Đá núi tạo hình trong bồn cảnh khó đạt được không gian "bốn phương, tám hướng" hoàn chỉnh. Cố tạo dựng không gian ba chiều tương đối hợp lý, sau này trưng bày trong phối cảnh chung hài hoà cũng tạm coi là mỹ mãn.
Tạo dựng bồn cảnh không ngoài mục đích bố cục không gian đem đến cho người thưởng thức cảm giác cao vút hoặc xa vời. Việc tô điểm tương xứng bãi kiện sẽ làm không gian trở nên sống động hơn. Thêm bãi kiện vào bồn còn có thể làm cho bồn cảnh có sức hút kỳ lạ, phong cảnh mênh mông.
Đặt bãi kiện vào bồn cần lưu ý:
Chú hat y tỷ lệ thích hợp, tương xứng giữa núi và cây.
- Phong cách bãi kiện về cơ bản phải ăn khớp với ý đồ tạo hình đá núi.
- Cách điệu giữa bãi kiện với nhau phải thống nhất.
Cho bố cục thẩm mỹ phù hợp (quan hệ chính phụ, nhìn thấu, tầng thứ, dây thưa, kín hở...).
Bãi kiện càng nhỏ càng tỏ rõ "Sơn cao thuỷ viễn" nhưng không nên quá nhỏ. Một mặt sẽ không hài hoà với núi thô kệch cao to. Mặt khác quá cường điệu sự nhỏ bé của bãi kiện, bồn cảnh không đạt được tác dụng chính phụ.
Khi biểu hiện cành gần, đặc tả, bãi kiện có thể hơi to, tinh tế, tỉ mỉ một chút. Bãi kiện khung cảnh xa nhỏ và gợi cảm giác mơ hồ.
Vì vậy, bãi kiện và phong cách cảnh vật trong bồn khéo hài hoà, chủ để phản ánh sẽ sâu sắc, thâm thuý hơn.
Một nhóm bãi kiện ngoài việc thống nhất cách điệu còn phải hình thành quan hệ tương xứng, tương hỗ. Có khi một tác phẩm bồn cảnh không tránh hỏi có hai ba loại bãi kiện, chất đất. Nhưng phải kết hợp sao cho chúng liên hệ với nhau một cách tự nhiên. Nếu không sẽ gây cho người xem cảm giác lộn xộn, thiếu thẩm mỹ.
Sắp đặt bãi kiện phải chú ý đến đặc điểm gần to, xa nhỏ, thấp to. cao nhỏ, càng xa càng nhỏ.
Cái khó của việc tạo ra một bồn cảnh có "sức hút hấp dẫn" là hài hoà bố cục không gian sao cho sự nhìn thấu các điểm tản mạn (chi tiết) như cách nhìn trong một bức tranh quốc hoa Trung Hoa. Trong khi sự nhìn thấu các tiêu điểm (điểm hội tụ chủ đề) lại như trong một bức hoạ phương Tây hoàn toàn hợp cách về tầm nhìn. Người xem như hoà vào cảnh, ở ngoài bồn nhìn vào thấy như gan to, xa nhỏ; trên to, dưới nhỏ, trong ta hai bên nhỏ mà bố trí bãi kiện.
Những bồn cảnh ở giữa có bố cục to, hai bên nhỏ làm mất vẻ tự nhiên. Vì vậy phải dùng cách nhìn thấy các điểm tản mạn của tranh vẽ trung Hoa để khắc phục nhược điểm này. Bãi kiện trái phải cùng nằm trên một trục hoành (phương ngang). Ngoài nội dung chính ở giữa ra; phần còn lại không kể cách cạnh bồn xa hay gần có thể nhỏ như nhau, cảm giác tự nhiên gần gũi hơn làm nổi bật đặc trưng cần thiết của bồn cảnh.
Bãi kiện xếp tầng trước sau, thông qua quan hệ nhìn thấu làm cho không gian hữu hạn biến thành sâu rộng, khoáng đạt. Đây là thủ pháp hiệu quả "trong nhỏ nhìn thấy tổ". Bãi kiện cũng không nên quá nhiều mà nên ít và tinh (như có "Thần sắc”, phối hợp với sự ấn hiện xa gần, phong cảnh tự nhiên có đình, đại, tháp, cầu... tổ điểm.
Bồn cảnh là hình thu nhỏ của tự nhiên nên ở giữa chốn sơn thuỷ cần sắp đặt bãi kiện cho hợp với đời thường. Những nhà, đình ở trong bồn nên đặt ở chỗ gần nước. Tháp cổ là kiểu kiến trúc thẳng đứng, lợi dùng khoảng không thoáng đãng mà phô bày, dùng trong bồn cảnh để tăng thêm độ cao phác hoạ, phá vỡ sự điều hoà êm dịu của sơn thuỷ, tăng hiệu quả "ảnh ngược trong nước", gắn liền với vũ trụ làm tăng không khí huyền bí hư ảo.
Cầu là bãi kiện trọng yếu nói các điểm cảnh trong bồn, dần người xem nói một tầm nhìn.
Thuyền lênh đênh trên mặt nước có thể sản sinh hứng thú vô hạn. Bồn cảnh có thuyền cho người xem cảm giác trong hư có thực, trong tĩnh có động.
Giương buồm ở chỗ nước sâu rộng, đặt bè ở đoạn nước nông chảy gấp, câu cá ở chỗ nước nông.
Thuyền có thể tăng thêm độ sâu không gian trước sau là "đạo cụ’’ tốt củ nhìn thấu, tầng thứ trong bồn cảnh. Nhân vật là "hoạt vật" (vật hoạt động) trong bồn thường tạo hình "quan bộc", "thích tùng","lữ hành", "phóng mục", "tiểu ca" khắc hoà sâu thêm cảnh vật.
Do đặc điểm "động trong tĩnh, tĩnh trong động" của nhân vật mà sản sinh ra thanh, sắc, âm... Tác dụng khác của bãi kiện thật không kể xiết.
Bãi kiện làm giàu nội dung và không thể thiếu được trong bồn cảnh sơn thuỷ.