Trồng hoa lan - Nguyễn Huy Trí

Đăng lúc: , Cập nhật

Lan hình nhân (danh pháp: Orchis) là một chi thuộc họ Lan (Orchidaceae), sinh sống chủ yếu ở châu Âu và Maghreb, nhưng cũng vươn xa tới tận Tây Tạng, Mông Cổ, và Tân Cương (Trung Quốc).[1] Tên chi xuất phát từ tiếng Hy Lạp ὄρχις orchis, nghĩa là "tinh hoàn".

Trồng hoa lan

I. VÀI NÉT VỀ CÂY LAN

Khi nói đến hoa, con người không thể không nói đến hoa Lan. Bốn cây tượng trưng cho người quân tử: Cúc, Trúc, Sen, Lan, cũng là trong những cây điển hình của 4 mùa "tứ quý".

Lan không phải là cây ăn bám như tơ hồng, tầm gửi, nó là cây hoàn toàn tự dưỡng nhờ ánh sáng, không khí và hơi nước. Nếu rễ bám vào cây rồi buông thân cây cành xuống thì gọi là Phong Lan. Nếu bám rễ vào đất, hoặc hốc đá có mùn thì gọi là Địa Lan.

Ngày nay không chỉ có Địa Lan mà Phong Lan cũng được ưa chuộng nhiều. Thái Lan là nước xuất khẩu phong Lan vào bậc nhất Thế giới, họ không chỉ xuất hoa tươi mà còn xuất hoa ướp, khô trong viên pha lê, nhựa để đeo nơi ve áo, đính vào dây chuyển, dây đồng hồ... Có loài đáng giá cả chục ngàn đô la như giò Paphiopendium rolontren-num.

1. Rễ

Địa Lan thường có dạng củ, rễ mập lá xum xuê và có thân ngầm có thể bò dài, có loại cho hoa mùa hè gọi là hạ Lan như Bạch ngọc, có loại cho hoa mùa đông như Mạc biên, Hoàng Vũ.

Phong Lan chỉ cần một phần rễ bám vào cây khác rồi treo lơ lửng trong không khí. Rễ làm nhiệm vụ giữ cho cây bám chắc và làm nhiệm vụ hút nước, chất dinh dưỡng từ thân cây giá thể, nó còn hút nước trong không khí.

Rễ có thể bó lại thành bụi để tập trung mùn rác dùng dần. Ngoài ra rễ còn tự quang hợp được. Các loài hoại sinh không tự dưỡng, nhờ nấm chủ yếu là loài Phizotoni cung cấp dinh dưỡng.

2. Thân

- Thân Lan có nhiều dạng hoặc củ giả như các loại địa Lan 10 bẹ lá hợp thành hoặc không có thân chính, các cành phụ phát triển như Lan Vẩy rồng, hoặc thân vươn dài như Lan Hoàng Thảo, Lan Phi Diệp vươn rất dài trùm cả lớp cây giá thể... hầu hết các loài Lan đều có diệp lục để tự quang hợp.

3. Lá

Lá Lan dày, xanh bóng chứa nhiều nước. Xếp sít nhau hoặc mọc cách, mọc đối hoặc tồn tại lâu năm hoặc không có lá hoặc chỉ có một lá. Lá hình kim, hình phiến xẻ thày có bẹ ôm hay không có, có loại rụng lá mùa đông, có loại thường lục, có loại trên lá có nhiều màu sắc.

4. Hoa

Đẹp có nhiều màu sắc, hoa mọc chùm 1 - 3 hoa, một nách lá 1 hoa, trên đỉnh ngọn có 1 hoa. Hoa Lan là hoa mẫu 3 xếp thành từng vòng hai lớp hay một lớp, mỗi lớp 3 cánh. Lớp trong có 1 cánh môi đẹp nhất, huyền dịu nhất.

5. Quả và hạt

Quả nang chỉ chứa một phôi, chưa phân hóa nhiều hạt nhỏ liti dễ bay đi xa. Quả khi tự tách ra 4 - 6 mảnh vỏ, hạt nẩy mầm nhờ nấm Phizotonia nuôi dưỡng nếu không có loài nấm này hạt sẽ chết.

Các loài Lan trồng phổ biến ở nước ta :

- Lan Chân rết :  D. Cinaiforue

- Lan vẫy rồng : D. Agregotium

- Chân rết lá đỏ: D. Aniceps

- Lan vảy cá : D. Capollipes

- Hoàng thảo hoa vàng: D. Clovalum

- Lan Thạch mộc: D. Nobile

- Lan phi điệp : D. Supebium

- Nhất điểm hồng: D. Dracomis

- Y thảo : D.Dieradi

- Kiêm Lan : D. Cymbidium ensiforum

- Hồng Lan : D. Cym Znsigine

- Hoàng Lan : Vandagigmtium

- Lan Cành dao : Vanda tores

- Lan thơm : Vanda parishii

- Tóc tiên : Vanda watsonic

- Mỹ dung dạ hương: Vanda denissoniana

II. NHÂN GIỐNG HOA LAN

Cũng như các loại hoa khác hoa Lan có 2 phương pháp nhân giống chính, phương pháp vô tính và phương pháp bằng hạt.

Cây Phong Lan hoa rất khó hình thành hạt do khó thụ phấn. Hạt nhỏ rất khó nảy mầm trong gieo hạt nhanh mất sức nảy mầm.

Khi nhân giống bằng hạt thông thường. Kết hợp tạo hoa giống có màu sắc đẹp hấp dẫn. Để làm được việc đó ta tiến hành như sau:

1. Chọn bố mẹ

Chọn cặp bố mẹ tạo hạt : chọn bố mẹ hoa có màu sắc hấp dẫn khác nhau ở cùng loài. Ngoài ra chú ý tới tính chống chịu. Các cặp chọn nên có nguồn gốc địa lý xa nhau. ở phong lan tính trội bao giờ cũng là màu hồng, đỏ, tím đỏ, cần nắm vững đặc điểm sinh trưởng, phát triển của bố mẹ trong các thời kỳ, đặc biệt thời kỳ ra hoa.

2. Cách lai giống

Cách lai tạo để tạo hạt : Khi nụ to chín, khử đực cây mẹ. Thu hạt phấn từ cây bố : dùng banh gắp bao phấn chưa nở, rồi cho vào lọ thủy tinh để trong phòng nhiệt độ 22°C - 24°C để cho hạt phấn chính khi hạt phấn nở tung ra thì đưa vào bình hút ẩm bảo quản, chờ khi hoa cái chín thì ta tiến hành thụ phấn nhân tạo.

Khi hoa cái nở được 3 - 4 ngày ta tiến hành thụ phấn. Sau từ 5 - 10 tuần ta có thể tiến hành thu quả, không nên để cho quả chín khô. Tốt nhất là thu quả lúc quả đang có màu vàng. Quả thu về nên xử lý Foocmalim 0,5% để chống nấm, chống vi khuẩn, rồi ủ trong hai giờ, sau đó hong khô để nơi khô thoáng gió, chờ hạt nứt vỏ, ta thu hạt.

Trường hợp không có Foocmalin ta dùng thuốc tím KMnO4 3% xử lý ủ trong 30 phút. Khi hạt tách ra, lâu nhất và 3 ngày sau phải gieo ngay. Hạt Lan có vỏ cứng khả năng hút nước rất kém, rất khó nảy mầm. Vì vậy ta phải gieo trong môi trường nhân tạo. Môi trường đó bao gồm các thành phần sau :

- Ca(PO4)2 : 0,2g + nước cất + 2 giọt HCl 0, 1N

- K3NO3 : 0,53 gam

- MgSO4.7H2O : 0,5 gam

- (NH4)2SO4 : 0,25g

- KHSO4 : 0,225g

- Fe2(CuH4O3).3H2O : 0,28g

- MnSO4.4H2O : 0,007g

- Sacaroza : 20g

- Thạch (Aga) : 10g

- Nước cất : 1 lít

Trước khi gieo hạt xử lý hạt

Phương pháp xử lý như sau : Cho hạt vào lọ thủy tinh đổ ngập nước oxy già (H2O2) nồng độ 3% ngâm trong 15 phút, sau đó hút dung dịch oxy già ra ngoài, rửa nước cất ba lần. Sau đó cho vào phòng cấy vô trùng để cấy. Chiếu sáng 18 giờ. Nếu không có ánh sáng tự nhiên chiếu ánh sáng nhân tạo cường độ 4000 lux.

a) phương pháp vô tính nuôi cấy Invitro MA

Chọn cây khỏe, sạch bệnh, lấy mầm non bóc lá ngoài, xử lý vô trùng bằng Hypodoritnatri 7 - 10% lấy đỉnh sinh trường đưa vào môi trường nuôi cấy. Môi trường cải tiến bó Agar cho thêm nước dừa quả và 750 - 800ml nước cất để tạo nên môi trường lỏng.

Giai đoạn 1 : dùng chất điều tiết sinh trưởng là α NAA 1 - 2 mg/1 lít.

Giai đoạn 2 : dùng chất điều tiết sinh trưởng là Giberilline khi mầm rễ đã hình thành với nồng độ 2 - 6 mg/lít. Nếu môi trường lỏng thì ống nghiệm nuôi cấy phải được đặt trên máy ly tâm hay máy lắc với tốc độ 160 vòng/phút cho đến khi có mầm non xuất hiện. Sau đó đưa ra tách lá bao cho vào môi trường khác cho đến khi có 5 - 6 lá đưa ra môi trường bán Vitro.

b) Nuôi cấy Lan sau ống nghiệm

Khi mầm rễ hình thành tốt chuyển cây ra ngoài ngâm cây vào dung dịch nước sạch có pha 1/4 thìa cà phê N:P:K với tỷ lệ 1:1:1 chuyển ra giá thể gạch nung già cho vào trong chậu. Thời gian này 10 ngày phun một lần dung dịch N:P:K nồng độ 1% - 2%

Cây Lan trong quá trình này rất dễ nhiều bệnh nên chậu, thành chậu phải xử lý Foocmalin với cây Lan con có thể phụ thường xuyên Booc đo hay Zinep nồng độ 1% hoặc Casurau 1%.

Cây con trong chậu có giá thể gạch nung 4 tháng chuyển qua chậu nhỏ tách riêng rẽ nuôi trong chậu $ 8 - 10cm trong vòng 22 tháng nữa rồi đưa vào chậu cố định, cũng có thể sau 4 tháng từ chậu chung chuyển thẳng ra chậu cố định.

c) Tách chiết và bảo quản

Công việc phải được tiến hành vào cuối mùa sinh trưởng. Thông thường vào cuối mùa Xuân. Ở miền Nam tách chiết vào đầu hoặc cuối mùa mưa.

Phải chuẩn bị giá thể trước lúc tách chiết, kích thước giá thể gỗ thường 8-10cm. Ở miền nam người ta thường dùng cây Sao và cây Vu sữa là giá thể.

Trước mùa sinh trưởng nếu là cây nhiều thân thì cắt làm nhiều đơn vị, mỗi đơn vị 2-3 đốt (giả hành), ngâm giò Lan vào nước khoảng 30 phút để rễ bong ra rồi nhấc các đoạn thân đưa lên giá thể mới, nếu dùng chậu nhựa thì cho gạch nhuyễn xuống dưới hay than nhuyễn ở trên rồi đặt giá hành (đốt) vào đó. Nếu là Lan đơn thân thì đặt vào giữa, còn đa thân thì đặt bên cạnh, cắm một cành để thân leo lên.

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA LAN

1. Kỹ thuật trồng

- Trồng trong chậu

- Trồng các giá gỗ

- Trồng trên luống đất

a) Chọn đất

Chọn đất cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ chủ yếu là đất phù sa ven sông, có tỷ lệ cát cao là tốt.

Có đất làm luống cao 30 - 40cm, thường dùng gỗ, gạch, ghép thành luống rồi cho đất vào, rạch rãnh sâu 15 - 22cm , luống rộng 60cm. Cỏ khô giữ sạch, bỏ bớt rễ phủ lên rễ vây lan, 1 cây cắm 1 cọc để giữ cây. Toàn bộ luống Lan phải có giàn che.

b) Chăm sóc

Duy trì độ ẩm cao thường xuyên, ngày dâm mát tưới 1 lần, ngày nắng tưới 2 lần tưới phun mù hoặc tưới nhỏ giọt. Tạo môi trường thoáng mát thường xuyên.

- Phân bón cho Lan chủ yếu sử dụng phân khoáng kết hợp chất điều tiết sinh trưởng giai đoạn Lan con sử dụng N:P:K tỷ lệ 3/1 / 1 phun 5 ngày/lần. Cây Lan lớn thì sử dụng NPK kết hợp vi lượng N / P / K = 1/1 / 1 pha với nồng độ 1/500 - 1/300 giai đoạn cây có hoa dùng N:P:K tỷ lệ 1:5:5 tiến hành phun 10 - 15 ngày/1 lần hoặc tưới dung dịch vào gốc pha 1/300-1/500 mức phun lên lá nồng độ 1‰- 2‰

Bệnh hại Lan chủ yếu là vi khuẩn đốm nâu, ta dùng Boocđô 1:1:100 hay Zinep 1/800 phun. Nếu bị thối ngọn thì dùng Zinep; Basudin.
 
gọi Miễn Phí