Trung Quốc có diện tích rộng lớn, do vị trí địa lý và khí hậu khác nhau, khiến cho địa hình, địa mạo và ngoại hình cây cối của các vùng có sự khác biệt rõ ràng. Do đó phong cảnh núi sông, hình thái cây được phản ánh trong bồn cảnh cũng mỗi vùng một khác. Hơn nữa, mỗi vùng chất liệu làm bổn cảnh cũng khác nhau, phương pháp, kỹ thuật gia công nơi nào nơi ấy phát huy hết những cái kỳ diệu của mình, cùng với tính cách, tư tưởng, vốn nghệ thuật của tác giả cũng hết sức phong phú, trăm vẻ, biểu hiện trong bồn cảnh với những đặc điểm phong cách khác nhau. Cho nên nghệ thuật bồn cảnh các vùng rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ. Họ đời trước truyền cho đời sau, rồi hình thành trường phái nghệ thuật riêng.
Với bồn cảnh cây mà nói, chủ yếu trước mắt có hai phái hệ lớn Nam và Bắc. Phái phương Nam lấy Quảng Đông là chính, còn có Quảng Tây, Phúc Kiến còn gọi là phái Lĩnh Nam. Trong bồn cảnh, cành lá phần lớn không thành phiến tán, đặc điểm xanh, chắc tự nhiên, bay bổng, hào phóng (Xem hình 12, 13). Phái miền Bắc lấy Thượng Hải, Tô Châu, Dương Châu, Thành Đô, Nam Thông, Hàng Châu thuộc lưu vực sông Trường Giang. Cây trong bồn, cành lá tạo thành từng tán, phiến tầng thứ rõ ràng (Xem hình 14, 15, 16).
Cùng trong lưu vực Trường Giang, phong cách bồn cảnh các thành phố lại có những nét khác biệt riêng. Như bồn cảnh cây phái Tô (Tô Châu). Cây già cành như những con rồng, thanh tú, cổ điển, tao nhã; Phái Dương (Dương Châu), bồn cảnh cây tầng thứ rõ ràng, chắc chắn, nghiêm chỉnh; Phái Xuyên (Thành Đô) bồn cảnh cây uốn lượn nhiều tư thế xách cổ điển, hùng vĩ, kỳ ảo; Phái Hải (Thượng Hải) bồn cảnh cây cong, vươn ra, chắc nịch, khỏe khoắn, tinh xảo. Vùng Lĩnh Nam quanh năm khí hậu ấm áp, lượng mưa lớn, cho nên cây cối sinh trưởng rất tốt, rất mạnh một năm bốn mùa tốt tươi sum suê và được phản ánh trong bồn cảnh hình thái, dáng vẻ cây cối uy nghiêm, sừng sững thẳng đứng, dồi dào sức vươn dậy. Bồn cảnh cây Lĩnh Nam phần lớn chỉnh hình theo cách "nuôi cành, cắt thân" lấy tu sửa, xén tỉa là chính. Chất liệu cây được lấy từ những cái mầm khỏe, thích hợp theo cách "nuôi cành, cắt thân" như Tước mai; Cửu lý hương, Trà Phúc kiến, Lang du đa v.v. Sau khi hình thành bồn cảnh cây, thân chính từ thô đến mảnh, trên dưới đều đặn, hài hòa. Nói chung phần đỉnh ngọn nhọn dần, hình thành "đuôi chuột"; thân, cành mạch lạc, rõ ràng, cành với cành vươn toả hài hòa tự nhiên, thần và tinh thể, đường nét khúc chiết, khỏe mạnh, chắc chắn, dù cho sau khi lá rụng, cảnh quan vẫn hấp dẫn người ta đến với cái đẹp. Bồn cảnh cây Lĩnh Nam truyền thống, thân chính uốn khúc hình rắn thẳng lên trên, hai bên cành vươn ngang, tạo thành 5 hoặc 7; trên đỉnh thì bằng dệt ôvan, tự thế rất chỉnh, rất chặt, thành kiểu có tính quy tắc, gọi là "cổ thụ" hoặc "cây tướng quân". Mấy chục năm gần đây, xu hướng mới phát triển tự nhiên, hình cây thuận theo sự phát triển vốn có, không bị gò bó bởi khuôn sáo, niêm luật. Trước mắt, bồn cảnh cây Lĩnh Nam chủ yếu có 2 loại kiểu:
Một là mẫu cây lớn lấy Khổng Thái Sơn làm đại biểu, tác phẩm kiểu này cây thẳng, cành nhiều tán lá cây tốt, dày đặc, gân guốc, rắn chắc, hùng hồn tái hiện tư thế của cây to giữa thiên nhiên hoang dã. Một loại khác mẫu nhóm cao lấy hòa thượng Tố Nhân chùa Hảo Trướng làm đại biểu. Những tác phẩm kiểu này cây, cành khẳng khiu thanh thoát vượt lên những cái thường tình, nhẹ nhàng bay bổng để biểu thị ý siêu thế, thoát tục.
Tô Châu là thành phố văn hóa cổ của Trung Quốc về Lâm Viên, thư họa, công nghệ phẩm v. v... đều đã nổi tiếng từ xưa. Nghệ thuật bồn cảnh cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nghệ thuật địa phương. Bồn cảnh phái Tô (Tô Châu) truyền thống, hình thức khá quy tắc, thây cây cong về hai bên phải trái thành 6 khúc, thân cây phía trên bên phải trái đều vươn ra 3 cành, nhánh, phiến gọi là "Lục đài”, 3 cành gọi là "tam thác" cộng thêm một phiến trên đỉnh, thành "lục đài, tam thác, nhất đỉnh". Các nhánh phiến đều có phiến tròn nổi bật lên ở giữa, bồn cảnh mai của vùng Quang Phúc cũng có kiểu dáng nhất định như kiểu thuận phong (xuôi theo chiều gió), kiểu thùy chỉ (cảnh rủ xuống); kiểu phách can (thân cây xẻ ra, nút ra); kiểu bình phòng (như tấm bình phong). Mấy chục năm gần đây, một số nhà bồn cảnh Tô Châu nổi tiếng như Châu Sấu Quyên, Chu Tử An đã mở ra một cục diện mới cho bồn cảnh phái Tô Châu, để xướng bồn cảnh phải lấy tự nhiên làm cái đẹp (chú trọng cái đẹp tự nhiên). Hiện tại, bồn cảnh cây phái Tô trồng chủ yếu là những cây rụng lá như Tước mai, Du, Tam giác phong, Mai, Thạch lựu v. v... Cốt bách, Ngũ châm tùng cũng thường thấy. Chỉnh hình thường sử dụng các phương pháp "lấy xén tỉa làm chủ yếu, lấy quấn, buộc làm phụ, to thì buộc, nhỏ thì cắt bỏ, tức là dùng sơ cây cọ uốn buộc thân cành thành hình cong giống chữ S", sau đó từng năm tiến hành dần việc xén tỉa sửa từng tý chút một rất tinh tế. Hình cây đảm bảo thân cổ cành sai, tươi khô hài hòa nâng tầng nhau, đỉnh cây kết thành tán tròn sum suê hùng hồn (Xem hình 12).
Dương Châu cũng là thành phố nổi tiếng về lịch sử và văn hóa của Trung Quốc. Lịch sử bồn cảnh có từ xa xưa, đến nay vẫn giữ được truyền thống và phong cách chế tác và quy tắc riêng, độc đáo. Bồn cảnh phái Dương cây chủ yếu trồng Tùng, Bách, Du. Hoàng dương, thủ pháp chế tác căn cứ vào phép họa "chi vô thốn trực" (cành không có một tấc thẳng), dùng dây sơ cọ uốn cành "nhất thốn tam loan" (một tấc có 3 đoạn cong) thành "vân phiến" (tán mây) phẳng, mỏng. Số "vân phiến" đa phần không xác định, tán dình dục, 1 - 3 tầng gọi "kiểu đài" (đài thức); 3 tầng trở lên gọi là "Xảo vân thức", thân chính nói chung làm thành kiểu xoáy trôn ốc gọi là: "Long du loan". "Vân phiến" trải qua khoa trương, biến hình, rất giàu tính trang sức. Nghệ nhân làm bồn cảnh Dương Châu kỹ nghệ tạo tán rất thành thục, tỉnh xảo, kỹ càng, từng ly từng tí, không cẩu thả, được mọi người tán thưởng (Xem hình 13).
Bồn cảnh phái Xuyên, lấy từ thành phố Thành đô làm trung tâm. Cây trồng chủ yếu là các loại như: Kim đàn tử (Bình lan hoa), Lục nguyệt tuyết, Niêm ngạnh hải đường, Ngân hạnh, La hán tùng v.V... dùng dây sơ cọ treo quấn để chỉnh hình cả thân và cảnh. Hình thức truyền thống của bồn cảnh khu vực này thân lớn là kiểu quy tắc, cành, thân đều uốn cong theo nhiều kiểu khác nhau, ngoại hình hùng vĩ, đoan trang. Thân cây loại này tường có các kiểu "cong góc vuông", "cong đối xứng", "cong gập", "cành cong rủ xuống", "trực thân gia vãn", "Cổn long bão trụ", "Rồng cuốn cột", "lão phụ sơ trang" (Bà già chải tóc trang điểm). Cành uốn tròn lại có các cánh "bình chỉ" (cân bằng) "cổn cũng" (cành cuốn) "bán bình bán cổn" (nửa bằng nửa cuốn). Ngoài kiểu quy tắc truyền thống ra, gần đây, bổn cảnh phái này, tham khảo ý tứ hội họa sáng tác những bồn cảnh kiểu tự nhiên như thân thẳng, thân nằm, thân nghiêng, thân treo v. v. hình thái phân lớn treo rễ lộ móng, ung dung tự tại, đậm nét. Bồn cảnh hoa quả như thấp ngạnh hải đường, kim đàn tử thân cành sau khi uốn cong, hình thể thu nhỏ lại, tạo ra hiệu quả hoa thắm (quả sai) lá rậm dày. Ngoài ra, bồn cảnh các loại trúc kiểu ngân hạnh và Tùng lâm của Chung Nhũ Cán cũng có nét đặc sắc (Xem hình 14).
Bồn cảnh Thượng Hải một trường phái riêng biệt sau sẽ có một chuyên đề giới thiệu, không nói ở đây.
Bồn cảnh phái Chiết mà Hàng Châu và Ên Châu là trung tâm đã xuất hiện gương mặt mới, có loại cây giống bồn cảnh phái Hải (Thượng Hải). Vật liệu dùng để chỉnh hình dùng cả hai loại dây kim loại và dây sơ cọ kết hợp giữa xén sửa từng ly từng tý với tỉa mầm tạo hình cách điệu, cành, tán tương đối mỏng thưa, tầng thứ rõ ràng, lấy mẫu thân, cao hợp với chăm sóc làm nền. Chú ý tiết tấu, tư thế, bố cục, coi trọng lực độ, trọng động thái đẹp của bản thân nó.
Bồn cảnh Nam Thông lấy Tùng La Hán là chủ yếu uốn thân chính thành hai đoạn cong nửa, thân cây nghiêng về phía trước, cành, tán phân bố theo hai bên phải trái, tạo hình chặt chẽ. Bồn cảnh cây mai huyện Hấp, tỉnh An Huy dựa vào lý luận bình mai của cổ nhân: "Cây mai lấy cong làm đẹp, thẳng thì chẳng có tư thế nào cả", đã sáng tác ra kiểu uốn thân chính thành chữ S, hai bên cong gọi là "Long trang" (thân cây kiểu rồng), "tráng nhược du long" (khỏe như rồng đi ru chơi), từ từ vút lên.
Bồn cảnh bách cối phái An (An Huy) thân cây chính xoắn từ lúc còn non, rất giống kiểu xoắn thân cây bách cổ, rất quen thuộc đối với những người yêu thích bồn cảnh. Bồn cảnh cây đa của các vùng Tuy Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Tỉnh Phúc Kiến, quanh năm xanh biếc, rễ trên thân thì treo, rủ xuống, rễ trên mặt chậu thành chùm tuyệt diệu phô ra, quả thực là phái "Nam quốc Phong tình" (Phong cảnh nước Nam).
Ngoài ra, bồn cảnh liễu đỏ Trịnh Châu và bồn cảnh kiểu thân treo cành bách địa của Trường Sa đều mang phong cách địa phương rất rõ ràng. Trước mắt do hoạt động giao lưu nghệ thuật quy mô lớn ngày càng tăng, trình độ bồn cảnh các nơi được nâng cao rất nhanh chóng. Như bồn cảnh Vũ Hán, về mặt tạo hình đã có những bước đột phá mới.
Một chậu cảnh với tựa đề "Thu tử", dùng phương pháp sửa, xén
làm cho cành lá nghiêng bay về một bên, khắc họa một cách hình tượng về một cảnh cây cối sau một trận cuồng phong. Thông qua việc trao đổi lẫn nhau phong cách bồn cảnh các vùng, về mặt nào đó đang có sự xích lại gần nhau, nhưng nhiều phong cách mới cũng đang dần dần hình thành, tin tưởng rằng tương lai sẽ xuất hiện càng nhiều trường phái mới.
Bồn cảnh sơn thủy của các nơi đều lấy đá ngay tại địa phương lại phần lớn biểu hiện sông núi địa mạo nơi đó, cho nên phong cách địa phương cũng khá rõ nét. Thông thường bồn cảnh sơn thủy miền Bắc lấy cái hùng vĩ, lạ làm vẻ đẹp thắng cảnh còn miền Nam lại lấy cái tú lệ, đẹp đẽ để thấy cái dài rộng. Như bồn cảnh sơn thủy Quảng Tây dùng đá sa tích, đá lô quản của địa phương sáng tác sơn thủy Quế Lâm, biểu hiện đậm rõ phong cảnh sông núi Ly Giang, Sơn Đông, Thanh Đảo, đa phần đều dùng đá vân rùa (quy vẫn), đá xanh Lạc Sơn, mộc mạc nhưng sâu sắc để biểu hiện phong tư đảo tiên bồng lai, và núi Thái Sơn, khí thế hùng vĩ...
Bồn cảnh Tùng hóa thạch của Liêu Linh, bồn cảnh nhũ đá của Cát Lâm đều chú ý đến miêu tả phong cảnh núi đồi trập trùng, cao vút của miền Bắc tổ quốc. Tứ Xuyên phân nhiều dùng đá sa phiến, để tạo nên vẻ hiểm trở của tam hiệp (3 cái khe), vẻ tú lệ của núi Nga Mi, vẻ u tịch của thành Xanh, vẻ hùng vĩ của Kiếm Môn, Quảng Châu đã phần đều dùng đá Anh Đức làm bồn cảnh, sử dụng hết sức tài tình thủ pháp "điệp thạch bố cảnh".
Trường phái và phong cách các địa phương trồng bonsai - Trần Hợp
Đăng lúc: , Cập nhật
Trường phái và phong cách các địa phương trồng bonsai đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.
Tác giả bài viết
Trần Hợp