Dấu hiệu nhận biết động cơ xe máy đang hoạt động quá nóng - Hùng Lê

Đăng lúc: , Cập nhật

Sự cố quá tải nhiệt độ ở động cơ xe máy là sự cố thường gặp đối với những người sử dụng xe máy, tình trạng này sẽ gây lên những hệ quả tiêu cực cho động cơ xe máy như giảm hiệu suất, tính năng tăng tốc kém, đồng thời nhiệt độ quá cao sẽ làm cho các linh kiện trong động cơ nhanh chóng bị mài mòn dẫn tới hỏng hóc nghiêm trọng trong động cơ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nhận biết được các dấu hiệu khi động cơ xe máy hoạt động quá nóng và cách chẩn đoán loại trừ các tác nhân gây lên, qua đó giúp bạn nhanh chóng phát hiện khắc phục sự cố giúp nâng cao tuổi thọ cho động cơ xe.

Động cơ xe máy hoạt động quá tải nhiệt độ và cách phán đoán nguyên nhân

1. Hiện tượng khi động cơ xe máy làm việc quá tải nhiệt độ.

Động cơ quá nóng tức chỉ nhiệt độ làm việc của động cơ vượt quá nhiệt độ làm việc bình thường, sau khi tắt công tắc nguồn điện, động cơ vẫn vận hành tự nhiên, dầu ở thân xi lanh và trên bề mặt đầu xi lanh bị đốt nóng và bốc khói. Khi kiểm tra bằng tay phải tránh tiếp xúc trực tiếp với đầu xi lanh và thân xi lanh, vì nhiệt độ làm việc của động cơ đôi khi có thể đạt trên 200°C, dễ làm bỏng tay, có thể để tay lên thân hộp trục khuỷu.
 
Động cơ xe máy được thiết kế có thể chịu mức nhiệt cao tuy nhiên vẫn có nhiều nguyên nhân làm cho động cơ quá nhiệt độ giới hạn cho phép
Động cơ xe máy được thiết kế có thể chịu mức nhiệt cao tuy nhiên vẫn có nhiều nguyên nhân làm cho động cơ quá nhiệt độ giới hạn cho phép
+ Nếu khi chạm ngón tay vào mà cảm thấy ấm thì chứng tỏ nhiệt độ làm việc của động cơ bình thường.
+ Nếu cảm thấy tương đối nóng, nhưng vẫn có thể để im một lúc, chứng tỏ động cơ tương đối nóng.
+ Nếu cảm thấy không thể chạm tay vào, mà khi nhúng ngón tay vào nước rồi chạm nhanh lên thân hộp trục khuỷu thì giọt nước lập tức phát ra tiếng "xèo xèo, chứng tỏ động cơ quá nóng.

Hệ quả: Động cơ quá nóng có thể làm cho động cơ đốt cháy mạnh, làm giảm công suất, tính năng tăng tốc kém, đồng thời các linh kiện khác chóng bị mài mòn gây hỏng hóc cho động cơ.

2. Nguyên nhân khiến động cơ quá nóng

  • Động cơ làm việc lâu trong trạng thái công suất lớn hoặc phụ tải quá mức.
+ Ví dụ, xe chạy lâu với tốc độ thấp hoặc chạy trên đường xấu, chạy lâu với tốc độ cao ở vùng có nhiệt độ môi trường tương đối cao hoặc chạy lâu với tốc độ cao tại chỗ, tất cả đều có thể làm cho động cơ quá nóng.
  • Tỉ lệ hỗn hợp nhiên liệu không đúng.
+Ví dụ, dầu bôi trơn động cơ xăng trong nhiên liệu ít, làm cho các linh kiện vận hành không được bôi trơn tốt, điều kiện làm việc xấu, nhiệt lượng do quá trình cọ xát sinh ra tăng, làm cho động cơ quá nóng.
+ Hoặc do dầu bôi trơn động cơ xăng trong nhiên liệu quá nhiều, nên cháy không hết khiến cho muội than tích càng nhiều, làm cho tính năng tản nhiệt kém, cũng có thể khiến cho động cơ quá nóng.
+ Nhiên liệu dùng cho động cơ xăng 2 kỳ bôi trơn không phân li phải tiến hành pha chế theo đúng tỉ lệ dầu bôi trơn động cơ xăng quy định trong sách hướng dẫn. Tỉ lệ hỗn hợp nhiên liệu quy định trong sách hướng dẫn tức chỉ tỉ lệ (hệ số) thể tích, đơn vị tính thể tích của nhiên liệu là lít (L). Như tỉ lệ hỗn hợp nhiên liệu của xe mô tô phân khối nhỏ JL-CJ50 là 25:1, tức biểu thị 25L xăng và 1L hỗn hợp dầu bôi trơn động cơ xăng.
  • Trong xăng sử dụng có chỉ số octane quá thấp, hoặc dùng xăng để quá lâu mà biến chất, làm cho động cơ đốt cháy mạnh, khiến cho nhiệt độ làm việc tăng cao, cũng có thể làm cho động cơ quá nóng.
  • Hỗn hợp nhiên liệu quá đặc hoặc quá loãng, góc đánh lửa sớm quá nhỏ hoặc quá to.
+ Nếu hỗn hợp nhiên liệu quá loãng thì tốc độ truyền lửa chậm, quá trình đốt cháy kéo dài, nhiệt độ trong xi lanh sẽ tăng cao.
+ Nếu hỗn hợp nhiên liệu quá đặc thì đốt cháy không hết, gây tích muội than, nhiệt độ làm việc của xi lanh tăng cao.
+ Nếu góc đánh lửa sớm quá nhỏ thì thời gian đốt cháy kéo dài, nhiệt độ xả khí tăng cao.
+ Nếu góc đánh lửa sớm quá to thì thời gian xi lanh và đầu xi lanh chịu nhiệt cũng có thể kéo dài, 2 trường hợp trên đều có thể làm cho động cơ quá nóng.
  • Bộ li hợp bị trượt. Biểu hiện là động cơ tuy vận hành với tốc độ cao, nhưng tốc độ xe lại không nhanh, làm cho khả năng làm nguội bằng gió tự nhiên giảm đáng kể, từ đó làm cho động cơ quá nóng.
  • Bộ giảm thanh bị tắc. Do tích muội than làm cho bộ giảm thanh bị tắc, lực cản xả khí tăng, khi động cơ làm việc, bộ giảm thanh phát ra tiếng rè, làm cho phụ tải của động cơ tăng, từ đó khiến cho động cơ quá nóng.
  • Tấm tản nhiệt trên xi lanh và đầu xi lanh bị dính bùn hoặc dầu mỡ, làm cho động cơ tản nhiệt kém mà gây quá nóng.
  • Buồng đốt tích than quá nhiều, làm cho tỷ số nén tăng, làm cho động cơ tự nhiên hoặc bất ngờ rung. Khiến cho nhiệt độ làm việc của xi lanh tăng cao, gây ra hiện tượng quá nóng.

3. Phương pháp phán đoán và loại trừ

Để phán đoán và loại trừ các nguyên nhân làm cho động cơ xe máy bị quá tải về nhiệt độ thì ta cần nắm rõ tình trạng của xe máy hoặc các dấu hiệu bất thường khi sử dụng xe như các trường hợp điển hình dưới đây:

  • Động cơ khởi động tương đối khó khăn, cần khởi động lại có hiện tượng bật nảy, khi tăng ga động cơ đốt cháy mạnh, chứng tỏ nguyên nhân khiến động cơ quá nóng là do thời gian đánh lửa quá sớm, hỗn hợp nhiên liệu quá lỏng hoặc khe hở của đầu tiếp xúc của bộ ngắt điện quá lớn.
  • Nếu lúc khởi động bộ giảm thanh phát ra tiếng nổ, mà khi tăng ga vận tốc quay của động cơ chậm, âm thanh không trong, khi chạy mã lực của động cơ không đủ, chứng tỏ nguyên nhân khiến động cơ quá nóng là do thời gian đánh lửa quá chậm, hỗn hợp nhiên liệu quá đặc hoặc khe hở đầu tiếp xúc của bộ ngắt điện nhỏ.

Sau khi kiểm tra khẳng định hệ thống đánh lửahệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ không có dấu hiệu khác thường thì có thể thay xăng mới để thử nghiệm.
  • Nếu hiện tượng quá nóng biến mất thì chứng tỏ xăng sử dụng không phù hợp yêu cầu.
  • Nếu lúc động cơ làm việc, bộ giảm thanh phát ra tiếng không vang thì phải tháo bộ giảm thanh ra để làm sạch muội than.
     
Sử dụng loại xăng không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới quả tải nhiệt ở động cơ xe máy
Sử dụng loại xăng không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới quá tải nhiệt ở động cơ xe máy
 
 
  • Để xe dừng chạy trên dốc nghiêng 50 trở lên, sau đó đổ xăng vào chạy.
- Nếu vận tốc quay của động cơ rất cao, nhưng xe không thể tiến lên thì chứng tỏ bộ li hợp bị trượt mà làm cho động cơ quá nóng.
- Nếu động cơ tắt máy hoặc xe vẫn tiến lên bình thường thì chứng tỏ bộ li hợp không bị trượt.
  • Một phương pháp phán đoán khác đó là: tắt động cơ, xe vào số 1, thả cần điều khiển li hợp, để bộ li hợp ở trạng thái tiếp nối, đẩy xe vận hành về phía trước. Lúc này, nếu có thể đẩy xe rất nhẹ nhàng thì chứng tỏ bộ li hợp bị trượt. Nếu không đẩy được xe, hoặc bánh sau trượt trên mặt đất thì chứng tỏ bộ li hợp không bị trượt.
  • Nếu là do các nguyên nhân như thời gian chạy với tốc độ cao quá lâu, chạy quá lâu ở số thấp, hay tấm tản nhiệt bị bụi bẩn che phủ mà gây ra hiện tượng động cơ quá nóng thì chỉ cần dừng xe để nguội, kiểm soát tốc độ xe, làm sạch bụi bẩn là có thể loại trừ sự cố.

Trình tự phán đoán động cơ quá nóng xem bảng 4-9.
Bảng 4-9: Trình tự phán đoán động cơ quá nóng
Trình tự phán đoán động cơ quá nóng (1)
Trình tự phán đoán động cơ quá nóng (1)
 
gọi Miễn Phí