Trồng cây xương rồng - Nguyễn Huy Trí

Đăng lúc: , Cập nhật

Họ Xương rồng (danh pháp khoa học: Cactaceae) thường là các loài cây mọng nước hai lá mầm và có hoa. Họ Cactaceae có từ 25 đến 220 chi, tùy theo nguồn (90 chi phổ biến nhất), trong đó có từ 1.500 đến 1.800 loài. Những cây xương rồng được biết đến như là có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhất là ở những vùng sa mạc. Cũng có một số loại biểu sinh trong rừng nhiệt đới, những loại đó mọc trên những cành cây, vì ở đó mưa rơi xuống đất nhanh, cho nên ở đó thường xuyên bị khô. Cây xương rồng có gai và thân để chứa nước dự trữ.

Trồng cây xương rồng

1. Nguồn gốc và đặc điểm chung

Xương rồng là tên chung chỉ các cây thực vật trong họ Cactaceae, với hàng trăm loài và hàng nghìn giống khác nhau về kích thước, hình dáng có nguồn gốc từ các vùng sa mạc khô hạn với một số đại diện khá phổ biến là xương rồng bà, xương rồng khế, xương rồng diệp long, càng cua, cây quỳnh v.v... Cần phân biệt cây xương rồng tàu hay cây xương rồng rắn có thân vuông, có lá nhỏ và gai, hoa đỏ nhỏ cũng được gọi là xương rồng nhưng lại thuộc họ thầu dầu không phải họ xương rồng Cactaceae.

Đặc điểm chung của các cây trong họ Cactaceae là có thân mọng nước đặc trưng của thực vật kiểu sa mạc. Thân của chúng rất phát triển và đạt được kích thước rất khác nhau, kiểu dáng rất khác nhau (theo đó mà có tên gọi đặc trưng cho từng giống). Lá của chúng bị tiêu biến trở thành vấy nhỏ hoặc biến thành các gai trên thân, Ra hoa ở các nách lá và có hoa đẹp.

Có nguồn gốc từ vùng sa mạc nên các thực vật này ưa sáng và không yêu cầu nhiều nước trong quá trình sinh trưởng phát triển của mình. Nhìn chung chúng yêu cau diều kiện khô hạn cả về phương diện đất và không khí, có thể chống chọi cao với điều kiện khô hạn vì bản thân chúng đã hình thành hàng loạt các cơ chế bảo vệ khi bị khô hạn trong thời gian dai.

2. Kỹ thuật nhân giống

Các cây trong họ Cactaceae nhân giống dễ dàng bằng cách dâm các đoạn thân, cành của cây. Khi dâm cành, thân cần chú ý để các vết cắt tách từ thân khô nhựa hoặc tạo mô sẹo mới đem dâm xuống nền dâm và hạn chế tưới nước cho cành dâm này.

Một số cây trong họ này cũng có thể nhân giống bằng cách ghép giữa các giống trong họ với nhau. Ví dụ có thể ghép nhân giống cây càng cua lên cây thanh long, giữa các giống xương rồng với nhau để tạo ra cây con cũng như tạo dáng thế cho cây. Khi ghép cần chú ý cắt cành ghép và gốc ghép với nhau sao cho hai phần gỗ của cành ghép và gốc ghép tiếp xúc với nhau và dùng các ghim tre, nứa để ghim giữ cành ghép và gốc ghép với nhau thay vì dây buộc.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Đất để trồng các cây trong họ Cactaceae không nên chọn các đất chặt, bí khó thoát nước và hay bị ngập, úng. Nếu trồng trong chậu cần trồng trên đất nhẹ, dưới đáy chậu có lớp đá sỏi để đất thoát nước tốt và đáy phải có lỗ thoát nước tránh bị úng ngập đất do nước quá nhiều. Những đất kiểm không thích hợp cho xương rồng.

Để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, mỗi năm nên bón hoặc tưới thúc cho cây 1 - 2 lần. Trong quá trình trồng trọt cần chú ý hạn chế tưới nước, chỉ tưới khi đất quá khô hạn và cần có biện pháp để tránh ngập, úng hoặc đất quá nhiều nước quá đối với cây.

Chiều 24-9-1994

Tại trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội
 
gọi Miễn Phí