Vệ sinh và chăm góc gà - Đặng Trần Dũng

Đăng lúc: , Cập nhật

Vệ sinh và chăm góc gà đã được chuyên gia Đặng Trần Dũng nghiên cứu và biên soạn.

Vệ sinh và chăm góc gà đã được chuyên gia Đặng Trần Dũng nghiên cứu và biên soạn.

Đối với gà con

Đặc điểm của gà con là sức đề kháng kém, sức chịu lạnh trong những ngày đầu yếu, cho nên phải chú ý bảo đảm nhiệt độ cho chúng, nhất là về mùa rét.

Đối với gà con do mẹ nuôi (nuôi tự nhiên) thì chúng có thể đủ ẩm dưới đôi cánh ấp ủ của gà mẹ. Nhưng vào những ngày rét quá thì không nên thả cả gà mẹ và gà con, và nếu có điều kiện thì đốt sưởi thêm. Lót rơm cho nằm, không nên đề gà con nằm sát đất.

Còn nếu là nuôi nhân tạo (không có mẹ), thì cần đảm bảo nhiệt độ cho gà con 35-37°C trong vài ba ngày đầu (về mùa rét), sau đó cứ mỗi tuần giảm 2ºC cho đến lúc gà con được 30 ngày tuổi (chỉ cần 25°C) và 60 ngày tuổi (chỉ cần 20°C). Về mùa hè nóng nực, gà con mới nở chỉ cần 30 - 32°C
Mỗi gà mẹ chỉ nên nuôi từ 12 đến 15 con là vừa.

Nuôi nhiều quá, kết quả sẽ kém. Đối với gà nuôi nhốt, không nên nuôi với một mật độ quá cao : đến cuối tháng thứ nhất, mỗi mét vuông chỉ nên nuôi từ 20 - 29 con, cuối tháng thứ hai từ 10 - 15 con. Không nuôi lẫn lộn những lứa gà con có tầm vóc hay tuổi đẻ chênh lệch
nhau quá lớn.

Chú ý theo dõi, phát hiện sớm và nhốt riêng, chăm sóc những con ốm yếu. Đề đạt yêu cầu ấy, khi cho gà ăn, hay khi thả gà, chú ý những con lờ đờ, chậm chạp, phân dính đít, diều căng nước; những con thích chui vào cánh mẹ, hay những con ra tìm vào gần nguồn nhiệt.

Đưa ngay ra khỏi đàn đề chữa thuốc những con bị đồng bọn mồ chảy máu, vì nếu đề chậm thì chúng sẽ tiếp tục bị mồ, ria cho đến chết.
Gà con
Gà con
Ban đêm cần đề phòng chuột, mèo bắt gà con. Có nơi thắp đèn đêm đè chống chuột. Đối với gà con do mẹ nuôi, ban đêm người ta thường cho vào thùng rồi treo cáo đề phòng chuột. Hàng ngày chú ý theo dõi thời tiết Trời mưa bão, không nên thả gà. Trời lạnh thì thả muộn. Chú ý ban đêm nhiệt độ hay xuống thấp. Chỉ nên cho gà con xuống & hoặc nhận gà con về nuôi vào những lúc trời ầm, mát, tạnh ráo.

Cho gà uống thuốc phòng bệnh cầu trùng và bạch ly.

Thời vụ nuôi gà con:

Tốt nhất là nuôi gà lứa mùa xuân. Gà vừa mau lớn, vừa sẵn thức ăn, thời tiết lại ấm áp: Nuôi vừa đúng đến vụ gặt chiêm thì gà biết ăn thóc. Nhưng phải đề phòng bệnh đậu và la cứt trắng hay xảy ra trong mùa này.
Lứa thứ hai từ tháng 8 đến tháng 10. Lúc này thời tiết mát, gà ít bệnh, tỷ lệ nuôi sống cao. Bán gà con vào vụ gặt mùa và đầu năm, lúc này thị trường đang cần, giá cao.

Trong chăn nuôi gà tự cải thiện, việc chọn thời vụ đề sản xuất và nuôi gà con là rất quan trọng vì nó góp một phần lớn vào kết quả chăn nuôi.

Đối với gà giò:( từ 2 đến 5 tháng tuổi)

Nuôi riêng trống mái, vì đến tuổi phát dục mà nuôi chung gà trống và mái thì chúng sẽ quấy rầy nhau, làm ảnh hưởng đến sức lớn.

Tăng cường cho gà ra sân, bãi vận động. Lúc này chính là lúc đưa gà ra đồng có lợi nhất để gà lợi dụng thức ăn và ánh sáng giúp cho cơ thể mau phát triển.

Nếu là nuôi gà nhốt, thì không nên nuôi quá chật. mỗi mét vuông từ 5 đến 10 con là nhiều. Nếu nuôi vừa nhốt vừa thả thì chỉ nên nuôi mỗi đàn từ 30 đến 50 con.

Định kỳ chọn lọc, loại riêng những con chậm lớn, còi cọc, vẹo lườn.

- Chú ý tiêm phòng bệnh Niucatxơn và tụ huyết trùng và cho gà tẩy giun.

Cách thiến gà :

Thiến gà nhằm mục đích làm cho gà chóng béo và lắm thịt. Chọn những con gà trống chừng bốn năm tháng tuổi, mới tập gáy, thiến là vừa, vì lúc này gà còn nhỏ dễ thiến, đỡ chảy máu, vết mồ cũng chóng liền.

Cho gà nhịn đói ngày hôm trước, đến hôm sau thiến buổi sáng. Cho nhịn đói là có ý đề ruột ít phân, khi thiến dễ tìm và dễ lấy hòn cà. Các đồ dùng để thiến đều phải cho vào nước đun sôi để khử trùng.
Có hai cách thiến : thiến dưới bụng và thiến cạnh sườn.

Thiển dưới bụng : Kẹp chặt gà vào giữa hai đùi, vặt lông ở bụng. Lấy cặp (panh) hoặc dùng hai ngón tay kéo cao mảng da bụng khoảng giữa xương ức và hậu môn, rồi dùng dao sắc rạch ngang một đoạn dài 3cm đến 4cm. Lấy ngón tay phải chọc thủng màng bụng đầy ruột sang một bên, lần theo sống lưng ngược lên. Khi đụng quả cà, khẽ xoắn từ từ cho cà đứt hẳn, không đề sót lại tí nào, rồi khéo léo dưa cà ra ngoài. Xong quả cà này, lại tiếp tục làm như trên để lấy nốt quả cà bên kia. Lấy xong cả hai quả cà, khâu vết mờ lại, khử trùng vết mổ bằng thuốc đỏ hoặc cồn i ốt. Thiến xong, nhốt gà một tuần rồi hãy thả.

Chú ý lấy cà thật nguyên vẹn và lấy không đề sót, vì nếu thiến sót thì gà trống vẫn đạp mái. Khi đưa cà ra ngoài, lỡ cà có rơi trong bụng, thì cứ để đấy cũng không hề gì, gà không chết. Nếu cứ loay hoay tìm kiếm quả cà, có thề làm gà yếu mệt, ra máu nhiều và chết.

- Thiến cạnh sườn : Giữ gà nằm nghiêng, dùng dao nhỏ và sắc, rạch một đường dài độ 3cm. Đường dao mổ không nên nhích về phía trước quá vì dễ chạm vào phổi, cũng không nên nhích về phía sau quá. Tránh cắt vào bắp thịt đùi. Chú ý đặt đường dao mổ vào giữa hai xương sườn. Cuối cùng, nếu chỗ này có lông thì phải nhờ lông trước. Trước khi mờ phải kéo da về phía sau. Lấy tay vành rộng vết mộ, dùng mũi dao nhọn cắt những màng che dè trông rõ quả cà. Đưa chiếc tròng (một ống nhỏ đường kính chừng 2mm, giữa luồn sợi chỉ cước) vào tròng quả cà, một tay giữ nguyên ống, một tay kéo đi kéo lại sợi dây cước cho đến khi quả cà rơi ra, rồi đưa thìa vào múc cà ra. Chỉ cần mổ một bên sườn cũng có thể lấy được cả 2 quả cà, nhưng nếu chưa thành thạo thì nên mổ cả hai bên. Lấy xong cà, xương sườn sẽ tự khép sít lại; nhưng nếu vết mò to quá thì nên khâu một vài mũi kim. Cuối cùng, khử trùng vết mổ. Sau khi thiến, có trường hợp gần chỗ mổ bị tích hơi dưới da, khi đó ta cần chọc thủng một lỗ cho hơi thoát ra.

Đối với gà mái đẻ

Muốn nâng cao năng suất của gà đẻ, cần tạo điều kiện và áp dụng những biện pháp sau đây:

- Ánh sáng: Bảo đảm cho gà đủ ánh sáng, không nên nuôi gà đẻ trong bóng tối vì ánh sáng có tác dụng kích thích sinh sản. Gà nuôi thả được hưởng thụ ánh sáng tự nhiên, còn đối với gà nuôi nhốt, người ta thường dùng ánh sáng nhân tạo (dùng điện chiếu sáng). Ở thành phố, ta chỉ cần một ngọn điện 25W thắp đến chín mười giờ đêm là được rồi.

Mật độ nuôi : Không nên nhốt gà chật quá, cứ mỗi mét vuông chuồng nên nhốt độ 5 đến 6 con, tùy to nhỏ. Mật độ quá cao không có lợi, nhưng nếu nuôi thưa quá thì lãng phí diện tích chuồng.
Gà mái đẻ
Gà mái đẻ
Sự yên tĩnh: Đừng nên làm điều gì cho gà sợ hãi, gà sẽ đẻ sụt ngay. Những tiếng động mạnh, những sự xáo trộn trong chuồng, sự thay đổi chỗ ở, đều có ảnh hưởng xấu đến sản lượng trứng. Cho nên khi cần bắt gà, hay khi ra vào chuồng gà, cần hết sức nhẹ nhàng và tránh tập trung nhiều người."

Gà mái thay lông: Hàng năm cứ vào mùa thu là gà thay lông. Cũng có khi do nuôi dưỡng kém mà gà thay lông ngay từ tháng sáu. Khi thay lông gà thường để ít đi. Đừng vì thấy gà đẻ ít trứng mà cho nó ăn kém đi. Nếu cho ăn kém gà sẽ thay lông kéo dài hàng mấy tháng liền. Bình thường, thời gian thay lông là hai tháng. Cũng có con thay lông nhanh hơn là do được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt. Nói chung, gà thường thay toàn thề bộ lông, nhưng đôi khi cũng có một số ít con thay lông lẻ ở một số bộ phận, không thay toàn bộ và cũng không thay đúng vào mùa thay lông.

Phòng bệnh : Mỗi năm gà mái đẻ cần được tiêm phòng bệnh Niucatxơn 2 lần (tháng 6 và tháng 10), bệnh tụ huyết trùng 4 lần (tháng 2, 5, 8, 11). Ngoài ra cần tẩy giun cho gà một lần vào tháng 2.

Cai ấp cho gà: Mỗi khi để hết lứa, gà thường đòi ấp (trừ một số giống gà ngoại chuyên đẻ trứng không đòi ấp). Nếu ta không cần ấp mẻ trứng đó mà lại không cai ấp cho nó thì gà cứ đòi nằm ở mãi, vừa gầy đi, vừa chậm để trở lại. Phương pháp cai ấp (tức là làm cho gà thôi đòi ấp) tốt nhất và đơn giản nhất là bắt gà ra khỏi chuồng cũ, nhốt vào một chiếc lồng thưa, đề một nơi thoáng đãng, sáng sủa, và nhốt chung vào lồng một gà trống cho nó quấy đảo. Cứ thế, sau dăm ngày hay một tuần lễ là nhiều, gà sẽ hết đòi ấp. Nên nhớ cho gà ăn đầy đủ, nhất là cho nhiều rau xanh trong vài ngày mới bắt đầu cai ấp.
 
gọi Miễn Phí