Chọn đá, tạo hình bồn cảnh sơn thủy - Trần Hợp

Đăng lúc: , Cập nhật

Chọn đá tạo hình bồn cảnh sơn thủy đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.

Chọn đá tạo hình bồn cảnh sơn thủy đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.

CHỌN ĐÁ

Bề mặt Trái Đất có rất nhiều loại nham thạch. Căn cứ vào nguyên nhân của việc hình thành nó mà phân thành đá cứng, đá thuỷ thành và đá biến chất. Có hòn có hoa văn và hình dáng kỳ đẹp do thiên nhiên tạo thành. Có hòn chất đất tơi xốp, có thể điêu khắc nhân tạo mà tạo thành. Các loại đá núi hoa văn, qua gia công đều có thể chế thành bồn cảnh sơn thuỷ. Nham thạch sau một thời gian dài bị phong hoá và nước chảy mà hình thái biến đổi rất lớn, đặc biệt là nhâm thạch vôi ở trong thành nham ". Hiện tượng hoà tan đá của thế giới tự nhiên tạo ra hàng trăm hình thái, tư thế thiên nhiên. Tạo hình bồn cảnh phần lớn chọn dùng loại đá như vậy.

Vật liệu đá chủ yếu phân thành 2 loại lớn là : đá mềm có thể hút nước, mọc rêu, dễ điêu khắc, chất đất xốp và đá cứng không hút nước, khó điêu tạc, chất đất cứng. Cũng có một số chất đá tuy cứng nhưng bề mặt sau khi phong hoá cũng có thể hút nước và mọc rêu, là vật liệu đá bán hút nước. Đá cứng tuy không thể điêu khắc những vật liệu đá lại có hình văn đẹp, sau khi gia công vào thì lâu bị biến đổi, càng được sự hoan nghênh của những người yêu thích bồn cảnh. Loại đá dùng để làm bồn cảnh sơn thuỷ chủ yếu có trên 30 loại.

Đá cứng có phủ phách thạch, linh phách thạch, chung phù thạch, thụ hóa thạch, thạch duẩn, thái hộ thạch, kỳ thạch, quế văn thạch... Đá mềm có sa tính thạch, lô quản thạch, sa phiến thạch, hải mẫu thạch, phù thạch...

Ngoài đá ra thì than gỗ, gỗ mục... đều có thể làm vật liệu của chế tác bồn cảnh sơn thuỷ. Dùng than gỗ của rễ già đốt thành hình dáng cổ sơ như tầng núi non trùng điệp. Hơn nữa lại có thể hút nước mọc rêu.
Chọn đá tạo hình bồn cảnh sơn thủy - Trần Hợp
Chọn đá

TẠO HÌNH BỒN CẢNH SƠN THUỶ

Bồn cảnh sơn thuỷ là trong nhỏ nhìn to, trăm núi ngàn khe tranh nhau chảy, trong bồn nhỏ ngàn đá tranh nhau khoe đẹp. Đối với người mới học, trước tiên tập phỏng theo các bồn cảnh sơn thuỷ đẹp rồi rút ra quy luật bố cục vẽ phác, phương pháp kỹ thuật, nắm chắc các loại kết cấu tính chất của đá núi, tri thức và kỹ năng bền vững. Sau đó đối với sơn thuỷ tự nhiên phán đoán tỉ mỉ, tiến hành vẽ vật thực. Nếu nắm vững đặc trưng các loại sơn thuỷ, việc chế tác sẽ trở nên dễ dàng. Ngoài ra việc xem nhiều các bức tranh sơn thuỷ đẹp, nghiên cứu nghiêm túc tranh, thuộc thơ từ cũng có nhiều lợi ích.

Lập ý

Thường là vẽ sơn thuỷ "ý tại bút tiên". Kiến tạo vườn rừng trước tiên phải quy hoạch thiết kế, sáng tác bồn cảnh trước tiên cũng phải cấu từ dựng ý, vạch hình vẽ ra. Sau khi bài viết đã nghĩ sẵn trong đầu lại bắt tay gia công. Biểu hiện của Quế Lâm sơn thuỷ hay dáng Hoàng Sơn hùng tilde v_{l} đẹp đột xuất hay hùng vĩ, kỳ lạ hay là hiểm trở, chọn các cách nào, chọn loại đá nào, phối bồn gì, trồng cây gì... đều phải cân nhắc kỹ. Bởi vậy, mỗi ngọn núi, mỗi ngọn cỏ, cái cây đều rất quan trọng. Trong quá trình chọn dựng ý luôn luôn gặp phải sự hạn chế của đá, đòi hỏi dựa vào đá, chọn hướng sáng tác phù hợp, tùy loại mà quét màu. Hết sức lợi dụng dáng vẻ thiên nhiên của đá, từ đá định chủ để biểu hiện sao cho đạt được hiệu quả chính, ý đồ chủ đạo.

Tài liệu cấu trí lập ý trước hết phải định hình khái quát, sau đó giải quyết tinh vi từ nông đến sâu, từ thô đến mịn. Sau khi nhận thức hoàn chỉnh thì bắt tay vào phác thảo, dàn dựng mới có lý.

Núi non, sông nước tự nhiên có nhiều loại hình có: độc phong, song phong, quần phong, huyền nhai, tiểu bích, hiệp lôi, không gian. Cảnh sắc các loại hình đều có đặc điểm riêng, phong cách riêng, đặc dị hợp với tên gọi tượng hình.

Vì vậy khi phác thảo và hoàn chỉnh ý đồ cần cân nhắc kỹ lưỡng bố cục sao cho "hình sông, thế núi", "sơn thuỷ hữu tình" sống động như thật, mang đặc trưng riêng mà không quá thật, xa mà gần, gần mà xa, sâu sắc thâm thuý, hài hoà, kho thêm khó bớt, không thiếu không thừa, không rườm, không tuỳ tiện, không gượng gạo, hợp với quy luật tự nhiên, có "thần","có thể".

Gia công đá núi

Sau khi làm tốt khâu thiết kế, chọn vật liệu vừa ý, bước tiếp theo là bắt đầu gia công. Đá núi có hình thái tự nhiên cũng vẫn phải gia công cho có nghệ thuật, đủ thẩm mỹ cần thiết. Đó là việc không thiếu được trong sáng tác bồn cảnh. Phương pháp gia công chính là cưa cắt, đục đẽo và phối hợp.

* Công cụ và vật liệu:

Cưa sắt dùng để cưa đá xốp. Một số ít đá có độ cứng vừa phải (không cứng lắm) như phủ phách thạch có thể dùng cưa sắt cưa trực tiếp. Gặp đá cứng, khi cưa phải cho thêm nước và hạt cát kim cương. Thông thường sử dụng cưa sắt và cửa răng thô.

Máy cắt đá dùng để cắt đá cứng, thường là loại cưa điện hình tròn.

Búa: phân làm mấy loại: 1 loại búa phổ thông dùng để gõ vào đục sắt; 1 loại là búa gia công đá núi đặc chế có 1 đầu nhọn, 1 đầu dẹt. Đậu dẹt dùng để chặt đẽo gọt khái quát ra hình thái đá mềm, hoa văn. Đầu nhọn có thẻ gọt hang hốc. Loại búa này có thể dùng lò xo sắt gia công thành 3 loại cỡ to, vừa và nhỏ d hat e thích ứng với yêu cầu cắt những miếng đá to nhỏ khác nhau.

- Các loại dao khắc dùng để điêu khắc đá mềm, có thể khắc các loại hoa văn. Có thể dùng các gãy làm dao khắc dũng được.

- Đục sắt: Chọn sắt cứng để làm, có đầu to, miệng bằng phẳng, cỡ to nhỏ khác nhau dùng để điêu khắc các loại đá núi. Đặc biệt là đục hố sâu để trồng cây trên đá cứng thì rất cần đục sắt.

- Đá mài dùng để mài phẳng đáy đá núi và mài góc nhọn trên đá cứng.

- Dao cạo dùng để điều hợp xi măng, cạo bỏ rêu xanh. Thân dao có thể 1 đầu rộng 1 đầu hẹp.

- Cái sàng dùng để sàng đi đá vụn, lõ phải nhỏ.

- Bàn chải: Khi điêu khắc thì chải đi vụn đá, khi gắn keo thì chải đi xi măng ô tạp trên thân đá và thường dùng bàn chải sơn.

- Bàn chải dây thép dùng để làm sạch bề mặt đá, và xoá sạch đi nét hoa văn của đá phủ phách.

- Đồ phun nước dùng để phun rượu lên đá và rêu cỏ.

- Xi măng hoặc keo dùng để dính đá. Mác của xi măng càng cao càng tốt. Chất keo công nghiệp có độ bền chắc cao, sử dụng giản tiên.

- Thuốc màu, trộn cùng với xi măng tạo thành màu gần giống màu đá. Nếu gắn đá phủ phách, hoàng anh thì có thể cho thêm mực.

- Cát vàng dùng để trộn xi măng, tăng thêm độ cứng.

Phương pháp gia công

+ Cưa sắt: Bất luận gia công đá cứng hay đá mềm đều cưa phẳng đáy đi, bởi vậy phương pháp gia công này được ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt là đá cứng và khó điêu khắc và mỗi hòn đá đều không đẹp lắm, chủ yếu dùng cách này để đạt được mục đích. Như có đá bằng phẳng, không khác lạ vùi trong đất và đá lộ trên đất vì gặp phong hoá nhưng hình vẫn đẹp. Những đá phủ phách thạch, mãnh thạch, thạch duẩn... hai đầu vẫn luôn luôn có hình ngọn núi. Nếu cưa đi ngang lưng phân thành hai hòn cao thấp. Hòn cao làm ngọn chính. Hòn thấp có thể làm ngọn phụ hoặc chân dốc. Đá quá dài và quá to đều có thể thông qua cưa cắt làm cho nó phù hợp với tỉ lệ to nhỏ. Mấu chốt của gia công đá cứng là cưa sắt có cắt đi thỏa đáng hay không. Do vậy, trước khi cưa cắt phải quan sát kỹ đá. Nếu lúc đầu nhìn chưa chính xác thì có thể đặt đá vào trong nước, nhìn tiết diện qua mặt nước đá di động trên dưới, nhìn cắt đến chỗ đẹp nhất. Hoặc đặt đá bên cạnh bàn, nhìn tiết diện mặt bàn để xác định mặt tiết diện của đá. Sau khi xác định được vị trí tiết diện, dùng bút vạch một đường cưa, sau đó bắt tay vào cưa. Đá mềm phổ biến dùng cưa thấp là được. Đá cứng khi dùng cưa thép để cưa có thể nhỏ từ từ nước và cát vào. Đương nhiên, dùng máy cưa đá để cưa là việc nhẹ và dễ nhất.
Chọn đá tạo hình bồn cảnh sơn thủy - Trần Hợp
Điêu khắc đá mềm, chất đá xốp có thể đẽo các loại hình dáng và hoa văn đá. Trước tiên, dùng búa gia công đặc chế tạo hoa văn thô. Sau đó dùng dao khắc hoặc cưa thép khắc tỉ mỉ dẫn đến hoa văn mịn tinh tế, làm cho nhìn xa mà khí thế hừng hực, nhìn gần thì nét lại rất nhẫn, ngọn nằm khúc chiết nhiều, ngọn đứng cao thấp nhiều, trên mặt bằng cũng có biến hoá nhiều (hình 33). Đá sa tính chất không đồng đều. Khi điêu khắc trước tiên phải dùng búa thăm dò thử, căn cứ vào tình hình cụ thể mà dùng lực. Nếu không, dùng lực quá mạnh ở chỗ chứa cát bùn nhiều sẽ bị vỡ mảnh to. Đục đến chỗ tinh xảo chân dốc, phải từ bên ngoài núi hướng vào trong dưới lên trên đục nhè nhẹ, đề phòng chân dốc bị vỡ.
Chọn đá tạo hình bồn cảnh sơn thủy - Trần Hợp
Chọn đá tạo hình bồn cảnh sơn thủy - Trần Hợp
Chọn đá tạo hình bồn cảnh sơn thủy - Trần Hợp
Chọn đá tạo hình bồn cảnh sơn thủy - Trần Hợp
Đá tự nhiên bề mặt ngoài không nhẫn, có hoa văn khác nhau, qua khái quát nghệ thuật của các nhà vẽ sơn thuỷ mà dần dần trên kỹ pháp bức tranh sơn thuỷ đã sáng tạo ra nhiều bút pháp vẽ vân hình thức đẹp.

Trước tiên, phải làm xong đường viên khái quát của núi, sau đó mới đến thớ đá. Khi đẽo đục các đường viền đá xong thì có thể tham khảo các loại thớ (nếp, mạch đá) để điêu khắc các nét hoa văn mịn nhỏ cho phù hợp.

Các hình thái đá núi thường gặp có lớp đá vỉa ngắn, dải gấp khúc, lớp vỉa dài, vân hình lưỡi rìu, vân hình lưới, vân đám mây, vân lá sen, vân dải lụa, vân hình mũ định, vân hình răng ngựa hoặc lộn xộn như bó củi cành... (hình 34).

Khi điêu khắc, tạo hình cần chú ý:

Thở (nếp, mạch đá) trong cùng một bồn phải giống nhau.

Thớ, mạch cảnh gần nên rõ ràng, cảnh xa phải mơ hồ; bố trí trước sau, xa gần tự thấy.

Trên đá cứng, những chỗ còn thô, nét không đẹp nên tạo hình lại cho thích đáng. Như đá phủ phách rộng thì sửa chỗ hẹp, dày thì đục cho móng, ngọn núi tạo được tầng thứ biến hoá. Đá thạch anh tạc (đẽo) đi một miếng có thể làm cho đường ngoài ảo diệu. viên Gia công đá thạch anh.

Sau khi gõ đục đá cứng vẫn còn nhiều góc cạnh nhọn làm lộ ra vết tích những nét gia công thô do người, phải dùng đá mài để mài, làm cho các đường nét trông hài hoà, mềm mại hơn.

Trên đá cứng nên trồng cây điểm thêm vào cho cảnh trí thêm sinh động. Có thể ở lưng núi, dùng đục sắt để đục hố hoặc rãnh.

Khi tạo dáng hang hốc, động tác thi công phải rất cẩn thận, nhẹ nhàng vừa phải. Nếu tác động quá mạnh, đá bị vỡ sẽ phí công vô ích.

Đá sau khi trải qua cửa, đục đẽo vẫn chưa có hình dáng đẹp, còn phải dán vào miếng khuyết. Nếu ngọn chính quá hẹp, quá đơn bạc hoặc ít tầng thứ, vách dốc bằng phẳng và uốn khúc ít... đều có thể thông qua phương pháp dính keo để bổ sung vào.

Trong phép chọn cảnh sống động ngày ngày dính đá thì không có phương. Bởi vậy trước khi dính, phải đem đá bày ra thành nhóm nhiều lần, từ đó chọn ra phương án ưu việt nhất.
Chọn đá tạo hình bồn cảnh sơn thủy - Trần Hợp
Đợi đá dính vào rồi dùng đá mài vỡ mài đi, đem góc nhọn mài đi sao cho tròn nhẫn. Lại dùng bàn chải sắt chải đi tạp chất trên đá làm cho nét hoa văn rõ ràng, sau đó đem đá rửa sạch, hong khô. Khi dính ở đáy bồn trải lên 1 tờ giấy hoặc ở chỗ bằng phẳng, phủ lên 1 tờ tương đương với đáy bồn cũng được. Tiếp theo ở dưới đáy mỗi hòn đá quét lên một lớp nước xi măng. Chỗ 2 hòn liền nhau cũng quét nước xi măng lên. Chỗ gắn đá vào đá thì mài làm sao cho nó tiếp xúc khít vào nhau. Chỗ mối nối dùng khảm gỗ cao đi xi măng thừa để làm cho người ta không nhìn thấy mối nối, có cảm giác khối liền nhau. ở chỗ nổi lên xoa thêm vụn đá mịn của đá cùng loại hoặc xi măng trộn bột màu giống màu đá. Khi xi măng chưa khô, phải quét sạch bụi bẩn ở trên đá. Sau khi xi măng khô thì lật lại. Phần đáy như là ao trũng có thể lại dùng xi măng đổ vào cho phẳng. Khi dán đá vào, phải giữ lại 1 số hố nhỏ để trồng cây. Sau khi dán phải thường xuyên phun nước hoặc dùng vải ẩm đậy lên, tránh nắng to, ít nhất là sau 3 tuần mới hoàn toàn chắc. Nếu chỗ tiếp xúc giữa đá và đá tương đối mật thiết thì dùng chất keo công nghiệp để dán, vừa chắc chắn lại tiện lợi. Xi măng cứng thì bóc rửa đi giấy ở đáy bồn, công việc dán đã xong. Đá mềm phải hết sức tránh 2 hòn trên dưới dính vào để tránh ảnh hưởng đến việc hút nước, mọc rêu sau này (hình 35).
 
gọi Miễn Phí