BỐ CỤC BỒN CẢNH SƠN THUỶ
Vị trí xếp đặt đá trong bồn khác nhau sẽ tạo ra hiệu quả nghệ thuật khác nhau. Đa số đá đặt ở trong bồn phải phân rõ chính phụ. Vị trí của ngọn chính không nên đặt ở giữa bồn, khó bố cục đẹp. Nhưng cũng không nên đặt quá gần cạnh bồn làm cho ngọn phụ ở vị trí quan trọng trong bồn. Thường là ngọn chính đặt ở khoảng 1/3 độ dài bồn, tức là chỗ "hoàng kim phân hai" là được. Ngọn chính phần lớn có một hướng chính. Nếu mặt ngọn chính quay phải thì ngọn chính nên đặt ở bên trái bồn làm cho phía trước ngọn chính có 1 khoảng rộng. Nếu không sẽ có cảm giác bí "Khách tuỳ, chủ hành" (khách đi theo chủ). Sau khi xác định vị trí ngọn chính thì ngọn phụ bao quanh ngọn chính, hô ứng lẫn nhau. Cách bố cục bồn cảnh sơn thuỷ đơn giản nhất là: 1 chính 1 phụ, 1 to 1 nhỏ, 1 gần 1 xa, thông qua vật làm nền của "chủ so n^ prime prime ^ * đột xuất.Trong bồn "có hư có thực", "thực hư sinh ra nhau", còn phải "trong hư có thực, trong thực có hư". Mặt nước mênh mông điểm buồm trắng, hoặc là đặt một vài đảo nhỏ nham thạch san hô, làm cho chỗ trống không có cảm giác trống rộng. Nhiều núi vây quanh liên tiếp nhau, giữa có 1 đường lên trời làm cho chữ thực khong có cảm giác bí.
Đá trong bố cục nghiêng ngả làm cho bề mặt bức tranh thêm sinh động nhưng vách dựng đứng phải bảo đảm trọng tâm vững chắc, thăng bằng để đạt được cái cân đối của bức tranh tổng thể.
"Cảnh cành tàng ẩn, biên giới càng lớn". Trong bồn cảnh vật trưng bày ra không thừa thì không thể làm bố cục kỹ. Trong bồn cảnh hang động quanh co, nước uốn lượn, đường đi hiểm trở, đình đài ẩn hiện, sơn cùng thuỷ tận, chỗ tàng cảnh vật thường ở chỗ lộ, nhìn thoáng không nhìn đến tận đầu, ý vị sâu xa, đủ vị vô cùng.
cục khéo là có thể lấy ít thắng nhiều, lấy giản thắng phồn. Trong bồn hữu hạn, chế tác ra ý cảnh vô hạn.
TRỒNG CÂY TÔ ĐIỂM BỒN CẢNH SƠN THUỶ
Sau khi hoàn thành bố cục, gia công đá còn phải trồng cây cỏ và phủ rêu trên đá.Núi cao đẹp, cây cối xum xuê, có ý cảnh của núi thật, nước thật. Nhưng không nên trồng quá dày (nhiều quá) làm che lấp đi hình dáng và nét hoa văn của đá.
Do vậy, mục đích của công việc này là cây cỏ trồng lên phải chọn lọc, không quá nhiều quá ít, phải làm nổi bật cái đẹp của núi non, sông nước, không rườm, thừa. Phương pháp trồng cây trên đá có thể tham quan chế tác bồn cảnh đá phụ. Cây cỏ trồng nếu chọn được cây lá nhỏ, gốc rễ nhỏ, luôn xanh thì càng tốt. Thường dùng có Ngũ Châm Tùng, La Hán Tùng lá nhỏ, Lục Nguyệt Tuyết, m Mộc, Tước Mai, Lang Du, Kim Tiền Tùng, tứ Quí Thạch Lựu. Phúc Kiến Trà, Hổ Thích, Bán Chi Liên, Quảng Đông Bán Chi Liên, Tùng Châm Thảo, Liên Châu Thảo... (hình 37).
Cây trồng trên đá trước tiên nên được chăm sóc trong bồn nhỏ, qua chỉnh hình có hình dáng nhất định, lại có rễ mọc ra, sau đó trồng trên đá thì dễ sống hơn, hình dáng cũng nhịp nhàng. Trên đá mọc 1 lớp rêu xanh, sinh ý tràn trề như 1 thảm thảo nguyên dày. Trên đá mềm hút nước mọc rêu không khó. Có thể cạo đi lớp rêu mỏng mọc ở trên cạnh bồn hoa hoặc trên viên gạch ở chỗ ẩm, nghiền nhỏ, cho thêm nước để thành hồ dính rồi dùng bút lông hoặc bàn chải xoa lên bề mặt đá đã hút đủ nước, sau đó đặt đá vào chỗ ẩm mát. Không lâu sau trên đá đã có 1 khóm rêu non. Nếu ở trong rêu mà có thêm ít nước khoai tây thì rêu phát triển càng nhanh, Rêu mọc quá dày làm che lấp đi hoa văn của đá sẽ hạ thấp giá trị thưởng thức của bồn cảnh. Cho nên phải thường xuyên dùng dao cạo, rửa rêu ở chỗ không đáng có đi, làm ** cho rêu xanh âm pha ** dày, dương pha mỏng thưa, dày thưa kết hợp, âm dương phân minh mới hợp lý hợp tình.