1. Ý nghĩa của việc bảo dưỡng xe máy
1.1 Bảo dưỡng xe máy là gì ?
1.2 Ý nghĩa của việc bảo dưỡng
- Bảo hành bảo dưỡng định kỳ là có thể làm cho xe luôn ở trong trạng thái vận hành tốt, từ đó phát huy tính năng kỹ thuật tốt nhất.
- Đồng thời, trong quá trình bảo dưỡng còn có thể phát hiện ra nhiều sự cố, để tiện cho việc giải quyết sự cố một lần. Sự cố nhỏ nếu không kịp thời loại bỏ thì có thể phát triển thành sự cố nghiêm trọng
- Giảm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa xe máy
- Tăng tuổi thọ sử dụng của xe máy
- Tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng khi vận hành sử dụng xe máy.
2. Nội dung và các hình thức bảo dưỡng
Bảo dưỡng có độ phân hóa cao giúp tăng tính chuyên môn khi bảo dưỡng xe máy
Chế độ bảo dưỡng xe máy chủ yếu được phân thành:bảo dưỡng theo thông lệ, bảo dưỡng định kỳ và bảo dưỡng theo thời điểm.
2.1 Bảo dưỡng theo thông lệ
- Kiểm tra xem bình xăng, bình chứa dầu và hộp số có còn nhiên liệu hay không, nếu cần thì phải đổ thêm.
- Kiểm tra khóa nhiên liệu, hộp số, bộ phận giảm xóc trước, sau xem có bị rò rỉ hay không.
- Kiểm tra tình trạng bắt cố định của các linh kiện cố định.
- Kiểm tra xem bộ phận hãm trước, sau có hoạt động tốt hay không.
- Kiểm tra xem hơi ở bánh xe trước, sau có đủ hay không, nếu cần thì phải bơm thêm
- Kiểm tra xem còi, đèn, tay lái, bộ li hợp có hoạt động đúng theo yêu cầu hay không.
- Kiểm tra xem chất điện giải trong bình ắc quy có phù hợp với yêu cầu hay không.
- Lau chùi bụi bẩn, dầu mỡ và bùn đất, làm sạch cho xe.
Bảo dưỡng theo thông lệ là mức bảo dưỡng có tần suất cao nhất có thể kiểm tra bằng cảm tính qua các giác quan của người sử dụng
2.2 Bảo dưỡng cấp 1
Nội dung bảo dưỡng cấp 1 của xe máy ngoài các nội dung của bảo dưỡng theo thông lệ thì còn bổ sung thêm các nội dung sau:
- Đối với xe truyền động bằng dây xích, phải tháo dây xích ra để rửa rồi tra dầu bôi trơn. Đối với xe truyền động bằng dây đai (curoa) thì phải tháo bánh đai truyền (puli curoa) rồi tiến hành lau rửa và tra mỡ bôi trơn (mỡ nhờn).
- Làm sạch bộ chế hòa khí, bộ lọc không khí và khóa nhiên liệu.
- Lau sạch bụi bẩn bám trên bugi đánh lửa, đồng thời kiểm tra và điều chỉnh khe giữa cực điện.
- Kiểm tra phần tiếp xúc của đầu nối dây cáp của cả xe có tốt hay không.
- Kiểm tra, điều chỉnh hành trình tự do của các bộ phận thao tác như bộ li hợp, ga và thiết bị hãm, đồng thời tra dầu bôi trơn trên dây thép của cáp điều khiển.
- Tra mỡ bôi trơn cho đồng hồ đo vận tốc và dây cáp của đồng hồ đo vòng quay động cơ.
- Thay dầu trong hộp số, đồng thời tiến hành bôi trơn cho các điểm cần bôi trơn.
Bảo dưỡng cấp 1 coi việc bôi trơn và lắp ráp là nội dung chính
2.3 Bảo dưỡng cấp 2
- Lau chùi muội than trên nắp xi lanh, thân xi lanh, pít tông, vòng găng pít tông và bộ giảm thanh.
- Kiểm tra tình trạng hao mòn của đĩa ma sát (đĩa li hợp) và má phanh, điều chỉnh hoặc thay thế theo phạm vi hao mòn quy định.
- Căn cứ vào tình hình cụ thể tiến hành sửa chữa điểm ngắt điện tiếp điểm (điểm tiếp xúc của bộ vít lửa), đồng thời điều chỉnh khe giữa điểm tiếp xúc và góc đánh lửa.
- Kiểm tra, điều chỉnh bơm dầu.
- Kiểm tra xem sự dao động trục và độ đảo của vành bánh trước, sau có phù hợp với yêu cầu hay không, nếu độ dao động trục quá lớn thì phải tiến hành điều chỉnh hoặc thay thế.
- Đối với động cơ 4 kỳ, phải tiến hành kiểm tra, điều chỉnh khe van (độ hở van).
- Kiểm tra mật độ của chất điện giải trong bình ắc quy. Nếu cần phải đổ thêm nước cất hoặc axit sulfuric pha loãng, đồng thời tháo bình ắc quy ra để nạp điện.
- Kiểm tra, làm sạch chổi than và ống cổ góp của máy phát điện (thiết bị phát điện một chiều) và để khởi động.
- Kiểm tra, điều chỉnh độ căng chùng của đai truyền động hoặc dây xích.
2.4 Bảo dưỡng cấp 3
Bảo dưỡng cấp 3 ngoài phải hoàn thành các nội dung của bảo dưỡng cấp 2, còn phải bổ sung thêm các nội dung sau:
- Tháo động cơ, làm sạch muội than bám trên nắp xi lanh, nắp pít tông, vòng găng pít tông và lỗ xả khí, kiểm tra độ hở giữa thành pít tông và xi lanh, giữa ổ chốt pít tông (bạc lót đầu nhỏ thanh truyền) và chốt pít tông (lắp thanh truyền), giữa bạc lót đầu to thanh truyền (ổ thanh nổi) và chốt lắp thanh truyền, kiểm tra độ dao động trục của thanh khuỷu (tay quay) trái, phải.
- Tháo bộ li hợp, kiểm tra độ dài tự do của lò xo khớp li hợp, độ mài mòn trên bề mặt của đĩa ma sát.
- Kiểm tra các bánh răng của hộp số xem có bị nứt, ăn mòn, bị long và mòn thành nấc không.
- Tháo trụ trượt, làm sạch trục trượt, tra mỡ bôi trơn, sau khi lắp lại thì điều chỉnh khe hở.
- Tháo thiết bị giảm xóc trước, sau, tra hoặc thay dầu cho thiết bị giảm xóc.
- Đối với động cơ 4 kỳ, phải kiểm tra độ kín của xúp páp, nếu độ kín không tốt thì phải mài rà xúp páp.
- Kiểm tra độ thẳng của bánh trước, sau, độ dao động trục và độ lệch tâm của bánh xe.
Xe máy sau một hành trình nhất định cần được đi bảo dưỡng cấp 3 để đảm bảo tính an toàn giảm thiểu sai số khi vận hành
Do mỗi loại xe có một kết cấu khác nhau, nên khi bảo dưỡng phải tiến hành theo quy định trong sách hướng dẫn tặng kèm khi mua xe.
2.5 Bảo dưỡng bôi trơn định kỳ các bộ phận cần bôi trơn của xe máy
Bảo dưỡng bôi trơn định kỳ các bộ phận cần bôi trơn của xe máy là bôi trơn định kỳ đối với các bộ phận cần bôi trơn của các loại xe máy
- Nắm vững bộ phận cần bôi trơn định kỳ và số điểm bôi trơn.
- Sử dụng đúng dầu, mỡ bôi trơn theo quy định, không được tùy ý dùng dầu, mỡ bôi trơn không phù hợp với yêu cầu.
- Tiến hành bôi trơn theo phương thức bôi trơn quy định, không được bôi bừa bãi.
- Tiến hành bôi trơn định kỳ theo đúng chu kỳ bôi trơn quy định, không được để quá hạn mà không bảo dưỡng.
Một số bộ phận trên động cơ hoạt động chịu ma sát cao, nhiệt độ lớn cần được bảo dưỡng bôi trơn định kỳ đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu suất làm việc của xe máy
2.6 Bảo dưỡng theo thời điểm
Do ở nhiệt độ thấp, dầu bôi trơn và chất điện giải trong bình ắc quy của xe máy cùng với sự hạ thấp của nhiệt độ khiến cho tính năng làm việc kém hơn, mà khi muốn khởi động xe máy dễ dàng ở môi trường nhiệt độ thấp thì cũng cần đến hỗn hợp nhiên liệu đậm đặc. Khi ở môi trường nhiệt độ cao thì ngược lại.
Vào mua đông nên dùng các loại dầu nhớt đa cấp độ nhớt thấp để dễ dàng khởi động xe, dùng dầu nhờn đơn cấp có độ nhớt cao vào mùa hè
- Bảo dưỡng vào thời điểm cuối thu đầu đông. Tùy theo từng khu vực mà tháo hết dầu bôi trơn của hệ thống bôi trơn, đồng thời tiến hành làm sạch rồi tra dầu bôi trơn dùng cho mùa đông. Đối với xe động cơ 4 kỳ và xe có bộ vi sai (bộ phân tốc) sau thì phải bỏ hết dầu (bôi trơn) bánh răng ở hộp số và bộ phân tốc, đồng thời làm sạch, kiểm tra tình trạng hao mòn của bánh răng và bạc lót (ổ trượt), nếu cần thì phải thay, sau đó lại tra dầu bánh răng dùng cho mùa đông. Làm sạch ổ trục (bạc đạn) bánh xe, thay bằng mỡ bôi trơn bạc lót có độ dính thấp. Điều chỉnh mật độ chất điện giải trong bình ắc quyHạ thấp vạch của van giữ mức xăng để nâng cao nồng độ của hỗn hợp nhiên liệu. Đối với xe phanh đĩa thì phải thay dầu phanh dùng cho mùa đông (cho hết dầu phanh cũ ra rồi rửa sạch bằng cồn). Đối với xe có hệ thống làm mát động cơ bằng nước thì sau khi cho hết dầu cũ ra, rửa sạch rồi đổ dầu chống đóng băng vào, khâu bảo dưỡng này vô cùng quan trọng đối với xe chạy ở những vùng có khí hậu lạnh khắc nghiệt.
- Bảo dưỡng vào thời điểm đầu hè. Đối với phụ tùng của các loại xe trên đều phải thay dầu bôi trơn, dầu bánh răng và mỡ bôi trơn có độ dính cao, loại dầu cần thay cụ thể tham khảo mục tính năng và cách chọn dầu nhớt cho xe máy trong chương đầu tiên. Tương tự đối với mật độ chất điện giải trong bình ắc quy cũng phải điều chỉnh, đồng thời nâng cao vạch của van giữ mức xăng để hạ thấp nồng độ của hỗn hợp nhiên liệu.
2.7 Bảo dưỡng toàn bộ xe
- Phụ tùng mạ sơn
- Phụ tùng mạ kim loại
- Phụ tùng giữ nguyên màu vốn có.
- Tránh để vật cứng va đập, vạch, ép lên bề mặt mạ sơn, để tránh tạo thành vết xước và lồi lõm. Nếu mặt mạ sơn hay bị va chạm hoặc bị vật cứng đè lên thì dễ bị nứt răm, lớp mạ sơn sẽ bị biến dạng, từ đó dễ bong tróc.
- Không nên để xe ở gần nơi có nguồn nhiệt cao như lò lửa, cũng không nên để lâu dưới trời nắng gắt hoặc mưa dầm. Vì sau khi phơi nắng lâu, lớp sơn quá khô mà bị nứt, đồng thời do tác dụng của tia tử ngoại làm cho lớp sơn bị phai màu và biến chất. Mưa dầm có thể làm cho lớp sơn bóng giãn nở, biến chất và bong ra.
- Phòng tránh sự ăn mòn của các loại axit, kiềm và chất bẩn dạng dầu. Cấm dùng các chất tẩy rửa như xăng, dầu hỏa và dầu mazut để làm sạch bề mặt của các phụ tùng mạ sơn.
- Nắp bình xăng phải vặn thật chặt, phòng tránh xăng trào ra ngoài. Nếu không sẽ làm cho lớp sơn trên bề mặt bình xăng bị biến chất, phai màu, thậm chí bong tróc. Do vậy khi trên bề mặt các phụ tùng mạ sơn bị dính chất bẩn dạng dầu, phải kịp thời lau thật sạch.
- Đối với bề mặt của các phụ tùng mạ bằng thép crôm, mạ kim loại phải luôn đảm bảo khô ráo, tránh để bị ăn mòn bởi dung dịch axit mạnh hoặc kiểm mạnh. Có thể dùng sáp đánh bóng lau chùi bề mặt phụ tùng bằng thép crôm mạ kim loại thường xuyên, đồng thời tiến hành đánh bóng để phòng tránh phụ tùng bằng thép crôm mạ kim loại sau khi hút ẩm sẽ bị oxy hóa.
- Đối với các phụ tùng giữ nguyên màu, như phụ tùng bằng nhựa, bằng cao su hoặc da nhân tạo, phải tránh để dung dịch có tính axit hoặc kiếm ăn mòn, tránh xì khô với nhiệt độ cao và tiếp xúc với lửa, để không bị biến chất, nứt hoặc bị chảy.
- Dung dịch rửa bên ngoài xe máy có nhiều loại. Nếu bên ngoài chỉ bẩn nhẹ thì có thể dùng vải mềm lau qua là được. Nếu thân xe bị dính bùn đất do đi trời mưa bắn vào thì có thể xả nước hoặc dùng vải mềm dấp nước lau sạch. Đối với những chỗ mà tay không thể lau tới thì có thể quấn ít vải bông hoặc vải mềm vào đầu que gỗ nhỏ để lau. Khi xả nước, không được làm ướt thiết bị điện, bộ li hợp và bộ phận phanh, để tránh vì bị ướt mà mất hiệu lực. Nếu xăng hoặc dầu bôi trơn bị rò thì có thể dùng vải bông tẩm xăng lau chùi chỗ bị dò. Nếu lau xong vẫn thấy dầu thấm ra thì phải tìm ra sự cố để kịp thời xử lý. Nếu trên bề mặt mạ sơn có dính lớp bùn tương đối dày thì có thể dùng nước để xả, để khi thấm nước bùn mềm ra rồi dùng vải mềm để lau, không được dùng các dụng cụ bằng kim loại cứng để cạo, để tránh làm hỏng lớp mạ sơn.
- Sau khi rửa xong xe, phải dùng khăn vải mềm khô để lau. Sau khi hong khô ở chỗ râm thì dùng sáp để đánh bóng. Lấy khăn vải mềm và sạch nhúng vào sáp rồi xoa đều lên bề mặt, sau đó để vài phút rồi lấy khăn mềm lau lại, đến khi sáng bóng thì thôi. Như vậy vừa có thể làm tăng độ bóng trên bề ngoài, lại có thể phòng tránh sự xâm nhập của nước và dầu mỡ, đồng thời có thể làm cho xe khó dính bẩn.
- Không được tiến hành thử đánh lửa có điện áp cao ngay trên vỏ ngoài của động cơ bám nhiều dầu, để tránh vỏ động cơ bắt lửa mà làm cháy lớp mạ sơn.
- Khi lớp sơn bị bong, phải pha chế sơn NCNA (Nitrocellulose Lacquer) với cùng gam màu để sơn phủ lên, sau khi lớp sơn đã khô thì màu sẽ hơi thay đổi. Trước khi sơn phải ráp sạch lớp sơn còn dính lại ở chỗ bị bong tróc, đồng thời quét sơn lót chống gỉ, để khô rồi dùng giấy nhám 200 ráp thật kỹ. Sau đó mới quét sơn đã pha chế. Khi quét phải cho cục bông vào trong túi vải thưa để nhúng sơn, thận trọng quét lên chỗ cần phủ. Nói chung phải sơn từ 3 lượt trở lên, mỗi lượt phải sơn thật mỏng, để khô rồi sơn tiếp nước hai. Cuối cùng dùng cách tương tự để quét sơn đánh bóng là được.
2.8 Bảo dưỡng khi không sử dụng
" Của bền tại người" Ngay cả khi không sử dụng ta cũng cần phải bảo dưỡng xe máy đúng cách để tránh trường hợp xe gặp vấn đề khi sử dụng lại
Nếu xe ngừng chạy trên 1 tuần thì trong thời gian ngừng chạy phải lau chùi xe thật sạch, cho hết xăng trong bộ chế hòa khí ra, để tránh xăng trong bộ chế hòa khí tạo ra chất keo dính khiến cho mặt cắt của các ống dẫn nhỏ hẹp lại, từ đó ảnh hưởng đến việc dẫn xăng. Đối với động cơ làm mát bằng nước còn phải xả hết nước ra.
Nếu xe ngừng chạy trên 2 tuần thì ngoài việc lau sạch sẽ toàn xe, cho hết xăng trong bộ chế hòa khí ra, còn phải cho hết cả xăng trong bình xăng, ống dẫn dầu và hộp đựng cặn.
Nếu xe ngừng chạy trên 1 tháng, còn phải tiến hành đánh sáp cho xe, để tránh bị gỉ. Ngoài ra, phải tháo bình ắc quy để vào chỗ râm mát và thông thoáng, mỗi tháng sạc điện 1 lần.
Nếu xe ngừng chạy trên nửa năm thì nội dung bảo dưỡng gồm có:
- Dùng nước sạch lau rửa xe cẩn thận, lưu ý không được làm ướt thiết bị điện, bộ phận hâm và bộ li hợp. Những chỗ có dính dầu cần dùng xăng để lau. Rửa xong phải dùng vải mềm để lau khô toàn xe, Trong quá trình lau xe nếu phát hiện thấy có vấn đề thì phải kịp thời xử lý. Cuối cùng đánh sáp bóng cho xe, đồng thời đổ thêm dầu bôi trơn ở các điểm bôi trơn của toàn xe.
- Cho hết xăng trong bình xăng và trong bộ chế hòa khí ra. Nếu do nguyên nhân nào đó mà không thể cho hết xăng ra thì phải đóng khóa nhiên liệu.
- Tháo bình ắc quy, bọc lại cẩn thận rồi cất trong nhà, đồng thời mỗi tháng nạp điện một lần. Nếu lượng mực chất điện giải trong bình ắc quy xuống thấp thì phải kịp thời bổ sung.
- Tháo bớt hơi để giảm sức nén cho lốp xe, nhưng không được để phơi nắng, nên duy trì tầm 147kPa là tốt nhất. Nếu để xe ngừng chạy lâu trong mùa đông thì phải tránh để lốp xe tiếp đất, đồng thời dùng kích (con đội) hoặc ván gỗ nâng bánh trước, sau lên, hoặc thường xuyên chuyển động bánh xe để thay đổi vị trí tiếp đất. Dùng vải bọc bên ngoài lốp xe, để hạn chế tiếp xúc với không khí.
- Nếu để xe bên ngoài nhà thì phải dùng vải cũ bọc lại, bên ngoài dùng vải bạt phủ lên. Trời nắng thì mở ra để hơi ẩm bốc hơi. Nếu là nền đất thì phải trải tấm bê tông lắp ghép (tấm panel đúc sẵn) để tránh bị hơi ẩm xâm nhập. Nếu xe để trong nhà thì chỉ cần trùm vải lên là được.
- Dùng vải bọc kín bộ lọc không khí và bộ giảm thanh.
- Nếu điều kiện cho phép thì tốt nhất khoảng 10 ngày khởi động máy 1 lần, để vật liệu cực ma sát không bị gỉ mà gây hỏng hóc.
2.9 Trạng thái kỹ thuật cần đạt được sau khi tiến hành bảo dưỡng xe máy
- Bề ngoài động cơ sạch sẽ, không rò hơi, không rỉ dầu, không có tiếng động khác thường. Tính truyền động và tính kinh tế tốt.
- Độ hở của các thiết bị điều khiển bình thường, thao tác linh hoạt, không có hiện tượng tắc, kẹt.
- Bộ hãm trước, sau điều khiển nhẹ, khoảng cách giữa bộ hãm trước và sau phù hợp với quy định. Khi thả phanh, má phanh tự động trở về vị trí cũ.
- Thiết bị giảm xóc trước, sau hoạt động ổn định, an toàn, tính năng tốt, không rỉ dầu, không bị lệch, hơi trong lốp bình thường, các thiết bị điện lắp ráp đầy đủ, tính năng tốt.
- Đèn, còi và hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tính năng tốt.
- Các phụ tùng cần ráp chặt trên toàn xe đều chắc chắn, không có hiện tượng lỏng lẻo.
- Các linh kiện không hỏng hóc, không bị gỉ, được lắp ráp chắc chắn, không có hiện tượng lỏng lẻo, vỏ xe sạch sẽ, các phụ tùng đi kèm đầy đủ.
3. Bảo dưỡng chạy rà (chạy rốt-đa) xe máy
3.1 Chạy rốt đa là gì ?
Chạy rốt đa là quá trình luyện tập cho động cơ xe, hộp số, hệ truyền động giúp các chi tiết trong hệ thống bào mòn đều và có độ ăn khớp nhất định giúp động cơ vận hành trơn tru hơn trong tương lai.Ngày nay các loại xe máy hiện đại không còn cần chạy rốt đa một thời gian dài như trước mà chỉ cần trong vài giờ đầu cho lần vận hành đầu tiên
3.2 Nội dung bảo dưỡng chạy rà ( rốt đa ) cơ bản
- Trong thời gian chạy rốt-đa, phải chạy đúng số và tốc độ quy định của hành trình, phải sử dụng nhiên liệu và dầu bôi trơn phù hợp với yêu cầu. Đối với xe dùng nhớt hỗn hợp, phải pha chế nhớt hỗn hợp theo đúng yêu cầu trong sách hướng dẫn. Phải cho xe chạy ở nơi có mặt đường phẳng và ít bụi, cố gắng tránh leo dốc với tốc độ thấp và tăng tốc gấp. Khi chạy, phải thường xuyên thay đổi tốc độ của động cơ, để các phụ tùng đều có thể chịu tác dụng của phụ tải xoay chiều (đổi đầu), có lợi cho việc chạy rà của các linh kiện. Sang số phải kịp thời, nhẹ nhàng, không được ga bừa hoặc phanh gấp xe.
- Trong trường hợp động cơ bị lạnh, sau khi khởi động phải gia nhiệt đầy đủ, để dầu bôi trơn có thể truyền tới các phụ tùng chính, phòng tránh hiện tượng ma sát khô, lúc này mới có thể chạy. Khi bắt đầu chạy, trước tiên chạy với tốc độ thấp một quãng đường ngắn (1-2km), sau đó mới chuyển sang chạy bình thường. Trong mùa có nhiệt độ cao, xe cứ chạy từ 15-20km lại dừng xe nghỉ chừng 10 giây, để tránh làm cho động cơ quá nóng, từ đó dầu bôi trơn bị loãng, độ dính giảm, giữa các linh kiện vận hành hình thành hiện tượng ma sát khô, làm cho pít tông bị xước hoặc vòng bi bị hỏng.
- Nếu trên bộ chế hòa khí có ống hạn chế tốc độ thì tuy có ảnh hưởng đến tính năng tăng tốc của xe, nhưng nghiêm cấm tháo gỡ trong lúc chạy rất-đa. Nếu không lắp thiết bị hạn chế tốc độ thì không được ga lên mức tối đa.
- Các điểm bôi trơn phải thường xuyên duy trì trạng thái bôi trơn tốt.
- Ốc vít của xe mới dễ bị long, phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của ốc vít, nếu thấy long phải kịp thời vặn chặt. Nếu khi đang chạy phát hiện thấy xe có hiện tượng xì hơi, chảy dầu và các sự cố khác, phải kịp thời kiểm tra và khắc phục.
- Sau khi chạy rốt-đa xe đủ hành trình quy định trong sách hướng dẫn, phải làm sạch thiết bị lọc không khí. Thay dầu bôi trơn của bình xăng và hộp số, tiến hành bôi trơn các điểm bôi trơn theo quy định. Làm sạch muội than trên bugi đánh lửa, kiểm tra tình trạng bắt nối của tất cả các dây điều khiển trên xe, nếu cần phải điều chỉnh. Kiểm tra, điều chỉnh thiết bị hãm phanh. Kiểm tra và vặn chặt tất cả các đinh ốc và mũ ốc vít của các linh kiện bên ngoài. Kiểm tra độ căng chùng của đai truyền động hoặc dây xích. Kiểm tra hơi của bánh xe, nếu cần phải kịp thời bơm thêm.
- Sau khi xe chạy rốt-đa xong, phải làm sạch bộ lọc không khí, bình xăng, khóa, màng lọc, bộ chế hòa khí và ống dẫn dầu, đồng thời dùng khí nén thổi cho các đường ống để đảm bảo độ thông suốt. Kiểm tra, thay dầu bôi trơn của hộp trục khuỷu và bộ chế hòa khí. Làm sạch muội than bám trên bugi, đồng thời điều chỉnh độ hở cực điện. Làm sạch muội than trên nắp xi lanh, pít tông, vòng găng pít tông và khía vòng. Kiểm tra, điều chỉnh độ hở điểm tiếp xúc của thiết bị ngắt điện. Kiểm tra, điều chỉnh tất cả các dây cáp điều khiển của toàn xe. Kiểm tra đĩa ma sát li hợp và má phanh, nếu cần thì phải thay. Kiểm tra đèn, còi xem có hoạt động bình thường không, nếu cần phải điều chỉnh. Kiểm tra, điều chỉnh độ căng chùng của bộ giảm xóc. Kiểm tra, vặn chặt tất cả đinh ốc lộ ra ngoài. Đối với các điểm bôi trơn trên toàn xe, phải tiến hành tra thêm nhớt. Đối với động cơ 4 kỳ còn phải kiểm tra xúp páp nạp xúp páp xả và khe hở xúp páp