1. Hiện tượng bộ giảm thanh xe máy phát nổ
Bộ giảm thanh phát nổ tức là tiếng nổ phát ra khi hỗn hợp nhiên liệu chưa cháy hết được đốt cháy lại trong bộ giảm thanh, đồng thời có phát ra tia lửa đỏ. Việc bộ giảm thanh phát nổ có thể làm cho nhiệt độ làm việc của động cơ quá cao dẫn tới tính năng tăng tốc của xe kém và chạy không có lực, cho nên coi hiện tượng bộ giảm thanh phát nổ là một sự cố, đương nhiên đó cũng là phản ứng của các sự cố khác. Do vậy phải kịp thời phán đoán và loại trừ, để tránh nhiệt độ làm việc của động cơ quá cao mà làm giảm tính năng truyền động.
Sự cố bộ giảm thanh phát nổ có ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ làm việc của xe máy
2. Nguyên nhân khiến bộ giảm thanh xe máy phát nổ
Trong quá trình sử dụng vận hành xe thì nguyên nhân khiến cho ống pô xe máy có hiện tượng phát nổ chủ yếu đến từ các yếu tố trong động cơ điển hình như:
(1) Hỗn hợp nhiên liệu quá đậm.
(2) Mực dầu trong buồng phao quá cao.
(3) Góc đánh lửa sớm quá nhỏ.
(4) Bugi không đánh lửa hoặc tia lửa yếu.
(5) Khi khởi động nạp dầu quá nhiều.
(6) Trong nhiên liệu có lẫn nước.
(7) Buồng đốt tích quá nhiều muội than.
3. Phương pháp phán đoán và loại trừ
Có nhiều nguyên nhân làm cho xe máy xảy ra hiện tượng bộ giảm thanh phát nổ. Sự cố này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cháy của động cơ không chỉ làm cho quá trình xe vận hành không đạt hiệu suất tối đa mà còn gây hỏng hóc cho động cơ xe. Cho nên cần phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục sự cố, dưới đây là cách phán đoán
3.1. Hỗn hợp nhiên liệu quá đặc
Hỗn hợp nhiên liệu nạp vào động cơ do quá đặc mà không thể đốt cháy hoàn toàn, dầu chưa đốt cháy phân giải ra khí cacbon rồi thải ra cùng với khí thải, khi gặp không khí mới trong bộ giảm thanh, nó lại đốt cháy nên phát ra tiếng nổ.
Cần sử dụng nhiên liệu phù hợp với động cơ xe để tránh xảy ra hiện tượng phát nổ ở bộ giảm thanh
Hiện tượng hỗn hợp nhiên liệu quá đặc làm cho bộ giảm thanh phát nổ là: khi động cơ vận hành với tốc độ thấp, âm thanh nặng mà không ổn định. Khi động cơ vận hành với tốc độ cao, dấu hiệu bộ giảm thanh phát nổ có tiến triển, thậm chí không còn. Lúc này phải phân tích nguyên nhân hỗn hợp nhiên liệu quá đặc, đồng thời phải kịp thời kiểm tra để loại trừ sự cố.
3.2 Mực dầu trong buồng phao quá cao
Mực dầu trong buồng phao quá cao không chỉ khiến cho hỗn hợp nhiên liệu quá đậm, mà còn làm cho một phần nhiên liệu chưa qua phun hóa trực tiếp len lỏi vào trong xi lanh, không thể đốt cháy hoàn toàn trong xi lanh, lại theo khí thải đi vào bộ giảm thanh, đốt cháy lại mà tạo ra hiện tượng phát nổ. Lúc này, nếu thải ra một lượng lớn giọt dầu ở lỗ xả của bộ giảm thanh, sau khi dừng máy thì dầu chảy ra từ bộ chế, chứng tỏ mực dầu trong buồng phao quá cao hoặc kim xăng của phao không khít. Lúc này phải kịp thời kiểm tra và loại trừ.
3.3 Góc đánh lửa sớm quá nhỏ
Đánh lửa quá chậm, làm cho thời gian đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu kéo dài, đốt cháy không hết, hỗn hợp nhiên liệu đốt cháy không hết lại đốt cháy lại trong bộ giảm thanh, khiến cho bộ giảm thanh phát nổ. Phải điều chỉnh cho đánh lửa đúng giờ.
3.4 Bugi không đánh lửa hoặc tia lửa yếu
Hỗn hợp nhiên liệu tạo nên một xung trình nào đó không thể đốt cháy, những hỗn hợp nhiên liệu chưa được đốt cháy này sau khi nạp vào bộ giảm thanh lại bị khí thải nhiệt độ cao của xung trình tiếp theo đốt cháy ngay trong bộ giảm thanh, làm cho bộ giảm thanh phát nổ.
Khi bugi không hoạt động lượng nhiên liệu trong động cơ không được đốt cháy lại được đưa ra ngoài ống xả gây lên hiện tượng phát nổ ở ống pô xe máy
Hiện tượng phát nổ này là: không liên tục, không theo quy luật, công suất của động cơ giảm rõ rệt, khi tăng tốc rất dễ tắt máy. Lúc này phải tháo bugi để đánh lửa thử, nếu bugi không đánh lửa hoặc tia lửa yếu thì phải làm sạch muội than hoặc thay cái mới.
3.5 Khi khởi động nạp dầu quá nhiều
Khi khởi động, đóng van gió nhiều lần khởi động không thành công, làm cho hỗn hợp nhiên liệu quá đặc, không chỉ khiến cho một lượng lớn nhiên liệu tích lại trong xi lanh, mà còn có thể thải ra một lượng lớn dầu trong bộ giảm thanh, thậm chí trong bộ giảm thanh còn có dầu chảy ra. Sau khi động cơ khởi động, nhiên liệu trong bộ giảm thanh và hỗn hợp nhiên liệu đốt cháy rất nhanh, gây ra hiện tượng phát nổ. Hiện tượng này tự biến mất khi động cơ xe vận hành bình thường.
3.6 Trong nhiên liệu có lẫn nước
Khi hỗn hợp nhiên liệu có lẫn nước làm cho hỗn hợp nhiên liệu đặc loãng không đều, khiến cho bộ giảm thanh phát nổ. Tháo bugi ra kiểm tra, nếu phát hiện giữa cực của bugi có giọt nước thì phải làm sạch bình xăng rồi thay xăng mới.
3.7 Tích quá nhiều muội than
Trong buồng đốt hoặc trong bộ giảm thanh tích quá nhiều muội than cũng có thể làm cho bộ giảm thanh phát nổ, phải kịp thời làm sạch muội than.