1. Tháo cơ cấu khởi động
Ví dụ như động cơ xe NF125. Trước tiên tháo cần khởi động, sau đó tháo vỏ bên phải, tháo một đầu của lò xo hoàn lực như hình 3-44, sau đó đưa ra ngoài, lấy cụm trục khởi động ra, cuối cùng tháo bánh răng trung gian.Hình 3-44: Tháo cơ cấu khởi động
2. Kiểm tra các linh kiện chính
2.1 Kiểm tra bánh răng trung gian và bánh răng khởi động
Kiểm tra xem răng của 2 bánh răng này có bị biến dạng không (hình 3-45), nếu bị biến dạng thì phải thay. Kiểm tra bánh răng khởi động có xoay linh hoạt theo chiều xoắn ốc trên trục khởi động không, nếu bị kẹt thì phải tiến hành sửa.Hình 3-45: Kiểm tra bánh răng khởi động và bánh răng đệm trung gian
Kiểm tra độ mòn bánh răng là bước quan trọng khi sửa chữa cơ cấu khởi động
Đối với miếng chắn trên trục khởi động phải kiểm tra xem có bị nứt hay không, chỗ mối hàn có hiện tượng bong mối hàn không, nếu có thì phải sửa hoặc thay thế.
2.2 Kiểm tra lực đàn hồi của vòng hãm
Lò xo đệm hầm (còn gọi là kẹp khởi động) sau khi khớp bánh răng khởi động với bánh răng trung gian, cùng với sự vận chuyển của cần khởi động, lò xo đệm hãm do kẹp chặt lấy rãnh vòng của bánh răng khởi động, nên giữa chúng có sự mài mòn, sau thời gian dài, cùng với sự tăng số lần khởi động, sức kẹp chặt của lò xo đệm hãm yếu dần, đến mức không thể kẹp được bánh răng khởi động, khiến cho nó không thể khớp vào hoặc trật ra khỏi bánh răng trung gian. Sức kẹp chặt của lò xo đệm hãm có thể kiểm tra bằng cân lò xo như hình 3-46, lực kéo phải là 3,92N-11,76N(0,4kgf-1,20kgf). Nếu lực kẹp này lớn quá thì đạp cần khởi động sẽ mất sức, mà rãnh vòng của lò xo đệm hãm và bánh răng khởi động cũng dễ bị mòn. Nếu lực kẹp không đạt yêu cầu thì phải thay lò xo.Hình 3-46: Kiểm tra lực kẹp của vòng hãm (phanh hãm)