Trồng cây xương rồng - Huỳnh Văn Thới

Đăng lúc: , Cập nhật

Nếu bạn có nhu cầu trồng xương rồng làm cảnh, để bàn làm việc, nhưng chưa biết trồng, chăm sóc cây như thế nào để cây phát triển khỏe đẹp thì hãy tham khảo hướng dẫn trồng cây xương rồng được cập nhật dưới đây.

Các đặc điểm của cây xương rồng

Trồng cây xương rồng, ta phải nghiên cứu những đặc tính kỹ thuật sau đây :

1- Môi trường.

Cây xương rồng phải trồng nơi có càng nhiều ánh sáng càng tốt, có thể đề ngoài trời nắng 100%, hoặc chi nắng một phần trong ngày tùy theo vị trí, nhưng nhất định phải thông thoáng, không khí nóng ẩm.

Cây xương rồng xuất xứ ở vùng sa mạc, nắng nóng khô cằn, thiếu nước, nên ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở nước Việt Nam nói chung đều phải để ý đến khí hậu, làm sao nhái lại khí hậu nóng khô của sa mạc.

2- Nhiệt độ.

Cây xương rồng chịu ở nơi nào nhiệt độ cao từ 30 đến 49°C, trung bình là 35°C. Là cây vùng nhiệt đới, nhưng cũng có loại mọc ở nơi mát mẻ cận vùng ôn đới hoặc trên triền núi cao cả ngàn mét. Nhiệt độ ban ngày nóng, ban đêm lạnh hoặc trời nắng gắt xen kẽ với bóng râm, rất phù hợp với một số loại xương rồng, làm cho cây dễ sinh trưởng. Còn nắng gắt 100%, cộng với đất khô cằn sẽ làm cho cây xương rồng khô ra chồi non, chậm phát triễn.

3- Ánh sáng.

Ánh sáng là nguồn sinh sống của cày. Có đủ ánh sáng, cây mới sinh trường. Thiều ánh sáng, cây sẽ ốm yếu, cành lá mong manh và biến dạng, dễ bị sâu bệnh. Cây xương rồng không thể thiếu ánh sáng được, có thể trồng sát cửa sổ; nếu không dù ánh sáng, cây sẽ chết.

4- Nước tưới.

Tất cả các loại cây cò đều nhiều ít sống nhờ nước, chứ không thể sống thiếu nước được. Mặc dù cây xương rồng xuất xứ từ sa mạc khô cằn nhưng nó cũng cần nước; nhưng nếu dư nước, xương rồng sẽ thối nhún và chết. Để dễ trồng, các nhà vườn có thể tưới với dung dịch nước cộng thêm một lượng nhỏ axít, nhưng không quá độ PH = 4 có thể thứ bằng giấy thử độ axít, và phải tưới thưa 3, 4 ngày 1 lần, hoặc chừng nào thấy đất khô trắng mới tưới. Độ ẩm nhiều quá làm lạnh đất, cây ngưng tăng trường, phải dò dẫm tưới cho đúng liều lượng nước tùy từng môi trường, đó là kinh nghiệm quan trọng. Sự tăng trưởng của bộ rễ có thể giúp chúng ta tưới nước gia hoặc giảm, tùy theo loại xương rồng, rễ mạnh là cây tốt tức vừa đủ nước, rễ yếu là lượng nước không đủ, rễ vàng úa là dư nước... Tóm lại, thiếu nước cây còi cọc, dư nước cây thối chết.

5- Đất trồng.

Đất trồng cây xương rồng là quan trọng nhất, phải im loại đất cát, đá, tơi xốp, thật rút nước, làm sao khi tưới là nước thoát hết và khô ngay. Phải trộn đều các thành phần đất trồng như sau : Cát, đá nhỏ, đất hạt, miềng sành nhỏ, hạt nylon, vỏ trấu, vò đậu phộng v.v... Tỷ lệ có thể gia giảm tùy theo loại xương rồng. Đất trồng có thể thiếu màu mỡ, nên định kỳ phải bón thêm phân NPK, 10 ngày/lần.

Hiện nay, tôi đang rút kinh nghiệm trồng với 30% cám xơ dừa, 30% vỏ trấu, 20% vò đậu phộng, 10% đất, 10% cát to.

6- Cách trồng.

Thường nhà vườn trồng vào mùa xuân lúc trời mát mẻ, nắng vừa phải, không mưa. Nhưng mùa nào cũng có thể trồng xương rồng được, miễn là để vào vị trí thích hợp, che bớt nắng, che mưa, và để vào chỗ có nhiều ánh sáng.

Muốn trồng, phải bứng cây xương rồng, thận trọng không cho đứt rễ. Nếu bộ rễ bị thương, ta có thể cắt tỉa bớt và treo phơi cho khô nhựa mới trồng. Còn nếu tách chiết thì phải treo đến khi nào lành sẹo mới nền trồng. Phải trồng vào môi trường đất khô và không được tưới nước ngay sau khi trồng.

Đào lỗ, đặt cây xương rồng xuống, lấy vài cục đã chêm lại cho cây đứng vững mới bò đất vào

Khi mới trồng, phải đem cây đến chỗ bóng râm và môi trường ẩm mát. Vài ngày sau mới được phun sương một làn, và chỉ tưới sau khi thấy cây đã ra chồi ra lá non. Nhưng cũng phải thận trọng, không được tưới nhiều tập cho cây được tưới dần theo định kỳ 3 ngày/lần cho quen ; lượng nước nhiều ít tùy theo môi trường, canh làm sao đến ngày tưới, mặt đất trên chậu xương rồng phải khô thật sự.

Nên nhớ ngày mưa không tưới.

7- Phân bón.

Phân là thành phần cần phải bổ sung cho cây xương rồng, vì đất trồng thường là cát, đá, rất nghèo dinh dưỡng, nên định kỳ phải bổ sung thêm phân đề thúc đây cho cây tăng trưởng mạnh, lá cành xanh tươi, hoa càng to và đẹp. Có thể pha phân vô nước tưới, định kỳ 10 ngày/lần, phân NPK.

Có 3 loại : Số 1 tỷ lệ NPK 30-10-10 là phân làm tăng trưởng; phân số 2 tỷ lệ NPK 10.30.10 là phân thúc ra hoa và phân số 3 tỷ lệ NPK 10-10-30 là phân làm cho cây cứng cáp, hoa tươi, màu sắc đẹp, lâu tàn...

Hoặc giải lên mặt chậu loại phân dưới dạng hạt nhỏ, mỗi tháng 1 lần. Nhất là vào mùa xuân, mùa tăng trưởng hoặc vào mùa thu, để thúc ra hoa, chung chơi trong 3 ngày Tết.

8- Nhân giống.

Cũng như cây cỏ khác, nhân giống xương rồng có nhiều cách : vô tính hoặc hữu tính :

a- Gieo hạt.

Cây xương rồng có rất nhiều hạt, gieo y như gieo hạt hoa màu, cũng làm đất xốp, tưới ẩm, ngâm hạt với dung dịch thuốc sát trùng, rồi gieo lên líp, hàng ngày tưới sương để giữ ẩm, cây sẽ này mầm. Độ 4-5 tháng, cây lên cao cở 10cm thì có thể bứng đem trồng được.

b- Tách chiết.

Thấy cây xương rồng to cao, ra nhiều cây con, nhiều nhánh, ta có thể tách chiết ra trồng được.

Cây xương rồng tách chiết ra trồng rất đơn giản, chỉ cần cắt cành nhánh với dao sắc bén, không cho bầm dập chỗ cắt, treo phơi cho khô nhựa, hoặc đợi cho lành vết sẹo là đem trồng nơi chỗ đất hơi ẩm và không tưới nước là được.

Sau vài ngày thấy đất khô thì phun sương để giữ ẩm, đợi chừng nào cây đâm chồi nhây được môi tưới nước, nhưng cũng phải tưới thật ít nước, cho cây phát triển tốt, khi cây sống khỏe mới tưới nước định kỳ năm ba ngày một lần, hoặc thấy đất trong chậu khô mới tưới.

c- Tháp ghép.

Cây xương rồng rất dễ tháp ghép nhưng phải lựa cây cùng một loại nhựa.

Thường loại xương rồng trồng rất lâu lớn, chậm ra chồi ra nhánh, nhưng khi tháp ghép với cây xương rồng khác thì tăng trưởng rất nhanh. Muốn tháp ghép, phải trồng trước một cây cho sống mạnh, để làm gốc ghép, giống xương rồng cereus làm gốc ghép rất khỏe mạnh.

Khi ghép, cần phải thao tác thật nhanh và thật kỳ, tránh để khô nhựa, dính bụi bậm, bong bóng khí, nhất là không để dính nước ẩm ướt chỗ ghép. Quan trọng nữa là cách đặt nhánh ghép vào gốc ghép. Làm sao cho các lớp mô bì ăn khớp với nhau, cho dễ liền da. Xong, lấy dây thun nhỏ ràng dính lại hoặc buộc dây nylon cho nhánh ghép dính chặt vào gốc ghép, rồi để vào chỗ râm mát, không tưới nước, khoảng 10 ngày sau mới mở dây ra, thấy chỗ tháp liền da là đạt, cây sẽ sống mạnh.

9- Phòng trừ sâu bệnh.

Cây xương rồng thường bị côn trùng phá hại, hút nhựa, ăn lá non, như rệp Rhizoecus falcifer bám vào rễ cây xương rồng, hút nhựa, làm hư rễ; loại còn trùng này sống ở dưới mặt đất, trong cuống rễ cây, thích nóng ẩm, đào bới cắn rễ non ; hút nhựa, làm thối rễ non, bộ rễ không nọc ra được, cây ốm yếu, héo dân rồi chết. Loại rệp sáp thì bu ở trên ngọn cây, làm tổ nơi hóc kẹt, tập trung thành đám, hút nhựa đọt lá non, làm cây khô héo, chết cả đọt cây. Những loại rệp này mang loại bệnh vi khuân cho cây và tiết ra chất độc, nên phải phòng trừ.

Muốn phòng trừ loại còn trùng cắn phá rẻ, phái :

a- Sát trùng đất trước khi trồng, hoặc phơi nắng phân đất cho thật khô - nắng cũng diệt khuẩn.

b- Nếu thấy bộ rễ bị bệnh ta phải phun thuốc sát trùng mạnh, sâu xuống khỏi mặt đất, như : méthyl parathion-Monitor...

Nếu không hết, phải nhổ cả cây lên, ngâm bộ rễ vào dung dịch thuốc trừ sâu rầy như Sherpa trong vài phút, rồi cắt tia bỏ hết rễ hư thối, sau đó mới trồng trở lại như khi trồng ban đầu, để vào chỗ râm mát, không tưới nước...

Nếu có thuốc kích thích ra rễ, cũng có thể sử dụng được, để cho nhanh ra rễ non trở lại ; như Rootone, Rooting Powder...

Muốn phòng trừ loại còn trùng cắn phá đọt, là non, hoặc sâu, rầy, nhện, rệp sáp thì chỉ cần phun thuốc rầy như Méthyl Parathion, Monitor, Sherpa... cùng hết.
 


Mactucana Haynei



Pra Cai Kéo



Xương rồng Bát Tiên



Pilosocereus Palmerii



Xương rồng loại Portulacaria



Opuntia Pyenacantha



Notocatus Succineus



Coryphanta Elephantideus





 
gọi Miễn Phí