Một thứ bệnh khác của Yến hót - Việt Chương

Đăng lúc: , Cập nhật

Bạn có biết rằng yến hót là một trong những loài chim cảnh được yêu thích nhất hiện nay? Nhưng bạn có chắc rằng bạn đã biết cách chăm sóc cho chúng đúng cách? Ngoài những bệnh cơ bản, yến hót còn có thể mắc phải bệnh thay lông từng phần, một bệnh lý phổ biến khiến cho lông của chúng bị rụng không đều, ảnh hưởng đến sức khỏe và nhan sắc của chúng. Bệnh này có thể do nhiều yếu tố gây ra, như thay đổi thời tiết, dinh dưỡng không cân bằng, ký sinh trùng, hay stress. Để phòng và trị bệnh, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống, vệ sinh chuồng nuôi, và tạo điều kiện cho chim vận động và thư giãn. Bài viết sau sẽ cho bạn thông tin chi tiết về bệnh thay lông từng phần của yến hót, cùng các nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất.

Một thứ bênh khác của Yến hót

THAY LÔNG TỪNG PHẦN 

Hằng năm, các loại chim, dù là chim hoang dã hay chim nuôi trong nhà đều thay lông. Đó là sự thay lông định kỳ bình thường.

Và tùy theo thời tiết của mỗi vùng mà thời gian thay lông định kỳ của Yến hót có thể không cùng lúc với nhau. Có vùng chim thay lông sớm, nhưng có nơi chim thay lông muộn, có khi kéo dài vài tháng cho mỗi kỳ thay lông, có khi hơn...

Nhưng, Yến hót còn có sự thay lông khác trong năm, thường xảy ra đến hai lần, gọi là thay lông từng phần. Đây được coi là một thứ bệnh của Yến hót, vì đây là sự thay lông bất thường.

Bệnh này có nhiều nguyên nhân sâu xa gây ra, làm ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của chim, do bị thiếu máu, và chim sinh sản kém. Nếu ta không chịu khó chăm sóc có thể chim suy kiệt dần và dẫn đến tử vong.

Đây là điều mà bất cứ người nuôi Yến nào cũng ngại và cố tránh.

Điều mà mọi người đã biết, Yến hót thay lông từng phần là do nhiều nguyên nhân sinh ra. Hai nguyên nhân rõ ràng nhất là do trạng thái thiếu sắc tố, và sự rối loạn của gan.

Ngoài ra, sự thay lông từng phần còn do nhiều nguyên nhân khác như:

- Thay đổi khí hậu: khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của Yến hót. Chúng thích nghi với khí hậu ôn hòa, ấm áp, lạnh quá hay nóng quá sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của Yến hót. Khí hậu thay đổi bất thường lại là chuyện đại kị đối với chúng.

- Thay đổi môi trường sống và thời tiết: Yến hót tuy không đến nỗi trái tính trái nết như Yến Phụng, nhưng nếu được “an cư” một nơi thích hợp vẫn tốt hơn là sự dời đổi chỗ ở. Sự xáo trộn môi trường sống phần nào có ảnh hưởng đến đời sống tâm sinh lý của chim, nên phải mất một thời gian chim mới lấy lại sự an bình cho cuộc sống. Trong khi đó, thời tiết thay đổi, như giông bão bất thường cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chim. Sự thay đổi nhiệt độ khiến chim biếng ăn, xù lông, cơ thể ương yếu...

- Do chế độ ăn uống: chế độ ăn uống của chim phải được tính toán làm sao cho đủ sức dưỡng. Thức ăn mà thiếu chất bổ sẽ làm chim suy yếu, nhưng thức ăn mà bổ béo quá cũng gây cho chim sự ngộ độc, gây sự rối loạn cho gan. Chẳng hạn không phải cho Yến ăn nhiều trứng là tốt, và không phải ngưng rau một thời gian dài mà vô hại đâu. Sự thay đổi thức ăn đột ngột cũng làm cho chim bị chứng rụng lông từng phần. Vì vậy, khi mua chim của người khác, ta nên hỏi kỹ về chế độ ăn uống của chim ra sao để về cho chúng ăn y thực đơn như vậy.

- Do điều kiện di chuyển: Như trên đã nói, sự di chuyển từ nơi này sang nơi khác, nếu là quá xa, quá lâu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chim Yến hót. Nếu có di chuyển thì nên di chuyển Yến hót từ chỗ lạnh sang chỗ nóng, chứ đừng di chuyển từ vùng nóng sang vùng lạnh. Sự thay đổi thời tiết đột ngột này sẽ làm cho chim ngã gục vì bệnh hoạn, và không tránh được sự thay lông từng phần.

- Do không khí ô nhiễm: Yến hót thích nghi với môi trường sống vừa mát mẻ vừa thoáng đãng. Nếu nuôi trong phòng chật hẹp, tăm tối, vừa thiếu ánh sáng, vừa thiếu không khí trong lành, nhất là thường xuyên bị khói ở lò sưởi tuôn ra, bị khói củi ở bếp tràn vào, chim sẽ bị ngộ độc, và dẫn đến việc rụng lông từng phần một cách đáng tiếc.

Tất cả những nguyên nhân vừa kể trên dẫn đến việc Yến hót thay lông từng phần, trừ người mới vào nghề, chắc chắn những vị có nhiều kinh nghiệm trong nghề đều đã nắm vững được cả.

Việc thay lông từng phần của chim diễn tiến thường như sau:

Ban đầu ta thấy chim tỏ ra biếng nhác, rũ rượi, đứng đâu cũng sục mỏ vào bộ lông để mổ rỉa như ngứa ngáy khó chịu lắm. Trong khi đó, nhìn kỹ sắc lông trên mình chim ta thấy có vẻ khô khan, mất đi vẻ óng mượt. Lông chim mất cả sự tươi tắn, có vẻ như khô khốc và giòn...

Thời gian ngắn sau, những lông ở đầu, sau ót do sự mổ rỉa thường xuyên bị rụng dần tạo ra những vết loang lỗ, có con đầu bị trọc lóc, cổ bị trụi lủi trông... thân tàn ma dại làm sao! Kế đó là rụng dần lông cánh, lông đuôi.

Thay lông từng phần mà tàn tạ như vậy là do bệnh nặng, thường thì chúng chỉ rụng một phần nào đó ở lông đầu, một số lông cánh hoặc lông đuôi mà thôi.

Chim mà bị thay lông từng phần như vậy thì cơ thể yếu đuối, đầu rụt xuống, hai cánh xệ, mất cả sự lanh lẹ vốn là bản tánh hiếu động của nó.

Từ đó ta thấy nếu cho phối ngẫu, chim trống cũng không còn “tha thiết” gì đến việc phối giống. Mà nếu việc đó nó có tiến hành được đi nữa thì lứa trứng đó cũng thiếu cồ, trứng trong khe, mà trứng nào có chút cồ thì cồ cũng yếu, chim non dễ chết yểu. Còn chim mái nếu trong thời kỳ sinh sản mà bị bệnh này sẽ ngưng đẻ, hoặc ngưng ấp, mà dù trứng có nở ra đi nữa, nó cũng không đủ sức nuôi con. Coi như mái bỏ ổ.

Cũng xin được thưa với quí vị, là trong hai con trống mái, chỉ cần một con bị bệnh thay lông từng phần là lứa trứng đó coi như không đem lại kết quả như người nuôi chim mong muốn.

Chữa trị: trị bệnh thay lông từng phần cho Yến hót đòi hỏi nhiều thời gian và công phu. Thường thì bệnh này bị chận đứng lại khi đến kỳ chim thay lông định kỳ xuất hiện. Nghĩa là chim sẽ thay lông toàn bộ và sau đó hết bệnh luôn. Ở nước ngoài, có những loại thuốc đặc chế rất công hiệu để trị dứt bệnh thay lông từng phần, nhưng cũng đòi hỏi một thời gian dài mới hết được.

Và dù trị với phương thuốc nào thì việc cho chim ăn uống bổ dưỡng vẫn là việc phải nghĩ đến. Đây là thời kỳ chim bị mất máu khá nhiều, bệnh hoạn đã vật ngã nó xuống không thương tiếc, vậy thì chỉ có thuốc và phương pháp săn sóc hợp lý và thức ăn bổ dưởng mới cứu sống được chim bệnh mà thôi.

Đây tuy không phải là một tử chứng, nhưng phải đánh giá đúng mức là căn bệnh trầm kha, ngấm ngầm làm chim thiếu máu, suy kiệt sức lực rất nhanh.

Thức ăn của chim phải thêm trứng luộc (có cả lòng trắng lẫn lòng đỏ), đầu gan có thu, ruột bánh mì trộn sữa, rau xà lách xon (cresson), mật đen, khoáng chất và những thức ăn giàu Vitamine khác.

Về nước uống có tính chữa bệnh là nước hợp chất, nhưng chỉ cho uống vài ba ngày rồi tạm ngưng cho uống nước thường vài này.

Trong thời gian chim thay lông từng phần là chim đang bệnh. Chim Yến hót không còn khả năng truyền giống, mà dù nó có phối giống đi nữa thì trống cũng không có cồ. Chim Yến mái cũng không còn khả năng sinh đẻ. Mà dù một trong hai con vướng bệnh, lứa trứng đó cũng không có cồ. Vì vậy, tốt hơn cả là ta nên lấy ổ đẻ ra ngoài để đôi chim được tự do tĩnh dưỡng cho đến lúc lành bệnh mới cho chúng sinh sản tiếp.

Vẫn biết khoảng thời gian ngưng để có thể rất lâu, nhưng dù ta có “tiếc của đời ép chúng sinh sản thì kết quả cũng chỉ là con số không to tướng mà thôi, 
 
gọi Miễn Phí