Bệnh của Yến hót và cách chữa trị - Việt Chương

Đăng lúc: , Cập nhật

Bệnh của Yến hót là một vấn đề thường gặp ở các loài chim cảnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cho Yến hót, như ít vận động, dinh dưỡng sai cách, ký sinh trùng, suy giảm sức đề kháng, lão hóa… Bệnh thường biểu hiện ở chân của chim, khiến chân bị đỏ, sưng, chảy máu, hoặc bị rụng lông, mắt bị mù, hen suyễn… Cách chữa trị bệnh cho Yến hót phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Bệnh của Yến hót và cách chữa trị

Yến hót là loài chim nhỏ, ai cũng biết là khó nuôi, một phần do chim nhuốm nhiều tật bệnh, mà là bệnh hiểm nghèo khó chữa.

Khi một con Yến hót trong lồng bị bệnh, nhất là bệnh nội thương thì quí vị coi như... mình bị mất con chim đó rồi! Ngay các nghệ nhân có kinh nghiệm trong nghề lâu năm cũng nhìn nhận như vậy.

Vì vậy, làm sao ngăn ngừa được bệnh cho chim là điều mà người nuôi Yến hót nào cũng nên quan tâm tới.

Nuôi chim Yến hót, ai cũng biết trước là phải chấp nhận sự hao hụt là con số lớn, lên đến vài mươi phần trăm so với tổng số chim đang nuôi chứ không ít ỏi gì. Có điều người có nhiều kinh nghiệm thì bị thiệt hại ít, còn kẻ nuôi chim tài tử thì có thể gặp rủi nhiều hơn.

Bệnh mà phần nhiều Yến hót đều vướng phải là bệnh gan và bệnh đường tiêu hóa, là những cơ phận nhạy cảm và yếu ớt nhất của giống chim này. Ngoài ra còn có bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoại thương, và ký sinh trùng rận, rệp, bọ chét cũng tác hại rất mạnh đến sức khỏe của chim đến mức thảm hại.

Vì vậy đã nuôi chim Yến hót thì phải “chấp hành” đúng theo sách vở, phải chịu khó học hỏi kinh nghiệm quí báu của những người vào nghề trước mình, càng lão luyện càng tốt. Người nào mới vào nghề mà chủ quan, tự tin ở năng lực mình thì, không khéo có ngày sẽ rước thất bại vào thân.

Thực tế đã cho ta thấy, chung quanh ta người vào nghề thì đông, nhưng kẻ gọi là thành đạt thì... đâu được nhiều khuôn mặt mới!

Như trên đã nói, bệnh của Yến hót có rất nhiều, đại thể như:

- Bệnh gan

- Bệnh viêm tiểu trường, bệnh lỵ xâm

- Bệnh táo bón, bụng đó

- Bệnh thống phong, thấp khớp

- Bệnh vết thương nhiễm trùng, sưng mủ lết min

- Bệnh hen suyễn, viêm phế quản

- Bệnh cảm hàn, khản tiếng

- Bệnh gầy còm, cơ thể suy nhược

- Bệnh lão hóa

- Bệnh ghẻ

- Bệnh về đường sinh sản (đẻ khó khăn, chim mái vô sinh, khó thụ thai..)

- Bệnh thay lông từng phần...

Trong những bệnh này, có bệnh khó trị, có bệnh đề trị, có bệnh phải nhờ chữa bằng thuốc, nhưng cũng có bệnh chỉ cần trị liệu bằng thức ăn bổ dưỡng cũng chóng lành.

Phải thành thật mà nói rằng, những thuốc đặc trị cho các bệnh chim Yến hót tại nước ta rất hiếm, chỉ có thể mua được tại nước ngoài. Vì vậy, người nuôi Yến hót chỉ còn biết trông cậy vào cách nghiên cứu chế độ ăn uống sao cho chim vừa được bổ dưỡng, vừa ngăn ngừa được vài bệnh thông thường, bằng chính kinh nghiệm của mình.

Ngoài ra, mọi người đều cố gắng ngăn ngừa những tác nhân bên ngoài gây hại cho sức khỏe của chim như thời tiết xấu, khí hậu bất ổn, môi trường sống ô nhiễm...

Trong khi đó thì tại nước ngoài bệnh gì của chim đã có thuốc chủ trị đó. Có hàng trăm loại thuốc dành cho chim, và ngay cả việc chế biến thức ăn cũng có nhiều cơ sở sản xuất qui mô nổi tiếng khắp thế giới.

Tuy nhiên, dù có tủ thuốc hiệu nghiệm bên cạnh như vậy, ai cũng tin cậy vào số thức ăn bổ dưỡng cung cấp cho chim hằng ngày, chính thức ăn mới đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho chim, dù đối với cả chim đang bị bệnh.

Những thức ăn có nhiều Phosphates, nhiều Vitamines rất được nhiều người dùng tới...

- Bảo vệ chân chim: Đôi chân của Yến hót rất yếu, ta cần phải săn sóc cẩn thận. Chân chim thường bị đau do kiến cắn, muỗi đốt, có khi dẫn đến việc cụt ngón, rụng lóng. Có khi chân bị trầy trụa, sưng đỏ do chân bị vấy bẩn phân đóng thành những lớp cứng khó gỡ.

Do đôi chân là bộ phận nhạy cảm nhất của chìm, nên khi chân bị thương tật chim tỏ ra đau đớn, đi đứng khô khăn. Vì vậy, chúng thường là rù đứng yên một chỗ trên cần đậu...

Khi bắt Yến hót ra để chữa bệnh, ta nên có cử chỉ nhẹ tay, cẩn thận được chừng nào hay chừng nấy, như vậy tránh cho chân chim bị đau đớn, hơn nữa lại tránh được chim sự sợ hãi. Có nhiều trường hợp do sợ hãi thái quá, con chim bị bắt chết thình lình trên tay của ta.

Nếu chân chim bị vấy bẩn do phân và đất cát trong lồng dính khô lại, thì ta phải ngâm chân chim vào nước xà bông âm ấm. Sau đó, ta gỡ dần những lớp bẩn đóng cứng kia ra...

Xin lưu ý nếu là trong thời kỳ chim đang thay lông, do cơ thể quá yếu, ta không nên rửa chân chim bằng nước lạnh, có thể làm cho chim chết.

Chân bị thương có thể sưng đỏ lên, hoặc bị trầy trụa, ta nên rửa chân chim bằng nước chanh. Việc này nên lập đi lập lại nhiều lần trong ngày, chân đau cũng sẽ lành được. Chất chua của nước chanh là vị thuốc có khả năng làm dịu sự đau nhức và hàn gắn vết thương của chim.

- Chim bị hen suyễn: Chim bị hen suyễn do bệnh từ đường hô hấp, do thời tiết quá xấu thay đổi bất thường, do quá lạnh... Khi bị bệnh chim biếng ăn, đậu một chỗ trên cần và xù lông tròn vo như quả trứng, trong khi miệng chim há ra thở một cách khó khăn. Bệnh này nếu không chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến tử vong.

Trước hết, ta dời chim vào ở nơi thật ấm áp, kín gió. Tốt hơn hết là dùng vải che kín lồng chim không cho gió chướng lọt vào, sau đó cho chim uống thuốc Tricalcine trong nhiều ngày liên tiếp.

Lấy một viên tuốc Tricalcine nghiền thành bột rồi trộn chung một muỗng cà phê mật ong cho chim uống suốt ngày.

Những chim bị hen suyễn không nên cho tắm, vì như vậy sẽ ảnh hưởng xấu thêm đến sự hô hấp của chim.

Những con Yến trống khi bị bệnh này cũng biếng hót, mà dù hót cũng bị khàn tiếng.

Để chữa bệnh khan tiếng, ta cũng nhốt chim và nơi ấm áp, che kín lồng lại, dùng 5 viên Aconit tán thành bột ngâm vào nước cho chim uống. Cần bổ dưỡng cho chim bằng thức ăn giàu Vitamines, và dầu cá thu... Có thể dùng thuốc La pochette des oiseaux cũng tốt, loại thuốc này chuyên trị các bệnh của chim.

- Bệnh bọ chét: Còn gọi là rận đỏ, một thứ ký sinh trùng sống bám trong bộ lông vũ của chìm, trong ổ, trong các chỗ hở của lồng chim, nhất là lồng đóng bằng khung g tilde hat o để hút máu của chim con và chim bố mẹ.

Giống rận này sinh sản rất nhanh nếu gặp môi trường sống tốt. Kinh nghiệm cho thấy rằng trong những thời kỳ chim nằm ấp trứng, hoặc chim thay lông, thì giống rận này tác oai tác quái nhiều nhất. Hình như chúng sợ ánh sáng, chỉ núp vào những khe tối, lý tưởng nhất là ẩn trong mớ vật liệu trong ổ chim. Nếu chúng ta không kiểm soát ổ để tiêu diệt chúng thì chúng dễ dàng tăng lên con số hàng ngàn hàng vạn con... đến nỗi nhiều khi chim mẹ phải bỏ ổ trốn ra ngoài mặc cho đàn con làm mồi ngon cho chúng.

Chim con đã bị rận đỏ tấn công thì mất máu, ốm dần, suy kiệt dần sức lực mà chết.

Cái nguy hại của rận đỏ là truyền bá đủ thứ bệnh cho chim, hễ một con bị bệnh thì dễ dàng lây lan ra cả bầy, nhiều khi phát giác trễ không còn cách cứu kịp. Số chim con còn nằm trong  bị giống rận này tấn công kịch liệt, gây sự hao hụt khá lớn, có khi hư hết trọn ổ con.

Hiện nay trên thị trường thuốc thú ý có nhiều loại thuốc trừ được giống rận rệp này. Thuốc có thể xịt một lần công hiệu được vài ba tháng. Rận gặp thuốc sẽ bị suy yếu dần mà chết, trứng của chúng cũng bị tiêu diệt.

Cứ vài tháng một lần chúng ta nên tổng phun thuốc một lần khắp các lồng chim, các dụng cụ nuôi chim, Nếu cẩn thận thì phun thuốc khắp khu vực nuôi chìm, như vậy mới tránh cho chim mọi hậu họa về sau. 

Loại thuốc này có thể xịt thẳng vào mình chim, xáo trộn những vật liệu lót ổ lên để xịt thuốc, như vậy là sào huyệt ẩn núp lý tưởng của giống kí sinh này không còn nữa.

Trước đây, gặp bệnh này, tuy cũng có nhiều cách trị như đem ổ và lồng ra phơi nắng, hoặc chế nước sôi để tiêu diệt rận và trứng của nó. Còn có chim bệnh thì cho tắm bằng nước muối...

Tất nhiên, trị theo cách đó thì tốn nhiều thời gian và kết quả không được như ý.

- Trị bệnh thay lông từng phần: Thay lông từng phần là một loại bệnh làm suy yếu sức khỏe của chim. Ta cần phải cho chim được sống yên tĩnh, bằng cách dùng vải trùm lồng chim chỉ để chừa một kẽ hở nhỏ, giúp chim sống trong cảnh nửa tối nửa sáng.

Với cách sống khiếm khuyết ánh sáng này chim sẽ mau ra lông trở lại, những chim bị bệnh nhẹ rất chống lành. Ngoài ra, ta phải cho chim ăn thức ăn thật bổ dưỡng, có nhiều Vitamines và chất béo. Nước hợp chất cũng rất cần thiết cho chim bệnh lúc này, nhưng chỉ uống vài ngày rồi lại cho uống nước thường vài ngày... Nên cung cấp rau tươi cho chim bệnh, như rau diếp quăn, rau mã đề, rau xà lách xon...

 
gọi Miễn Phí