Các phương pháp chăn nuôi gà - Đặng Trần Dũng

Đăng lúc: , Cập nhật

Các phương pháp chăn nuôi gà đã được chuyên gia Đặng Trần Dũng nghiên cứu và biên soạn.

Các phương pháp chăn nuôi gà đã được chuyên gia Đặng Trần Dũng nghiên cứu và biên soạn.

NUÔI GÀ NHỐT HOÀN TOÀN

Phương thức này thích hợp với nhiều gia đình ở thành thị, hay nói chung với những nơi nào có đất đai khan hiếm, chật hẹp. Gà được nuôi nhốt trong các lồng có kích thước to, nhỏ tùy theo tuổi và số lượng gà nuôi. Thức ăn, nước uống hàng ngày được cung cấp tận nơi, gà ăn uống tại lồng.

Với phương thức chăn nuôi này, dù ở trên gác hay dưới nhà, ngay ở đầu bếp hay dưới cầu thang, bất kỳ ở cơ quan, xí nghiệp trường học hay gia đình, ai cũng có thề nuôi được từ vài ba con đến vài ba chục gà một cách nhẹ nhàng.

Vừa tiết kiệm được diện tích đất đai, nuôi nhốt trong lồng còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vệ sinh phòng bệnh cho gà thực hiện được tốt..

Nhưng nuôi theo phương pháp này cần phải chú ý cho gà ăn uống đầy đủ, vì ngoài khầu phần thức ăn được cung cấp hàng ngày gà không còn kiếm thêm được một chút thức ăn nào khác.

Một điều nữa cần lưu ý là nên chọn giống gà dễ quen với nuôi nhốt, ít hoạt động, không hay mồ lẫn nhau.

Ví dụ: các giống gà ngoại thường quen nuôi nhốt, chỉ cần thức ăn thật tốt; một số giống gà chuyên cho thịt trong nước hoặc gà lai nội ngoại cũng có thề đáp ứng được tương đối cả hai yêu cầu nói trên.
Nuôi gà nhốt hoàn toàn
Nuôi gà nhốt hoàn toàn

NUÔI GÀ THẢ ĐỒNG

Nuôi gà thả đồng là một phương thức chăn nuôi đem lại nhiều lợi ích kinh tế, vì nó vừa tiết kiệm được chi phí về thức ăn, vừa tạo, điều kiện cho gà được vận động ngoài trời, nhờ đó mà gà sẽ khỏe mạnh và mau lớn.

Nông dân ta ở một số địa phương đã thực hiện có kết quả và có nhiều kinh nghiệm nuôi gà theo phương thức này.

Bất cứ giống gà nào, khi lông đã phủ kín mình là có thề cho vào lồng đem đi thả vào lúc buồi sáng đề rồi đến trưa hoặc đến chiều lại mang v ^ 2

Trong thời gian ở ngoài đồng hay ngoài bãi, gà tích cực nhặt thức ăn rơi vãi (như hạt lúa, hạt ngô, hạt đậu), đồng thời chúng còn kiếm thêm được những thức ăn khác, (như cỏ non, sâu bọ, châu chấu, cào cào) và cả những hạt sỏi, hạt cát ở nơi chúng được chăn.

Đề làm cho gà quen ra vào lồng một cách dễ dàng theo ý mình, người chăn gà thường hay cho chúng ăn bên cạnh lồng trước khi thả và trước khi mang về. Khi cho ăn, người chăn gà thường ra hiệu lệnh như gọi gà, hoặc vỗ tay, đề tạo cho chúng một thói quen, một loại phản xạ có điều kiện.

Về mùa lạnh, cuối thu hay đầu xuân, người ta thường chỉ thả những đàn gà cứng cáp, tuồi từ hai ba tháng trở lên. Những lứa gà được thả đồng từ tháng 3 đến tháng 10 thường lợi dụng được nhiều nhất những điều kiện thiên nhiên thuận lợi : cỏ non sâu bọ, giun dế, thóc ngô, đậu đỗ rơi rụng khá nhiều. Vào dịp này vì sẵn thức ăn nên gà rất mau lớn, chóng được ăn, được bán.

Nuôi gà thả đồng cần chú ý đề phòng diều, quạ, rắn, đối với những đàn còn non tuồi và cần theo dõi thời tiết đề tránh những cơn mưa, cơn giông bất thường trong ngày.
Nuôi gà thả đồng
Nuôi gà thả đồng

NUÔI GÀ NHỐT CÓ SÂN THẢ

Phương thức này thường được áp dụng ở các đơn vị tập thề như trường học, bộ đội, xí nghiệp, cơ quan, những nơi mà diện tích dành cho chăn nuôi không lớn, nhưng cũng đủ đề tạo cho đàn gà một sân vận động.

Gà được nuôi trong chuồng, nhưng liền ngay với chuồng có một khoảng trống được rào kín đề ban ngày gà có điều kiện ra tắm nắng và đi lại, bới xới.

Ưu điềm của phương thức này là giúp cho đàn gà được vận động ngoài trời, lợi dụng được ánh nắng và ánh sáng thiên nhiên nhờ đó mà bắp thịt thêm cứng cáp, nở nang.

Nhưng nuôi theo phương thức này có tốn thêm một khoản chi phí về rào sân.
Nuôi gà nhốt có sân thả
Nuôi gà nhốt có sân thả
 
gọi Miễn Phí