1. Ẩm Độ
Sớm muộn gì các nhà vườn trồng phong lan cũng bi vấn đề ẩm độ không khí làm bận tâm. Người ta cố gắng tạo một ẩm độ thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển các giống lan hiện có. Thông thường ẩm độ tương đối tối thiểu 70% thích hợp cho sự tăng trướng của nhiều loài. Tuy nhiên ẩm độ lý tưởng vẫn là ẩm độ của vùng bản xứ mà loại lan đó được tìm thấy.Ẩm độ tương đối của không khí là tỷ số giữa sức trương hơi nước thật sự và sức trương hơi nước bão hòa ở nhiệt độ đó. Ấm độ tương đối được tính bằng phần trăm (%).
H = 100 * e/e_{w}
e : sức trương hơi nước thật sự
e_{w} : sức trương hơi nước bão hòa,
Ẩm độ tương đối dùng để đo sự cách biệt giữa trang thái hơi nước của không khí và trạng thái bão hòa. Sự cách biệt này do ta cảm giác khô ráo hay ẩm ướt. Nếu không khí hoàn toàn khô ráo thì e = 0 tức H = 0% ở trạng thái bão hòa tức là khi hơi nước biến thành nước ẩm độ bằng 100% đây là ẩm độ trong mây và sương mù.
Các nhà vườn đã cố gắng dùng các biện pháp khác nhau để kiểm soát điều kiện ẩm độ tại các vườn lan của họ, nhằm mục đích tạo ẩm độ ổn định cho sự phát triển của cây lan cũng như ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh và điều khiển sự ra hoa.
Âm độ tương đối thay đổi tùy theo mùa trong năm và tùy theo giờ trong ngày, mùa mưa cao hơn mùa nắng, ngày có mưa cao hơn ngày quang dâng, sáng sớm cao hơn giữa trưa. Ngoài ra nếu vườn lan được đặt tại vùng chung quanh có nhiều cây cối và sông rạch, ẩm độ sẽ cao hơn và điều hòa hơn vùng trống trải. Tương tự, vùng gần biển ẩm độ sẽ ổn định và cao hơn vùng lục địa.
Ở Việt Nam, ẩm độ tương đối trung bình hàng năm thay đổi từ 80-90%. Ẩm độ tối đa trong ngày vào lúc sáng sớm, tối thiểu vào lúc 12 giờ trưa. Ở thành phố Hồ Chí Minh, ẩm độ thấp nhất vào tháng 2 và tháng 3 (74%) và cao nhất vào tháng 9 (87%). Còn miền Bắc ẩm độ cao vào tháng 2 và tháng 3 vì đây là những tháng mát mẻ và có mưa phùn dai dẳng. Đây là miền có ẩm độ cao nhất nước vì có mùa khô ngắn, từ tháng 12 đến tháng 1. Miền Trung là vùng có ẩm độ thấp vì mùa mưa ngắn, từ tháng 9 đến tháng 12 và do hiệu ứng rất mạnh của dây Trường Sơn trên luồng gió Phơn trong mùa hè. Vùng Phan Rang là nơi có ẩm độ thấp nhất nước, 79- 80% vì đây là vùng ít mưa.
Tuy nhiên, lượng nước tưới hằng ngày mới chính là điều kiện quyết định ẩm độ cục bộ trong chậu và ẩm độ trong vườn, nó góp phần hình thành một tiểu khí hậu cá biệt. Ngoài ra sự thông gió, nhiệt độ, độ chiếu sáng là “chìa khóa” giảm ẩm độ khi cần thiết.
Ẩm độ tương đối được đo bằng một dụng cụ gọi là ẩm kế. Ẩm kế gồm hai nhiệt độ thủy ngân t và t'. Nhiệt kế gọi là nhiệt kế khô dùng để đo nhiệt độ không khí, nhiệt kế t' gọi là nhiệt kế ướt có bầu thủy ngân đặt trong một bao vải ướt và dùng để đo nhiệt độ của mặt bốc hơi của bao vải ướt nói trên. Sự chênh lệch giữa 2 nhiệt độ khô và ướt (t' < t) giúp ta tính được ẩm độ tương đối của không khí. Có nhiều loại ẩm kế tự ghi giúp ta biết được ẩm độ tương đối của không khí trong suốt tuần lễ.
Một phương pháp đơn giản nhất được sử dụng để ước định ẩm độ trong vườn là dùng thực vật chỉ thị. Sự xuất hiện của các loài rau Má lá nhỏ (Hydrocotyle rotundifolia), Càng Cua (Peperomia pellucida), Mẹ Đất (Oxalis corniculata), rau Sam lá nhỏ (Portulaca quadrifida) rau thềm nhà (Pilea microphylla)... trên mặt đất và các loài rêu xanh trên thành chậu và giá thể, minh chứng không khí có ẩm độ tương đối khá cao.
Cũng có thể dùng tay sờ vào thành chậu để đoán ẩm độ : Nếu tay cảm thấy ẩm là chậu đã thừa nước, bề mặt chậu khô và mát là vừa; nếu khô và hơi ấm là thiếu. Phải lưu ý, cây lan luôn luôn bị chết rất nhanh vì thừa hơn là thiếu nước. Đây cũng là một “sự cố” mà các người mới chơi lan thường hay mắc phải. Thừa nước quá cây sẽ bị thối và chết trong vài ngày; thiếu nước cây còi cọc, sức tăng trưởng chậm do sự giảm quang hợp và tăng hô hấp nhưng sống lây lất rất lâu. Dĩ nhiên, một ẩm độ vừa phải, thích hợp cho từng loài là tốt hơn cả cho sự sinh trưởng và phát triển.
Căn cứ vào loại hình rừng và địa điểm của loại lan được lấy trong loại hình rừng ấy có thể giúp ta dự liệu điều kiện ẩm độ tối hảo của lan. Ví dụ : loài Hạc Đỉnh chỉ mọc ở đầm lầy cho nên khi trồng không bao giờ ta sợ cây lan chết vì ẩm độ quá cao hay vì úng, và ngược lại, loài Nhất điểm hồng, Đuôi cáo chỉ mọc ở các loại rừng khô, nên không bao giờ sợ chúng chết khi trồng ở ẩm độ quá thấp. Các cây của giống Coelogyne, Bulbophyllum, Paphiopedilum thường mọc ở ven suối nên khi trồng ta nên tạo cho nó một ẩm độ cao hơn các loài khác.
Ta cần phân biệt ba loại ẩm độ : ẩm độ của vùng, ẩm độ của vườn và ẩm độ cục bộ trong chậu.
Ẩm độ của vùng là ẩm độ của một vùng có diện tích nhỏ mà ở đấy ẩm độ gần đồng nhất nhau (Ví dụ : Vùng Duy Tân, vùng Thủ Đức, vùng Thủ Thiêm...), định nghĩa này chỉ có ý nghia tương đối. Ẩm độ của vùng là ẩm độ tạo ra do thiên nhiên.
Ẩm độ của vườn là ẩm độ đo được trong vườn lan.
Ẩm độ cục bộ trong chậu là ẩm độ trung bình của các chậu lan có trong vườn, ẩm độ này đo được trong các giá thể.
Ẩm độ của vùng ≤ ẩm độ của vườn ≤ ẩm độ cục bộ trong chậu.
- Nếu ẩm độ của vùng cao thì ẩm độ của vườn và ẩm độ cục bộ trong chậu cao, do đó ta không cần tưới nước hoặc cấu tạo một giá thể giữ ẩm.
- Nếu ẩm độ của vùng thấp, ta tăng lượng nước tưới và giá thể được cấu tạo gồm những chất hút ẩm.
Cần lưu ý là, ẩm độ trong vườn cao thì tốt hơn là ẩm độ cục bộ trong chậu cao. Nên nhớ lan ít bị chết do ẩm độ trong vườn cao, mà thường bị chết do ẩm độ cục bộ trong chậu cao nhất là ẩm độ cục bộ này tạo bởi các giá thể hoàn toàn giữ ẩm hiện diện trong chậu. Âm độ cục bộ chỉ được tăng lên trong trường hợp không có cách nào khác, do ẩm độ trong vườn quá thấp không đủ cung cấp cho sựphát triển của cây khi sự thông gió quá độ. Tưới nước vào chậu, sẽ làm tăng ẩm độ cục bộ, phải lưu ý vấn đề này nhất là mùa mưa, vào những ngày mưa dầm.
2. TƯỚI NƯỚC
Tưới nước nhiều hay ít tùy thuộc vào ẩm độ, sự thông gió, giá thể, loài lan, mùa tăng trưởng, nhiệt độ, sự che sáng nơi trồng. Mỗi nhà vườn đều có cách tưới khác nhau, tùy theo qui mô vườn lan, lớn hay nhỏ.Nếu bạn là người mới chơi lan, số lượng chậu không đáng kể thì phương pháp nhúng là hoàn hảo. Chậu được nhúng hẳn vào trong nước, vì thế chậu và giá thể ướt đều. Ta không ngạc nhiên khi thấy chậu lan được nhúng vào một hồ có nuôi cá, các "chú cá" nuôi là thiên địch lợi hại của các loài côn trùng cắn phá rẻ như dán cánh, con tiêu. Tuy nhiên phương pháp nhúng lại rất dễ lây bệnh từ cây này sang cây khác. Đây là khuyết điểm cần lưu ý.
Nhà vườn có thể dùng nhiều cách khác nhau để tưới lan. Nếu tưới trực tiếp bằng vòi nước cần chú ý: tưới quá mạnh có thể làm gãy hoặc thối đọt non. Một biện pháp tốt là tưới bằng béc phun tự động cho các vườn lớn kinh doanh trên qui mô công nghiệp. Béc phun được sử dụng rộng rãi vì nó tạo được các tia nước cực nhỏ và nhẹ nhàng. Do đó, dù dòng nước có cường độ mạnh thế nào đi nữa, cũng không gây va chạm mạnh cho lá. Vài hãng thương mại của nước ngoài, tạo được béc phun rất tốt (FOGGIT WATERFOG) nước được phun từ béc cứ như là mưa phùn của Hà Nội. Béc phun có thể nối tiếp nhau qua ống dẫn nước thành một hàng, do đó tùy bán kính hoạt động của béc phun và áp lực của nước, mà ta bố trí số lượng hàng sao cho khi hệ thống hoạt động không một chậu lan nào không được tưới.
Nước mưa, nước suối, nước giếng rất tốt cho sự phát triển của lan. Độ pH của nước phù hợp cho sự tăng trưởng của đa số lan phải hơi axit pH = 5 - 6 Nếu độ pH của nước là trung hòa (pH=7) hay kiềm (pH>7) thì không nên dùng mà phải giảm pH của nước bằng axit Photphoric. Độ pH của nó được đo dễ dàng bằng giấy thử pH hoặc pH kế. Le Coufle (1981) cho rằng pH của giá thể thay đổi tùy giống cụ thể với giống Phalaenopsis pH=5,2 và Paphiopedilum pH = 6, 5 - 7 vì thế pH gần trung hòa của nước chỉ sử dụng cho các loài lan Hài và đa số các loài lan Đất. Đừng lầm lẫn cho rằng nước máy hợp vệ sinh vì được khử trùng. Thật ra, nước máy đã khử trùng có ion clo rất độc, nó đe dọa sự sống của lan, vì vậy nước máy phải được đưa vào bể chứa tối thiểu một ngày để cho bốc hơi mới sử dụng được. Nước giếng có phèn pH< 4 có thể giết cây hoặc làm cây bị còi cọc. Nếu vườn lan ở gần sông rạch cũng có thể dùng nước này để trồng lan. Tuy nhiên phải lưu ý một số tỉnh ven biển như Tiền Giang, Bến Tre Cửu Long, Đồng Nai... vài vùng của các tỉnh này sông có nước lợ trong mùa nắng. Bất cứ một nồng độ NaCl nào trong nước dù nhỏ cũng gây chết cho lan rất nhanh chóng vì thế trong mùa này, các cây lan tại vùng có nước lợ phải được tưới bằng nước giếng cho độ pH thích hợp hoặc nước mưa dự trữ.
Ẩm độ và giá thể là 2 yếu tố quyết định cho số lần tưới trong ngày. Một câu hỏi thường được đề cập đến đối với các người mới chơi lan là, nên tưới cây vào mùa nào ? Tưới bao nhiêu lần một ngày ? Và thời gian của mỗi lần tưới là bao nhiêu ?
Mỗi loài lan có một nhu cầu tưới nước khác nhau. Số lần tưới của từng loài sẽ được chỉ dẫn chi tiết ở Chương 7. Dĩ nhiên kinh nghiệm của bạn sẽ giải quyết sự thắc mắc nêu trên một cách dễ dàng. Câu trả lời sau đây có vẻ hơi nghịch lý đối với người mới chơi lan, nhưng lại là một sự thật. Cây lan phải được tưới vào mùa mưa hơn là mùa nắng vì đây là mùa sinh trưởng của lan, trừ những ngày mưa nhiều ta phải tưới đều đặn trong những ngày nắng ráo. Cũng không nên có một tiêu chuẩn bình quân về lượng nước tưới hàng ngày đối với lan; ngày nắng xen kẽ giữa 2 ngày mưa, tưới nước ít hơn những ngày nắng của các tiểu hạn. Đối với từng cây, lượng nước cung cấp cho chúng cũng khác nhau. Mỗi biểu hiện của sự thiếu nước là cây với các giả hành nhăn nheo đối với loài đa thân, hoặc chùn lá đối với loài đơn thân. Ở thành phố Hồ Chí Minh, tùy điều kiện nơi trồng ta có những lần tưới khác nhau: ở sân thượng vào mùa mưa nên tưới 2 lần/ngày, ở đất 1 lần/ngày từ tháng 5 đến tháng 11, dương lịch. Từ tháng 11 đến tháng 4 đây là thời kỳ bước vào mùa nắng, ẩm độ không khí thấp, ta tăng số lần tưới lên để duy trì sự sinh trưởng 3 lần/ngày ở trên cao và 2 lần/ngày ở dưới đất. Sau đó từ tháng 2 đến tháng 5 là mùa nghỉ của lan, nên giảm số lần tưới xuống chỉ 1 lần/ngày. Vào thời kỳ này, cây với các giả hành nhăn nheo do thiếu nước, một vài loài lá sẽ rụng trơ trụi. Bạn đừng lo lắng, cây sẽ rất mạnh và ra hoa rất nhiều trong mùa mưa đến. Nếu có điều kiện, có thể tưới sân thượng hoặc nền đất nhiều lần trong ngày, cách tưới này rất có hiệu quả cho sự phát triển của lan.
Còn đối với thời gian mỗi lần tưới thì thế nào ? Vấn đề này tùy thuộc điều kiện nơi trồng và kinh nghiệm riêng của từng người. Tuy nhiên, một hệ thống béc phun với thời gian tưới là 30 phút/lần có thể áp dụng cho nhiều loài. Thời gian giữa 2 lần tưới cũng được xác định, nếu giữa 2 lần tưới bề mặt chậu khô ráo và nhiệt độ ẩm giúp cây mọc rễ rất tốt. Nếu lúc nào chậu cũng ẩm, cây sẽ khó ra rễ và phát triển yếu ớt. Lưu ý, sáng sớm và chiều tối ẩm độ tương đối cao và giữa trưa thấp, vì vậy để tạo một sự ổn định về ẩm độ trong ngày; nếu tưới 2 lần trong ngày thì tưới một lần vào 9 giờ sáng, một lần vào 3 giờ chiều; nếu tưới 1 lần thì tưới vào lúc 10 giờ sáng là tốt nhất.
3. NHIỆT ĐỘ
Nếu như ẩm độ quyết định sự xuất hiện của các loài lan, thì nhiệt độ quyết định sự phân bố các loài lan ấy trên thế giới.3.1 Căn cứ vào điều kiện địa lý
Người ta chia lan làm 3 nhóm khác nhau theo điều kiện nhiệt độ : lan vùng lạnh, lan vùng nóng, lan vùng trung gian.- Lan vùng lạnh : Phân bố từ vĩ tuyến 28-40°.
Các loại lan vùng này không cần nuôi dưỡng trong nhà kính.
- Lan vùng nóng : Phân bố từ vĩ tuyến 12-15°, nhiệt độ trung bình 24-25°, biến động từ 18-40°.
- Lan vùng trung gian : Phân bố từ vĩ tuyến 15-28°, vùng này có nhiệt độ 9°C vào tháng giêng và 32°C vào tháng 7.
3.2 Căn cứ vào cao độ
Ngoài ra, nếu vùng tuy gần xích đạo (như Đà Lạt chẳng hạn) nhưng ở một độ cao đáng kể thì lan cũng được phân loại như trên nhưng dựa theo cao độ :Từ mặt biển đến 1.000m vùng nóng.
Từ 1.000m đến 2.000m vùng trung gian.
Từ 2.000m đến 2.400m vùng lạnh.
3.3 Căn cứ vào nhiệt độ nuôi dưỡng
Căn cứ nhiệt độ nuôi dưỡng Charles Marden Fitch (1981) chia lan làm 3 loại:- Ấm: 18,5-21,5°C.
- Trung bình: 12,5-18,5°C.
- Lạnh: 7,5-12,5°С.
Ẩm độ và nhiệt độ có liên hệ mật thiết với nhau, sự khảo sát biên độ nhiệt biến giúp ta có cơ sở chọn địa điểm trong các loài lan cho thích hợp.
Thường nhiệt độ cực tiểu sau khi mặt trời mọc từ 15 - 30 phút và tăng lên một cực địa sau giữa trưa vài giờ. Sự biến động giữa nhiệt độ tối đa và nhiệt độ tối thiểu được gọi là biên độ nhiệt biến. Biên độ nhiệt biển trung bình hàng ngày là trung bình của biên độ nhiệt biến của nhiều ngày trong năm, còn gọi là nhiệt kỳ tính. Giữa 2 nơi có nhiệt độ trung bình như nhau, nơi nào có biên độ nhiệt biến càng lớn thì nơi ấy trồng lan lý tưởng hơn vì : cây sẽ tăng trưởng nhanh do nhiệt độ ban đêm thấp làm giảm hô hấp và nhiệt độ cao ban ngày (cho đến 30°C) làm tăng quang hợp thật sự.
Có 3 chỉ tiêu khác nhau về nhiệt độ được dùng để biểu thị sự tăng trưởng của lan: nhiệt độ cực tiểu là nhiệt độ mà dưới mức độ cây chỉ sống ở trạng thái tiềm sinh, do cây không quang hợp và cung cấp đầy đủ dưỡng chất, nên cây sẽ chết dần. Nhiệt độ tối hảo là nhiệt độ có thể dung hòa các tiến trình hô hấp, thủy xuất và quang hợp để cho cây tăng trưởng tối đa. Nhiệt độ cực đại là nhiệt độ mà cây không tăng trưởng được nữa vì quang hợp giảm và cây ngừng hô hấp hoặc khô héo vì thủy xuất quá nhanh.
Ví dụ: ở lan Hồ Điệp (Phalaenopsis amabilis) có :
Nhiệt độ cực tiểu là 22°C vào ban ngày và 18°C vào ban đêm.
Nhiệt độ tối hảo là 27°C.
Nhiệt độ cực đại là 35°C vào ban ngày và 25°C vào ban đêm.
Ở Cattleya :
Nhiệt độ cực tiểu 16°C vào ban ngày và 13°C vào ban đêm mùa lạnh.
Nhiệt độ cực tiểu 21°C vào ban ngày và 18°C vào ban đêm mùa nóng.
3.4 Căn cứ vào điều kiện thực tế
Alex D.Hawkes, đã phân biệt một số loại lan theo nhiệt độ.NHÓM LAN ĐA THÂN
(*) Cây nội thất, C : lạnh, I : trung gian, H : nóng.* Aspasia epidendroides (I): * A. Principissa (1) Bifrenaria Harrisoniae (I, H)
* Bletia purpurea (I) : * B Shepherdii (I, H) .
* Bletilla striata và fma,alba (C, I)
* Brassavola cucullata (T, H)
* B.nodosa (I, H)
* Brassia caudata (I, H)
* B. Gireoudiana (I, H)
* B.verrucosa (I, H)
* Brassocaltleya X Heatonensis (I):
* BC.x Mrs.J.H Leeman (I) : * BC X Mme.C.Maron (I).
Bulbophyllum barbigerum (H) ;* B Careyспит (I, H) .
*B.Lobbii (I, H) B.Medusae (I,H); * B.Pechei (I).
* Calanthe x Baron Schroeder (C, I)
C.Hennisii (I) C. Veratrifotir (I, H)
*C.vestita (C, I, H)
Catasetum fimbriatum (I, H) ;^ * C Oerstedii (I, H)
*C.Russellianum (I, H) ; * C.viridiflavum (I, H) отла
* Cattleya Bowringian (I, H) * C.x Ella Mae Sutton (I);
* C.x Enid (I); * C.x Fabia (I); C.x Hardyana (I,H)
* C.x Harold (I); * C.labiata (,H) và vars;
* Gaskelliana (I), Lueddemanniana (I); * Mossiae (I);
* Percivaliana (I); * Trianaei (I)
Warneri (I,H) và Warscewiczii (I,H); C.guttata (I,H);
*C.intermedia (I,H); * C.x Octave Doin (I);
*C.x Peetersii (I); * C.x Priseilla và var, * alba (I). Chysis bractescens (I,H).
Coelogyne corymbosa (C,I); * C.cristata (C,I);
*C.Huettneriana (C, I, H) C.pandurata (H),
* Cyenoches ventricosum (I) và var.
* Warscewiczii (I, H) Cymbidium eburneum (C, I)
* C Finlaysonnianum (I,H): * C. Lowianum (I);olli
* C.x Pauwelsil (C,I; * C. x Swallow (CI);
C. Tracyanum (C, I) . Cyrtopodium Andersoni (I, H)
C. Punctatum (I, H)
*Dendrobium aggregatum (C, I) ;
* D.x Ainsworthii (C,I); * Danosmum (I,H);
D.bigibbum và var
* Phalaenopsis (I,H) và các loài lai (I,H);
D.fimbriatum và var. oculatum (I,H);
D.Moschatum (I, H)
*D.nobile và các loài lai của nó (C, I)
*D. Pierardii (I, H) .
* Dendrochilum glumaceum (I,H); * D. Filiforme (I,H).
*Diacrium bicornulum (I,H); * D. Bilamellatum (I,H). Epicattleya x Nebo (I, H) ; EC.x Orpeti (I,H).іла х.
*Epidendrum atropurpureum (I,H); * E.cilirare (I, H)
* E. Cochleatum (I,H); * E. fragrans (I,H); E. ibaguense (1,H); E. nemorale (C,I);
* E.x O'Brienianum (I,H); * E. Radiatum (I,H);
* E. Stamfordiunum (I,H); * E. tampense (I,H).
Eria hyacinthoides (I,H); * E. Javanica (I, H) .
Gomesa planifolia (I, H)
* Laelia albida (C, I) ; * L anceps (C,I); L. crispa (I,H);
L. Pamila (I,H); * L. purpurata (I,H);
* L. rubescens (C,I); * L. Speciosa (C,I).
* Laeliocattleya x Aphrodite (I); * L.C. x Britannia (I,H)
*L.C. x Callistoglossa (I); L.C. x Canhamiana và var.
* alba (I); * L.C. x Marie Webb (I);
*L.C. x Princess Margaret (1).
Leptotes bicolor (I,H) * Lockhartia acuta I,H);
* L. Oerstedii (I,H). Lycaste aromatica (C,I);
* L. Brevispatha (I,H). L. cruenta (C,I)
* L. virginalis (C.I).
Masdevallia Chimaera (C); * M. Erythrochaere (C,I).
* M. Tovarensis (C.I).
* Maxillaria crassifolia (I,H); * M. Luteo-alba (I, H)
* M. Tenuifolia (C, I, H) ;^ * M. Variabilis (I,H).
* Milltonia flavescens (I, H) ; * M. Roezlii (I, H)
*M. Spectabilis và var. * Moreliana (I,H).
*Mormodes igneum (I,H). Neobenthamia gracilis (I,H). Odontoglossum crispum (C) ; * O. Grande (C, I) ;
* O. Penduium (C, I) ;^ * O Schlieperianum (I, H)
* Oncidium flexaosum (I, H) ;^ * O Lanceanum (I, H) ,
* O.Longifolium (I, H) ; * O.Naricosum var. Rogersii (I,H)
*O. Wentworthianum (I, H)
* Paphiopedium callosum (I, H) ; * P. Insigne và var.
* Sanderae (C); * P.x Harrisianum (I,H);
P,x Leeanum (C, I, H) ; * P. X Maudiae (I, H)
* Peristeria elata (I,H).
* Phaius Tankervilliae (C,I,H).
* Pholidota imbricata (I,H)
Phragmipedium caudatum (L, H) ; * P.x grane (L, H)
* P. X Sedenii (I, H) (1) 6097
* Pleurothallis gelida (I); * Grobyi (I, H) ;
* P.Rubens (I, H) ; * P.Ophiocephata (I,H),
* Polystachya luteola (I, H)
Rhyncholaelia Digbyana (I, H) ; * R. Glauca (I, H)
* Rodriguezia secunda (I, H) ; * R. Venusta (I, H) Schomburgkia (Laelia) tibicinis (H);* S.Undulata (I,H). Sophronitis cernua (C, I); S Coccinea (C, I)
* Spathoglottis plicata (I, H) ; * S. Hybrids (I, H)
* Stanhopea graveolens (I, H) ; * S. Wardii (I, H)
* Stenoglottis longifolia (C, I) Trichopilia suavis (C, I) ;^ * T Tortilis (I, H)
* Zygopetalum intermedium (C, I) 24.0)
NHÓM LAN ĐƠN THÂN.
* Aerides odoratum (I, H)* Angraecum disticham (I, H) ; A. Eburneum (I, H) ;
* Eichlerlanum (I, H) A. Sesquipedale (I, H)
* Phalaenopsis amablis (I, H) ; Lueddemanniana (I, H) ;
* P. P. Schilleriana (I, H) ; * P. Lai (I, H)
Renanthera coccinea (I, H) ; R. imschootiana (I, H) ;
R. Monachica (I, H) .
Vanda coerulea (C, I) * V. Lamellata và varie
* Boxallii (I, H) ; V. X Miss Joaquim (H(;المنيةلصع
* V. Tricolor và var. * suavis ; *
Vanda lai (I, H) .
Vandopsis lissochiloides (H).
4. ÁNH SÁNG
Ánh sáng là điều kiện rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thông qua quá trình quang hợp và hô hấp. Đây cũng là yếu tố quyết định nhất cho sự trổ hoa của Lan. Ven Tuy nhiên nhu cầu về ánh sáng của từng loài cũng khác nhau:+ Vanda lá tròn, Arachnis, Renanthera, nhu cầu về ánh sáng 40.000 1m/m², khoảng 100% ánh sáng.
+ Dendrobium, nhu cầu về ánh sáng 15 - 30... 1m/m² khoảng 70% ánh sáng.
+ Vanda lá sắp thành hàng, Ascocenda nhu cầu về ánh sáng 15000 - 2000 1m /m² Khoảng 60% ánh sáng.
+ Cattleya, nhu cầu về ánh sáng 12.000 1m/m² khoảng 50% ánh sáng. 20.000
+ Phalaenopsis, nhu cầu về ánh 1m/m² khoảng 30% ánh sáng. 5.000 14.000
+ Paphiopedilum, nhu cầu về ánh sáng 8.000 - 10... 1m/m² khoảng 30% ánh sáng.
Trừ những loài ưa sáng hoàn toàn và loài ưa 70% ánh sáng có thể sử dụng ánh sáng trực tiếp của mặt trời, còn các loài khác nên dùng ánh sáng khuếch tán, nếu không cây dễ bị bỏng lá.
Quan sát sự biến thiên ánh sáng trong ngày cũng giúp ta ngăn ngừa được sự bỏng lá ở một số loài lan. Ánh sáng trong ngày cao nhất vào giữa trưa 800kcal/m² giờ, thấp nhất vào lúc sáng sớm và chiều tối 100kca 1/ (m ^ 2) giờ , thường trước 7 giờ và sau 17 giờ, cường độ ánh sáng không đáng kể. Do giữa trưa đường đi của tia sáng trong vùng khí quyển từ mặt trời đến trái đất là gần nhất cho nên cường độ ánh sáng giữa trưa rất cao, như vậy nếu phơi bày trực tiếp cây lan thời điểm này rất dễ gây bỏng lá, mặc dầu đối với giác quan con người, lại cảm thấy ánh sáng nhiều nhất là từ 1 - 2 giờ chiều. Sở dĩ có cảm giác đó là do nhiệt độ không khí lúc này cao nhất, nhưng cường độ ánh sáng lại giảm dần. Chính sự hâm nóng của nhiệt độ làm cho ta có cảm giác là ánh sáng nhiều hơn.
Cường độ quang hợp gia tăng với cường độ ánh sáng. Tuy nhiên khi cường độ ánh sáng vượt qua một trị số giới hạn nào đó thì sự quang hợp không tăng lên nữa và có thể giảm xuống và ánh sáng ở trị số này là ánh sáng bão hòa. Vì vậy để ngăn ngừa sự bỏng lá và gia tăng quang hợp của cây, không bao giờ để cây tiếp xúc trực tiếp với nắng vào giữa trưa, ngoại trừ những loài ưa sáng hoàn toàn.
Sau đây là bảng danh sách phân loại lan theo điều kiện ánh sáng của Julien Costantin :
4.1 Loại ưa sáng
Agannisia, Arpophyllum giganteum, Barkeria, Bletia Cattleya citrina, C. ueddemaniana, C. Labiata var. Percivaliana, C. Labiata var. Warneri, C.Skinneri. C.superpa, Coelogyne, Cyrtopodium punetatum Epidendrum atropurpureum, E. Nemorale, Laelia albida Labceps, L.autumnalis, Lerispa, L. Digbyana, L.flave L.glauca, Mormodes, Oncidium Jonesianum, Olancea num, Oluridum. O.splendidum, Pleione lagenaria P.maculata, P. Walli, chiana, P. Reichenbachiana, Schom burgkia, Thunia, Vanda teres.4.2 Loại ưa bóng
Ada aurantiaca, tất cả Aerides, Angraecum, Bollea, Calanthe, Cochlioda, tất cả Cypripedium, Disa Grandiflora, Epidendrum vitellinum, Masdevallia, Maxillaria. Miltonia, Odontoglossum, Oncidium cheirophorum, O.concolor, O. cris pum, O. Cucullatum, O. Curtum, O. Flexuosum O. Forbesii, O. Hastatum, 0. Kramerianum, O. Macranthum, O. Marshallianum, 0. Ornithorynchum, O. Papilio, O. Tigrinum, O. Varicosum, Paphinia, Pescatoream Phaius, Phalaenopsis, Restrepia, Saccolabium, Sophronitis, Stenia, Warscewiczella.
4.3 Loại trung gian
Acineta, Acropera, Ansellia, Bifrenaria, Brassia, Broughtonia, Burlingtonia, Calanthe vestita X C. Veitchi, Sandhurstiana, Catasetum, Cattleya Aclandiae, C. Elongata, C. Amethystoglossa, C. Bouringiana, C. Dowiana, C. Eldorado, C. Gaskelliana, C. Granulosa, C. Guttata, C. Harrisoniana, C. Intermedia, C. Labiata, C. Lawrenceana, C. Loddugessi, C. Marginata, C. Maxima, C. Labiata var. Mendeli và Mossiae, C. Rex, C. Schroederae, C. Trianae. C. Velutina, Chrysis, Cirrhopetalum, Comparettis, Coryanthes, Cynoches, Cymbidium, Dendrobium, Epidendrum bicornutum, E. Prismatocarpum, E. Wallisii, Eulophia, Galeandra, Habnaria, Houlletia, Laelia cinnabarina, L. Dayana X L. Elegans, L. Furfuraceam L. Harpophylla I. Majalis, L Perrinii, L. Purpurata, I. Superbiens, L. Tenebrosa, L. Xanthina, Leptotes, Lycaste, Odontoglossum Sehliepe rianum, Oncidium ampliatum, O. Cavendishianum, 0. Sarcodes, O. Sphacelatun, Peristeria, Pilumna, Pleione humilis, Sobralia, Spathoglottis, Stanhopea, Trichopilia, Trichosma, Vanda, Zy gopetalum.Việc làm đầu tiên của người trồng lan là phải thiết lập một giàn che. Giàn che quyết định đặc tính tiểu khí hậu nơi trồng. Một người trồng lan với mục đích tiêu khiển đúng mức cũng có ít nhất hàng trăm chậu, còn kinh doanh thì nhiều hơn nữa. Do đó việc thiết kế giàn che thế nào cho phù hợp với điều kiện kinh tế, đặc tính kỹ thuật của từng loài cần được nghiên cứu. Nhìn chung có 2 kiểu giàn che chính : bóng cây tự nhiên và giàn che tiền chế.
Bóng cây tự nhiên cũng là một hình thức của giàn che, các tán cây như một tấm chắn để che chở cho cây lan chống đỡ với ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Những đặc tính tiểu khí hậu dưới tàn cây rất tốt, đạt các yêu cầu mong muốn. Tuy nhiên cường độ ánh sáng ở đây rất yếu, các loại lan trồng dưới tàn cây thường thiếu ánh sáng, nên cây tăng trưởng kém và khó ra hoa do sự quang hợp thật sự rất nhỏ và đôi khi có trị số âm, vì cây chỉ hô hấp mà không quang hợp. Số lượng ánh sáng cần thiết để quang hợp cân bằng với hô hấp gọi là điểm bù. Điểm bù thay đổi tùy loại và tùy nhiệt độ. Điểm bù cho loài Hồ điệp là 5.000 1m/(m ^ 2) ở 25°C. Lan ưa sáng có điểm bù cao hơn lan chịu rợp. Do đó bóng cây tự nhiên chỉ dùng thích hợp cho một số loài và chỉ dùng trồng lan như một thứ tiêu khiển, khó phát triển trên qui mô công nghiệp vì ánh sáng dưới bóng cây tự nhiên phân bố không đều.
Giàn che tiền chế có thể sử dụng gỗ, tre sắt hay bất cứ một vật liệu nào để tạo một sự che sáng là được. Sắt chỉ được dùng làm cột chống đỡ, vì nếu che sáng sẽ hấp nhiệt rất cao. Tuy nhiên muốn giàn che được đẹp, ta nên dùng những vật liệu đồng nhất.
Hiện tại bất cứ một vườn lan nào của thành phố đều dùng giàn che cố định về ánh sáng. Đa số cây lan đều chịu rợp một mức độ nào đó vì thế ánh sáng có cường độ quá lớn vào giữa trưa (800kcal/m² giờ) sẽ thừa cho cây, trong khi sáng sớm cường độ quá yếu không đủ cho cây quang hợp (100kcal/m² giờ). Vì thế, giàn che bằng lá sách có thể nghiêng một góc 45° với hướng mặt trời mọc hay mặt trời lặn sẽ tận dụng năng lực quang hợp của lan, vì giàn che này sẽ giúp cây nhận được một lượng ánh sáng tới nhiều hơn vào lúc sáng sớm hay chiều tối lúc mặt trời có cường độ ánh sáng yếu. Khi mặt trời lên thiên đỉnh, cường độ bức xạ tăng dần thì độ chiếu sáng vào lan cũng sẽ giảm. Độ chiếu sáng hoàn toàn bằng không vào giữa trưa, lúc mặt trời với cường độ bức xạ cao nhất thì cây chỉ sử dụng toàn bộ ánh sáng khuếch tán. Như thế, từ sáng đến chiều luôn luôn cây quang hợp dưới điều kiện ánh sáng lý tưởng. Do đó giàn che kiểu này sẽ giúp cây phát triển nhanh chóng, ngoài ra nó còn giúp cây lan tránh được những giọt mưa trực tiếp trong mùa mưa.
Khi thiết kế một giàn che, phải lưu ý các đặc điểm sau:
- Các vật liệu dùng làm giàn che phải thật bền, nếu làm bằng gỗ nên chọn gỗ Sao (Hopea odorata), Ca chắc (Shorea obtusa), Căm xe (Xylia xylocarpa), Sến mủ (Shorea roxburghii) vì đây là những loại gỗ có thể chịu đựng lâu dài với ẩm độ cao.
- Các nẹp gỗ che sáng được đặt theo hướng Bắc, Nam, và như vậy ánh sáng mặt trời sẽ di chuyển từ Đông sang Tây nên mỗi cây lan hay từng điểm bất kỳ trong giàn che sẽ hưởng một cường độ ánh sáng như nhau, và cũng nhờ vậy ánh sáng sẽ không lưu lại một thời gian dài gây bỏng lá.
- Giàn che cao khoảng 3m, lan được treo cách mặt đất 1m. Khoảng cách 2m còn lại là khoảng cách vừa đủ để cho ánh sáng đến với cây là ánh sáng thật dịu.
- Sự che sáng từ 30 - 70% thay đổi tùy loại.
- Nên dùng loại tôn nhựa, vì những loại tôn này cho ta ánh sáng lý tưởng (tôn xanh sẽ cho ánh sáng dịu). Giàn che bằng tôn nhựa sẽ giúp cây tăng trưởng điều hòa và có thể kiểm soát được lượng nước tưới chính xác. Ngoài ra, nó cũng giúp cho giống Cattleya không bị thối đọt và giống Phalaenopsis không bao giờ chết vì những trận mưa đêm. Tuy nhiên cường độ ánh sáng dưới giàn che bằng tôn nhựa xanh không đủ cho các loại lan cần nhiều ánh sáng, ví dụ : Dendrobium, Vanda, Do đó tôn trắng hoặc màu vàng thay thế tôn xanh để sử dụng cho các loài cần nhiều ánh sáng hơn.
5. ĐỘ THÔNG GIÓ
Trừ dạng trung gian, lan có hai loại chính :phong lan và lan đất. Từ ngàn xưa ông cha ta đặt cái tên "phong lan" cũng cho chúng ta một khái niệm cây lan cần sự thông gió. Trong điều kiện tự nhiên, các loài hoa lan thường mọc trên các cành cây cao, ở tầng giữa của rừng. Cây lan ít khi mọc trên các cây của tầng trên và mọc gần mặt đất, bởi lẽ tầng trên sự thông gió quá mạnh và ẩm độ thấp, gần mặt đất thì sự thông gió kém mặc dù ẩm độ cao hơn, tầng giữa với ẩm độ, ánh sáng và sự thông gió vừa phải thích hợp cho nhiều loài lan.Sự thông gió, đặc biệt quan trọng đối với loài đơn thân hơn là đa thân. Do cấu trúc đã thích nghi với điều kiện khí hậu, các loài đơn thân thường có rễ trên không mọc thẳng từ thân và lơ lửng trong không khí. Trong rừng, các loài đơn thân có thể mọc vắt vẻo từ cành này sang cành khác và các rễ rủ xuống lơ lửng trong không khí hay bám vào các cành cây.
Điều kiện thông gió cũng là một trong nhiều yếu tố giúp bạn lựa chọn địa điểm để thiết kế một vườn lan. Một cây lan trồng ở nơi kín gió chậm phát triển hơn ở nơi thông gió và cây dễ bị bệnh hơn. Sự thông gió về ban đêm sẽ giúp lan Hồ điệp phát triển rất tốt và hoàn toàn không bệnh. Không khí tù hãm không thích hợp cho cây lan chút nào cả. Tuy gió làm giảm nhiệt độ nhưng sự thông gió quá độ cũng làm giảm ẩm độ cần thiết, gây ra thủy xuất và hô hấp quá cao. Chính các điều này làm lan kém tăng trưởng. Vì vậy, căn cứ vào sự thông gió mà cấu tạo giá thể thế nào cho hợp lý.
ua Gió với tốc độ 10 - 15km/giờ, tương đương cấp 2 và 3 cấp số Beaufort, tức là bạn cảm thấy gió làm cho lá và các cành nhỏ hơi rung động là được. Tuy nhiên, theo Helmut Bechiel, oxy tự do giữ một vai trò quan trọng trong việc hô hấp của lan, vì thế nếu bạn muốn trồng lan có kết quả tốt phải cho lan một lượng vừa đủ không khí mát mẻ - nhưng đừng lẫn lộn giữa không khí mát và dòng không khí - Dòng không khí thường có tác động xấu cho lan.
6. SỰ NGHỈ CỦA CÂY LAN.
Một trong những lỗi lầm mà những người mới chơi lan cũng như những người trồng lan chuyên nghiệp Việt Nam thường mắc phải là sự quá chú ý về các nhu cầu dinh dưỡng của cây lan và hình thức xanh tốt bên ngoài.Quan sát về sự sinh trưởng và phát triển của lan tại các khu rừng mà chúng đang sống, cũng như lan Ngọc điểm (Rhynchostylis gigantea) mọc trên các cây bóng mát khắp thành phố Hồ Chí Minh sẽ cho ta một kết luận : Một trong những điều kiện cần thiết cho đời sống của thực vật nói chung và của họ lan nói riêng là phải có sự nghỉ ngơi định kỳ hàng năm. Nhất là đa số các loài lan có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới với 2 mùa nắng, mưa rõ rệt". Đây cũng là thời kỳ mà cây lan ngưng phát triển, thời kỳ này cần về mặt sinh lý, nhất là trổ bông.
Sự nghỉ ngơi, là thời gian cần phải có do mọi sự thích nghi lâu đời để qua mùa khô. Trong các điều kiện nhân tạo, người ta có thể bắt ép, kéo dài thời gian tăng trưởng và tạo cho chúng một sự tăng trưởng trong toàn năm, nhưng chưa chắc các cây này sẽ phát triển tốt. Do đó trong mùa tăng trưởng đến nó sẽ ra hoa kém, cho những mầm non yếu đi rất nhiều.
Trong thời kỳ sinh trưởng, cây lan nhờ khí hậu ẩm ướt và thuận lợi se xtrở nên tốt tươi, đâm các giả hành mới và ra hoa. Khi mùa khô đến, sự tăng trưởng của lan dừng lại, đời sống hình như ngưng hẳn và chỉ phát triển trở lại khi mùa mưa. Lúc này lan bắt đầu một chu kỳ phát triển với một sức lực mới và lớn hơn năm trước.
Tất cả các giống lan sống ở miền nhiệt đới châu Á, châu Úc và châu Mỹ, trong rừng khô đều đòi hỏi sự nghỉ ngơi hàng năm như Cattleya, Laelia, Dendrobium, Aerides, Rhynchostylis, Catasetum..., nhưng cây sống ở các rừng dày và ẩm, mặc dù là mùa khô, nhưng nhiệt độ trong rừng ít gay gắt, không khí luôn luôn ẩm ướt, nên sự nghỉ ngơi của chúng không có dấu hiệu rõ rệt, ví dụ các giống Masdevallia, Odontoglossum, Phalaenopsis, Vanda, Paphiopedilum.
Trong mùa nghỉ cây lan không hấp thụ những chất dinh dưỡng, vì thế trong thời kỳ này tuyệt đối không được tưới phân cho lan (tuy nhiên cây không bao giờ ngừng hô hấp). Để duy trì sự sống và giảm bớt phần nào sự thoát hơi nước của lan gây ra khô héo đưa đến sự chết, chỉ cần giữ một ẩm độ tối thiểu để cây sống sót.
Vào mùa nghỉ, cây lan với các giả hành hơi teo và nhăn lại, vài loại thuộc giống Dendrobium lá sẽ rụng đi chỉ còn lại các giả hành trơ trụi. Nhiều nhà trồng lan thấy triệu chứng của sự suy kém, sợ cây chết nên đã vội vàng tăng cường tưới nước. Sự quan tâm đến lan là đúng, nhưng kết quả ra hoa lại không làm vừa lòng điều bạn mong muốn.
Ở Việt Nam, khí hậu chia thành từng vùng khác nhau, do đó mùa nghỉ của lan phải được chọn tùy theo vùng mà cây lan được trồng ở đấy. Mùa nghỉ của lan là mùa có ẩm độ thấp và nhiệt độ cao trong năm, do đó ở nước ta, mùa khô được chọn là mùa nghỉ của lan. Các tỉnh Nam Bộ, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5, các tỉnh phía Bắc từ tháng 12 đến tháng 1 và các tỉnh Khu 5 cũ từ tháng 1 đến tháng 8.
Việt Nam có nhiều loài lan xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau: lan bản xứ, lan rừng nước ngoài, lan lai. Các loài có yêu cầu chăm sóc khác nhau và cần một sự nghỉ ngơi khác nhau. Có loài cần thời gian nghỉ ngơi dài, có loài cần thời gian nghỉ ngơi ngắn hơn. Chỉ có kinh nghiệm mới giúp bạn nhận rõ sự khác biệt nhỏ nhặt này.
Nghiên cứu sự nghỉ ngơi của cây lan tại các rừng mà chúng sinh sống, có thể chia lan ra làm 3 nhóm sau:
- Nhóm cần thời gian nghỉ ngơi khoảng 3 tháng gồm các loài thuộc giống Catasetum. Mormodes, Cynoche, Lycaste vì nó có giả hành mập đòi hỏi một mùa khô thật dài và khô ráo.
- Nhóm cần thời gian nghỉ ngơi từ 1 - 2 tháng: Cattleya, Dendrobium, Rhynchostylis, Aerides
- Nhóm không có thời gian nghỉ ngơi hoặc rất 16 ngắn 1 - 2 tuần: Phalaenopsis, Cypripedium, 13 Paphiopedilum, Vanda
Thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các nhà vườn lớn đều không tạo thời gian nghỉ cho lan. Tuy nhiên cây vẫn tăng trưởng tốt, không có biểu hiện sút kém sức khỏe. Kết quả thực tế đó có mâu thuẫn đến những điều trình bày ở trên không ? Cần phải kiểm tra trên cơ sở thống kê học, giữa 2 phương pháp cho cây lan nghỉ và không nghỉ, phương pháp nào cho cây lan có sức khỏe tốt hơn, số lượng ra hoa nhiều và lớn hơn, số lượng giả hành tăng trưởng hàng năm nhiều hơn ? Bạn hãy thử nghiệm, dù bạn có vài cây lan yếu đi, nhưng kết quả thu được là một kinh nghiệm rất quí giá cho sự trồng lan của bạn. Tuy vậy chúng tôi vẫn tin chắc, một cây lan với thời gian nghỉ tối hảo sẽ cho hoa nhiều hơn và hoa sẽ lớn hơn rất nhiều so với cây lan cùng loài không có thời gian nghỉ. Với các giống Dendrobium cắt cành, khi cây đạt tuổi thành thục với một thời gian nghỉ nó sẽ cho từ 4 đến 5 cành hoa dễ dàng, và mỗi
cành đạt không dưới 25 hoa như các loài Dendrobium Superbiens, Dendrobium American Beauty.
Không bao giờ bạn để một cây lan mới chiết có mùa nghỉ, vì bộ rễ và lá của cây chưa đủ mạnh để có thể chống đỡ với điều kiện thời tiết bất lợi.
7. THAY CHẬU HOA LAN.
Việc thay chậu hoa lan là một việc làm cần thiết vì các loại hoa được trồng trong chậu sau một thời gian thường có nhiều rễ bị thối, giá thể bị mục, rêu bám đầy chậu là môi trường thích hợp cho các loài sâu bệnh hoạt động. Chậu không còn đủ đáp ứng nhu cầu vệ sinh trưởng và phát triển của cây vì thế việc thay chậu phải được tiến hành định kỳ. Biểu hiện cần phải thay chậu lan là :- Kích thước mất cân đối giữa cây và chậu.
- Giá thể bị hư mục.
- Rễ bị thối nhiều.
- Rêu bám đầy chậu.
- Định kỳ khoảng 2 năm để thay chậu có thể áp dụng cho hầu hết các loài.
7.1 Mùa thay chậu
Tùy địa phương và vườn lan hiện có,điều kiện về trang thiết bị có được của vườn, loại lan mà công việc thay chậu có thể tiến hành bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên tốt hơn hết là, tiến hành thay chậu vào đầu mùa tăng trưởng của từng loài, kết hợp đồng thời với nhân giống bằng phương pháp tách chiết. Nhìn chung đầu mùa mưa rất lý tưởng cho việc thay chậu của hầu hết các loài.7.2 Các cách thay chậu
Nếu chậu làm bằng chất liệu tốt, cây không mất cân đối, rễ không bị thối việc thay chậu được tiến hành như sau : Dùng một vòi nước khá mạnh, phun vào giá thể để thổi tróc những chất mùn lắng đọng ở đây, sau đó dùng kẹp gắp bỏ tất cả những giá thể hiện có trong chậu như gạch, than vụn, nhúng chậu vào dung dịch có pha thuốc ngừa rêu. (Vài giọt consan 20 trong 4 lít). Cuối cùng rửa cây và chậu một lần cuối. Đặt chậu vào chỗ thật thoáng, mát và ẩm, phun dung dịch hocmon thương mại ( 1 - 2 giọt trong 4 lít) gồm B1 + ANA, một tuần lễ sau đặt giá thể mới vào chậu.- Có thể đập bỏ chậu cũ, chỉ chừa lại những phần có rễ bám chặt hay ngâm hẳn chậu lan vào dung dịch thuốc ngừa rêu trong 30 phút sẽ làm cho cây tróc hẳn ra khỏi chậu. Sau đó ta cột chặt cây lan vào chậu mới rồi treo vào chỗ thoáng mát và trình tự tiến hành như đã nói trên.
- Nếu chậu là một cây lan nhỏ vừa phát triển lớn, có thể bỏ hẳn cây và chậu nhỏ vào trong một chậu mới lớn hơn.
8. CÁCH ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ THOÁI HÓA CỦA CÂY LAN
Cách đánh giá sự phát triển của cây lan sẽ giúp bạn kiểm tra chính xác quá trình nuôi dưỡng như sử dụng phân bón, tưới nước, các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ để đưa đến kết luận việc chăm sóc cây lan như vậy là hợp lý hay chưa.Đối với loài da thân, một cây lan được gọi là phát triển khi các giả hành mới luôn luôn mập và cao hơn giả hành cũ, và ngược lại được gọi là thoái hóa.
Tương tự, đối với loài đơn thân, cách đánh giá lại căn cứ vào bề dài và rộng của lá mới so với lá cũ.
Ngoài ra, một cây lan được gọi là phát triển mạnh thì sự chênh lệch giữa 2 giả hành cũ và mới là lớn, và ngược lại cây phát triển yếu thì sự chênh lệch này bé. Đối với lá cũng có những nhận xét như trên còn có một số tiêu chuẩn phụ là số lượng mắt sống trên căn hành, sự phát triển của bộ rễ, và phải có sự trợ giúp của cây lan khi có các biểu hiện sau :
Dấu hiệu | Nguyên nhân có thể | Chữa trị |
Lá vàng | Quá nhiều ánh sáng mặt trời hay nước, lá bình thường nếu chỉ có lá già bị rụng. | Tăng độ che sáng hoặc giảm nước tưới. |
Lá chuyển vàng và rụng. | Tự nhiên đối với một số nhiều các loài rụng lá. | Giữ nước, đưa cây đến một chỗ ẩm độ kích thích thành lập chối. |
Lá có những vùng den hay nâu. | Quá nhiều ánh sáng hay bị nhiễm đốm lá, lớn dần. bệnh đốm lá, lớn dần | Đưa cây đến nơi có nhiều bóng râm hay phun thuốc ngừa bệnh. |
Lá mềm có sự tăng trưởng yếu mềm tại gốc cây. | Hỗn hợp trong chậu bị dư nước. | Giảm nước, giữ hỗn hợp của chậu khô trong một tuần. |
Không có dấu hiệu của sự tăng trưởng mới. | Thời điểm không thích hợp trong chu kỳ sinh trưởng của cây cho tăng trưởng mới. | Giữ hỗn hợp chậu cho ấm đều, không nên thúc cây bằng cách bón phân hay tưới quá độ. |
Cây không ra hoa. | Không tuân theo các điều kiện về chu kỳ sinh trưởng và độ dài ngày | Xác định thời điểm trong năm lúc cây sinh trưởng và nghỉ ngơi. Giữ cây trong tối vào ban đêm. |
Chồi rụng. | Nhiệt độ biến động quá lớn. | Đưa cây đến nơi có nhiệt độ điều hòa hơn. |
Thủy tiên trắng
Kim điệp