Tên Bát tiên là do cây xương rồng này có chùm hoa to, thường có 8 cành hoa nên gọi là Bát tiên. Người Thái rất ưa thích loại xương rồng Bát tiên với lòng tin tưởng được nhiều may mắn và hạnh phúc, nên đã lai tạo được hàng trăm giống với màu sắc khác nhau, vô cùng phong phú : trắng, vàng, lam, hồng, xanh, dò, tím, câm thạch v.v... Đặc biệt cùng trên một cây, hoa Lưới ra màu dợt, lớn lên màu hồng, màu do ; khi già màu xanh, rất đẹp. Hoa rất lâu tàn, có thể từ 4 đến 6 tháng và rất siêng hoa, nếu trồng đúng cách thì mỗi mắt lá đều có một vòi hoa.
Cây xương rồng Bát tiên rất dễ trồng, có thể trồng làm kiếng để trên bao lơn, trên sân thượng, ở trước sân nhà hoặc đem vô phòng khách, trang trí nội thất.
Ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều người đã trồng loại xương rồng Bát Tiên, vì là giống mới, nên giá cả còn rất đắt.
Ở Việt Nam cũng có trồng một loại xương rồng Tàu còn gọi Hồng Kích, tên Anh là Christ's Thorn, Crown of Thorn, tên Pháp là Euphorbe Brillante, couronne d'Épines, Rose Scarlet... Trong sách "Cây cò Miền Nam" của GS. Phạm Hoàng Hộ cũng xếp thuộc họ Euphorbiaceac có tên khoa học Euphorbia Milii, thường được trồng viền công viên, trồng làm hàng rào, cây ốm yếu ra hoa rất ít và nhỏ, nhưng cũng là giống xương rồng Bát Tiên... Chúng ta cũng có thể lai tạo, nuôi dưỡng để trở thành giống lớn, ra hoa nhiều như xương rồng Bát tiên Thái được.
Loại xương rồng Euphorbia Milii là cây bụi, có nguồn gốc từ đão Madagascar. Cây chính dứng thẳng, thân hình trụ có rất nhiều gai nhọn màu xanh mốc, chung quanh thân thường có nhiều nhánh, là hình thuôn dài màu xanh bóng, có một gần chính và nhiều gân phụ, lá già rụng còn dễ lại theo rõ rệt, lá non tập trung thành chùm ở trên ngọn, nên cây lâu năm thân trơ trụi thấy xấu, phải cắt ra trồng dồn xuống.
Nếu trồng đúng cách thì mỗi nách lá đều ra một vòi hoa, nở thành chùm, màu sắc rất đẹp và lâu tàn, có thể treo chơi bên cửa số hoặc trang trí nội thất rất hay. Cây rất dễ trồng, chỉ cần tưới ít nước với một ít dung dịch hơi axít và phân NPK thì lá sẽ to lớn, cây sẽ ra nhiều hoa.
Cây xương rồng Bát Tiên đã được lai tạo rất nhiều, màu sắc rực rỡ, hoa đậu thành hạt tròn, nhỏ rất dễ gieo trồng.
a- Tên xương rồng Bát Tiên.
Do du nhập từ Thái Lan nên còn giữ tên Thái, tạm dịch như sau :- Cây Ca Tăn Du = Hiếu Tử, có hoa màu cam phớt vàng với nhiều đốm dò nhỏ.
- Cây Căm Pheng mương chin cháo siên = Van lý trường thành, dáng cây tuyệt đẹp, thân xoắn, lá nhỏ, để trang trí.
- Cây Cụ Lạp La M overline an = Hing La Măn có hoa màu hồng ứng đỏ.
- Cây Ngâm Ta = Ngoạn mục, hoa to màu hường, nhụy đó, rất dễ thương.
- Cây Chắc ca phát = Hoàng Đế, lá xanh tuyền, cuống lá đỏ, hoa đỏ.
- Cây Cháo sạo = Cô dâu, hoa màu vàng nhợt duyên dáng.
- Cây Xa Cu Rá = Anh Đào, hoa màu hồng, cánh có gân đỏ rất đẹp.
- Cây Đao Đuông Đên = Sao sáng, hoa màu vàng có đốm xanh.
- Cây Thuối thoong = Huy chương vàng, màu vàng tuyền.
- Cây Díng luồi = Phát tài, màu hồng pha vàng.
- Cây Díng Dày = Đăng quan, màu đồ au.
- Cây Rát sa sinh = Chúa sơn lâm, hoa mới nở màu cam, lớn lên màu đo, già màu xanh cam.
- Cây Va Lên Thai Va Lên Tin, màu vàng = pha cam đỏ
- Cây Sao Na Khon Luộng = Thiếu nữ thủ đô, có hoa đỏ đốm xanh.
- Cây São A sia = Cô gái Châu Á, có hoa màu vàng điềm xanh.
- Cây Sam Phao Thoong = Tàu buồm vàng, có hoa màu vàng tươi, giữa là xanh rất nồi
- Cây Nừng nay chắc ca Van = Số một thế giới, có hoa màu cam vàng do, coi như là hoa hậu của xương rồng Bát Tiên.
- Cây Mín khoảnh = Quí nhân, có hoa màu xanh.
- Cây Nốp pha nát = Trinh nữ, có hoa màu cam.
- Cây Nón cáo = Bái thủ, có hoa màu hồng.
- Cây A ná da ma ni = Ngọc bích, có hoa màu xanh.
- Cây Ma Ni Rách = Quí ngọc, có hoa màu cam vàng.
- Cây Ma Ni Sốt Suống = Ngọc thạch, có hoa màu xanh.
- Cây A Run Rúng = Bình Minh, có hoa màu cam dợt.
- Cây Đào Pha Kệt = Kim Tinh, có hoa màu trắng.
- Cây Phếch Nám Nừng = Kim Cương, có hoa màu vàng.
- Cây Nác Pộc = Bảo ty, có hoa màu xanh.
- Cây Sặt Ngân = Gia ngân, có hoa màu xanh hồng.
- Cây Xi Mương Phiều = Làng Phiêu, có hoa màu vàng.
- Cây Xa Ma La cam. = Mũ bạc, có hoa màu xanh
- Cây Khua Ma Ni = Chuỗi ngọc, có hoa màu xanh.
- Cây Tạ Văn = Thái Dương, có hoa màu đỏ.
Và còn rất nhiều tên, nhiều màu, nhưng tôi chưa có khả năng dịch nổi thêm nữa (Phần tiếng, âm Thái, do người Thái ghi).
b- Nuôi trồng
Cây xương rồng Bát Tiên rất dễ trồng, chỉ có 3 điều kiện :- Đất trồng thật xốp, khi tưới hoặc khi có mưa, nước phải rút hết ngay.
- Chỉ tưới nước khi nào thấy đất trong chậu khô và tưới rất ít, tưới phân định kỳ 10 ngày/lần pha, NPK 1gr/4lít nước.
- Để cây ngoài trời nắng 100% thì tươi tốt siêng hoa, màu sắc đẹp. Nhưng cũng có thể trồng chỗ ít nắng, trang trí nội thất thì cây xanh mướt, ít hoa.
c- Nhân giống.
+ Gieo hạt : cây xương rồng Bát Tiên khi hoa già, giữa hoa có hạt tròn nhỏ, phải theo dõi hái phơi, nếu không hạt sẽ rụng xuống đất khó lên cây con hơn. Muốn gieo phải làm đất tưới ẩm mới gieo hạt. Hạt gieo 3-4 tháng, cây con lên từ 4 đến 6 lá, có thể bứng lên trồng được.Cây con trồng khoảng 1 năm ra hoa bói, ban đầu ít hoa, sau mới nhiều hoa.
d. Tách chiết
Cây xương rồng Bát Tiên lớn lên có rất nhiều nhánh, mỗi nhánh tách ra trồng đều thành cây mới, mau lớn hơn so với trồng bằng hạt và có hoa liền, nên ít người gieo trồng bằng hạt, lâu ra hoa.- Nhánh ở sát đất, chỉ cần phù đất lên cho nhánh ra rễ, rồi tách ra trồng rất dễ dàng.
- Nhánh ở trên thân cây, nên lấy dao bén cắt rời ra, sát thân cây, thường là chỗ nhỏ nhất của nhánh. Cắm nhánh ươm vào ly nước hay chai nước khoảng 3cm, để vào chỗ râm mát, nhánh sẽ tự mọc rễ, rễ dài cơ 2, 3cm dem trồng sống mạnh. Nếu có thuốc kích thích ra rễ thì pha thêm vào nước, nhánh mau ra rễ hơn, nếu có loại thuốc bột như Rootone hay Rooting Powder thì chấm vào chỗ vết cắt rồi dem trồng cũng được,
-Cắt ngang thân, trường hợp xương rồng Bát Tiên trồng lâu năm, thân cao quá, có thể cắt ngang giữa thân để trồng dồn xuống, cũng chấm bột kích thích ra rễ rồi trồng xuống trở lại, phải chăm sóc kỹ, để vào chỗ râm mát...
Phần gốc còn lại sẽ mọc ra thêm nhiều nhánh mới, thành cây mới.
e Tháp ghép.
Cây xương rồng Bát Tiên là loại cây có nhựa đục, có thể tháp ghép dễ dàng với cây xương rồng khác cùng loại.Muốn ghép, phải lấy dao thật bén, cắt giữa thân thành hình nêm, hay chữ V.
Bên gốc ghép cũng cắt y như vậy. Nhanh chóng đặt ngọn cây ghép vào gốc ghép cho ăn khớp. Lấy dây nylon buộc chặt lại, đồng thời trồng một cây nọc nhò như chiếc đũa để giữ vững cây ghép. Cũng để vào chỗ râm mát, 15 ngày sau mở dây ra. Cách ghép này rất dễ sống.
Echinocereus Pectinatus
Wilcoxia Poselgeri
Euphorbia Milii
Mitrocereus Macrocephala
Echinopsis Werdermannii