Hiện tượng động cơ xe máy chạy tốc độ cao thì tắt máy, cách nhận biết và phán đoán nguyên nhân - Hùng Lê

Đăng lúc: , Cập nhật

Động cơ xe máy đang chạy với tốc độ thấp thì ổn định mà chuyển sang chạy với tốc độ cao thì phát ra tiếng xình xịch và bị ì lúc nhanh lúc chậm có nghĩa là xe của bạn đang gặp tình trạng động cơ tắt máy khi xe chạy tốc độ cao. Bài viết dưới đây của Hùng Lê sẽ giúp các bạn hiểu được thế nào là hiện tượng động cơ xe máy chạy tốc độ cao thì tắt máy và các phương pháp phán đoán nguyên nhân. Qua đó giúp bạn phát hiện sự cố và sớm khắc phục tránh để tình trạng kéo dài làm hỏng nặng động cơ.

Dấu hiệu và phương pháp phán đoán nguyên nhân khiến động cơ tắt máy khi xe máy chạy tốc độ cao

1.Hiện tượng động cơ xe máy chạy tốc độ cao thì tắt máy

Khi mà động cơ chạy với tốc độ thấp rất tốt, nhưng khi chuyển sang chạy với tốc độ cao thì bộ giảm thanh phát ra tiếng “xình xịch", trong quá trình chạy có hiện tượng lúc nhanh lúc ì. Điều này chứng tỏ khi động cơ chạy với tốc độ cao thì có hiện tượng tắt máy. Hiện tượng này đa phần là do hệ thống đánh lửa gặp sự cố gây nên.
Cần sớm tìm nguyên nhân gây nên hiện tượng để khắc phục sửa chữa, tránh để tình trạng kéo dài
Tránh để tình trạng xe đang chạy tốc độ cao thì tắt máy kéo dài làm ảnh hưởng tới động cơ của xe

2. Nguyên nhân khiến động cơ xe máy chạy tốc độ cao thì tắt máy

  • Lò xo của bộ ngắt điện quá mềm, tiếp điểm động liên kết với trục quá chặt, tấm mi ca lỏng hoặc điều chỉnh độ hở không phù hợp.
  • Bộ điện dung hoạt động không tốt hoặc dây chạm mạch tiếp xúc không tốt.
  • Cuộn dây đánh lửa hoạt động không tốt hoặc rò điện.
  • Lớp cách điện của bugi bị hỏng hoặc giá trị tỏa nhiệt thấp.
  • Thời gian đánh lửa quá muộn.

3. Phương pháp phán đoán và loại trừ

Để phán đoán và loại trừ các nguyên nhân ta thực hiện như sau:
- Tháo vỏ của máy từ điện, kiểm tra độ hở đầu tiếp xúc của bộ ngắt điện xem có bình thường không, đầu tiếp xúc có bị cháy, lệch, đinh tán có long, giá đỡ có chắc không, tiếp điểm động có liên kết quá chặt với trục không, và lò xo có mềm quá không.
+ Nếu đinh tán long hoặc vít bắt giá đỡ đầu tiếp xúc long, mà khi động cơ chạy với tốc độ cao thì có thể sẽ làm cho độ hở đầu tiếp xúc thay đổi càng nhiều, lúc lớn lúc không, làm cho bugi không đánh lửa.
+ Nếu độ hở đầu tiếp xúc quá lớn, tương đương với tầng góc đánh lửa sớm thì khi điều chỉnh vận tốc động cơ sẽ rung và có tiếng nổ.
+ Trái lại, độ hở đầu tiếp xúc quá nhỏ thì khi mở đầu tiếp xúc, do độ hở quá nhỏ nên điện trở giảm tương đối, dòng điện áp thấp khó ngắt nhưng vẫn dễ bị ngắt lửa. Độ hở của bộ ngắt điện phải điều chỉnh theo quy định.
+ Nếu lò xo quá mềm hoặc tiếp điểm động liên kết quá chặt với trục, làm cho tiếp điểm động đóng mở không thích ứng với yêu cầu vận hành tốc độ cao.
 
 
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng xe đang chạy tốc độ cao thì tắt cho nên ta cần phần đoán và loại trừ dần
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng xe chuyển sang chạy tốc độ cao thì tắt máy cho nên ta cần phần đoán và loại trừ dần
 
Dưới tác dụng quán tính, tiếp điểm động đóng mở chậm có thể gây ra hiện tượng ngắn điện, còn khi vận hành với tốc độ thấp thì đánh lửa bình thường. Kiểm tra xem lò xo điện có mềm quá không, có thể dùng cân lò xo để móc một đầu của tiếp điểm động, khi tiếp điểm động bị kéo thì số đọc trên cân lò xo phải là 350-550g. Nếu lò xo của bộ ngắt điện quá yếu thì phải thay. Nếu tiếp điểm động liên kết quá chặt với trục thì phải tháo tiếp điểm động, rồi dùng vải ráp mịn mài bóng trục, sau đó lắp vào là được.
 
-Thông qua khâu kiểm tra trên, sau khi xác định bộ ngắt điện không có sự cố thì phải kiểm tra xem bộ điện dung và cuộn dây đánh lửa có tốt không. Có thể lấy dây dẫn cao áp để thử.
+ Nếu tia lửa mạnh, khoảng cách đánh lửa dài thì chứng tỏ cuộn dây đánh lửa, bộ điện dung vẫn tốt.
+ Nếu tia lửa yếu, khoảng cách tia lửa yếu thì có thể tháo dây dẫn của bộ điện dung, để nó tách rời với trạng thái làm việc, sau đó tiến hành đánh lửa thử nghiệm.
+ Nếu lúc này tình hình đánh lửa không thay đổi thì chứng tỏ bộ điện dung đã hỏng.
+ Nếu tia lửa càng yếu thì chứng tỏ cuộn dây đánh lửa có vấn đề.

Xe mô tô phân khối nhỏ dòng JL-CJ50 khi vận hành tốc độ thấp thì động cơ chạy bình thường, nhưng khi vận hành tốc độ cao thì do tính chất cách điện của cuộn dây đánh lửa kém, nên đôi khi xảy ra hiện tượng rò điện, làm cho bugi ngắt lửa. Khi xảy ra sự cố này phải cho thêm một lớp giấy cách điện ở giữa cuộn dây cao áp với thân xe để nâng cao tính cách điện.

- Kiểm tra độ hở cực của bugi xem có phù hợp không, vật cách điện có bị hỏng không, đồng thời kiểm tra xem giá trị nhiệt của bugi có phù hợp không.
+ Nếu còn nghi ngờ thì có thể thay linh kiện mới để thử.
+ Nếu giá trị nhiệt của bugi quá thấp, khi động cơ vận hành với tốc độ cao thì sẽ gây ra hiện tượng đánh lửa nóng, tức đã ngắt đánh lửa nhưng động cơ vẫn chưa thể tắt ngay, gây ra sự đốt cháy không bình thường.
+ Khi phần thân dưới vật cách điện của bugi có màu trắng bạc, vật cách điện bị vỡ, bị cháy đen, nhưng trên cực điện không hề bám muội than, hoặc chất men trên bề mặt vật cách điện vết rộp, chứng tỏ bugi quá nóng.
+ Lúc này phải chọn bugi có giá trị nhiệt cao. Chọn đúng loại bugi, bề mặt phần thân dưới của vật cách điện phải sạch sẽ, đồng thời có màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt.

- Sau khi chắc chắn hệ thống đánh lửa đều không có sự cố thì có thể từng bước kiểm tra xem thời gian đánh lửa có phù hợp không.
+ Nếu thời gian đánh lửa quá chậm sẽ làm cho động cơ quá nóng, khiến cho bugi hoạt động không bình thường.
+ Khi kiểm tra, có thể về số 0 hoặc dựng chân chống, sau đó tăng ga bất ngờ, bộ giảm thanh liên tục nổ, chứng tỏ thời gian đánh lửa quá chậm.
+ Lúc này phải điều chỉnh góc đánh lửa sớm.
 
gọi Miễn Phí