Phương pháp chuyển bồn cây cảnh bonsai - Trần Hợp

Đăng lúc: , Cập nhật

Phương pháp chuyển bồn cây cảnh bonsai đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.

Phương pháp chuyển bồn cây cảnh bonsai đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.

Đất trong bồn ít, chất nuôi dưỡng có hạn. Sau mấy năm bị rễ cây hút hết chất, đất cũng bị cứng đi ảnh hưởng đến thoát nước và không khí. Ngoài ra, vì rễ mới và lông rễ mới có thể hút nước và chất dinh dưỡng nên rễ già trong bồn bố trí dày thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ mới và lỗng rễ, làm cho khả năng hút của rễ giảm rõ rệt mặc dù nước chân tưới đủ nhưng cành yếu lá vàng, không có sức sống, thậm chí thoi thóp thở. Do vậy, đòi hỏi phải định kỳ chuyển bồn cảnh, bỏ đi đất cũ, thêm vào đất dinh dưỡng mới, cắt đi rễ cũ để thúc đẩy rễ mới nảy ra, tăng thêm sức hút nước phân.

Niên hạn chuyển bồn phải căn cứ vào giống cây và độ to nhỏ của bồn mà định. Thường là bồn nhỏ thì từ 1 – 2 năm, bồn vừa thì 2 – 3 năm, bồn to thì 3 – 5 năm chuyển 1 lần. Cây cảnh hoa quả phải bón phân với lượng lớn, chuyển bồn phải cẩn thận, Rễ chùm phát triển nhiều như cây Câu Khởi, Thạch Lựu, Trúc thì phải thường xuyên chuyển bồn. Cụ thể phải chuyển bồn hay không thì phải xem cây phát triển thế nào mà định. Nếu cành lá vẫn xanh, phát triển khỏe mạnh, nở hoa kết quả vẫn bình thường thì có thể chậm vận chuyển bồn lại 1 thời gian.

Nên chuyển bồn cho cây khi cần thiết
Nên chuyển bồn cho cây khi cần thiết
Nói chung là việc chuyển bồn vào thời kỳ ngủ hoặc trì hoãn vào kỳ sinh trưởng cũng được... Cụ thể, đầu xuân chuyển bồn là đẹp nhất, quá sớm dễ gặp phải rét, muộn thì ảnh hưởng đến rễ mới và sinh trưởng. Cây luon xanh, lá to có thể tiến hành vào mùa mưa. Những cây Nghênh Xuân, Mai... thì chuyển vào sau khi nở hoa. Nếu có tình hình đặc biệt thì chuyên vào mùa khác, chỉ cần cùng biện pháp chăm sóc trên là đủ. Nếu mùa rét đậm mà chuyển bộn thì phải đặt vào trong nhà ấm. Mùa hè chuyển bồn chỉ cần cắt đi cành lá thích hợp, đặt dưới bóng râm chăm sóc cũng có thể phát triển tốt.
 
Trước ngày chuyển bồn 1 hôm phải ngừng tưới nước, khí đất khô tháo bồn mới dễ. Cây sau khi ra khỏi bồn trước tiên dùng ống trúc bỏ đi những đất cũ ở xung quanh thường là bỏ đi 1/2 đất cũ. Rễ chùm nhiều thì dễ sống, có thể bỏ đi nhiều đất cũ hơn 1 chút rồi lại cất đi rễ già. Rễ thối nhất thiết phải cắt đi. Giống Tùng rễ mọc xuống nhiều. Bởi vậy mỗi năm dưới đáy bồn có 1 vòng rễ mới. Năm này qua năm khác rễ càng dày làm cho mặt đất cao quá miệng bồn, ảnh hưởng đến tưới nước. Bởi vậy giống Tùng phải cắt đi các lớp rễ già ở dưới đáy. Những cây khác nói chung thì cắt đi một số rễ già ở xung quanh là được. Cắt đi nhiều hay ít rễ phải xem ở tình hình phát dục của bộ rễ mà định. Nếu rễ nhiều thì có thể cắt nhiều, nếu rễ ít thì nên cất ít hoặc không cắt.

Trước khi nghiêng bồn trồng lại thì trước tiên trên lỗ thoát nước dưới đáy bồn nên lót mảnh bồn vỡ hoặc lưới chất dẻo cao phân tử. Miệng bồn vỡ phải gác trên không, tuyệt đối không được bịt kín lỗ. Đáy bồn phỉa nệm một lớp mảnh bồn vỡ, thêm vào đó một số hạt đất thô để có lợi cho việc thông khí và thoát nước. Trong bồn sâu, mảnh bồn vỡ phải đệm nhiều hơn một ít. Sau đó cây trồng vào, đổ đất mới vào xung quanh, rồi dùng miếng tre đảo. Đất bồn không được đổ quá đầy để có lợi cho việc tưới nước. Vị trí trồng phải nghiên cứu đến sự c hat an d hat oi , hoàn mỹ của bức tranh. Thường là không trồng ở giữa, trước bồn phải chừa lại ít đất, nếu không sẽ cảm thấy bế tắc.

Sau khi chuyển bồn thì nước tưới lần đầu phải đẫm. Vì rễ mới chưa nảy sinh, sút hút còn yếu, nên nếu đất chưa khô thì không được tưới lại để tranh thối rễ. Cây thường xanh thì nên phun nhiều nước lên lá, nhất là khi không khí khô, có gió to thì càng phải phun nhiều. Đợi sau khi rễ mới mọc ra thì mới chăm sóc bình thường. Trên mặt đất bồn mới chuyển có thể phủ lên rêu xanh, cũng có thể phủ 1 số mảnh bồn vỡ để phòng khi tưới nước, mặt ngoài đất bị xối.

Đất nuôi dưỡng cây cảnh phải trên nguyên tắc phân đủ, thoát nước nhanh, tính thấu khí tốt. Đất có cơ chất là nguồn của các loại chất dinh dưỡng cây trồng. Bởi vậy trong đất dinh dưỡng có ít nhiều hàm lượng cơ chất cũng là một trong những tiêu chuẩn của so sánh chất đất dinh dưỡng. Dùng lá rụng, phân động vật mà ủ lại thành đống phân ủ và bùn ao đều có cơ chất cao. Người Quảng Đông thường dùng bùn ao để nuôi cây do đất bùn tương đối dính, tính thoát nước, thấu khí kém. Sau khi phơi khô bùn thì đập nhỏ bằng đầu ngón tay, khi dùng thì thoát nước, thấu khí tốt.

Một vài rừng nguyên sinh hay khu bảo tồn rừng và các vùng rừng có sông, suối chảy ra thường có đất lá thối hình thành sau khi lá chất đống thối mục và cát bùn xối từ trên núi xuống là bùn núi chứa cơ chất, "gặp khô không bị hạn, gặp ướt không bị dính", là đất nuôi dưỡng sẵn có. Nó có tính chua. Đối với giống Tùng và cây xanh lá rộng, ưa tính chua thì càng thích hợp.

Những năm gần đây, người ta với việc thông khí, thoát nước của đất nuôi dưỡng so với tính giữ phân thì xem ra quan trọng hơn vì phân có thể bổ sung liên tục. Nhưng tính thoát nước, thấu khí kém mà nước tưới quá lượng hoặc mưa nhiều thì dễ thối rễ, làm cho cây sinh trưởng không đẹp hoặc chết. Ở một vài nước, bồn cảnh giống Tùng dùng 100% cát khô. Bồn cảnh nói chung cũng phải có 30% đất cát. Trước mắt, nước ngoài phổ biến than bùn, rêu xanh cộng thêm cát trộn thành đất nuôi dưỡng, vừa có lợi cho thoát nước không khí mà lại giữ nước, giữ phân hiệu quả.

Những vấn đề khác

Ngoài mấy biện pháp chăm sóc không thể thiếu được kể trên còn phải nghiên cứu việc che nắng, phòng đài, phòng rét, trừ cỏ. Tập tính các loại cây khác nhau, giống cây dương tính phải đặt ở chỗ đầy đủ ánh sáng. Những cây La Hán Tùng, Hoàng Dương, Nam Thiên Trúc... vào giữa hè phải che nắng thích đáng, nếu không sắc lá sẽ bị vàng. Những cây cảnh loại nhỏ thì vào mùa hè cũng phải che nắng, để giảm sự bốc hơi nước. Thành phố Diên Hải gặp bão ảnh hưởng rất lớn. Trước khi bão đến phải dùng dây thép cố định cây cảnh lại để để phòng bị gió thổi đi hoặc gãy cành. Trước khi rét đậm tràn đến, phải chuyên vào nhà ấm. Khi bớt rét thì có thể mắc rèm chắn gió để chống rét. Trên mặt bồn nếu mọc ra cây cỏ hoang, vừa không đẹp, vừa hút mất chất dinh dưỡng của cây, phải kịp thời trừ đi.
Nên chuyển bồn cho cây khi cần thiết
 
gọi Miễn Phí