Thấy trong bồn cảnh mà có một cây già trên 100 năm, mọi người sẽ cảm thấy kinh ngạc, tuổi cây cao mà cho giá trị tăng gấp bội. Nhưng đứng về góc độ thưởng thức mà nói, dạng chất phác cổ xưa so với tuổi cây thì quan trọng hơn. Những cây cổ trải qua phong sương thường biểu hiện ra giống làm cho thần thái người ngây ngất, đến cay non và cây khỏe tốt cũng không bằng. Phong cảnh Hoàng Sơn nổi tiếng thiên hạ. Ngoài thế núi của Hoàng Sơn đặc biệt hùng vĩ, đá núi cheo leo dựng đứng ra còn có rất nhiều "Thương cổ kỳ tùng" nổi tiếng thế giới. Những cây Tùng cỏ kỳ lạ như nghênh khách tùng, tống khách tùng, đảo quải tùng, kỳ lân tùng, phượng hoàng tùng, hắc hổ tùng... tiểu biểu cho phong cảnh Hoàng Sơn. Trong những vườn cổ nổi tiếng của Trung Quốc cũng không có ít cây cổ nổi tiếng hút người xem: 7 cây trắc bách cổ ở công viên Trung Sơn, Bác Kinh, Bạch Bì Tùng của Giới Đài Tự đều có trên 1.000 năm tuổi. Những cây cổ như Thiết Cốt lịch tuân, Cù Chi hoành không chính là bản mẫu của chế tác bồn cảnh.
Cái tinh hoa của nghệ thuật bồn cảnh là ở chỗ: Có thể dùng kỹ nghệ đặc biệt, độc đáo đưa cây trẻ biến thành cây cổ, làm cho con người ở trong khoảnh khắc đã có thể thưởng thức được cái đẹp kỳ lạ của cây cổ. Để sáng chế ra cây cảnh có dáng đẹp, ngoài việc phải nắm chắc kỹ thuật về chỉnh hình, tỉa cành và kiến thức của nghệ thuật vẽ phác thảo còn phải quan sát tỉ mỉ các loại dáng đặc trưng của cây cổ ở ngoài đồng. Thân cây Tùng cổ thường vươn thẳng, canh to hầu như thành đường thẳng góc, lá thần dáng đám mây, cành già thường rủ xuống. Thân cây bách cổ ngàn năm thành dáng vặn xoắn, lá thành đám, cành to cuộn kkhúc, thế như rồng bơi. Các loại cây đều có đặc điểm riêng: cây Tùng già cứng cáp, thúy trúc tiêu tửu, hồng phong thanh tú đẹp đẽ... Chỉ có nắm được đặc trưng của cây trồng các loại thì bồn cảnh sáng tác ra mới phù hợp với lẽ tự nhiên có được cái thú của tự nhiên. Trước khi chế tác nên quan sát kỹ dáng của cây, căn cứ vào dáng của cây đặc trưng mà tiến hành tạo hình. Làm đến cảnh đúng đối tượng đã tự nhiên mà công sức bỏ ra cũng không nhiều.
Vật liệu và công cụ
- Cưa tay (dùng để cưa gốc và cành thân thô).
- Kéo lò xo (dùng để cắt tỉa cành và gốc tương đối thô).
- Kéo (dùng để cắt tỉa cành lá nhỏ).
- Dao chiết cành và dao nhỏ thường dùng (chủ yếu dùng để chiết cây và gọt phẳng vết thương ở trên cành cây).
- Kìm sắt (dùng khi chỉnh hình dây thép).
- Xẻng nhỏ (dùng để lấp đất và xúc rêu xanh).
- Ống trúc gọt từ miếng mao trúc thành, 1 đầu hơi nhọn (dùng khi chuyển bồn thì bỏ đất cũ đi và khi trồng vào bồn thì đập đất).
- Đục gỗ (dùng để đẽo đục thân cây, thường dùng đục tròn).
- Búa (dùng để gia công đá núi và gõ vào đục).
- Dao khắc (dùng để điêu khắc vào thân cây).
- Khoan điện (dùng để tạo hình thân cây).
- Bình nước (dùng để tưới nước và tưới phân, tưới lên lên trên lá cây).
- Cái sàng, tốt nhất là có 3 loại sàng: lỗ to, và và nhỏ (dùng để sàng đi những vật tạp ở trong đất làm cho đất to, vừa và nhỏ không bết lại).
- Bàn chải bằng lông lợn (dùng để quét sạch hoa văn của đá núi).
- Sợi dây thép to, nhỏ khác nhau (dùng để chỉnh hình).
- Cỏ cây đay (dùng khi cành khô uốn khúc thì giữ cho nó khỏi bị gãy).
- Mành (dùng để che cho cây).
- Đồ dùng phun sương (dùng để phun rượu thuốc, phòng trừ sâu bọ phá hoại).
Ngoài ra, còn phải chuẩn bị các loại phân, đất bồi dưỡng vào bát....
Sự uốn lượn và lộ rõ của gốc
Cây cổ của thế giới tự nhiên do hàng năm bị mưa làm xói mòn, gốc thô lộ ra ngoài, tư thái của gốc treo. Trên thân cây đa già thường treo nhiều rễ phụ. Trong quá trình chế tác bồn cảnh, nếu như chọn 1 số phương pháp tương ứng có thể làm cho tư thái kể trên có trong bồn cảnh.Cây nảy nở nhân tạo, từ nhỏ nên căn cứ vào yêu cầu mà tiến hành xử lý phần gốc thích đáng. Gieo mầm thực sống đều phải cắt đi gốc chính, làm cho bên góc đó khỏe, phát triển ngang, thẳng để thích ứng với việc bồi thêm trong bồn tương đối nông. Có người đem gốc lượn uốn rồi dùng dây thép buộc cố địh lại trồng vào trong đất. Sau đó dây thép bị ăn mòn, dáng gốc cây cũng uốn lượn không đổi. Có người trước tiên làm cho gốc duỗi về tứ phía, dùng dây thép cố định nó ở trên 1 miếng ván mỏng, lại cùng trồng vào trong đất. Sau 1 - 2 năm gốc thô biến thành gốc nông hướng về tứ phía, có thể trồng vào trong bồn sâu 1 -2cm.
Làm lộ gốc có nhiều cách, có cách bỏ đất đi, đổi bồn bỏ cái bọc bên ngoài...
Phương pháp làm cho gốc thổ lộ ra: đưa cây trồng vào trong bồn sâu, đáy bồn đặt đất phân, phần trên đặt cát. Trong quá trình trồng, chăm sóc thì gốc cây dần dầm đâm về hướng đất có phân. Đồng thời cách 1 thời gian thì bỏ đi 1 phần cát ở trên bồn làm cho rễ của cây cứng dần dần lộ ra, đến khi bỏ hết cát đi thì dừng lại. Đợi khi chuyển bồn, trồng vào bồn có độ nông thích hợp, gốc thô liền lộ ra ngoài. Nếu như cọc cây tương đối to cũng có thể trồng nông nó ở trong đất vườn, xung quanh gốc cây được xếp nhiều tầng gạch, bên trong đổ đất nuôi dưỡng. Sau đó hàng năm từ trên xuống dưới dần dần bỏ đi các hàng gạch xung quanh, bỏ đất bùn đi lộ ra phần rễ.
Phương pháp bóc vỏ bọc bên ngoài: Trong quá trình nuôi dưỡng cây cảnh, đối với cọc cây trồng trong bồn nông, trên bồn dùng bỏ sắt, miếng chất dẻo, miếng sành bao quanh làm cho vỏ bọc ngoài lung lay. Trong bọc đổ đất cách này và cách vun bồn bồn sâu giống nhau. Sau đó bỏ đi những bọc lung lay, gốc thô của gốc cứng cũng lộ rõ ra. Chú ý bỏ vỏ bọc không nên quá sớm để tránh ảnh hưởng đến sự sống và sinh trưởng của cây (hình 10).
Phải làm cho trên cày cây đa mọc ra rễ phụ, có thể ở vị trí cành của rễ phụ phải phát triển dùng sợi dây kim loại buộc lại và dùng kìm sắt vặn chặt sợi dây lại làm cho khi phần dinh dưỡng chế tạo trong lá cây đưa xuống thì bị chặn lại và tích tụ ở đó. Đồng thời ở mặt bồn thường xuyên đặt 1 bát nước để tăng thêm độ ẩm không khí hoặc dùng bình nhỏ chứa nước, trong bình đặt 1 sợi vải, buộc sợi dây vải ướt đó vào cành cây, không bao lâu trên cành cây sẽ rủ xuống rễ phụ. Sau khi đợi rễ phụ hình thành phải cởi bỏ sợi dây thép ra, nếu không thì sợi dây thép thít vào thân cây, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây cảnh.
Chạm trổ làm đẹp cây, tạo dáng uốn lượn thân cây
Cọc già khai thác từ ngoài hoang dã về thường là các cành không thể uốn lượn được, nhưng làm một số việc đục đẽo để làm đẹp cây là cần thiết. Trải qua đục đẽo có thể làm cho gỗ cây trở thành dáng cổ chất phác, nâng cao được tính nghệ thuật.Những giống cây phát triển chậm đó bị giảm sự phát triển ở trong bồn, cắt đi vết thương của cành to thì rất khó kín miệng. Những vết sẹo của cưa cắt nhân tạo này thông qua trau chuốt tỉ mỉ có thể lộ ra
hình dáng khô mục tự nhiên. Để làm cho cây trẻ có tuổi cây già thường bóc đi vỏ ở trên thân cây đi, tiến hành đục đẽo chất gỗ. Nói chung chỉ tiến hành ở mặt chính của thân cây, trên dưới vỏ cây phải liền với nhau, nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, thậm chí còn bị chết nữa. Những năm gần đây, việc đục đẽo thân cây ở Nhật Bản đã được coi trọng. Đối với các giống cây Chân bách, Đỗ Tùng, Hà Di Tùng... thì tiến hành trau chuốt tỉ mỉ, hình thân cây có dáng gọi là "Xa li can" (Thân cây có dáng con hổ xa li). Thượng cổ hùng vĩ, hứng thú lạ thường (hình 11 đẽo thân cây).
Sự cắt và uốn lượn cành
Phương pháp cổ truyền của Trung Quốc là dùng sợi cây cọ buộc dính cây với chỗ uốn lượn. Phương pháp buộc sợi cây cọ tương đối khó nhưng màu của thân cây và dây cọ gần giống nhau, sau khi gia công thì có thể thưởng thức được, hơn nữa không dễ tổn thương đến vớ cây, cởi ra cũng thuận tiện. Cách làm cụ thể là: trước tiên, bên sợi cọ thành những dây thừng cọ có độ to nhỏ khác nhau. Đem phần giữa của dây thừng bó vào đầu dưới của cành cần uốn lượn. Buộc 2 dây thừng lại giao vào nhau, đặt vào đầu trên của cành cần uốn lượn làm 1 cái nút dải rút. Lại uốn lượn cành cây từ từ đến độ cong cần thiết, lại buộc thắt nút chặt dây thừng, hoàn thành 1 cái uốn lượn. Các lão nghệ nhân ở các nơi đã tổng kết từ trong thực tiễn nhiều phương pháp buộc bằng sợi cọ, có tên gọi là tong pháp có trên 11 kiểu tất cả.Các vùng ở Trung Quốc như: Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, khu Nam Phương thường dùng phương pháp tích trữ (cắt cành) để tạo hình. Phương pháp này thích hợp nhất với giống cây có sức nảy mầm mạnh và khí hậu ấm ở Nam Phương. Cách làm cụ thể là: trước tiên ở vị trí thích đáng của thân chính chừa lại mấy nhánh, đợi đến khi tầng nhánh 1 và thân chính ăn khớp nhịp nhàng với nhau thì đem cắt đi tầng nhánh. Sau đó ở trên tầng nhánh 1 giữ lại tầng nhánh 2. Đợi đến khi tầng nhánh 2 giữ lại tầng nhánh 3, cứ thế mà suy ra. Nói chung trên mỗi tầng nhánh giữ lại 2 nhánh, 1 dài và 2 ngắn. Qua nhiều năm cắt tỉa cẩn thận, tỉ mỉ sẽ hình thành tán cây tuyệt đẹp. Những cành khác tỉ lệ thích đáng, trên dưới cân đối, cành cây thành đường gấp khúc của sự già dặn có lực, mảnh và cứng như thép cong.
Thượng Hải dùng sợi dây thép buộc lại để chỉnh hình. Ở Nhật Bản phổ biến dùng sợi dây đồng buộc quan cành để chỉnh hình. Dùng sợi kim loại để chỉnh hình thì nhanh, giản tiện, dễ hiểu, là một phương pháp chỉnh hình tiên tiến. Những người yêu thích bồn cảnh thường thích dùng cách này.
Khi chỉnh hình, trước tiên phải cắt thưa hoặc cưa ngắn đi những cành quá dày hoặc làm vướng mắt. Cây cảnh tương đối kỵ những cành ngang bằng, cành tóe ra xung quanh cành trùng điệp, phản hướng, cành trước sau, cành giao thoa, cành đối xứng, cành rủ xuống... Sau khi đã qua cắt tỉa tỉ mỉ có thể dùng sợi dây kim loại để chỉnh hình (hình 13).
Thời gian chỉnh hình theo các cây khác nhau. Thông thường, với cây rụng lá thì tiến hành vào mùa sinh trưởng. Với cây thông xanh thường tiến hành vào mùa thu hoặc mùa đông. Mùa nảy mầm thì không nên tiến hành vì mầm mới rất dễ bị thương tổn.
Trước khi chỉnh hình, để làm cho cành cây mềm, dễ uốn lượn, nên ngừng tưới nước 1 hôm. Điều này càng quan trọng đối với cây rụng lá vì cành của chúng rất dễ bị gãy khi uốn lượn.
Vỏ cây phong, cây thạch lựu tương đối mỏng, dễ bị tổn thương. Trước khi buộc dây kim loại phải vòng giấy bọc ở ngoài dây kim loại.
Thứ tự chỉnh hình: trước tiên là ở thân chính, sau đó là cành chính, lại cành bên, từ dưới lên trên, từ to đến nhỏ. Khi quấn thân cây, chọc đầu mút của sợi dây kim loại vào đáy bồn, cố định ở trong đất.
Chỗ chọc dây ở mặt sau thân chính, không để cho đầu dây lộ ra (hình 16).
Để làm cho cây tỏ ra già dặn cứng cỏi có thể bóc đi vỏ cây của ngọn cây hoặc cành cây hoặc dùng dao cùn cạo đi. Sau đó ở phần lõi gỗ của chỗ bóc đi xoa lưu huỳnh vào, làm cho nó biến thành màu trắng, làm cho con người ta có cảm giác là cây đã sống lâu năm.
* 16 điều tránh đối với việc cắt tỉa, sửa gốc, thân canh của cây cảnh:
Khi tỉa, sửa, sáng tạo cây cảnh có 16 loại tình hình cần tránh là:
1) Cành cây hướng về 1 bên thân cây làm cho thế cây không cân đối.
2) Cành song song, 2 cành trên dưới sóng song không biến đổi.
3) Cành ở sườn bên trong còn gọi là cành hình cung, nó mọc ở sườn bên trong của chỗ uốn lượn thân cây, không có tiền đồ phát triển.
4) Cành gần thân còn gọi là cảnh phản hướng, trái với quy luật sinh trưởng.
5) Cành giao thoa, 2 cành giao nhau làm ảnh hưởng đến mỹ quan hình cây.
6) Cành siêu trường, cành rất dài, không có độ cong biến hóa.
7) Cành bánh xe còn gọi là cành phát ra xung quanh, thường gặp ở cây Tùng, nhánh cùng 1 tầng rất nhiều.
8) Cành đối xứng, 2 cành mọc đối xứng nhau trên cùng 1 chỗ.
9) Cành hình Y còn gọi là cành chân nhái, nhánh giống hình chữ Y quá đối xứng.
10) Cành ngược, phản hướng sinh trưởng, làm rối loạn hình cây.
11) Thân hình chữ S, độ uốn lượn cong của thân cân nhất trí, không biến đổi.
12) Thân ngược, thân bị uốn khúc cứng nhắc, điệu bộ kệch cỡm, không tự nhiên.
13) Thân chính bị đoạn mất, thân phụ to hơn thân chính, tiếng khách to hơn tiếng chủ nhà.
14) Hồi căn, mọc từ bên này thân vòng sang bên kia thân.
15) Phiến căn, rễ đều ở một phía.
16) Rễ ngược, rễ phát triển theo hướng ngược (hình 19).
Phối đá vào bồn cảnh
Trong bồn cảnh đặt thêm một số đá núi làm sinh động thêm cảnh quan thành một bức tranh hoàn thiện càng tăng thêm cái thú của sơn dã. Sự phối trí củ đá phải chăm chú thiết kế, suy nghĩ chu đáo. Lượng đa phối không nên quá lớn, hình dáng tránh quái dị hoặc quá đẹp, ngai vai vế với thân chính của cây, thậm chí "khách to tiếng hơn chủ". Thường là chọn đá (thạch nhũ, tùng hóa thạch, thạch anh, sa tích thạc, hải mẫu thạch), vân mai rùa có dáng vẻ thật thà chất phát là tương đối lý tưởng. Dùng 1 miếng, 2, 3, 4, 5 hoặc càng nhiều. Thông thường lấy cái kỳ lạ làm đẹp đá trong bồn hoặc nằm hoặc đứng, nửa vùi, nửa hở, giống như đá giả điểm rải rác ở trong rừng, cũng giống như đá lộ ra trên sườn núi của thế giới tự nhiên. Nhưng sự bố trí của hình thức điểm rải rác này lại không giống như "đàn dê thả ra", không có một tí quy luật nào mà phải óc sự biến hóa của chính phụ, to nhỏ, cao thấp, trước sau, dày thưa, tập trung phân tán, nhưng phải thống nhất 1 loại đá. Hoa văn, thể thái cũng tương đối gần nhau, như cùng loại thạch anh, thể thái văn hoa chênh nhau rất lớn, phải chon hoa văn và thể thái cơ bản giống nhau thì mới hài hòa được. Ngoài ra, cũng phải chú ý đến hướng mặt trong đá.Trong họa Trung Quốc thường có các hình thức tranh Tùng thạch, Mai thạch, Lan thạch, Trúc thạch... dùng sự so sánh của thực hư, động tĩnh trong cây đa làm nổi bật sự già dặn của cây Tùng, xơ xác tiêu điều của trúc, cao thượng trong sạch của mai. Như phối thạch vào trúc, do sự so sánh sắc thái và chất, trúc tỏ ra cành thanh thúy mảnh mai. Đá nằm phối đứng với trúc, đá núi uốn lượn như "rắn bám chặt vào mặt đất" càng tỏ ra khí vận của trúc xanh nhô lên khỏ mặt đất.
Cây trong bồn không thể không có thiếu sót có cây thân quá thẳng hoặc quá cong, tỏ ra cứng nhắc. Trước thân phối hòn đá có thể làm giảm đi cái khuyết thiếu. Có cây thân nghiêng ngả, nếu như dùng đá chống đỡ thì nhất cử lưỡng tiện. Có cây nghiêng sang 1 bên, trọng tâm không chắc chắn, nếu như ở gần gốc của cây không nghiêng đặt đá vào thì có thể làm cân đối bức phác họa. Bồn cảnh dốc cheo leo, toàn bộ cây đổ rủ xuống, dưới nặng trên nhẹ, nếu như trên mặt bồn đặt 2 hòn đá thẳng đứng có thể làm cho bề mặt bức tranh cân xứng, tạo cho người ta cảm giác như cây rừng mọc trên vách đá. Nhưng hình đá này thích nghi với thon dài, nếu như đặt vào đó đá chất phác thì không hợp nhau giữa hình bồn cao ráo và hình cây vách cheo leo.