Chọn vật liệu gỗ để tạo dựng cây cảnh bonsai - Trần Hợp

Đăng lúc: , Cập nhật

Chọn vật liệu gỗ để tạo dựng cây cảnh bonsai đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.

Chọn vật liệu gỗ để tạo dựng cây cảnh bonsai đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.

Tuyển chọn vật liệu và giống cây lý tưởng là điểm mấu chốt của việc tạo dáng cây cảnh. Căn cứ vò sách cổ, tương truyền có bốn "đại gia" về giống cây cảnh, bẩy "hiền nhân" và mười tám "học sĩ". Bốn "đại gia" đó là: Kim Tước, Hoàng Dương, Nghinh Xuân, Nhung Châm Bách.

Bẩy "hiền nhân" là: Hoàng Sơn Tùng, An Lạc Bách, Du, Phong, Đông Thanh, Ngân Hạng, Tước Mai.

Mười tám "học sĩ" là: Mai, Đào, Hổ Thích, Cát Khánh, Câu Khởi, Đỗ Quyên, Thúy Bách, Mộc Qua, Tích Mai, Nam Thiên Trúc, Sơn Trà, La Hán Tùng, Tứ phủ Hải Đường, Phương Vĩ Trúc, Tử Vi, Thạch Lựu, Lục Nguyệt tuyết, Chi Tử hoa. Các giống cây người' Trung Quốc chọn làm cảnh đã lên tới hơn 160 loài. Tuy phong phú như vậy nhưng một giống cây cảnh lý tưởng phải hội đủ mấy điều kiện dưới đây:

- Thứ nhất: Bồn cảnh bên trong nhỏ nhưng nhìn lại to, kích thước trong bồn tất phải thoáng và có dáng khác lạ của cây cổ; bởi vậy trước tiên phải chọn lấy giống cây có cành mảnh, lá nhỏ mới hợp tỷ lệ.

Thứ hai: Phải có giá trị thẩm mỹ tương đối cao hoặc nở hoa đẹp hoặc vất vả mới có quả to, hoặc hình lá tuyệt đẹp, hoặc là gốc cây như thác đổ hoặc có dáng đặc biệt kỳ lạ của cây khô nơi núi cao, hoặc hình thái thẳng đứng, cao vút, thanh thoát, đoan trang, hào phóng.

Thứ ba: Cây trồng trong bồn, điều kiện sinh trưởng không như ngoài tự nhiên, phải chọn giống cây có khả năng thích nghi mạn, dễ đưa vào trồng ở bồn. Chân châu Hoàng dương quý báu, lá cực nhỏ, dáng cây cũng đẹp nhưng khả năng thích ứng tương đối kém. Sau khi trồng ở trong bồn, sinh trưởng vẫn không tốt, bởi vậy không thể dùng rộng rãi.

Bồn cảnh chủ yếu dùng cách tỉa để hạn chế sinh trưởng, làm cho cây giữ được dáng vẻ đẹp. Bởi thế, cây cảnh được chọn còn phải có đủ sức mạnh nảy mầm, chịu đựng được cắt tỉa. Cây Sam tía có lá như cây La Hán Tùng lá nhỏ, đẹp tuyệt vời nhưng sức nảy mầm lại yếu hơn làm bồn cảnh cũng không phổ biến bằng La Hán Tùng lá nhỏ.

Thứ tư: Bồn cảnh lấy "cổ, lão" làm trên hết. Gia công thành một bồn cảnh có tư thế đẹp không phải chuyện dễ. Bởi vậy, cần phải lựa chọn giống cây có tuổi thọ cao, sinh trưởng chậm, dáng vững chắc, gần như không thay đổi qua một thời gian dài.

Ngoài ra, khí hậu các khu vực trồng trọt và chất đất khác biệt tương đối lớn, tất phải chọn giống cây thích hợi với môi sinh của nó.

Ngũ Châm Tùng sinh trưởng rất tốt ở lưu vực sông Trường Giang nhưng ở Lĩnh Nam lại sinh trưởng kém. ở nước ta, các cây họ thông, Tùng có nhiều loại, có loại thích ứng với khí hậu miền Bắc nhưng có loại chỉ thích ứng với khí hậu miền Bắc Nam Bộ hay Nam Bộ; hoặc ngược lại, có loại chỉ thích hợp với khí hậu miền Trung. Khi lựa chọn, cần tham khảo ý kiến trồng tỉa, kinh nghiệm chăm sóc và cân nhắc kỹ nếu chưa qua thử nghiệm để tránh những trục trặc đáng tiếc.

Cây gỗ để làm cọc cản có thể chọn dùng theo hai cách dưới đây:

Chọn gỗ ngoài tự nhiên

Từ giữa núi rừng, khai thác được cọc cây có dáng đẹp, cổ, giản dị, gia công chăm sóc thành bồn cảnh, đây là cách "việc một nhưng công gấp bội".

Vùng rừng rậm, khó tìm được cọc cây lý tưởng, ngược lại ở nơi núi sâu xa xăm, vùng núi đá, vùng hoang dã nhiều năm bị đốn chặt nhưng lại sinh trưởng cọc già có gốc cây cổ, khô, hình dáng đặc biệt kỳ lạ. Một số cọc gỗ phức tạp ở trước khu rừng có kế hoạch khai thác là những vật liệu cần thiết cho chúng ta, có thể nói là biến những vật phế thải thành vật báu. Nhưng phải chú ý: nhất thiết không thể khai thác tùy ý những cọc cây ở khu bảo vệ tự nhiên để tránh phá hoại môi trường sinh thái. Trước khi khai thác phải quan sát kỹ, chọn những thân cây cong

và khỏe hoặc sau khi bị tổn thương và mọt đục "rỗng ruột" nhưng vỏ lại kín miệng thể hiện ra "ngậm đắng nuốt cay", trải qua khó khăn nhưng lại rất mạnh mẽ. Thân phải thô nhưng cành phải tỉ lệ nhịp nhàng, bộ rễ phải lan tỏa về tứ phía.

Không chỉ đơn thuần tìm cái đặc biệt khác lạ, quái dị hoặc hình tượng, cọc cây hình tượng phải ở giữa phương giống và không giống làm thương phẩm.

Ngoài nơi hoang thường có thể khai thác được giống cây có: Du, Tước Mai, Nam Thiên Trúc, Chi Tử, Kim Tước, Tam Giác Phong. Cầu Cốt, Trúc Loại, Tử Đằng, Hỏa Thích, Hội Bách, Vệ Mẫu, Ti Miên Mộc, Mẫu Kinh, Sơn Trà, Lục Nguyệt Tuyết, Đương Quí, Phù Phương Đằng, Qui Giáp Đông Thanh, Hồ Đồi Từ, Câu Khởi, Chân Châu Hoàng Dương, Câu Tử Mộc, Phô Địa Ngô Công, Tạc Mộc, Ao Diệp Tinh Mộc, Bình Địa Mộc, Xích Nam, Cửu Ly Hương, Dung, Mã Vĩ Tùng, Hoàng Sơn Tùng, Thanh Phong, Nhẫn Đông, Bình Lan Hoa.

Thời gian khai thác phụ thuộc vào đặc điểm sinh trưởng của mỗi cây. Cây rụng lá, thường sau khi rụng lá đến trước khi nảy mầm là thời kỳ cây nghỉ thì có thể khai thác là tốt, nhưng sau khi rét trước khi mầm nảy ra là tốt nhất. Loại Tùng bách ở thời kỳ này khai thác tương đối thích hợp. Cây lá to nói chung sợ rét, ở mùa xuân hoặc mùa mưa khai thác đều có thể được.

Khi khai thác phải mang theo cuốc hoặc xẻng tốt, cưa tay, liềm tỉa cành, sọt, dây. Đến nơi khai thác trước tiên phải nhìn cẩn thận, tuyển định rồi mới khai thác, tránh việc khai thác được một nửa rồi lại thay đổi ý định. Sau khi tuyển định lập tức dùng cưa tay và liềm tia cành của phần lớn cọc cây sửa xong chỉ giữ lại thân chính và bộ phận cành chính, sau đó đào cọc cây lên. Khi đào, phải lưu ý nhiều đến sườn gốc, chặt gãy gốc chính giữ biên độ của gốc thường là 5 lần trái phải của đường kính thân cây. Miệng cắt gốc cây phải phẳng, miệng cắt phải vát xuống, tiện cho việc kín miệng. Cọc cây đào lên, phần gốc phải nhúng vào nước bùn rồi đặt vào sọt, giữa gốc của cọc cây lại nhét rêu vào để giữ độ ẩm. Sau khi gói bọc như vậy, vận chuyển đường dài 10 hoặc 15 ngày mới trồng cũng không việc gì. Nếu như lấy cây có sức nảy mầm yếu thì tuyệt đối không được tỉa sạch những lá cây như Tùng, chân châu hoàng dương, bách. Sau khi cắt tỉa phải lưu ý phần phiến lá, hơn nữa phần gốc phải có đất mới có thể sống được. Nhưng với những cây có sức nảy mầm mạnh như Câu cốt, Sơn Chi Tử, Nam Thiên Trúc và phần lớn những cây mà rụng lá, phát sạch lá chỉ giữ lại thân cây mà vẫn không ảnh hưởng gì. Cọc cây có dáng đẹp, tuổi thọ cao, để bảo đảm chắc chắn cho cây sống, sau khi đào lên có thể trồng được 1 năm ở đất, sang năm lại chuyển đi.

Sau khi vận chuyển trở lại cọc cây, căn cứ vào chăm sóc cây trồng và sự to nhỏ của bồn mà lại cắt tỉa 1 lần nữa. Sau khi cắt tỉa, trồng vào bồn bùn. Sau khi trồng lần thứ nhất, phải được tưới ướt, cọc thân cây cao, trên thân cay phải gói rêu hoặc cỏ để giữ nước, sau đó thường xuyên phun nước vào lá cây, thân cây, đất không khô và không ướt nước. Cọc cây đào vào mùa thu đông, phải đặt vào nhà ấm cho qua mùa đông.

Sau khi nảy mầm mới, những vậy đậy gói ở trên thân cây có thể bỏ đi để khỏi ảnh hưởng đến sự phát triển của mầm. Lúc này rễ cây vẫn chưa phát triển tốt, phải chuyển vào chỗ râm mát, giảm sự bốc hơi nước của mặt lá và đề phòng mầm non bị nắng cháy. Khi mầm dài 1cm thì nên tiến hành hái đi những mầm không thích hợp và cả những mầm quá dày. Ngắt mầm có thể tiến hành 2 - 3 lần. Khi ngắt lần đầu, phải giữ lại mầm dự bị để phòng trừ tổn thương ngoài ý muốn. Sau khi này mầm hơn 1 tháng thì rễ đâm dài ra, có thể giảm thời gian để trong bóng râm, đến khi cây mọc rễ và đủ khỏe thì không cần đặt trong bóng râm. Rễ cây cọc cây mới rất non, kiêng bón phân bùn.

Thường cọc cây đào lên phải bồi dưỡng đến 2 năm mới tiến hành gia công tạo hình. Những cây rụng lá như Lang Du, Tước Mai, Tam Giác Phong thì lợi dụng cành mới của năm đó mà có thể tạo hình.

Nhân giống

Cách chiết cành: Nhiều loại cây không dễ sống, thường dùng phương pháp chiết cảnh để nhân giống. Chọn vật liệu cho bồn cảnh cũng phải dùng cách này. Trên cây mẹ muốn chọn, ta thường phát hiện được một số cành có hình dáng cực đẹp, nếu tạo dáng trong bồn cảnh chắc là "đắc ý". Những cành cây này khá lớn, nếu dùng cách giâm cành già để nhân giống thì rất khó bén rễ, chiết cành mới có khả năng thành công nhưng cần thời gian chăm sóc hơi dài. Một bồn cảnh nhiều cành, dùng cách chiết cành là thích hợp nhất. Nhật Bản thường dùng cách này, ở chỗ tập trung nhiều cành trên cây mẹ, chọn một cành có nhiều nhánh đẹp để chế tạo bồn cảnh.

Cách làm nên tiến hành cụ thể như sau:

Bước 1: Trên cành cây, phần muốn cắt trước hết dùng dao sắc cắt khoanh rồi bóc vỏ xung quanh (hình 1). Khi chất gỗ lộ ra, phải cắt đứt bộ ống rây vỏ cây trong lớp vỏ dai. Mục đích là để cho chất dinh dưỡng do lá cây quang hợp chế tạo được đưa qua bộ ống rây xuống bị ngăn lại, tích tụ ở ngoài vỏ bóc, làm cho vết thương mau liền, thúc đẩy việc cây ra rễ mới.

Bước 2: Quanh chỗ cành bị bóc vỏ đặt rêu hoặc đất ẩm. Đất ẩm có chứa kích thích tố sinh trưởng giúp rễ phát triển. Sau đó ở ngoài đất lại bọc rêu, cuối cùng ở ngoài rêu hoặc nắm đất, dùng túi ni lông chống ẩm bọc lại, cách một ngày tưới một lần để duy trì độ ẩm của đất bùn hoặc rêu. Đợi sau khi thấy rễ mọc thì cưa đem trồng. Bồn cảnh có cành chiết mới cắt phải để ở chỗ râm mát, cắt tỉa cho thưa lá hoặc lá ngắn thích hợp, giảm sự bay hơi nước, có lợi cho sự sống của cây.
Chọn vật liệu gỗ để tạo dựng cây cảnh bonsai - Trần Hợp
Cây Tùng sau khi bóc vỏ sẽ bị chảy nhựa, ảnh hưởng đến sinh trưởng, có thể dùng 1 đoạn dây kim loại buộc vòng quanh chỗ gọt và dùng dây thép quấn chặt lại, lại cắt vỏ cây. Hiệu quả lần này cũng giống như làn bóc vỏ xung quanh.

Vào mùa xuân và mùa hạ dùng phương pháp chiết cành là tốt nhất; làm vào mùa thu thì nắm đó không bén rễ. Loại cây dễ bén rễ thường trên dưới 40 ngày là mọc rễ nhưng loại Tùng bách thì phải nửa năm trở lên mới phát triển rễ, đừng có sốt ruột. Nếu như phát hiện đất ở trong miệng túi chất dẻo biến thành khô nước, điều đó chứng tỏ rễ mới đã nảy ra và hút hết nước ở trong đó.

Trong bồn cảnh cổ, cành "rồng cuốn" đòi hỏi phải chăm sóc nhiều năm mới thành nhưng do thời gian sinh trưởng lâu, cũng luôn đòi hỏi phải tỉa những cành quả dày, giữ lấy những cành "rồng cuốn", lợi dụng phương pháp sinh sôi chiết cành mà lại chỉnh hình một lần nữa thì sẽ có một bồn cảnh nhỏ hoàn mỹ.

-Phương pháp giâm cành già: Một lần do không cẩn thận nên bồn cảnh thô của cây Tùng La Hán lá nhỏ bị vỡ, bỏ đi thì thất là đáng tiếc. Có thể chôn nó vào trong cát sẵn sàng của bồn cảnh nhỏ, sau vài tháng đoạn cành thô của cây Tùng La Hán là nhỏ lại mọc rễ ra, trồng vào bồn cát nông miệng, thành ra 1 bồn xinh xắn lung linh rất đẹp. Từ sự gợi mở đó, chúng tôi liền tiến hành thử nghiệm nhiều cành của nhiều loại cây phát hiện ra những cành có đường kính 1 - 2 cm, hoặc cành thô hơn của các cây: Hoàng Dương, Tử Đằng, Cầu Cốt, Chi Tử, Phúc Kiến trà, Tước Mai, Câu Khởi, Lạp Thạch thì có thể tiến hành giâm, nói chung có thể sống được, phần lớn là có thể bén rễ trong năm đó, chế tạo thành bồn cảnh. Dùng phương pháp này để bồi dưỡng bồn cảnh nhỏ có thể rút ngắn chu kỳ bồi dưỡng, đạt hiệu quả "một công đôi việc".

Cách làm cụ thể: cắt lấy cành già tư thái nhất định, như cây xanh thông thường mang 1 lượng nhỏ phiến lá, vùi phần lớn cành vào trong cát ẩm, chỉ để cho phiến lá và cành nhỏ lộ ra ngoài cát. Thời gian giâm và mùa xuân đến mùa thu đều được, thời gian mùa hè phải tiến hành che râm. Nư dưới điều kiện tất cả ánh sáng chiếu dọi, phải thường xuyên phun nước lên trên mặt lá để giữ độ ẩm cho mặt lá thì nảy rễ càng nhanh. Thường là phải 2 tháng trở lên. Khi thời tiến ấm nhiều thì 1 tháng là nảy rễ (hình 2 - Giâm cành già sinh sôi).
Chọn vật liệu gỗ để tạo dựng cây cảnh bonsai - Trần Hợp
-Phương pháp giâm rề: Với những cây: Tử Đằng, Lang Du, Kim Tước, Câu Khởi, Thiếp Cánh, Hải Đường mà dùng cách giâm rễ thì dễ sống hơn giâm cành. Khi chuyển bồn thì phải cắt đi nhiều rễ già uốn khúc, sau khi giâm mà sống thì phải cắt đi nhiều rễ già uốn khúc, sau khi giâm mà sống thì cũng là vật liệu bồn cảnh rất tốt, từ rễ của cây lớn cắt láy cũng được (hình 3).
Chọn vật liệu gỗ để tạo dựng cây cảnh bonsai - Trần Hợp
Khi giâm rễ, nếu rễ rất dài, không cần phải cắt thành đoạn mà chỉ cần uốn khúc lại giâm xuống. Đối với những rễ khó uốn, đặt vào chỗ râm mát, làm cho nó mất đi 1 số lượng nước (héo bớt), khi uốn khúc lại thì khó gãy, vả lại không ảnh hưởng đến sự sống.

Đây là bồn cảnh kim tước sau khi uốn lượn trồng thành.

Sau khi giâm thì nhiều mầm từ chỗ cắt nảy ra, cùng 1 chỗ, có thể khắc vào 1 tí vỏ rễ ở chỗ nhất định sẵn để tạo mầm theo ý muốn.

- Phương pháp tiếp bụng (tiếp vào bụng): Các cây Ngũ Châm Tùng, Cẩm Tùng... đều có thể dùng phương pháp này để sinh sôi (hình 4). Sau khi sống được, miếng chiết không sống vẫn có thể tiếp tục lợi dụng cây được ghép cành. Thời gian tốt nhất là vào đầu mùa xuân, tức là khi mầm chưa nảy ra lại phải nảy ra. Nếu như chiết cây Ngũ Châm Tùng hoặc Cẩm Tùng, chọn cây được ghép cành của cây Tùng đen khỏe mạnh hoặc cây Tùng đuôi ngựa mà đã sống được 2 - 3 năm. Trước khi chiết phải đưa phần cành trên cây được ghiép cành tỉa đi. Cành chiết dài trên dưới 10cm; 1 - 2 năm tuổi, giữ lại khoảng 10 bó lá châm (ở đầu mút nhọn) những lá châm khác phải ngắt đi. Đầu dưới cành chiết gọt vát 1 bên dài 2 - 3cm. Mặt bên kia gọt nghiêng dài khoảng 1/2cm. Miệng cắt nghiêng của cành chiết thích nghi với mặt đất và cùng với đường trục tung cành chiết một góc trên dưới 30°. Độ sâu của nó nên lấy từ 1/2 đến 1/3 độ thô của cành ghép. Sau đó đưa cành chiết vào trong miếng cắt hình vát của cây được ghép cành, mặt cắt dài phải quay vào trong và làm cho hình thành tầng đối ngang hoàn thoàn ăn khớp lại dùng túi chất dẻo để gói lại. Sau khi sống được đến mùa đông hoặc mùa xuân năm sau, tỉa đi cành Hắc Tùng.
Chọn vật liệu gỗ để tạo dựng cây cảnh bonsai - Trần HợpChọn vật liệu gỗ để tạo dựng cây cảnh bonsai - Trần Hợp
- Phương pháp cắt chiết: Đây là một phương pháp chiết cành thường dùng, thời gian chiết nên vào lúc nhựa cây chảy ra và chưa nảy mầm. Các loại cây: Mai, Thọ Tinh Đào, Tử Đằng, Thùy Tỏ, Hải Đường, Anh Hoa thường dùng cách sinh sôi này. Khi cắt chiết, trước tiên cắt cây được ghép cành cách mặt đất khoảng 5cm, đầu trên cần chiết giữ nghiêng giống như cái đinh, sau đó đưa mặt cắt dài vào chất gỗ của cây được ghép cành. Đặt vào trong miếng cắt vuông góc với cây ghép cành, tầng hình thang, phải kết hợp mật thiết. Nói chung cành chiết đều được chọn cẩn thận hơn cây được ghép cành, chỉ cần tầng hình thành của một bên kết vào là được. Lại đưa vỏ cây của cây được ghép cành để cạnh bên ngoài, dùng dây nilông hoặc chất dẻo cao phân tử mỏng bọc lại (hình 5).
Chọn vật liệu gỗ để tạo dựng cây cảnh bonsai - Trần Hợp
- Cách chiết dựa: Chiết dựa còn có tên là chiết dụ hoặc chiết hộ. Trong quá trình chiết, cành chiết và cây được chiết cành có những bộ rễ của riêng mình. Cây chiết không dễ sống thường dùng phương pháp chiết dựa để sinh sôi. Có lúc phát hiện bồn cây cảnh tàn khuyết một cành, biểu hiện trong cái đẹp không đầy đủ cũng có thể dùng phương pháp chiết dựa để hoàn mỹ hình cây.

Chiết dựa trước tiên làm cho cành chiết và cây được chiết tiếp cận với nhau, sau đó ở vị trí tương đương mà gọt đi một bộ phận trên cành của cành chiết và cây được chiết, sâu từ 1/3 đến 1/2 của phần chất gỗ. Độ dài miếng chiết tùy theo đường kính thẳng của cành mà định. Lại kết hợp chúng với nhau, tầng hình thành đối ngang, dùng túi chất dẻo mỏng gói lại. Sau khi chiết, nhanh thì 1 tháng là kín miệng.
Sau khi phần chiết sống thì đưa phía dưới phần tự kết hợp cành chiết cất đi, cây được ghép cành cắt đi phần từ chỗ kết hợp ở trên. Thời gian chiết dựa thường vào thời kỳ sinh trưởng là được. Chiết dựa vật liệu bồn cảnh thông thường có 2 loại tình huống: một loại là có cọc cây mà có hình dáng tuyệt đẹp nhưng chất của nó lại không đẹp, đòi hỏi phải chiết đưa lên trên mấy cành mà có chất tốt. Nếu như đào được cọc từ vi sống hoang, chiết dựa vào cành cây ngân vi. Một loại khác là cây mẹ có chất tốt dùng rất nhiều mầm sống thực làm cay được chiết cành từ tên cây mẹ dựa. Tình huống loại trước, cành chiết có thể không cần mầm, nhưng chiết dựa vào cành giâm ở trong bình nhiều nước. Loại sau như trên cây mẹ của Vũ Mao phong dùng mầm sống thực của Thanh phong mà chiết dựa có thể có được rất nhiều mầm nhỏ của Vũ Mao Phong.

- Phương pháp chiết cành non: Nếu như từ trong vườn rừng hoặc ngoài vùng hoang tìm được 1 cọc già có hình dáng đẹp nhưng chất lại không đẹp, ngoài dùng phương pháp chiết dựa ra còn có thể trên nhiều cành non mới phát ra của cọc già mà chiết lên cành non có chất tốt, làm cho hình dáng của cọc già đẹp, có thể nở ra những hoa tươi đẹp hoặc đậu quả sai. Ví dụ: ở trên cây cọc Câu Khởi đào từ nơi hoang về, dùng phương pháp chiết cành non chết trên cây Câu Khởi quả to, cọc cây Đỗ Quyên lá mao, Đỗ Quyên tây dương.
Chọn vật liệu gỗ để tạo dựng cây cảnh bonsai - Trần Hợp
Chọn vật liệu gỗ để tạo dựng cây cảnh bonsai - Trần Hợp
Chiết cành non vào thời kỳ sinh trưởng từ mùa xuân đến mùa thu đều được nhưng khi mùa xuân phát cành thì chiết lại là tốt nhất. Phương pháp cụ thể là dùng hình thức như chẻ, đồng thời trên cành non của cây được chiết cành chiết lên nhiều cành non. Sau đó dùng sợi dây vải nhỏ hoặc túi chất dẻo nhỏ bó lại, ngoài cành non phải bọc bằng 1 túi chất dẻo để hạn chế sự bay hơi nước của lá trên cành chiết, rất nhanh sống được. Cây Câu Khởi trong năm đó có thể ra hoa kết quả (hình 7)
Chọn vật liệu gỗ để tạo dựng cây cảnh bonsai - Trần Hợp
- Phương pháp chiết nhanh: Thành hìm mắm cây Tùng Ngũ Kim, vỏ cây Hắc Tùng, Mã Vĩ Tùng có phong cách thuần phác cổ xưa, già dặn cứng cáp, đẹp như Tùng Ngũ Kim. Hơn nữa ở giữa núi hoang cũng có thể đào được cọc cây Tùng Mã Vĩ và Hắc Tùng có hình dáng đẹp. Như trên cành của cọc cây Mã Vĩ Tung hoặc Hắc Tùng đồng thời chiết lên rất nhiều mầm của cây tùng Ngũ Kim, sau khi sống được 3 - 5 năm thì có thể tháo ra thay cốt, liền mở thành cây Tùng Ngũ Kim có phong cách cổ xưa. Đây thật là 1 phương pháp tốt nhanh thành (hình 8).
Chọn vật liệu gỗ để tạo dựng cây cảnh bonsai - Trần Hợp
Thời gian chiết lại vào đầu xuân, tức là khi mầm cây Tùng Ngũ Kim sẽ phải đổi sắc lại chưa đổi sắc. Chọn lấy mâm của cây khỏe trồng trong bồn hoặc trong đất, dùng phương pháp như chiết bụng, chiết được cây Hắc Tùng hoặc vị trí thích hợp của cành Tùng Mã Vĩ. Cành trên cây được chiết cành không được quá nhỏ, cũng không dùng cành già có vảy, lấy cây 6 - 7 năm tuổi là vừa. Căn cứ vào độ dài ngắn của cành, trên mỗi cành chiết 2 - 3 mầm hoặc nhiều hơn 1 chút. Vì mầm quá ngắn non, miếng cắt không thể cắt được. Có thể thay đổi dùng dao cắt mầm. Chiết không nên cách quá xa thân chính, mầm thứ nhất cách chỗ thân chính 3cm là vừa. Sau khi chiết dùng túi chất dẻo mỏng hoặc vải gói lại. Sau một tháng, mầm giảm màu, rụng lá, hiệu suất sống được có thể lên tới trên dưới 90%. Năm thứ 2 căn cứ vào tình hình sống mà tiến hành chiết bổ sung, làm cho hình dáng hoàn mỹ.
Chọn vật liệu gỗ để tạo dựng cây cảnh bonsai - Trần Hợp
Nếu như khoảng cách giữa cành trên cành dưới của thân chính quá lớn thì phải thêm vào 1 cành. Khi thân chính đã già có thể ở vị trí của cành phải chiết thêm vào, trước tiên chiết lên 1 mầm của cây Hắc Tùng, đợi 2 năm lại trên cành trưởng thành từ mầm cây Hắc Tùng chiết lên mầm Tùng Ngũ Kim. Nếu như vảy trên thân vẫn còn tương đối mỏng có thẻ gọt bỏ những vảy đó đi, chiết lên mầm Ngũ Kim Tùng thô to cũng có thể sống được. Nếu như cành của mầm chiết quá nhỏ và ngắn thì có thể đưa mầm Tùng Ngũ Kim chiết lên trên mầm Hắc Tùng.
Chọn vật liệu gỗ để tạo dựng cây cảnh bonsai - Trần Hợp
Việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng sau khi chiết tương đối đơn giản. Mùa xuân tiến hành cắt tỉa cành cây được chiết 1 lần để có lợi cho sự sinh trưởng của Tùng Ngũ Kim. Vào mùa đông thì tiến hành cắt tỉa cành cây được chiết lần thứ 2 để loại trừ mầm chiết không sống mà chiết bổ sung năm thứ 2, cắt tỉa đi toàn bộ cành Hắc Tùng còn lại. Sau khi sông được phải tháo lỏng vật gói bọc để đề phòng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, nhưng chỉ nới lỏng mà không vứt bỏ, vẫn phải dùng vật bọc đó để bảo vệ vết thương.

Mầm của cây Tùng Ngũ Kim lá vàng chỉ lớn 5mm thôi, mầm cây Tùng Yển Ngũ Kim càng nhỏ hơn, đều không thích hợp với phương pháp chiết mầm sinh sôi, nhưng có thể trên cành cây Hắc Tùng đồng thời chiết lên rất nhiều cảnh nhỏ của cây Yển Ngũ Kim Tùng hoặc Ngũ Kim Tùng lá vàng. Cách gọi "chiết nhiều đầu". Cách bóc của cách chiết đầu và chiết bụng giống nhau.

Dùng cách chiết bụng hoặc chiết nhiều đầu làm sinh đôi Ngũ Kim Tùng. Sau khi chiết lại phải đặt trong miếng mỏng chất dẻo và trên lá của cành chiết thường xuyên phun nước nhưng vết thương không nên cho nước vào. Sau khi thời tiết trở ấm, ở ngoài chất dẻo phải dùng mành che. Khi nhiệt độ cao đến 30°C còn phải thông gió thích đáng. Đợi mầm cây Tùng Ngũ Kim mọc lá mới, vết thương cơ bản đã kín thì không cần đặt trong chất dẻo nữa nhưng vẫn phải che mát thích đáng.

Phương pháp chiết gốc: Dùng gốc cây làm cây được chiết, cành chiết phía trên, làm cho chúng hợp lại, có thể trưởng thành 1 cây mới đồng dáng, đây là phương pháp chiết gốc thông thường. Nhưng có 1 cách chiết gốc khác hoàn toàn trái ngược. Nếu như phần góc thiếu đi gốc thó đâm ra tứ phía, dáng không đẹp lắm có thể dùng phương pháp chiết gốc chiết trên phần gốc mấy thân, thậm chí có thể đem phần dưới cành có dáng đẹp chiết lên 1 số gốc, trồng trong đất làm cho nó hợp lại. Như vậy có thể trong 1 thời gian ngắn có được 1 vật liệu cọc cảnh hình dáng tuyệt đẹp (hình 9 - Chiết gốc).
Chọn vật liệu gỗ để tạo dựng cây cảnh bonsai - Trần Hợp
 
gọi Miễn Phí