Bồn cảnh khô nước là tập hợp bồn cảnh sơn thuỷ và bồn cảnh cây cọc. Trong bồn nhân tố cấu thành phong cảnh rất nhiều, bởi vậy phải đặc biệt chú ý đến quan hệ tương hỗ giữa cây, đá, nước, đất. Khi chế tác, trước tiên phải căn cứ vào chủ đề biểu hiện mà xác định lấy cây làm chủ hay lấy đá làm chủ, lấy mảng gò đất làm chủ hay lấy mặt nước mênh mông làm chủ. Chính phụ không rõ ràng thì khó có thể chế thành tác phẩm đẹp được.
- Loại thứ nhất: 1 bên bồn là gò đất, bên kia là mặt nước.
- Loại thứ 2: xung quanh là nước, ở giữa là gò đất.
- Loại thứ 3: 2 bên là gò đất, ở giữa là mặt nước như một dải giang hà hoặc khi nước từ giữa chảy qua. Đương nhiên cũng có trong hình thức nửa gò đất, nửa nước, trên gò đất lại có 1 khe núi từ giữa chảy qua. Cảnh vật có thể thiên biến vạn hoa nhưng phải phù hợp với lẽ tự nhiên.
Dùng bồn cảnh thuỷ hán phải có miệng nông, hình chữ nhật và hình bầu dục mới đẹp, tròn cũng được. Bồn tròn nên làm bồn cảnh 4 mặt có thể nhìn thấy được. Bồn gốm thâm chí đại lý thạch hán bạch ngọc đều được. Đáy phần gò đất của bồn phải có lỗ thoát nước. Bồn cảnh sơn thuỷ cực nông thì có thể không phải dùng lỗ thoát nước nhưng loại bồn nông quá trồng cây dễ bị đổ nên phải khoan lỗ thoát ở cây, chọc vào sợi dây kim loại để buộc vào gốc cây, làm cho cây có định.
Dùng bồn nông không nên chọn cây quá thô. Lấy cây làm chính thì đá phối bên dưới phải chất phác, chắc nịch để tránh "khách to tiếng hơn chủ". Thường dùng các loại đá: đá qui văn, thạch anh, tùng hoá thạch, sa tích thạch.
Định vị trí đất, nước là vấn đề cơ bản của tạo hình bồn cảnh khô nước. Nếu hai bên trong bồn là gò đất, ở giữa có ống chảy qua thì hai mảng gò đất phải có chính phụ, độ to nhỏ rõ ràng, nước chảy phải quanh có, trước rộng hẹp, từ mặt chính không nhìn thấy đầu cuối của dòng sông làm cho người ta thấy ý "bất tận của sâu xa vô hạn". Nếu như bán sông bán địa, biểu hiện bờ ao, hồ biển phong quang thường là lấy đất làm chính. Đường bờ cũng phải khúc triết biến đổi. Sau khi xác định vị trí đường bờ thì dùng đá núi. Đá được chọn kỹ be bờ ngăn đất. Đáy của đá núi phải cưa phẳng. Đá to nhỏ, cao thấp trước sau, trên dưới phải chằng chịt biến hoá nhưng màu đá phải gần giống nhau, hoa văn phải thống nhất.
Cách gắn đá, gia công đá để gắn đã được trình bày trong phần bồn cảnh sơn thuỷ. Chỉ xin lưu ý những loại đá hút nước như sa tích thạch, hải mẫu thạch, ở mặt đất phải quét 1 lớp xi măng để phòng nước rò, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Sau khi hoàn thành be bờ có thể thử cho nước lên, nếu nước rò vào gò đất thì phải dùng xi măng để bịt lỗ rò rỉ lại.
Tiếp theo là trồng cây ở gò đất hoặc trồng đá thành núi. Nếu trồng 1 cây đơn độc, biểu hiện cảnh ao nước thì thân cây nên nghiêng về mặt nước, có ý "cảnh thưa ngang chéo nước trong nông". Nếu biểu hiện bờ biển rừng cây, đầm lầy cây rừng, khe cốc rừng cây thì cách trồng cây có thể xem tạo hình bồn cảnh rừng cây. Khi trồng cây phải cố gắng làm cho địa hình nhấp nhô, có biến hoá.
Khi đã hoàn tất việc trồng cây, phải điểm xuyết một số đá dưới cây và trên mặt nước làm cho bức phác hoạ phong phú hoàn mỹ, có cảm giác chỉnh thể. Cuối cùng ở giữa đá trồng cỏ nhỏ, trên mặt đất phủ rêu xanh và ở vị trí thích đáng đặt bãi kiện (Bãi kiện: Vật trang trí nhỏ). Lớp đất bồn cảnh khô nước mỏng, chăm sóc phải tỉ mỉ. Mùa hè phải tưới đẫm nước, giữa hè phải che nắng thích đáng. Mùa đông phải ngăn ngừa đất đông lạnh (hình 49).