Cấu tạo quạt trần: Phân tích chi tiết từng loại và nguyên lý hoạt động

Đăng lúc: , Cập nhật

Quạt trần quá quen thuộc với mỗi người chúng ta. Nhưng nói đến cấu tạo quạt trần và cả nguyên lý hoạt động của sản phẩm thì có lẽ không phải ai cũng biết. Hiểu rõ có nhiều khách hàng thắc mắc vấn đề này nên trong khuôn khổ bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu. Hy vọng rằng thông qua một số chia sẻ dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc có thêm kiến thức liên quan đến quạt trần thật rõ ràng.

Hiểu được cấu tạo và cách thức hoạt động của quạt trần sẽ giúp bạn mua và lắp đặt quạt trần dễ dàng hơn.

Tìm hiểu cấu tạo quạt trần chi tiết nhất

Có rất nhiều dòng quạt trần và mỗi một loại có thể sẽ bao gồm những bộ phận khác nhau. Vậy nên chúng ta cùng đi vào tìm hiểu về cấu tạo cơ bản cũng như một số loại phổ biến được nhiều khách hàng chọn mua nhé.

Cấu tạo quạt trần cơ bản

Một chiếc quạt trần dù đến từ thương hiệu nào đi chăng nữa. Nhưng về cơ bản chung quy thì cấu tạo của nó cũng sẽ bao gồm một số bộ phận sau đây:

Bộ phận 1: Hộp số

Đây chính là bộ phận quan trọng bậc nhất của quạt trần và thường đi kèm chung. Do vậy khi mua chúng ta chẳng cần trả thêm chi phí cho nó. Cấu tạo hộp số quạt trần gồm có vỏ hộp ở bên ngoài. Còn bên trong bao gồm bộ điều chỉnh tốc độ quay cùng hệ thống động cơ ở phía dưới, bộ lắp ráp và cả ống trụ.

Hộp số quạt trần
Hộp số quạt trần (Ảnh sưu tầm)
 

Bộ phận 2: Động cơ điện

Trong cấu tạo của quạt trần thì động cơ điện thực hiện hiện nhiệm vụ tạo chuyển động quay cho quạt. Nó bao gồm 2 loại chính đó là loại có tụ cùng loại có vòng chập. Nhằm bảo vệ động cơ điện tốt thì nhà sản xuất sẽ đặt nó bên trong bầu quạt.

Động cơ quạt trần (motor)

Động cơ quạt trần (motor)
Động cơ quạt trần (motor) Ảnh sưu tầm
 

Bộ phận 3: Cánh quạt

Đây là bộ phận có mục đích tạo ra gió và thường được sản xuất từ những chất liệu cơ bản như: Nhựa, gỗ, hợp kim hoặc sợi thủy tinh… Nó cũng được thiết kế với nhiều màu sắc để khách hàng có thêm sự tiện lợi khi mua. Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng thì nhà sản xuất cũng tạo ra những dòng quạt có cấu tạo 3, 4 hay 5 cánh. Thậm chí có một số dòng quạt còn có 8 hoặc 10 cánh. Và cánh quạt sẽ được gắn vào bầu quạt thông qua giá đỡ cùng ốc ít.


Cánh quạt trần
Cánh quạt trần (Ảnh sưu tầm)

Bộ phận 4: Hộp điện

Tiếp theo trong cấu tạo quạt trần chính là hộp điện. Nó là bộ phận dùng nối dây điện quạt trần cùng đường điện trong nhà và sẽ được gắn ở trần nhà.

Bộ phận 5: Ống treo

Ống treo quạt trần còn được gọi là ty quạt trần. Nó chính là bộ phận dùng để treo quạt lên trên trần nhà.

Ống treo quạt trần
Ống treo quạt trần (Ảnh minh họa)
 

Bộ phận 6: Phễu trên

Bộ phận này dùng che đi phần móc treo hay phần vít cùng hộp điện ở trần nhà.

Phễu trên quạt trần
Phễu trên quạt trần (Ảnh sưu tầm)
 

Bộ phận 7: Móc quạt trần

Nó cũng là một bộ phận quan trọng khi chúng ta lắp quạt trần. Tùy vào việc bạn mua sản phẩm nào, ở đâu mà móc quạt có thể đi kèm hay không. Nếu không có chúng ta cần mua riêng nhưng nhớ chọn mua móc chắc chắn, chất lượng.

Bộ phận 8: Chiết áp quạt trần

Cấu tạo chiết áp quạt trần về cơ bản sẽ bao gồm một cuộn dây được sản xuất bởi chất liệu hợp kim với điện trở suất lớn. Đồng thời sẽ được quấn ở quanh trụ dẫn điện và kèm theo một con chạy C hay quay tay. Bên cạnh đó ở chiết áp còn có thêm núm xoay hoặc gạt kết nối với thanh quét. Mục đích đó là tạo 2 phần với giá trị điện trở thay đổi tăng hay giảm dựa vào vị trí thanh quét. Nhờ vậy người dùng sẽ tăng hoặc giảm mức gió theo ý muốn của mình.

Chiết áp quạt trần
Chiết áp quạt trần (Ảnh sưu tầm)
 
Tùy theo từng loại mà cấu tạo quạt có sự khác biệt

Cấu tạo quạt trần theo từng loại

Mặc dù về cơ bản cấu tạo quạt trần điện cơ bao gồm một số bộ phận như vừa kể ở trên. Nhưng tùy vào từng loại sản phẩm của những thương hiệu khác nhau. Mà có thể cấu tạo sẽ có sự thay đổi khác nhau bao gồm:

Cấu tạo quạt trần Panasonic

Tương tự như nhiều loại quạt trần khác, với quạt trần Panasonic nó bao gồm 4 thành phần chính. Và đồng thời còn kèm theo remote nhằm điều chỉnh tốc độ, góc quay cũng như giúp hẹn giờ. Nó chính là sản phẩm đến từ thương hiệu Panasonic nổi tiếng được nhiều khách hàng đánh giá cao và chọn lựa.

Cấu tạo quạt trần Vinawind

Quạt trần này sở hữu ưu điểm công suất lớn mang đến luồng gió mạnh. Cấu tạo của nó bên cạnh những phần cơ bản còn được trang bị thêm dây an toàn. Mục đích chính là đề phòng động cơ hay cánh quạt bị rơi khi sử dụng. Ngoài ra cánh quạt thường sẽ được phủ lớp sơn đặc biệt nhằm chống rỉ hay tăng độ bền bỉ cho người dùng.

Cấu tạo quạt trần một số dòng thông minh

Ngoài những bộ phận chính giúp mang đến ưu điểm vận hành tốt. Thì hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng. Nhiều nhà sản xuất còn sáng tạo nên nhiều sản phẩm thông minh với một số cấu tạo đặc biệt kèm theo như sau:

Loại quạt trần có đèn

Cấu tạo của quạt trần có đèn cũng tương tự như quạt trần truyền thống. Tuy nhiên nó còn có thêm tính năng chiếu sáng với nhiều loại đèn được gắn ở dưới hệ thống cánh quạt. Nhằm mục đích vừa thỏa mãn nhu cầu quạt mát vừa chiếu sáng và trang trí cho không gian thêm đẹp mắt hơn.

Quạt trần có đèn

Chèn trùm quạt trần
Quạt trần kết hợp đèn chùm (Ảnh sưu tầm)

Loại quạt trần thiết kế có điều khiển từ xa

Với quạt trần này thì cấu tạo của nó có thêm remote. Nhờ vậy người dùng dễ dàng trong việc bật hay tắt quạt. Cũng như điều chỉnh chế độ gió, hẹn giờ tắt quạt tiện lợi để tiết kiệm điện năng khi dùng.

Quạt trần có điều khiển từ xa
Quạt trần có điều khiển từ xa
 
Khách hàng có thể dựa vào thiết kế, cấu tạo để chọn quạt trần như ý

Cấu tạo quạt trần theo thiết kế cánh

Cuối cùng chúng ta cùng đi vào tìm hiểu cấu tạo của quạt trần nếu dựa vào thiết kế cánh của sản phẩm. Cụ thể nó sẽ bao gồm 2 loại cơ bản như sau:

Cấu tạo quạt trần có cánh

Chính là dòng sản phẩm làm mát với thiết kế bên ngoài nhìn vào sẽ thấy ngay cánh quạt với số lượng cùng kích thước khác nhau. Và nó cũng được chia thành nhiều loại như sau:
  • Quạt trần có cánh truyền thống: Cấu tạo như bình thường nhưng sẽ có cánh xòe ra với kích thước rộng từ 1.2 đến 1.5 mét.
  • Quạt trần tự thu cánh: Cấu tạo cánh thông minh, khi hoạt động cánh xòe ra và khi ngừng hoạt động sẽ thu lại. Mục đích tiết kiệm không gian tối ưu hơn.
  • Quạt trần hộp: Cấu tạo thiết kế nằm gọn trong khung hộp, cánh quạt luôn xòe ra. Nhưng cánh sẽ ngắn hơn so với loại quạt trần truyền thống.
Quạt trần 5 cánh Panasonic
Quạt trần 5 cánh Panasonic (Ảnh sưu tầm)

Cấu tạo quạt trần không cánh

Thiết kế cấu tạo thông minh, ưu điểm nhỏ gọn, không chiếm nhiều không gian lắp đặt cũng như mang lại sự an toàn cho người dùng. Cấu tạo quạt trần này sẽ có những thiết kế lỗ gió thông minh nhằm hút gió nhẹ nhàng từ dưới lên. Kết hợp thổi gió ra xung quanh ở ô bên cạnh quạt. Nhờ vậy quạt sẽ tạo nên một luồng gió với chuyển động linh hoạt 360 độ.

Quạt trần không cánh
Quạt trần không cánh (Ảnh sưu tầm)
 

Nguyên lý hoạt động quạt trần chi tiết nhất

Bên cạnh việc tìm hiểu cấu tạo quạt trần thì chúng ta hãy cùng phân tích nguyên lý hoạt động của sản phẩm nhé. Thực tế dù được thiết kế với cấu tạo như thế nào nhưng chung quy nó cũng sở hữu nguyên lý hoạt động cơ bản như sau:
  • Khi chúng ta bật công tắc điện thì nguồn cấp năng lượng sẽ giúp khởi động và làm động cơ quay.
  • Tiếp đến động cơ điện sẽ vận hành chuyển đổi dựa theo chiều thiết lập của quạt. Hơn nữa còn hoạt động tùy vào thông số tốc độ mà người dùng chọn sẽ có sự khác biệt.
  • Động cơ vận hành giúp cho cánh quạt quay và cánh quạt gắn trên Roto lúc đó cũng quay dựa theo chiều được cài đặt sẵn.
  • Luồng gió nhanh hoặc chậm của quạt trần dựa vào tốc độ quay động cơ (Nó được điều khiển thông qua bộ điều tốc đã được thiết lập sẵn trước đó).

Hướng đi của gió

Trong ngày có thời tiết nóng bức, hãy sử dụng quạt quay ngược chiều kim đồng hồ để giúp luân chuẩn không khí mát xuống dưới và xung quanh căn phòng. Ngược lại, trong ngày lạnh, bạn có thể sử dụng quạt theo chiều kim đồng hồ giúp tuần hoàn cho không khí ấm xuống.

Hướng đi của gió
Hướng đi của gió (Ảnh sưu tầm)
 
Bài viết trên đây chúng ta đã phân tích chi tiết cấu tạo quạt trần và cả nguyên lý hoạt động của nó. Mọi nhu cầu cần liên hệ mua hay tư vấn sản phẩm phù hợp nhớ đến với Công Cụ Tốt ngay!
 

 
gọi Miễn Phí