Giải quyết thức ăn cho gà trong chăn nuôi - Đặng Trần Dũng

Đăng lúc: , Cập nhật

Giải quyết thức ăn cho gà trong chăn nuôi đã được chuyên gia Đặng Trần Dũng nghiên cứu và biên soạn.

Giải quyết thức ăn cho gà trong chăn nuôi đã được chuyên gia Đặng Trần Dũng nghiên cứu và biên soạn.

Nói đến chăn nuôi là phải nói đến thức ăn. Muốn cho gà mau lớn, đẻ d hat eu , ít chết, thì thức ăn là nhân tố quan trọng nhất.

Bà con nông dân ta thường đề gà tự kiểm thức ăn, hàng ngày chỉ cho thêm ít ngô, thóc lép; còn ở thành thị thì chủ yếu chỉ cho gà ăn rau, mì, cám hoặc cơm. Cho ăn như vậy không thể nào đáp ứng được nhu cầu phát triển của cơ thể gà.

Cũng như các loài gia cầm khác, con gà đòi hỏi không những được ăn no mà phải ăn đủ chất. Tất nhiên, trong điều kiện hiện nay của nước ta, gia đình cũng như tập thể, nói chung chưa có đủ thức ăn đề bảo đảm nuôi gà theo khẩu phần hoàn chỉnh như ở các cơ sở chăn nuôi quốc doanh, nhưng chúng ta vẫn có thể tìm kiếm, tận dụng, chế biến và trồng tỉa thêm, tạo điều kiện đề đàn gà không đến nỗi phải chịu nhiều thiếu thốn.

Có điều là muốn được như vậy, ta cần phải biết gà cần những loại thức ăn nào và tác dụng của mỗi loại đó đối với chúng ra sao.

Phân loại thức ăn

Căn cứ vào thành phần các chất dinh dưỡng chính, người ta thường chia thức ăn của gà ra làm mấy loại: thức ăn tinh bột, thức ăn đạm, thức ăn khoáng và thức ăn vitamin. Gần đây, một số thuốc kháng sinh cũng được dùng làm thức ăn cho gà.

- Thức ăn tinh bột :Loai thức ăn này có khoảng 70% chất bột đường, 8-12% chất đạm, 1.5-5% chất khoáng. Đây là loại thức ăn chủ yếu trong khẩu phần hàng ngày của gà chiếm tỷ lệ tới 70%.

Thức ăn tinh bột cung cấp năng lượng, duy trì hoạt động sống và tham gia quá trình tích lũy mỡ trong cơ thể gà.

- Thức ăn đạm: Rất cần cho sự sinh trưởng và xây dựng các cơ quan bộ phận của gà con. Với gà trưởng thành, thức ăn đạm giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất thịt, trứng và lông.

Thiếu thức ăn đạm, gà con sẽ chậm lớn, tỷ lệ nuôi sống thấp; còn gà mái thì để ít trứng, tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở kém.

Nhân dân ta thường dùng danh từ << chất tanh >> đề chỉ loại thức ăn này.

- Thức ăn khoáng: Cần cho cấu tạo bộ xương và vỏ trứng. Thiếu khoáng, gà con bị còi xương, vẹo lườn, gà mái đẻ ít trứng, vỏ trứng mềm, mỏng hoặc sần sùi.

- Thức ăn vitamin: Cần cho sự hoạt động đều đặn của mọi chức năng trong cơ thể gà.

Thiếu vitamin gà con chậm lớn, sinh bệnh, gà mái đẻ trứng nở kém. Những vitamin chủ yếu cần cho gà là vitamin A, B và D.
Phân loại thức ăn
Phân loại thức ăn

Các loại thức ăn của gà

Thức ăn tinh bột

- Thóc : Thóc gạo là loại thức ăn thông dụng của gà. Nhưng hiện nay thóc cũng là loại hạt cốc rất quý của người. Cho nên việc dùng thóc gạo cho gà ăn, nhất là trong chăn nuôi gà gia đình có phần bị hạn chế và phải hết sức tiết kiệm. Bởi vậy đến mùa thu hoạch, ta phải tận dụng triệt để những hạt thóc lửng thóc lép, thác rơi rụng để nuôi gà. Ở một số vùng đồng chiêm trũng khi gặt lúa, người ta thường tuốt dài), phơi khô dự trữ đề nuôi gà (dài là những hạt thóc lấy ở cây lúa mọc tái sinh sau khi đã gặt).

Thóc chiếm tới 20-30% số lượng thức ăn trong khẩu phần hàng ngày của gà. Đối với gà lớn, ta nên cho ăn thóc hạt, còn đối với gà con thì lấy tấm cho ăn. Với gà đẻ trứng nên cho ăn thóc ngâm và thóc nảy mầm, vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa dễ tiêu hóa.

- Ngô: Ngô được coi là loại thức ăn tốt nhất đối với gà. Gà đẻ ăn ngô thì đẻ trứng tốt, gà thịt ăn ngô chóng béo, gà con ăn ngô chóng lên cân. Trong ngô có ít chất xơ, nhiều chất bột đường; ngô vàng có nhiều vitamin A, tốt hơn ngô trắng. Trong khẩu phần của gà, lượng ngô chiếm từ 30% đến 50%. Nuôi gà con nên dùng ngô bột hoặc tấm ngô. Nuôi gà lớn cho ăn ngô mạnh, ngô hạt. Ta nên tận dụng các sườn đồi, bãi sông, mảnh vườn trồng ngô dự trữ cho g hat a nhất là ở miền trung du và vùng ven sông (là những nơi sẵn diện tích trồng trọt).

- Cám gạo: Cám là thức ăn chủ yếu dùng để nuôi lợn, nhưng cũng có thể thay thế một phần ngô và thóc để nuôi gà. Trong cám có nhiều mỡ , nhiều vitamin B1 nhiều canxi và photpho. Nếu lượng cám nhiều, ta nên dùng phương pháp ủ lên men, hoặc ủ chua với rau hoặc trộn với các loại thức ăn khác đề cho gà ăn hết khẩu phần.

Muốn dự trữ cám được lâu, cần trộn thêm vôi bột vào cám theo tỷ lệ 20, rồi đựng trong chum kín, kê cao. Đừng phơi cám ra nắng, cám dễ bị oxi hóa, có mùi khét, gà không ưa. Cho gà ăn nên dùng cám tốt, cám loại 1.

- Khoai lang, sắn : Khoai lang củ và sắn đều là loại thức ăn có nhiều bột đường, giá thành tương đối rẻ. Có thể thái nhỏ cho gà ăn sống, hoặc nấu chín hay ủ tươi với các loại thức ăn khác. Khi cho gà ăn sắn, cần bóc vỏ, bỏ lõi đề phòng say sắn. Khoai, sắn phơi khô có thể nghiền thành bột đề dự trữ. Ở những vùng trồng nhiều, muốn đề dành, phải thái nhỏ, phơi thật kỹ, đụng vào chum hoặc cho vào bao nilông rồi gác trên cao để tránh ẩm.

Khoai sắn nấu chín dùng để vỗ béo gà rất tốt có thể chiếm tới 10% lượng thức ăn hàng ngày).

Ở trung du và miền núi có nhiều diện tích ta nên tận dụng trồng nhiều sắn, khoai đề nuôi gà vừa tiết kiệm được thóc ngô vừa tự cải thiện được đời sống.

- Mì: Mì chứa một lượng đạm nhiều hơn thóc, ngô. Có thể cho gà ăn mì dưới dạng hạt, sợi hoặc bột. Nếu là mì hạt thì nên ngâm nước trước khi cho ăn ; còn mì sợi có thể nấu chín hoặc ngâm qua nước. Mì bột cho ăn khô hoặc nhào với nước.

Ở các thành phố, nên tận dụng loại mì đất là phế phẩm của các cơ sở làm mì, thức ăn này trước khi cho gà ăn nên sàng sảy đề loại chất bán dẫn trong mì. Cũng nên tận dụng cả bột phế phẩm của các lò bánh quy xốp, thức ăn này rất tốt vì nó chứa cả bột mì, trứng gà, đường, mỡ. Có thể dùng phơi khô, sấy khô, dự trữ để nuôi gà, nhưng khi tho ăn cần nấu chín đề bảo đảm vệ sinh.

- Kê: Kê là loại thức ăn dành cho gà con nó chứa nhiều vitamin A và mỡ.. Nên tận dụng những hạt kẻ lửng, lép không dùng cho người. Tận dụng cả những mảnh đất lễ trồng kê nuôi gà.

- Tấm gạo: Tấm là loại thức ăn chủ con ở nông thôn. Trong khẩu phần gà con, chiếm tới 20 đến 30%. yếu của gà tấm có thể

- Cơm: Cơm là loại thức ăn dễ tiêu, gà lớn gà con đều ưa thích. Trước khi dùng cơm nên xấp nước cho gà dễ ăn. Tận dụng cơm thừa của các bếp ăn tập thể.

- Khoai tây: Khoai tây là loại thức ăn của mùa đông, nó có tác dụng kích thích gà đẻ trứng. Ở những vùng trồng nhiều khoai tây, nên tận dụng các loại khoai bi, khoai nhỏ, luộc chín bóp nát cho gà ăn.

- Bã rượu, bã như: Thức ăn này dùng nuôi gà. cũng tốt. Chọn loại bàn đặc và tươi. Gà lớn cho ăn mỗi con 15-20g, gà nhỏ 10-15g.

Đây là những phế phẩm thải ra từ các nhà máy rượu, nhà máy miến nên tận dụng đè nuôi gà, nhất là đối với các gia đình hay các đơn vị nào ở gần các xí nghiệp có những sản phẩm trên.

Thức ăn đạm

- Thức ăn đạm động vật;

Thức ăn đạm động vật hầu hết có giá trị dinh dưỡng cao, có vai trò quan trọng lớn đối với sự phát triển của cơ thể gà. Nếu có đủ loại thức ăn này, gà sẽ mau lớn và để nhiều trứng. nước ta: Sau đây là những loại đã dùng ở + Bột cá: Bột cá thường là cá tép vụn và phế phẩm ở các nhà máy cá hộp thải ra chế biến thành. Loại bột cá tốt chứa tới trên 50% đạm.

Hiện nay, lượng bột cá sản xuất ở nước ta còn ít, nên chỉ được dùng trong các cơ sở chăn nuôi quốc doanh, Các đơn vị có ao nuôi cá có thể tự chế biến lấy bột cá. Những gia đình ở thành thị hay vùng ven biển nên tận dụng các loại cá tép vụn, các đầu, vây, đuôi cá biền đem sao hoặc sấy khô, tán nhỏ đề dành nuôi gà. Lượng bột cá cho ăn chiếm từ 3% đến 10% trong khẩu phần hàng ngày của gà.

+ Bột thịt: Bột thịt là do thịt loại của các lò sát sinh chế biến thành. Lượng cho gà ăn là từ 7% đến 15% khẩu phần hàng ngày. Các đơn vị tập thể ở gần lò sát sinh có điều kiện nên tận dụng bột thịt và các phế phầm khác như gan, phồi, tim, lòng đem về luộc chín cho gà ăn ngay, hoặc băm nhỏ phơi hay sấy khô đề dành cho gà.

+ Bột màu: Bột máu cũng là loại thức ăn được lấy từ các lò sát sinh ra. Chỉ nên cho gà ăn với tỷ lệ 3% đến 4%, nếu cho ăn nhiều, chúng sẽ bỏ lại vì bột máu có mùi nồng. Có thể dùng máu luộc chín cho gà ăn hàng ngày.

Những loại thức ăn nói trên thật ra hiện nay còn rất hiểm (chưa phải đã dùng rộng rãi), nhưng chúng tôi cũng cứ giới thiệu đây đề nơi nào có điều kiện thuận tiện thì cố gắng tận dụng. Đặc biệt các loại phế phẩm lò sát sinh hàng ngày còn bỏ phí nhiều, đó có thể là nguồn thức ăn đạm rất tốt cung cấp cho chăn nuôi gà tự cải thiện.

Ngoài ra, chúng tôi giới thiệu các nguồn thức ăn đạm động vật sau đây có thể tận dụng và khai thác được một cách dễ dàng và rộng rãi hơn :

+ Bà mắm : Bã mắm là bã chượp của các xí nghiệp làm nước mắm thải ra sau khi đã chắt hết nước mắm, Đây là loại thức ăn đạm động vật rẻ tiền cần tận dụng. Vì bã mắm mặn nên trong khẩu phần của gà chỉ cho ăn chừng 3%. Khi khẩu phần đã có bã mắm thì không cần phải cho muối nữa.

+ Tôm, tép, cá vụn: Gà con từ hai tuần tuổi trở lên nên mỗi tuần được cho vài ba bữa loại thức ăn này thì rất mau lớn. Nếu có nhiều, ta nên phơi khô tán thành bột để dành. Những đầu tôm, đầu cá không dùng làm thức ăn cho người cũng cần được tận dụng. Những nơi gần chợ, người ta còn lấy cả ruột cá lớn, đem nấu chín cho gà ăn, gà rất mau lớn và để rất tốt.

+ Cua, cáy, rạm: Đây là những món ăn có đủ cả đạm và canxi. Những con nhỏ quá mà người không dùng đến thì đem giã nhỏ cho gà ăn rất tốt. Nhiều gia đình sau khi lọc cua giã nấu canh đã biết tận dụng bã còn lại cho gà.

+ Cào cào, châu chấu: Những loài côn trùng này được tất cả các loại gà lớn cũng như bé ưa thích. Lượng đạm chứa trong loại thức ăn này không phải nhỏ : 19,8%. Từ tháng 3, tháng 4, cào cào, châu chấu phát triển rất nhiều, nhất là ở ruộng lúa và các bãi cỏ. Nhân dân ta thường dùng cái cào hay cái giậm vợt chúng được rất nhiều. Nếu bắt được nhiều có thì phơi khô hoặc sấy khô tán bột đề cho gà ăn dần.

+ Giun: Giun đất cũng là loại thức ăn động vật tốt.

Người ta đã tính ra rằng cứ 4g giun có thể thay được 1g bột thịt. Đối với gà con chỉ nên cho ăn gian khi chúng đã được hai tuần tuổi trở lên. Nhiều nơi có kinh nghiệm gây giun cho gà. Người ta tìm nơi đất ẩm đào hố rộng từ 1m đến 1,50m, dài 2m, sâu 1m. Dưới đáy hố lót phân và rác mùn dày chừng 5cm, cứ lần lượt một lớp phân một lớp rác mùn, rồi rải tiếp lên trên một lớp đất dày chừng 10cm. Trên lớp đất này, thả độ 10 hoặc 20 con giun. Lại tiếp tục đồ phân rác và đất như trên. Sau đó luôn luôn giữ cho phân và rác ầm bằng cách thỉnh thoảng tưới nước nếu cần. Cứ như vậy độ chừng một tháng sau, đào lên sẽ lấy được rất nhiều giun cho gà.

Có nơi, người ta dùng nước xà phòng, hay nước bồ hòn đồ vào nơi đất ẩm, đất mùn (là nơi có nhiều tô giun), giun sẽ trồi lên mặt đất.

+ Mỗi : Mới là loại thức ăn dễ thấy ở miền trung du, gà lớn gà con đều thích ăn mới. Có thể gây mới bằng cách đào đất thành từng rạch sâu 30-40cm, cho củi mục xuống, lấp đất lên. Chỉ trong vòng một vài tuần, bới lên đã thấy mối, dùng cho gà ăn rất tốt.

+ Trai, hến, ốc: Các loại trai, hến, ốc mang về rửa sạch đập vỏ, băm nhỏ có thể dùng cho gà ăn rất tốt. Các loại thức ăn này ở nước ta cứ về độ tháng 4, tháng 5 (âm lịch) rất là sẵn và dễ kiếm. Cũng về dịp này, ốc sên có rất nhiều ở các vườn chuối và bụi cây. Bắt ốc sên vừa trừ hại cho cây vừa có thêm thức ăn cho gà.

Ngoài ra, có thể kẻ thêm các loại thức ăn đạm động *vật khác (như ếch, tẩm chết, nhái, sâu bọ, rắn, trứng kiến, nhau thai, trứng ấp hỏng, ba philatop, thịt bạc nhạc lóc ở da trâu bò trong các xưởng thuộc da) đều có thể dùng nuôi gà cho ăn sống hoặc nấu chín.

Thức ăn đạm thực vật:

Thức ăn này gồm chủ yếu các loại cây bộ đậu và các loại khô dầu.

Các loại đậu đỗ là thức ăn đạm thực vật chứa nhiều đạm tiêu hóa nhất. Phần lớn ta thường dùng đậu làm thức ăn cho người, nhưng cũng có thể tận dụng nuôi gà bằng những hạt đậu nhọn, đậu lừng; còn ở những nơi sân đất thì nên trồng một ít cây dâu cho gà.

+ Đậu tương: (hay đậu nành) là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, thường dành cho người, ít dùng cho gia súc, gia cầm Nhưng, nếu ta không có thức ăn đạm động vật thì nên dùng đậu tương cho gà con trong thời gian đầu.

+ Đậu triều : có tới 21% d \ 1, m . nó là loại cây tương đối dễ trồng mọc được ở nơi đất xấu, có thể trồng ở nơi nuôi gà để gà vừa trù nắng vừa ăn những hạt rụng.

+ Vừng: là loại cây dễ trồng. Hạt vừng dùng cho gà con trong hai tuần đầu rất tốt. dot sigma những nơi sẵn đất nên trồng vừng vừa dùng cho người, vừa đề nuôi gà. Ở những nơi hiếm đất cũng nên tranh thủ tận dụng những mảnh đầu thừa đuôi theo trong vùng cho gà.

+ Các loại khô dầu: (như khô lạc, khô vừng, khô đậu tương, khô cám) đều là những sản phẩm của ngành công nghiệp ép dầu lấy mỡ, bã còn lại chứa nhiều chất đạm.

Đối với gà con có thể không cho ăn với tỷ lệ 4 đến 5% lượng khẩu phần hàng ngày; còn đối với gà lớn cho ăn tới 10 - 15%

Nếu là khô dầu bánh thì phải băm nhỏ, ngâm nước bóp lẫn với các thức ăn khác cho gà ăn.

Ở miền trung và miền nam nước ta, loại thức ăn này tương đối dễ kiếm với giá phải chăng.

Bã đậu, bã magi, ba xì dầu là những phế phẩm dùng làm thức ăn đạm cho gà được. Cho mỗi con ăn chừng 10-20g, tuy gà lớn bé, chọn thứ ba tươi, ngon.
Các loại thức ăn của gà
Các loại thức ăn của gà

Thức ăn khoáng

Bột sò, bột trai. Dùng vỏ sò, vỏ trai nghiền thành bột dùng làm thức ăn bổ sung chất khoáng cho gà. Bột này chiếm rất nhiều canxi, gà ra ăn. Lượng dùng hàng ngày từ 2 đến 5% khẩu phần: Các cơ sở làm khuy hàng ngày thải ra một lượng khá lớn loại bột trai mà ngành chăn nuôi gà có thể tận dụng.

Bột xương: Bột xương chứa nhiều canxi và photpho. Khi khẩu phần thiếu photpho, nên dùng bột xương để bổ sung. Nhưng không nên cho ăn nhiều quá (lượng cho ăn từ 1 đến 3%).

Có thể tự chế bột xương bằng cách thu nhặt những mảnh xương vụn, ủ một thời gian rồi vùi trấu đem đốt. Sau đó cần tán nhỏ đề dùng cho gà ăn dầu.

Vỏ trứng: Dùng cho gà ăn rất tốt, nhất là đối với mái đẻ. Khi dùng nên bóp hoặc giã nát trộn với các thức ăn khác.

Muối : Muối giúp cho gà ăn thêm ngon miệng, ăn được nhiều. Gà ăn muối thì lông mượt, phân khô. Chỉ cần một số lượng ít, nếu cho gà ăn nhiều thì dễ bị ngộ độc. Lượng dùng từ 0,5% đến 1% thức ăn khô hàng ngày.

- Cát, sỏi: Cát sỏi là những thứ giúp cho sự tiêu hóa thức ăn. Khi ta mồ gà, thường thấy lẫn trong mề gà, những hạt sỏi nhỏ, hoặc những hạt cát. Chính sỏi và cát đã góp phần làm vụn nát thức ăn trong khi mề co bóp. Nên đề sẵn trong chuồng gà một máng đựng sỏi, các đề gà ăn được tự do tùy thích.

Thức ăn xanh

Các loại vitamin phần nhiều đều có trong thức ăn xanh. Các loại củ quả (như bí ngô, cà rốt, cà chua, gấc)
chứa rất nhiều vitamin A. Nên dùng cho gà con từ 1 tuần đến 6 tuần tuổi. Đối với gà lớn củ quả ít được dùng vì giá thành cao.

Gà có thể ăn rất nhiều loại rau. Ở nước ta mùa hè có rau mương. Rau láp, rau cải, rau diếp, bèo hoa dâu, cà rốt được dùng trong mùa thu và đông xuân. Gà con thích ăn rau diếp và bèo hoa dâu nhất. Những lúc rau khan hiếm, có thể dùng bèo sen, cây chuối, hoặc cỏ tươi băm nhỏ cho gà ăn.

Nuôi gà tự cải thiện thường chỉ tận dụng rau ăn thừa hàng ngày của người cũng đủ.

Các loại hạt cốc ủ lên mầm đều chứa nhiều vitamin E. Các gia đình làm giá đỗ nên tận dụng mầm đỗ vụn cho gà. Chớ có bỏ đi những lá hành lá hẹ mà gà lớn bé đều ưa.

Đối với gà chăn thả, thức ăn xanh không cần phải quan tâm lắm, nhưng đối với gà nuôi nhốt thì việc cung cấp rau xanh là rất quan trọng.

Lượng thức ăn xanh hàng ngày thường cho từ 30% đến 50% khẩu phần tùy theo thời tiết, mùa vụ.

Cần cho gà ăn đủ rau, vì trong rau ngoài vitamin, còn có thêm một số chất dinh dưỡng khác nữa. Nói chung, tất cả các loại rau người ăn đều có thể dùng nuôi gà được

Thức ăn kháng sinh

Trên thế giới, các chất kháng sinh hiện nay đã được dùng rộng rãi làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi gà.

Cho ăn với liều lượng thích hợp, gà sẽ lớn mau, đẻ đều, ít bệnh tật.

Thông thường nếu gà con được ăn kháng sinh, mức tăng trọng tăng hơn từ 10 đến 20 %; tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng giảm 5 - 10% tỷ lệ nuôi sống cũng cao hơn. Đối với mái đẻ sản lượng trứng cho nhiều hơn, mathfrak ty lệ nở tăng.

Người ta nhận thấy rằng khi vào cơ thì gà, chất kháng sinh có tác dụng diệt những vi khuẩn có hại, đồng thời kích thích vi khuẩn có lợi phát triển.

Lượng kháng sinh thường dùng là 1kg thức ăn bột hỗn hợp. 10 - 30mg cho

Có thể trộn vào thức ăn của gà những loại kháng sinh như pênixilin, streptomixin, oreômixin, teramixin, cloramfenicon. Ba loại đầu dùng cho gà là tốt nhất. Có thể dùng riêng biệt từng loại, hoặc dùng phối hợp đề tăng hiệu quả.

Những thuốc kháng sinh quá hạn không dùng được cho người đem dùng cho gà vẫn tốt.

Hành tỏi, rau húng, rau diếp cá có chứa một lượng chất kháng sinh nhất định.

Chế biến thức ăn cho gà

Mục đích của việc chế biến thức ăn là nhằm nâng cao sức tiêu hóa của gà, cải tiến mùi vị thức ăn, làm cho gà thích ăn và ăn được nhiều.

Đối với hướng chăn nuôi gà tự cải thiện, thì chế biến còn là một phương pháp tiết kiệm thức ăn, trên cơ sở biển những loại thức ăn kém giá trị thành những loại thức ăn giá trị cao, biến những loại phế phẩm thành những loại thức ăn được gà ưa thích, với giá thành tương đối thấp.

Những cọng rau, miếng bí thừa thãi hàng ngày trong các bếp ăn gia đình hay tập thể đáng lẽ phải cho vào sọt rác thì trở thành những món ăn tốt cho gà, sau khi đã được rửa sạch và thái nhỏ.
Những đầu tôm, dầu cá thông thường bị vứt bỏ, sẽ trở thành những món ăn bổ dưỡng đối với gà sau khi được nấu chín hoặc sấy khô và tán nhỏ.

Cám gạo nếu được ủ men và trộn đều với các loại thức ăn khác sẽ có mùi vị ngon thơm khiến gà ăn không thấy chán, nhờ đó mà tiết kiệm được thóc hoặc ngô là những loại hạt cốc quý thường dành cho người.

Sau đây là những phương pháp chế biến thức ăn cho gà thường được áp dụng :

Xay thành bột: Các loại hạt cốc và các hạt có vỏ cứng bên ngoài, nếu để nguyên thì có ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thụ nhưng nếu đem xay nát thì sẽ nâng cao được giá trị sử dụng các loại thức ăn đó. Tuy nhiên cũng không cần xay mịn lắm, vì nếu quá mịn thì gà ăn hay bị tắc ở cổ. Trước khi nghiền, cần sàng sảy cho sạch hết chất bẩn. Xay thành bột thường dề dùng cho gà

Ủ mọc mầm: Thóc được ủ mầm thì lượng đạm tiêu hóa tăng gấp đôi so với thóc thường. Thóc mọc mầm có nhiều vitamin, nhất là vitamin E. Thóc mầm rất cần cho gà đang đẻ.

Ủ thóc mầm cũng giống như ủ thóc giống. Khi mầm dài chừng 1/3cm thì lấy cho gà ăn, không nên để mầm dài quá, khó ăn. Có người còn ủ cả ngô, ủ cả đậu làm giá cho gà vì thấy gà ăn vào đẻ nhiều trứng, tỷ lệ nở cao và gà con nở ra khỏe mạnh.

Nấu chín, rang : Nấu chín hay rang vừa làm cho thức ăn dễ tiêu, vừa làm tăng tính thích ăn của gà, vừa bảo đảm vệ sinh.

Các loại thức ăn củ (như khoai, sắn) nên nấu chín, bóp nát trộn lẫn với các loại thức ăn khác.

Phế phẩm lò sát sinh hay thịt gia súc chết không phải vì bệnh truyền nhiễm có thể nấu chín, thái hoặc nghiền nhỏ cho gà ăn.

Đậu tương cần nấu chín hay rang dề tăng dinh dưỡng, đồng thời còn làm tăng khẩu vị của gà.

Tất cả các loại thức ăn thừa của người đều có thể tận dụng bằng cách nấu chín cho gà ăn.
Chế biến thức ăn cho gà
Chế biến thức ăn cho gà

- Ủ lên men: Thức ăn lên men chứa nhiều vitamin B2. Thường người ta cho lên men các loại thức ăn bột, cứ 1kg thức ăn bột (như ngô, khoai, cám v.v...) cho vào chừng 4-5g men và 1,51 nước nóng (30°C) rồi trộn đều, cách 2 giờ lại trộn một lần. Nhiệt độ vừa đủ cho thức ăn lên men khoảng 20-270. Nếu nhiệt độ quá thêm nước lã vào. U như vậy trong 6 đến 9 lấy ra cho gà ăn.

Chất khoáng chỉ nên trộn lẫn với thức ăn sau khi thức ăn đã lên men.

Khi dùng cám thay thóc nuôi gà, nhất thiết phải trích một phần cám lên men thì gà mới ăn hết khẩu phần.

Thái nhỏ : Các loại rau xanh cần rửa sạch và thái - nhỏ trước khi cho gà ăn. Độ to nhỏ là tùy theo gà lớn hay gà con. Thái nhỏ vừa thì gà thích ăn, lại tiết kiệm được cả thức ăn (vì gà không phải bới, đỡ làm văng vãi thức ăn ra ngoài).

Nạo nhỏ : Bí đỏ, cà rốt nên nạo thành sợi nhỏ cho gà ăn riêng hoặc trộn lẫn với thức ăn khác. Các loại củ tươi nên cho ăn sống (như khoai, sắn...), nếu được nạo nhỏ thì gà rất thích ăn.

– Ngâm nước : Khô dầu, bánh, thóc lửng, ngô, hoặc các loại thức ăn cứng khác nên ngâm nước trước khi cho ăn, ngâm lâu hay chóng là tùy loại thức ăn.

Trộn ướt: Các loại thức ăn bột, nếu cho ăn riêng thì gà khó ăn, không ăn được nhiều, nhưng nếu được trộn ướt sẽ kích thích tính thèm ăn của gà: Đừng trộn ướt quá, thức ăn dính mỏ làm gà khó ăn. Sau khi trộn thức ăn với nước, nắm lại rồi bỏ ra, mà thấy bột không rời rạc, cũng không dính tay, là vừa.

Cách cho gà ăn

- Đối với gà con (từ mới nở tới 60 ngày tuổi) :

Sau khi nở, trong vòng 24 giờ nên cho gà ăn uống - mấy bữa đầu, thường phải tập cho gà ăn. Rải thức ăn ra khay hay mẹt, đề ở chỗ có ánh sáng, khẽ đẩy gà ra cho chúng thấy thức ăn. Sau khi gà con đã quen ra ăn hàng ngày, từ tuần lễ thứ hai trở đi, hãy cho chúng ăn vào máng.

Cho ăn nhiều bữa, ít nhất là sau bữa trong một ngày ; bữa ăn tối vào lúc 7-8 giờ, gà thường ăn được nhiều. Nhiều cơ sở chăn nuôi còn thắp đèn cho gà ăn về đêm, vừa đề cho chúng ăn được nhiều thức ăn, vừa đề chống chuột.

Cho gà ăn đúng giờ, mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 giờ và kéo dài từ 20 đến 30 phút là vừa.

Bảo đảm đủ mang án đúng quy cách cho gà. Thức ăn chỉ nên rải đến 2/3 máng để tránh vương vãi.

Tháng đầu, cho gà ăn thức ăn xay, nghiền nhỏ. Từ 30 ngày tuổi trở đi cho ăn đều thóc mọc mầm. Băm hoặc gia thóc mầm cho gà ăn quen dần, tiến tới cho ăn nguyên hạt.

Từ 10 ngày tuổi, cho gà ăn rau xanh thái nhỏ. Cho ăn thay đổi nhiều loại rau để kích thích tính thèm ăn của gà.

Cho ăn rau riêng, bột riêng, nhưng trong một ngày cũng nên cho ăn một vài bữa bột trộn rau.

Từ 3 tuần tuổi trở đi, gà con không thích ăn thức ăn bột. Lúc này nên cho ăn xen kẽ bữa rau xanh, bữa bột khô hay nấu chín để gà ăn được nhiều hơn. Cũng từ tuổi này nên cho gà ăn thêm thức ăn khoáng. Bảo đảm nước uống cho gà con, nhất là vào những ngày nóng nực.

Khi cần thay đổi thức ăn, nên làm từ từ, tránh đột ngột. Đối với gà con do gà mẹ nuôi, ít nhất trong vài ba tuần đầu phải cho ăn thêm thức ăn đạm : vừng, đỗ, tép cào cào, châu chấu...

Đối với gà nuôi nhốt, tốt nhất là có thức ăn đạm đều đặn hàng ngày, nếu không mỗi tuần cũng phải được vài ba bữa có thức ăn đạm.

Không nên dồn một lúc cho gà ăn nhiều thức ăn đạm quá, tỷ lệ thức ăn đạm nên cho từ 10 đến 20% khẩu phần.
Cách cho gà ăn
Cách cho gà ăn

- Đối với gà giò :

+ Số bữa ăn hàng ngày giảm bớt còn 4 bữa : sáng, trưa, chiều, tối.

+ Tỷ lệ hạt trong thức ăn tăng dần.

+ Cần cho gà ăn rau xanh đầy đủ, thoải mái (từ 30%

đến 50% tổng số thức ăn tinh).

+ Nếu có điều kiện, thả gà ra sân bãi hay gánh ra đồng đề gà vận động và kiếm thêm sâu bọ.

+ Thức ăn không cần chế biến nhỏ, gà giò ra ăn những miếng to.

+ Nếu cho gà thức ăn bột thì nên nhào với nước hoặc trộn với rau xanh
Đối với mái đẻ:

+ Mùa gà đẻ (từ tháng 1 đến tháng 5) nên tìm mọi cách cho gà ăn được nhiều. Cho gà ăn xen kẽ bữa khô, bữa trộn ướt. Cho nhiều thức ăn xanh. Cho ăn nhiều bữa (ngày 4 bữa). Tạo điều kiện cho gà được ăn đủ chất đạm và khoáng. Có nhiều con mái đẻ rất nuôi chăm cho ăn cua, tôm, giun, ốc, là do người (là những thức ăn giàu đạm động vật). Gia vỏ trứng trộn với thức ăn, cho ăn bã cua, hay ngâm thóc vào nước vôi trong trước khi cho ăn là những biện pháp bổ sung thêm canxi cho gà đẻ.

+ Mùa hè, thời tiết nóng nực, nên tăng cường cho gà ăn trộn ướt. Không đề thức ăn ra nắng, bảo đảm đủ nước uống mát cho gà. Cần nhớ rằng, nếu thiếu nước thì gà đẻ sụt.

+ Mùa thu là mùa thay lông, chú ý bổ sung chất đạm cho gà để gà chóng mọc lông trở lại.

+ Mùa đông, chú ý cho đủ rau xanh. Tăng thức ăn hạt vào bữa chiều để gà khỏi bị đói về đêm.

+ Nếu là nuôi nhốt, chú ý cho gà ăn thêm sỏi, cát
 
gọi Miễn Phí