Yến hót là giống chim quí nhưng cơ thể yếu đuối, dễ vướng vào bệnh tật, và dễ chết nên gìn giữ vệ sinh cho Yến hót là việc mà người nuôi chim nào cũng đặc biệt quan tâm đến.
Khi đến gần lồng chim Yến, chủ nuôi chim, mười người như một, việc trước tiên là quan tâm đến sức khỏe mỗi con chim ra sao. Họ nhìn vào đôi chân, vào khóe mắt xem có sạch sẽ hay không, có bị nổi u nần do kiến cắn hay muỗi đốt hay không...
Vì rằng chim Yến mà chân bị thương tật do kiến hay muỗi gây ra thì... coi như đó làm đại họa! Nếu không khéo chữa vừa chữa trị kịp thời thì ngón chân có thể tự rụng, và như thế là con chim bạc triệu chỉ còn... lại vài trăm!
Thứ đau lòng mà tưởng tượng, một hoa hậu mà bị cụt chân thì đâu được ai chiêm ngưỡng nữa. Chim Yến cũng vậy, con chim bị cụt ngón kia dù quí hiếm đến đâu, chủ nuôi cũng tìm ngay góc khuất nào đó để “nhét” nó vào, không muốn ai nhìn thấy nữa!
Vì vậy, nuôi Yến hót là phải biết đề phòng kiến và muỗi phá hại chim.
Với kiến thì lồng chim không được kê sát vách, cũng không được để sát nền nhà mà không kế bốn chén nước để ngừa kiến.
Lồng nuôi Yến nên đặt trên một khung đế có bốn chân. Bốn chân này phải cách ly mặt đất bằng bốn chén nước. Kiến vốn sợ nước nên không thể bơi qua để leo lên lồng chim được. Tuy vậy chúng ta cũng nên để ý đến nững chén nước này luôn, nếu thấy nước cạn thì châm thêm, nếu phát hiện những cọng rất hay những lông chim nổi lều bều bên trên cũng phải vớt ra, vì đó có thể là những “chiếc cầu” giúp kiến leo qua để phá hại chim nuôi.
Ai cũng biết thức ăn trong lồng chim vốn thích khẩu với giống kiến: nào là hột kê, nào là bột biscotte, nào là trứng luộc, mật đen... và thịt những con chim sơ sinh còn tanh mùi máu nằm trong ổ kia nữa!
Nhiều người chỉ vì lơ là một chút mà phải tiếc hùi hụi vì cả ổ Yến con phải làm mồi cho kiến ít ngào tạo
Do đó, kiến là kẻ thù đáng sợ đôi với người nuôi chim Yến hót.
Kẻ thù thứ hai là muỗi. Muỗi tuy không ăn hôi lương thực của chim, nhưng lại nhằm vào mẹ con nhà chim mà hút máu. Với chim con thì muỗi tha hồ hút máu ở đâu, khắp thân hình cũng được, trong những lúc không được mẹ ấp ủ. Còn với chim bố mẹ thì nhờ thân mình có bộ lông dày che chắn, khi ngủ chim lại nằm trên cần đậu nên chỉ chừa ra ngoài mấy ngón chân trần thôi. Và muỗi chỉ còn biết thò vòi vào đó mà chích.
nồi vết đốt của muỗi trước hết chỉ làm cho chân chim nổi lên cục u sần sùi. Nốt u này nếu không được chữa trị thì sẽ sưng tấy lên, và việc rụng lóng, rụng ngón là việc khó cứu vãn được.
Khi chân chim bị muỗi đốt sưng như vậy, trước hết ta phải ngâm chân chim vào nước xà bông. Nước xà bông làm dịu cơn đau, xóa tan được sự viêm nóng. Sau đó, ta cầm một miếng chanh xát nhẹ lên vết thương, vì nước chanh có tác dụng hàn gắn vết thương và khử trùng. Cuối cùng là xức pommade, hoặc thuốc xanh, hay một loại thuốc nào khác. Tất nhiên, với cái chân đau này, ta phải lui tới để chăm sóc thường xuyên cho đến khi chim lành bệnh hẳn.
Muốn trừ muỗi đến phá hại chim thì chỉ có cách:
- Một là phòng nuôi chim Yến phải bao bọc bằng lưới muỗi, như vậy đủ nuôi nhiều chim ta cũng không sợ cái đại họa này.
- Hai là mỗi lồng chim đều được bao bọc chung quanh bằng lưới muỗi, chỉ chừa phần mặt tiền lồng thì mỗi ngày trước khi trời tối, ta chịu khó phủ lên một vuông vải mùng là yên tâm.
- Ba là mỗi ngày nên chịu khó xịt thuốc trừ muỗi khắp phòng, hoặt đốt nhang trừ muỗi cạnh mỗi lồng chim. Đúng ra thì cách thứ ba này vừa tốn kém vừa bất tiện...
Chim Yến bị thương tật ở chân còn do một lý do khác, đó là chân bị dính phân đóng ở đáy lồng, hoặc là phân do chim bài tiết ra trong ổ dính vào chân chim mẹ.
Lớp phân này khô thì bồi lên lớp khác, có khi trọn cả bàn chân khiến chim đau đớn, khó chịu.
Ta hãy cẩn thận bắt chim ra ngoài, nhúng chân vào nước xà bông, ngâm lâu lâu một chút để lớp phân khô rửa ra.
Những nơi phân bít kín như vậy lớp da ngoài bị bào mòn, sưng tấy lên, và nếu không lo thuốc thang kịp thời, các ngón chân chim cũng có thể bị cụt.
Muốn tránh trường hợp này, ta phải năng vệ sinh lồng nuôi. Thường thì những lồng nuôi chim Yến hót đều có đáy rời, tháo ra lắp vào được dễ dàng, mà không làm kinh động đến cuộc sống của chim. Cứ vài ngày, ta rút cái đáy lồng cũ ra (nếu có tấm đáy khác thì thay ngay vào) đem ra cọ rửa sạch sẽ, phơi khô khử trùng rồi lắp vào lồng như cũ. Các dụng cụ chăn nuôi trong lồng như máng ăn, chai nước, cóng đựng Biscotte... vài ngày cũng nên cọ rửa một lần cho sạch sẽ.
Nơi chăn nuôi mà được gìn giữ vệ sinh tốt thì vật nuôi tránh được nhiều tật bệnh. Hơn nữa, đây lại là con chim quí, nếu được nhốt trong chiếc lồng sạch sẽ thì giá trị con chim càng được nâng cao.
Ngoài ra kẻ thù kiến, muỗi, Yến hót còn có một kẻ thù khác là loài rận đỏ, hay bọ chét. Loại kí sinh này sống bám vào mình chim để hút máu tàn bạo.
Giống bọ này sinh sản rất nhanh, đẻ trứng dọc theo lông chim, nhất là lông đuôi và lông cánh hàng ngàn hàng triệu trứng. Chúng cũng ẩn núp trong ổ chim, các kẽ hở của khung lồng, song lồng, và các dụng cụ chăn nuôi... Chim thường bị chúng tấn công cả đêm lẫn ngày, nhất là ban đêm khiến ngứa ngáy phải dành thời gian đứng ria lông, cọ xát quên cả ăn ngủ. Hơn nữa lại mất máu quả nhiều nên chim càng ngày càng suy kiệt sức lực, ốm o dần mòn mà chết.
Với chim con trong ổ, do thân mình trần trụi, đành trân mình ra cho giống bọ này hút máu, nên dễ bị tử vong.
Giống bọ này là kẻ thù đáng sợ của chim nên bất cứ người chăn nuôi nào cũng lo tìm phương cách trừ tuyệt.
Trước đây khi chưa có những loại thuốc sát trùng hiệu nghiệm thì người ta chỉ biết cách cho chim tắm bằng nước muối (như cách cho chim bồ câu tắm), và chế nước sôi (hoặc phơi nắng) lồng nuôi và các dụng cụ chăn nuôi để làm ung trứng và giết chết rận rệp. Nhưng nay thì thuốc sát trùng hiệu nghiệm như Frontline.. có bán rất nhiều, rận rệp, bọ chét thứ nào cũng đều bị tiêu diệt. Cứ vài tháng chúng ta lại xít thuốc một lần vào bộ lông chim, vào lồng chim và các dụng cụ chăn nuôi là yên chí
Vệ sinh lồng là việc nên làm thường xuyên, nhưng vệ sinh thức ăn, nước uống cũng không phải là không quan trọng.
Thức ăn dành cho Yến hót phải là thứ tốt nhất, bảo đảm chất dinh dưỡng nhất, và tươi, mới nhất. Hột kê quá cũ không nên cho chim ăn, cuối ngày trứng luộc chìm ăn còn dư cũng vứt bỏ, rau cải phải ngâm thuốc tím khử trùng kỹ mới để ráo cho chim ăn. Rau cho chim ăn phải là rau thật tươi, không cho ăn rau già, nhất là rau bị sâu, úng...
Thức ăn hôm trước còn lại, dù đó là thức ăn hột cũng nên loại bỏ. Tuy nó không thiu thúi gì, nhưng dù sao cũng đã lẫn lộn phân chim, ăn vào chỉ ngộ độc. Vì như chúng ta đều biết, các cơ phận của chim rất yếu, nhất là bộ phận tiêu hóa.
Vì vậy, quí vị nên cho chim ăn một số lượng thức ăn vừa đủ trong ngày mà thôi, ngay cả Biscotte cũng chỉ cung cấp vài muỗng cà phê nhỏ mà thôi. Thà thức ăn nào thiếu thì châm thêm, chứ không để thừa rất phí.
Ngay nước uống cũng nên thay đổi mỗi ngày. Ngày nào cũng nên cho chim uống nước mới và sạch sẽ. Dụng cụ đựng nước cũng nên cọ rửa trong ngoài thường xuyên, cứ mỗi lần thay nước ta nên nhớ súc chai thật kỹ...
Vệ sinh cho Yến hót còn có nghĩa là năng cho chìm tắm. Mỗi tuần có thể tắm vài lần vào buổi trưa, khi trời nắng ấm. Những khi thời tiết quá lạnh, hoặc mưa bão, bên ngoài có giông to gió lớn không được tắm chìm. Nước tắm dành cho chim phải là nước ấm, nếu không chìm sẽ bị cảm.
Ta còn phải bảo vệ sự hô hấp cho chim bằng cách đặt lồng vào những nơi thoáng mát, tránh gió lùa độc hại, tránh giông bão bên ngoài. Mặt khác không nên nuôi chim cạnh bên lò sưởi, và cạnh nhà bếp, nếu dùng than củi. Khói than củi lan tỏa vào lồng nuôi chim tỏa nhiều thán khí có hại trực tiếp cho sức khỏe của chim.
Nên nhớ là sống với không khí ô nhiễm Yến hót bị ngộ độc, và dẫn đến bệnh rụng lông từng phần. Mà bệnh này như phần trước đã trình bày là một bệnh tai hại, có thể giết chết chim, và trước mắt là ảnh hưởng rất xấu đến sự sinh sản bag
Tóm lại, nuôi chim Yến hót, khâu vệ sinh đóng vai trò rất quan trọng. Sức khỏe của chim nhất trong lồng tốt hay xấu là do sự quan tâm làm vệ sinh của chủ nuôi ở mức độ nhiều hay ít. Vệ sinh tồi coi như việc chăn nuôi thất bại. Ngược lại vệ sinh tốt thì chim mạnh khỏe, trống hót hay, mái sinh sản tốt.
Thiết nghĩ, đó là điều mà người nuôi chim Yến hết nào cũng biết đến và đặc biệt quan tâm đến.
Giữ vệ sinh cho Yến hót - Việt Chương
Đăng lúc: , Cập nhật
Bài viết sau sẽ cho bạn thông tin về cách giữ vệ sinh cho Yến hót.
Tác giả bài viết
Việt Chương