Chọn giống và sử dụng các loại gà - Đặng Trần Dũng

Đăng lúc: , Cập nhật

Chọn giống và sử dụng các loại gà đã được chuyên gia Đặng Trần Dũng nghiên cứu và biên soạn.

Chọn giống và sử dụng các loại gà đã được chuyên gia Đặng Trần Dũng nghiên cứu và biên soạn.

Chọn giống gà nuôi để lấy thịt

Không phải tất cả các loại gà đều nên nuôi đề lấy thịt mà cần chú ý chọn giống gà nuôi cho thích hợp. Gà nuôi đề ăn thịt phải có tầm vóc to, phàm ăn, chóng lớn, dễ béo. Về mặt ngoại hình chú ý chọn những con đầu to, xương nhỏ, bắp thịt dày to, da mịn (thể hiện dưới có lớp mỡ trong); thịt mềm và thơm ngon. Ngoài ra, chọn gà thịt còn phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Ở nhiều nước châu  u, người ta ra loại gà chân trắng, thịt trắng, nhưng ở thị trường tiêu thụ nước ta loại gà chân vàng, thịt vàng lại được nhân dân ưa thích.

Chọn giống gà nuôi để lấy trứng

Chọn gà đẻ tốt chủ yếu là chọn mái nào để được trứng to và đẻ nhiều nhất trong thời gian quy định. Có thể chọn từng con (nếu có điều kiện nuôi nhiều mái đẻ) bằng cách dùng ồ để có cửa sập (gà vào để rồi thì không ra được) nhờ đó mà biết rõ con nào đề chọn và đánh dấu. Sau khi đã biết rõ từng con thì làm cho mỗi con một số hiệu và làm một bảng ghi chép và theo dõi hàng ngày theo mẫu sau đây (bảng 1) :

Bång 1: Số trứng đẻ trong tháng.../20...
Gà số Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 ..........            Tổng cộng
               
               
               
               


Mỗi buổi sáng 3 lần và buồi chiều 1 lần ra chuồng xein, nếu thấy con mái nào để rồi thì lấy trứng và thả nó ra.

Mỗi tháng tổng cộng ghi vào sổ cái, dành riêng cho mỗi con một trang. Qua so theo dõi này, ta có thể loại những con xấu và giữ lại những con khỏe mạnh đẻ nhiều, trứng to.

Chọn gà mái tốt nên tiến hành vào thời gian nghỉ để, chú ý những con có đặc điểm sau đây: nhanh nhẹn.

dạn người, sáng ra chuồng sớm, chiều tối vào chuồng muộn, hay bới tìm lấy thức ăn, sâu bọ, hình dáng hiền lành, tiếng kêu và cử chỉ khác hẳn với gà trống, thay lông chậm, đang thay lông mà vẫn đẻ,... Ngoài ra về mặt ngoại hình gà mái để tốt thường có những đặc điểm sau đây:

- Đầu rộng, sâu vừa phải và không thô;

- Mỏ ngắn, chắc, hơi cong

- Cò to, dài vừa phải

- Ngực sâu rộng, cơ thịt nở nang, xương ngực phát triển

- Lưng rộng, phẳng

- Gốc đuôi to, nở, lông phát triển, không vẹo

- Chân cao, to vừa phải, khoảng cách giữa hai chân rộng

- Da mềm không nhăn, mỏng; bụng mềm, hơi xe.

- Xương hông rộng, xương ức thẳng (xem hình 1).

- Khoảng cách giữa hai xương hông rộng khoảng 3 ngón tay (hình la)

Khoảng cách giữa xương hông và mỏm xương lườn lọt được khoảng 3 ngón tay (hình 1b)

Hậu môn to, rộng, lúc nào cũng ướt.

Thời hạn sử dụng gà mái đẻ, gà trống

- Đối với gà mái đẻ: Năm thứ nhất, gà mái thường đẻ tốt nhất (năm để của gà tính từ ngày gà bắt đầu để quả trứng thứ nhất đến cùng ngày ấy năm sau khác với năm tuổi của gà tính từ ngày gà bắt đầu nở cho đến khi đầy năm).

Sang năm để thứ hai trong lượng trứng có tăng, nhưng sản lượng trứng thường giảm từ 15% đến 25% so với năm thứ nhất.

Căn cứ vào quy luật trên nếu là gà mái để tốt, thì trong chăn nuôi gia đình, người ta thường nuôi cho đến hết năm đẻ trứng thứ hai, cũng tức là lúc ấy gà mái đã được ba tuời đời. Còn như ở các xí nghiệp nuôi gà công nghiệp thì người ta thường chỉ nuôi đến tháng để thứ 8 hay thứ 10 là loại thải vì lúc này tỷ lệ đẻ của gà đã sụt quá mức cho phép (nếu giữ lại nuôi thì không có lợi).
Chọn giống và sử dụng các loại gà - Đặng Trần Dũng
Đối với gà trống:

Nói chung chỉ nên sử dụng đến hết năm thứ hai là loại thải.

Cách xem tuổi gà

Đối với gà trống, cần xem cựa. Tùy theo cựa ngắn, dài mà ước lượng tuổi. Cựa ngắn là gà ít tuổi, cựa dài là nhiều tuổi. Cần chú ý là ở giống gà đẻ sớm, giống chuyên trứng, cựa chóng dài hơn là gà chuyên thịt hoặc gà kiêm dụng. Thí dụ: đối với gà Logo, giống gà chuyên trứng, thì gà trống một năm tuổi cựa đã dài tới 2cm5 hay 3cm. Gà kiêm dụng như gà Rốt một năm tuổi cựa dài chừng 2cm. Còn gà Ri pha của ta thì có cựa dài từ 1,5cm đến 2cm khi gà đầy một năm tuổi.
Chọn giống và sử dụng các loại gà - Đặng Trần Dũng
Đối với gà mái, thì xem vảy chân. Năm đầu, vảy mịn, nhẵn; các năm sau, vay trở nên sần sùi và nháp. Chính xác hơn, và đối với cả gà trống lẫn gà mái, thì xem lông cánh vào lúc gà chưa thay lông (cuối đông đầu hè). Lông cánh của gà phân làm 3 loại :

- Loại thứ nhất ở đầu cánh có 10 cái, to và dài, cứng, dùng để bay; khi cụp thì không nom thấy.

- Loại thứ hai ở giữa cũng có 10 cái, mềm và cong hơn phủ lên trên.

- Loại thứ ba là loại lông nhỏ phủ một phần lên các lông kia cả ở vai và dưới cánh.

Ở cuối loại lông thú nhất và đầu loại lông thứ hai, có một thứ lông cong, đầu tròn, ngắn hơn, mỗi năm khi thay lông lại mọc một chiếc; bằng cách đếm lông này, chúng ta có thể biết được gà đã thay lông mấy lần, tức là gà đã bao nhiêu tudi (xem hình 2).
 
gọi Miễn Phí