay không?

Theo như mình được tìm hiểu, thì việc sử dụng keo dán tường là một điều rất cần thiết. Vì tiêu chuẩn chất lượng về đời sống và xã hội ngày càng cao, và chất lượng của gạch cũng đang dần thay đổi. Nên việc áp dụng với phương pháp sử dụng keo dán gạch sẽ nâng cao hiệu quả về chất lượng của công trình.
Tuy nhược điểm lớn nhất về mặt thời gian. Nhưng bù lại về chất lượng mà keo dán tường mang lại, thì rất đáng để chúng ta thử.

Cách sử dụng và liệu lượng của keo dán tường như thế nào?

Sử dụng keo dán gạch như thế nào là đúng nhất?

Để sử dụng keo dán gạch một cách hiệu quả, và an toàn. Thì sau đây là những bước sử dụng keo dán gạch truyền thống khoa học, và hợp lý nhất.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu khi chuẩn bị dán gạch

Một số vật dụng cần thiết trước khi dán gạch là: Miếng nêm gạch, gạch ốp tường, búa, máy trộn keo, … vật liệu không thể thiếu trước khi dán gạch là keo dán gạch.
Các mặt gạch cần phải giữ một độ ẩm hợp lí, không được để quá ẩm hay quá khô. Những vật liệu cần được vệ sinh sạch sẽ, để đảm bảo an toàn và chất lượng khi đang thi công.

Chuẩn bị nguyên vật liệu khi chuẩn bị dán gạch
Chuẩn bị nguyên vật liệu khi chuẩn bị dán gạch (Ảnh sưu tầm)

Bước 2: Kiểm tra khi chuẩn bị dán gạch

Việc đầu tiên cũng là việc quan trọng nhất, là cần vệ sinh sạch sẽ các bề mặt cần dán. Không để mặt gạch bám bụi bẩn, không dính màu mỡ, sơn hay móc,...
Lựa chọn những loại keo dán gạch chất lượng và chuyên dụng là một điều rất quan trọng. Vì nền gạch là nơi tiếp xúc với nhiều tác động của lực từ bên ngoài. Nên việc lựa chọn các loại keo dán gạch chất lượng là yếu tố quan trọng nhất.
Hình ảnh 4: Kiểm tra khi chuẩn bị dán gạch

Bước 3: Định mức là liệu lượng để tiến hành trộn keo dán gạch

Bước tiếp theo, là trộn keo cũng là quá trình quan trọng không kém. Vì chất lượng để cho nền gạch đẹp, và bám dính một cách chắc chắn thì không thể chủ quan về giai đoạn này.
Đầu tiên, để có một lớp nền đẹp và chắc chắn. Thì chúng ta cần phải đo liều lượng vừa đủ và theo tỉ lệ chính xác nhất. Ta cần chuẩn bị, hỗn hợp keo khô nước sạch. Và đo với tỷ lệ 20kg keo khô sẽ tương đương với 4 lít nước sạch (hoặc theo sự chỉ dẫn trên bao bì). Tiếp theo đó, mọi người trộn hai hỗn hợp lại với nhau bằng máy máy trộn keo trong khoảng thời gian từ 4- 6p. Cuối cùng, các bạn tắt máy ngừng trộn từ 2- 3p, rồi tiếp tục trộn lại một lần nữa. Vậy là mọi người đã thu hoạch cho mình được hỗn hợp sệt và có thể sử dụng để thi công.
Điều cần lưu ý cho bước này, là thời gian sử dụng keo dán gạch sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh. Độ ẩm cũng như điều kiện thời tiết cụ thể. Thời tiết mát mẻ nhiệt độ ẩm cao, có thể sử dụng trong khoảng thời gian 45- 1 giờ đồng hồ. Và ngược lại nếu thời tiết nắng nóng, thì có thể sử dụng trong khoảng thời gian 30- 45 phút.

Định mức là liều lương để tiến hành trộn keo dán gạch (Ảnh sưu tầm)

Bước 4: Tiến hành trải keo và quét đều keo

 Việc đầu tiên, ta cần phải trải một lớp keo dán gạch từ 3- 4mm bằng hỗn hợp đã được trộn. Bắt đầu miết để keo được trải đều và có độ dày mong muốn. Tiếp đến dùng một vật dụng chuyên dụng để nghiêng và kéo theo một góc 45 độ để tạo những cái rãnh. Điều này giúp cho gạch có độ bám dính tốt nhất.

Tiến hành trải keo và quét đều keo
Tiến hành trải keo và quét đều keo (Ảnh sưu tầm)

Bước 5: Dán gạch

Bước này là bước cuối khi sử dụng phương pháp dán gạch bằng keo. Khi chúng ta đã thực hiện xong quy trình trải keo và quét đều keo. Thì tiếp đến mọi người có thể dán trực tiếp viên gạch vào nền đất. Sau đó, mọi người sử dụng búa su gõ nhẹ trên bề mặt gạch. Thao tác này sẽ giúp viên gạch có thể bám dính chắc trên lớp keo.

Tiến hành trải keo và quét đều keo
Ốp dán gạch (Ảnh sưu tầm)
 

Bước 6: Kiểm tra gạch ốp tường

Cuối cùng, là các bạn sẽ kiểm tra lại lần cuối. Nếu gạch vẫn chưa đều, thì các bạn có thể thực hiện điều chỉnh vị trí của viên gạch nhưng không lo bị hỏng gạch. Qua đó sẽ chắc chắn cho công trình được diễn ra suôn sẻ và chất lượng nhất.

Những lưu ý sai khi sử dụng keo dán gạch mà ai cũng mắc phải

Tuyệt đối không được tác động vào các diện tích sau khi đã ốp gạch bằng keo trong vòng 48 giờ đồng hồ. Để tránh điều không mong muốn trong quá trình sử dụng.
Trong khoảng thời gian keo đang khô, mọi người vẫn có thể di chuyển gạch theo ý muốn. Đây chính là một chức năng đặc biệt, khi sử dụng keo dán gạch so với việc sử dụng xi măng thông thường.
Tùy thuộc vào loại keo dán và loại gạch mà thời gian của keo sẽ có sự khác nhau. Nhưng thời gian trung bình để keo khô lại trên nền gạch vẫn từ 3- 6 ngày. Sau đó thì có thể sử dụng nền gạch như bình thường.

Giá giao động của keo dán gạch trên thị trường hiện nay

Thường mọi người đều quan tâm đến giá cả, và không biết biết nên mua loại nào là tốt nhất.. Hôm nay bên mình đã tìm hiểu giá trung bình của keo dán gạch và tường, mọi người hãy tiếp tục theo dõi nhé.

 Giá trung bình của keo dán gạch:

  •  Keo lát nền: từ 5.000- 8.200 nghìn đồng/ kg
  •  Keo ốp nội thất: từ 7.500- 10.500 nghìn đồng/ kg
  •  Keo ốp gạch ngoại thất: từ 10.000- 17.000 nghìn đồng/ kg
  •  Dòng keo đặc biệt: từ 17,000 nghìn đồng/ kg        

Top 5 dòng keo dán gạch đang được ưa chuộng nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều keo dán gạch nhưng để kiếm một loại keo dán gạch chất lượng thì là một điều rất khó. Dưới đây là top 5 loại được ưa chuộng nhất trên thị trường. Mọi người hãy tham khảo trước khi mua keo dán tường nhé!

Top 1- Keo dán gạch Sika Tilebond GP

  •  Công dụng: Có dạng bột, độ phủ cao, độ bám dính tốt, có thể dán gạch kích thước lớn. Kháng ẩm, nấm, vi sinh, dầu tốt. Kháng nhiệt lên đến 90 độ, kháng axit, kiềm và kẽm.
  •  Giá tiền: 175.000 nghìn đồng/ 25 kg
Keo dán gạch Sika Tilebond GP (Ảnh nguồn: SIKA)
 

Top 2 - Keo dán gạch BestTile CE075 – Bestmix

  • Công dụng: Có độ dẻo cao, độ bám dính tốt, không gây chảy, độ chống thấm cao. Không gây độc hại nên có thể dụng cho hồ chứa nước sinh hoạt. Không chứa chất chloride gây ăn mòn thép.
  • Giá tiền: 39.000 nghìn đồng/ 5 kg
Keo dán gạch BestTile CE075 – Bestmix
Keo dán gạch BestTile CE075 – Bestmix (Ảnh sưu tầm)
 

Top 3 - Keo dán gạch Weber.tai Vis

  • Công dụng: Có độ bám dính cao, thích hợp với các khu vực như nội thất phòng ngủ, phòng khách, và nhà tắm. Có khả năng chịu nhiệt từ -10 độ đến 60 độ.
  • Giá tiền: 250.000 nghìn đồng/ 25 kg

Keo dán gạch Webertai Vis (Ảnh sưu tầm)
 

Top 4 - Keo dán gạch SikaCeram 200 HP

  • Công dụng: Có độ bám dính cao, kháng nước chịu được các thời tiết khắc nghiệt. Phù hợp với việc ốp gạch cả trong và ngoài trời, và các loại đá tự nhiên như: gạch men, gạch đồng chất,...
  • Giá tiền: 300.000 nghìn đồng/ 25 kg
Keo dán gạch SikaCeram 200 HP
Keo dán gạch SikaCeram 200 HP (Ảnh nguồn: SIKA)

Top 5 - Keo dán gạch Weber.tai flex

  • Công dụng: Chịu được mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, dùng ở các khu vực tác tác động lực mạnh. Thích hợp với ốp gỗ, thạch cao, tất cả các loại gạch đá và mọi kích thước. Không có chất độc hại an toàn cho người tiêu dùng.
  •  Giá tiền: 800.000 nghìn đồng/ 20kg
Keo dán gạch Webertai flex
Keo dán gạch Webertai flex (Ảnh sưu tầm)

Lời kết

Hy vọng với những gì tụi mình chia sẻ bên trên sẽ giúp ích được cho các bạn. Nếu mọi người vẫn còn những lưu ý hay thắc mắc về keo dán gạch, cách dùng, định mức. Đừng ngại mà hãy chia sẻ với tụi mình. Công Cụ Tốt rất trân trọng những lời đóng góp từ các bạn, xin chân thành cảm ơn.

 
gọi Miễn Phí