Học cách sửa chữa, tháo lắp và kiểm tra các linh kiện chính của hộp số xe máy - Hùng Lê

Đăng lúc: , Cập nhật

Trong hệ thống truyền động của xe máy thì hộp số chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất nó giúp xe thay đổi chỉ số công suất vận hành từ động cơ sang bánh xe từ đó giúp xe có thể điều chỉnh gia tốc di chuyển . Do đó khi hoạt động các chi tiết trong hộp số cần đảm bảo chỉ tiêu kĩ thuật cao, mức độ sai số thấp nếu vượt quá giới hạn cho phép có thể dẫn tới kẹt, bể hộp số. Bài viết dưới đây của Hùng Lê sẽ cung cấp cho bạn phần lí thuyết về cách tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa hộp số một cách cơ bản nhất.

Sửa chữa hộp số xe máy đúng cách và những kiến thức cơ bản cần nắm rõ

1. Hộp số xe máy là gì ?

Hộp số hay hộp truyền động là một bộ  phận quan trọng trong hệ thống truyền động của xe máy. Nó đảm nhận nhiệm vụ thay đổi tỉ số truyền động của động cơ thông qua hệ thống bánh răng từ đó giúp thay đổi momen xoắn của bánh xe, và giúp xe hoạt động ổn định khi tăng hoặc giảm tốc độ, tăng khả năng thích nghi của xe khi chạy ở nhiều địa hình khác nhau.
Ở xe máy hốp số là bộ phận đảm bảo tỷ số truyền động của động cơ và cầu dẫn động
Ở xe máy hốp số là bộ phận đảm bảo tỷ số truyền động của động cơ và cầu dẫn động
Các bánh răng ăn khớp với nhau giúp truyền tải momen lực và thay đổi tỉ số truyền

Các bánh răng ăn khớp với nhau giúp truyền tải momen lực và thay đổi tỉ số truyền

Dấu hiệu xe máy bị bể hộp số:

  • Xe không thể chuyển số
  • Xe hoạt động yếu, chạy với tốc độ kém hơn hẳn, đặc biệt là khi trở đồ nặng, quá tải trọng
  • Việc sang số gặp nhiều khó khăn hay gắt số khi giảm ga
  • Nhiên liệu bị tổn hao hơn mức bình thường
  • Xe có hiện tượng giật mạnh khi chuyển số để tăng tốc
  • Động cơ phát ra tiếng hú khi chạy xe

2. Cách tháo hộp số

Hộp số của xe mô tô 2 bánh đa phần đều lắp ở bên trong của 2 nửa bên trái và bên phải của hộp trục khuỷu, thông thường có thể tháo theo trình tự sau đây:

(1) Tháo linh kiện của bộ li hợp ở bên ngoài trục chính của hộp truyền động.

(2) Tháo nhông xích ở bên ngoài trục phụ của hộp truyền động, các linh kiện của bánh răng truyền động khởi động.

(3) Tháo cơ cấu điều khiển hộp số (bên ngoài hộp trục khuỷu).

(4) Tháo rời thân hộp trục khuỷu ở 2 bên.

(5) Tháo cụm trục chính, cụm trục phụ của hộp truyền động, cụm trục cam, cần sang số và cáp cài số khỏi hộp trục khuỷu.

(6) Tháo bánh răng của hộp truyền động, đối với bánh răng liên kết với trục theo kiểu lắp ép (lắp có độ dôi) thì không cần phải tháo.

Bộ phận bánh răng truyền động trong hộp truyền động của động cơ xe NF125 như hình 3-37.
Bánh răng truyền động trong hộp truyền động của xe NF125
Hình 3-37: Bánh răng truyền động trong hộp truyền động của xe NF125
1 - Trục chính; 2 - Trục phụ; 3 – Bánh răng kép của bộ li hợp; 4 - Thân máy phải; 5 - Thân máy trái; 6 - Bánh xích nhỏ; 7 - Trục khởi động; 8 - Bánh răng khởi động; 9 – Bánh răng khởi động trung gian
Mặt cắt dọc bên trong hộp số xe máy

Mặt cắt dọc bên trong hộp số xe máy

3. Kiểm tra và sửa chữa các linh kiện chính

3.1 Kiểm tra trục chính (trục I) và trục phụ (trục II)

Làm sạch lỗ giữa tâm ở 2 đầu của trục chính hoặc trục phụ, nếu miệng lỗ có gờ thì dùng dao cạo sạch, sau đó để lên giá đỡ cố định rồi dùng so kế kiểm tra độ đảo hướng tâm ở giữa, nếu độ đảo vượt quá 0,10mm thì không dùng tiếp được mà phải thay cái mới.

Hộp số là bộ phận hoạt động cần sự chính xác kĩ thuật cao cho nên chỉ cần độ đảo hướng của trục chính vượt quá 0,10mm thì phải thay thế

3.2 Kiểm tra và sửa chữa bánh răng

Bánh răng trong hộp số đảm nhận vai trò truyền lực momen xoắn, biến đổi trục quay và thay đổi tỷ số truyền, mỗi trục bánh răng có số bánh răng khác nhau, khi ăn khớp với nhau sẽ thay đổi tỉ số truyền của động cơ
 

Bề mặt bánh răng sau một thời gian hoạt động chịu nhiều áp lực và lực ma sát sẽ xuất hiện tình trạng bị mài mòn, rỗ khiến cho xe giảm công suất, kẹt số
Tất cả các bánh răng của hộp truyền động sau khi tháo đều phải kiểm tra cẩn thận, quan sát tình trạng mài mòn trên mặt răng.
  • Nếu mặt răng đã bị mòn đến mức xuất hiện các hố tương đối sâu thì khi khớp lại độ hở giữa các răng sẽ lớn, từ đó làm cho sự truyền động không ổn định và gây ra tiếng ồn lớn, cần phải thay bánh răng mới.
  • Đối với bánh răng nối với trục bằng vành rỗng thì phải kiểm tra độ hở liên kết giữa đường kính bánh răng với cổ trục, nếu độ hở quá lớn thì phải thay.
  • Đối với bánh răng nối với trục bằng chốt trục thì phải kiểm tra độ hở liên kết giữa chốt trục với trục xem có lớn quá không, hoạt động có linh hoạt không. Nếu độ hở quá lớn thì phải thay, nếu hoạt động không linh hoạt thì có thể phun màu lên để mài hoặc dũa.
  • Nếu răng của bánh răng bị nứt hoặc vỡ thì phải thay.
  • Đối với bánh răng và lỗ rãnh mà 2 mặt cắt của bánh răng được dùng để làm cho bánh răng ăn khớp với nhau, do sự thay đổi tốc độ gây ra sự cọ xát nhiều lần, làm cho răng ở mặt cắt bị mài với góc nghiêng tương đối lớn, nếu lỗ rãnh mài thành hình miệng loa tương đối to, như hình 3-38, làm cho cần tốc độ (cần hộp số) khó ổn định, ảnh hưởng đến sự truyền mômen, như vậy thì phải thay.
Kiểm tra răng và lỗ rãnh ở 2 mặt cắt của bánh răng
Hình 3-38: Kiểm tra răng và lỗ rãnh ở 2 mặt cắt của bánh răng

3.3 Kiểm tra và sửa chữa hệ thống đổi tốc độ

Hệ thống đổi tốc độ thường có 2 loại là cam mặt phẳng (kiểu tấm hình quạt) và cam hình trụ (kiểu cam thùng), hiện nay động cơ xe mô tô 2 bánh đa số đều dùng cam kiểu trụ tròn, nội dung kiểm tra và sửa chữa cơ bản giống nhau.

3.3.1 Kiểm tra trục cam đổi tốc độ

Rãnh của trục cam hình trụ tròn của trục cam đổi tốc độ tuy được xử lý nhiệt, nhưng do nó cọ xát nhiều lần với trục xoay trên cần sang số, độ rộng của rãnh trục cam tăng hoặc chỗ chuyển tiếp cục bộ bị mài mòn nghiêm trọng (như hình 3-39), làm cho cơ cấu đối tốc độ không linh hoạt hoặc sang số không chuẩn thì phải thay cái mới. Chốt xoay cũng phải kiểm tra xem có bị mài mòn hay không.
Hình 3-39: Kiểm tra trục cam đổi tốc độ 1 - Rãnh cam; 2 - Chốt xoay
Hình 3-39: Kiểm tra trục cam đổi tốc độ 1 - Rãnh cam; 2 - Chốt xoay
 

3.3.2 Kiểm tra cần sang số

Phương pháp kiểm tra cần sang số như hình 3-40. Nó phải hoạt động linh hoạt trên cáp cài số, độ hở sau khi lỗ trong mài mòn với cáp cài số không được quá lớn. Trên mặt hình trụ của cần sang số phải không có hiện tượng mài mòn cục bộ, độ hở liên kết với rãnh trục cam đổi tốc độ không được quá lớn. Chỗ nhánh của cần sang số thường xuyên tiếp xúc với rãnh hình khuyên của bánh răng đổi tốc độ nên không thể tránh được sự mài mòn, nhưng mức độ mài mòn của nó không quá lớn, nếu không thì sẽ gây khó khăn cho việc thay đổi tốc độ. Giá trị giới hạn của độ mài mòn tùy thuộc vào từng loại máy mà có sự khác biệt.

3.3.3 Kiểm tra và sửa chữa cần số, đòn bẩy, lò xo

Phương pháp kiểm tra sửa chữa như hình 3-41. Chỗ đầu mũi tên chỉ của cần số tiếp xúc với phớt chặn dầu, nếu mài mòn thành vết lõm thì sẽ bị rỉ dầu. Đối với vết lõm có thể dùng giấy nhám để mài bóng, nhưng phải đảm bảo tính chất hình trụ. Hai móc bên ở trên đòn bẩy thường xuyên đẩy qua đẩy lại trên chốt xoay của trục cam đổi tốc độ nên tạo ra hiện tượng mài mòn. Khi tháo ra để sửa thì phải mài thật bóng. Đồng thời phải chú ý kiểm tra độ hở dao động của đòn bẩy, nếu độ dao động quá lớn thì có thể tán lại chỗ tán nối tiếp, nhưng phải đảm bảo độ vuông góc của nó với cần số.
Hình 3-40: Kiểm tra cần sang số
Hình 3-40: Kiểm tra cần sang số
Hình 3-41: Kiểm tra cần số, đòn bẩy, lò xo
Hình 3-41: Kiểm tra cần số, đòn bẩy, lò xo 1 - Cần số; 2 - Đòn bẩy; 3 - Lò xo

Trong hình 3-41 có vẽ 3 cái lò xo, lò xo to là lò xo hồi vị, nếu bị biến dạng hoặc lực đàn hồi kém thì phải thay. Một trong 2 cái lò xo nhỏ là lò xo kéo định vị bánh, còn một cái là lò xo kéo đòn bẩy. Nếu thời gian sử dụng quá dài thì lực đàn hồi của nó sẽ kém hoặc bị kéo dãn, 2 đầu lò xo treo ở trong lỗ cọ xát với tấm thép, khiến cho nó nhỏ lại, khi tháo để sửa cũng phải thay kịp thời.

4. Điều chỉnh cơ cấu cần số sau khi lắp hộp truyền động

Đối với dòng máy mà hệ thống đổi tốc độ sử dụng trục cam hình trụ thì sau khi sửa chữa và lắp ráp, có thể tiến hành điều chỉnh theo phương pháp dưới đây. Ở đây sẽ lấy động cơ xe NF125 để nói rõ.

(1) Quan sát khoảng cách giữa móc ở 2 bên đòn bẩy và chốt xoay trên trục cam đổi tốc độ (tức bi kim, con lăn hình kim) xem có bằng nhau không, như hình 3-42. Khi kiểm tra hộp truyền động phải ở một trong các số 2, 3, 4.
Hình 3-42: Kiểm tra độ hở ở 2 bên đòn bẩy
Hình 3-42: Kiểm tra độ hở ở 2 bên đòn bẩy

(2) Nếu khoảng cách 2 bên không bằng nhau thì phải điều chỉnh vít lệch tâm ở dưới tấm đầy, như hình 3-43. Dùng tua vít để vặn vít lệch tâm sao cho độ hở của góc ở 2 bên đòn bẩy bằng nhau, sau đó bắt chặt vít lại, đồng thời dùng gioăng để bảo vệ đai ốc, phòng tránh khi làm việt vít lệch tâm bị long mà thay đổi vị trí.
Hình 3-43: Điều chỉnh độ hở 2 bên của đòn bẩy
Hình 3-43: Điều chỉnh độ hở 2 bên của đòn bẩy
1 - Vít lệch tâm; 2 - Siết chặt gioăng; 3 - Đai ốc 4 - Lò xo hoàn lực; 5 - Tấm đầy; 6 - Đòn bẩy 7 - Bánh định vị; 8 - Cần sang số

Nếu điều chỉnh không tốt thì phải kiểm tra xem 2 chân của lò xo hoàn lực có bị kẹp chặt vào vít lệch tâm không, đồng thời 2 chân này phải song song với rãnh của tấm đẩy, có thể điều chỉnh cho lò xo hoàn lực phù hợp với yêu cầu hoặc thay thế lò xo chuẩn khác.
 
gọi Miễn Phí