Cách nhận biết và sửa chữa khi bộ li hợp xe máy gặp sự cố, hỏng hóc - Hùng Lê

Đăng lúc: , Cập nhật

Có thể các bạn đã biết khi động cơ xe máy hoạt động công sinh ra từ buồng đốt là năng lượng giúp bánh xe chuyển động. Tuy nhiên để truyền tải cơ năng từ động cơ đến bánh xe thì cần phải có bộ li hợp - bộ phận trung gian giữa động cơ và hộp số, là thành phần không thể thiếu trong hệ thống truyền động của xe. Với chức năng làm cầu nối trung gian giữa động cơ và hộp số bộ li hợp sẽ giúp truyền tải momen lực và giữ ổn định cho xe trong quá trình sang số và tăng tốc. Do đó để tránh những sự cố bất ngờ và nâng cao tuổi thọ cho xe thì ta cần tiến hành kiểm tra và và sửa chữa bộ li hợp định kì theo quy định của nhà sản xuất.

Bí quyết sử dụng đúng cách và nâng cao độ bền cho li hợp xe máy

1. Bộ li hợp trên xe máy là gì ?

Bộ li hợp - bố nồi trên xe máy là một thành phần của hệ thống truyền động, có vị trí nằm giữa động cơ và hộp số  có nhiệm vụ truyền động từ động cơ sang bánh xe hoặc ngắt kết nối giữa động cơ và bánh xe.

Nếu bộ li hợp bị hư hỏng xe sẽ có biểu hiện như sau:
  • Xe bị ì, tính năng tăng tốc kém
  • Nhiên liệu bị tổn hao nhiều hơn mức bình thường
  • Xe khó vào số, hay bị dắt số
  • Có tiếng kêu lạ từ trong động cơ
  • Có hiện tượng giật mạnh khi tăng hoặc giảm số
Để xe máy có thể vận hành ổn định thì bộ ly hợp là một trong những thành phần không thể thiếu
Để xe máy có thể  vận hành ổn định thì bộ ly hợp là một trong những thành phần không thể thiếu
Cấu tạo bộ nồi xe máy loại xe số

Cấu tạo bộ nồi xe máy loại xe số
Cấu tạo bộ li hợp xe tay ga

Cấu tạo bộ li hợp xe tay ga

2. Cách tháo bộ li hợp

Bộ li hợp của xe mô tô 2 bánh đa phần đều sử dụng bộ li hợp nhiều đĩa ma sát. Như xe NF125, HD125, XF250,... đều sử dụng bộ li hợp này. Khi tiến hành trung tu và đại tu động cơ, phải tiến hành tháo bộ li hợp theo phương pháp dưới đây (ví dụ như xe NF125):

(1) Tháo vỏ phải (hoặc gọi là nắp phải của hộp trục khuỷu) của động cơ.

(2) Tháo vít bắt bộ li hợp, như hình 3-30.

(3) Tháo đệm nắp rồi đổ lò xo li hợp ra.

(4) Lấy toàn bộ đĩa ma sát và đĩa ma sát dẫn động ra.
Hình 3-30: Tháo đai ốc cố định bộ li hợp (a) Dụng cụ chuyên dụng; (b) Phương pháp thao tác
Hình 3-30: Tháo đai ốc cố định bộ li hợp
(a) Dụng cụ chuyên dụng; (b) Phương pháp thao tác

(5) Sử dụng dụng cụ chuyên dụng, vòng bên trong của dụng cụ này có răng, có thể chụp lên răng vai trục của đĩa ma sát dẫn động, sau đó dùng cờ lê cố định khác để tháo vít cố định vai trục của đĩa ma sát dẫn động, dụng cụ chuyên dụng và phương pháp thao tác như hình 3-30. Người dùng cũng có thể tự chế dụng cụ bằng đĩa ma sát dẫn động đã bị hỏng.

(6) Tháo vai trục của đĩa ma sát dẫn động.

(7) Tháo cụm vỏ cố định 2 bánh răng.

(8) Tháo cữ nhả bộ li hợp.

Phương pháp tháo bộ li hợp của các loại xe khác về cơ bản tương tự.

3. Kiểm tra và sửa chữa các linh kiện chính

3.1 Kiểm tra và thay thế đĩa ma sát

Đĩa ma sát là linh kiện quan trọng trong bộ li hợp, phải đảm bảo độ dày và độ phẳng nhất định.
 
Các linh kiện chính trong bộ li hợp của xe mô tô
Các linh kiện chính trong bộ li hợp của xe mô tô
  • Kiểm tra xem có bị hỏng không. Đĩa ma sát do thiếu dầu hoặc do thao tác ghép nối quá chậm nên có thể gây cháy, nếu bị hỏng nặng thì không thể dùng tiếp được.
  • Đo độ dày của đĩa ma sát, như hình 3-31. Dụng cụ đo có thể dùng thước kẹp, đối với các đĩa ma sát bằng gỗ mềm hoặc gỗ nhựa, do chất liệu ma sát của chúng tương đối mềm nên khi đó không được dùng lực quá mạnh, để tránh đo không chuẩn. Độ dày mài mỏng của đĩa ma sát của các loại động cơ đều có quy định riêng, như dộ dày đĩa ma sát mới của động cơ xe NF125 là 3mm, giới hạn mài mòn là 2,7mm, nếu nhỏ hơn độ dày này thì khi động cơ truyền động của bộ li hợp có mômen xoắn cực đại thì xảy ra hiện tượng trơn trượt. Trong quá trình sửa chữa, nếu không tìm được đĩa ma sát để thay thì có thể dùng tạm thêm một tấm đĩa ma sát dẫn động. Khi đo độ dày của đĩa ma sát, phải tiến hành đo ở nhiều chỗ, xem độ dày của đĩa ma sát có thống nhất không, nếu sai số độ dày trong diện tích tương đối lớn thì phải thay.
Hình 3-31: Kiểm tra độ dày của đĩa ma sát
Hình 3-31: Kiểm tra độ dày của đĩa ma sát
Ngoài đo độ dày để xem đĩa ma sát có phải thay hay không thì chủ yếu vẫn là xem ở trạng thái điều chỉnh chính xác xe có hiện tượng trơn trượt bộ li hợp hay không. Hiện tượng trơn trượt tức là khi tăng tốc chạy xe, cho dù động cơ thay đổi tốc độ cao tương đối nhanh, nhưng lại không thể làm cho tốc độ xe tăng theo, mà trái lại còn có cảm giác đứng im. Khi bộ li hợp bị trơn trượt thì trước tiên phải kiểm tra xem độ hở giữa vít li thân có quá nhỏ hay không, thậm chí không có độ hở (đối với cơ cấu điều khiển kiểu đầy trong).
  • Kiểm tra và sửa chữa bề mặt ma sát. Đối với đĩa ma sát mà trên khung máy có mở ô cửa nạm tấm gỗ mềm (như xe XF250) thì có thể nạm lại tấm gỗ mềm mới để thay tấm gỗ mềm đã bị mài mòn. Nhưng phải mài phẳng trên giấy nhám phẳng, đảm bảo độ dày là 3,8+83 mm. Đối với xe mô tô 3 bánh giữa DF-BM021 sử dụng động cơ 250, đĩa ma sát đã được thay tấm gỗ mềm thành đĩa ma sát bằng chất liệu nhựa, so với gỗ mềm thì tính chịu mài mòn của nó tốt hơn.

Đĩa ma sát được chế tạo trong thời gian gần đây thì 2 mặt đều có rất nhiều rãnh có độ sâu tầm 0,3mm, dùng để nạp dầu, hỗ trợ tản nhiệt, đồng thời cũng có lợi cho việc tháo rời khi tháo đĩa ma sát và đĩa ma sát dẫn động. Khi kiểm tra và thay đĩa ma sát, nhất định phải chú ý xem những rãnh nhỏ này có hiện tượng tắc nghẽn hay không, nếu tháo đĩa ma sát cũ mà thấy rãnh rất nông hoặc gần như không nhìn thấy rãnh thì không thể sử dụng tiếp được. Đối với đĩa ma sát mới thay vào thì các rãnh này nhất định phải thông suốt, nếu có những chỗ dập không đẹp thì có thể dùng dao nhỏ để sửa. Vật liệu ma sát phải liên kết chặt chẽ với khung máy, nếu đĩa ma sát có độ kết dính không tốt thì không nên dùng. Đồng thời, độ rộng của các vấu lồi bên ngoài đĩa ma sát mới cũng phải thích hợp, khi lắp thử vào trong vỏ cố kết thì phải hoạt động linh hoạt trong các rãnh này, nếu không hoạt động linh hoạt thì phải tiến hành dũa.

3.2 Kiểm tra và thay đĩa ma sát dẫn động

Đĩa ma sát dẫn động là một loại cơ cấu trong bộ li hợp ma sát, nó được sử dụng để kết nối động cơ với hộp số của xe. Đĩa ma sát được thiết kế để chịu được momen xoắn lớn nhất của động cơ trong bất kỳ điều kiện làm việc nào.

Các răng sẽ khớp với đế nồi phía trong
Do đĩa ma sát dẫn động rất mỏng nên khi làm việc có thể biến dạng, khiến cho độ phẳng của bề mặt không đạt yêu cầu. Khi ráp đĩa ma sát dẫn động có mặt cắt không phẳng với đĩa ma sát thì diện tích liên kết giảm, ảnh hưởng đến sự truyền động của lực. Phương pháp kiểm tra như hình 3-32, để đĩa ma sát dẫn động lên bàn phẳng, sau đó khẽ ấn đĩa ma sát dẫn động rồi dùng bộ căn lá kiểm tra độ hở tối đa ở các chỗ. Giá trị cực đại của độ hở chính là sai số độ phẳng của mặt cắt này. Khi sửa thông thường vượt quá 0,1mm thì không thể dùng tiếp mà phải thay. Vì đĩa ma sát dẫn động làm bằng tấm thép và được định hình bằng xử lý nhiệt, sau khi bị biến dạng thì khó mà nắn lại được.
Hình 3-32: Kiểm tra đĩa ma sát dẫn động
Hình 3-32: Kiểm tra đĩa ma sát dẫn động
 
 

3.3 Sửa chữa vỏ cố kết bộ li hợp và vai trục của đĩa ma sát dẫn động

3.3.1 Sửa chữa vỏ cố kết bộ li hợp

Vỏ cố kết bộ ly hợp - nhông hú  là một phần của bộ li hợp xe máy. Nó có tác dụng giữ cho đĩa li hợp và bộ li hợp cố định với nhau, vỏ cố kết bộ li hợp thường được làm bằng kim loại và có thể được gắn vào đĩa li hợp bằng các chốt hoặc vít.
Vỏ cố kết bộ ly hợp nhận lực truyền động của động cơ từ trục khuỷu qua bánh răng sơ cấp
Vỏ cố kết bộ ly hợp nhận lực truyền động của động cơ từ trục khuỷu qua bánh răng sơ cấp
 
Hai mặt bên miệng rãnh của vỏ cố kết bộ li hợp tiếp xúc với vấu lồi trên khung của đĩa ma sát, trong quá trình truyền động mômen và đóng mở, vấu lồi trên đĩa ma sát sẽ ép và va vào mặt bên trong rãnh của vỏ cố kết, khiến cho mặt bên miệng rãnh của vỏ cố kết hình thành các hố ép. Hỗ ép tương đối nông thì là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng, nhưng nếu thời gian sử dụng rất dài thì hố ép tương đối sâu, do vậy khi xuất hiện tình trạng đĩa ma sát phân li (nhả khớp) không tốt thì phải tiến hành sửa chữa. Do hố ép tương đối sâu nên khi đĩa ma sát phân li phải di chuyển nên gặp lực cản rất lớn, làm cho đĩa ma sát không thể tách rời ngay khỏi đĩa ma sát dẫn động.
Hình 3-33: Sửa chữa vỏ cố kết bộ li hợp
Hình 3-33: Sửa chữa vỏ cố kết bộ li hợp

 
Khi sửa có thể dùng dũa để dũa phẳng mặt bên, đồng thời cố gắng hạn chế dũa. Khi dũa phải lưu ý kích thước trên dưới của miệng rãnh phải thống nhất, dũa xong phải thử xem đĩa ma sát di chuyển vào bên trong có linh hoạt không. Nếu hố rất sâu, sau khi dũa xuất hiện khe hở quá lớn thì phải thay vỏ cố kết, đối với vỏ cố kết mới thay phải kiểm tra xem mặt bên của miệng rãnh có gờ ráp hay không, đồng thời kiểm tra thử xem đĩa ma sát hoạt động có linh hoạt không.

Vậy phán đoán bộ li hợp mở không hoàn toàn như thế nào? Mở không hoàn toàn có các hiện tượng sau:

① Sau khi khởi động máy, khi chuẩn bị chạy, tuy vẫn giữ cần điều khiển li hợp nhưng khi vừa vào số, cần điều khiển li hợp vẫn chưa nhả mà xe đã lao về phía trước. Nếu phanh nhẹ thì máy tắt ngay.

② Khi động cơ hoạt động, giữ cần điều khiển li hợp, khi sang số lại cảm thấy khó khăn.

③ Xe đang chạy, khi sắp chuẩn bị dừng về số 0 nhưng lại cảm thấy khó khăn, và thường dễ bị chết máy.

Khi có hiện tượng bộ li hợp phân li không tốt thì không được tháo ngay bộ li hợp hoặc tiến hành dũa vỏ cố kết, mà trước tiên phải kiểm tra độ hở của đòn nhả (tay gạt ngắt) xem có rộng quá không (đối với cơ cấu cơ cấu điều khiển kiểu đẩy trong). Khi chạy xe mà động cơ bị lạnh (đặc biệt là mùa đông), nếu có hiện tượng nhả khớp không tốt, độ dính của dầu máy nạp vào bộ li hợp quá cao cũng là một trong những nguyên nhân thì phải chờ đến khi nhiệt độ của dầu máy tăng lên mới cho xe chạy.

3.3.2 Sửa chữa vai trục của đĩa ma sát dẫn động

Vai trục của đĩa ma sát dẫn động được dùng để lắp đĩa ma sát dẫn động, do đĩa ma sát dẫn động làm bằng thép, lại có độ cứng nhất định, còn vai trục thì đúc bằng hợp kim nhôm, sử dụng lâu ngày rất có thể sẽ xuất hiện những lỗ ép ở 2 bên răng của vai trục, như hình 3-34. Nhưng do vai trục của đĩa ma sát dẫn động có rất nhiều răng, nên hố ép không thể sâu bằng vỏ cố kết của đĩa ma sát. Khi sửa phải kiểm tra xem bên răng của vai trục có gờ sắc hoặc hố ép hay không, nếu có thì có thể dùng dũa để dũa.

Vai trục của đĩa ma sát có nhiệm vụ kết nối giữ ổn định truyền động từ trục khuỷu động cơ với hộp trục số khi xe bắt đầu chuyển động
​Hình 3-34: Sửa vai trục
Hình 3-34: Sửa vai trục của đĩa ma sát dẫn động

3.4 Thay miếng cao su giảm chấn trong cụm vỏ cố kết bộ li hợp

Hình dáng bên ngoài của cụm vỏ cố kết 2 bánh răng của bộ li hợp như hình 3-35. Mài phần đầu của 3 đinh tán, sau đó tháo tấm nắp là có thể nhìn thấy 6 miếng cao su giảm chấn như hình 3-36. Trong đó có 2 miếng cao su rỗng hình tròn, 4 miếng còn lại là ruột đặc.
 
Hình 3-35: Hình dáng bên ngoài của vỏ cố kết 2 bánh răng
Hình 3-35: Hình dáng bên ngoài của vỏ cố kết 2 bánh răng
1 - Đinh tán; 2 - Tấm nắp
Hình ảnh thực tế vỏ cố kết của xe máy tay côn

Hình ảnh thực tế vỏ cố kết của xe máy tay côn
 
Tại vấu lồi của mỗi miếng cao su và vỏ cố kết đều có một khe hở bên nhất định, tức là khi mômen lực truyền động giữa bánh răng lớn và vỏ cố kết thì các miếng cao su này sẽ bị ép. Khi điều khiển bộ li hợp không ổn, bất ngờ từ mở sang đóng hoặc thiết bị truyền động lại từ bánh sau thì giữa vỏ cố kết và bánh răng lớn có thể dựa vào tính đàn hồi biến dạng của miếng cao su để giảm bớt sự, làm cho lực truyền động đều, đồng thời bảo vệ phụ tùng không bị hỏng. Khi hoãn xung, miếng cao su rỗng do tính đàn hồi kém nên bị ép trước, sau đó mới đến các miếng còn lại. Sau một thời gian dài sử dụng, cao su sẽ biến chất làm cho tính đàn hồi kém đi. Phương pháp kiểm tra như sau: dùng một tay cầm bánh răng lớn, còn tay kia cầm vỏ cố kết rồi tiến hành quay, nếu quay được hơn một răng thì chứng tỏ miếng cao su đã bị mòn hoặc biến chất, phải tháo ra thay cái mới, sau đó dùng đinh tán mới tán lại là được.
Hình 3-36: Sửa miếng cao su trong vỏ cố kết 2 bánh răng
 
Hình 3-36: Sửa miếng cao su trong vỏ cố kết 2 bánh răng
1 - Vấu lồi của vỏ cố kết; 2 - Miếng cao su rồng hình tròn 3 - Bánh răng lớn; 4 – Miếng cao su đặc

3.5 Kiểm tra lò xo li hợp

Lò xo ly hợp là một bộ phận quan trọng của bộ li hợp trong xe máy, nguyên lí làm việc là sử dụng lực nén của lò xo để nhả, ép  lá bố và lá thép để thực hiện nhiệm vụ truyền lực hoặc ngắt khả năng truyền lực đến hộp số và từ hộp số sang bánh xe.

Lò xo nồi là phần giúp tách và ép mâm ép với đế nồi
Khi bộ li hợp có hiện tượng trơn trượt, ngoài kiểm tra tình hình điều chỉnh của bu-lông điều chỉnh thanh nhả khớp và độ dày của đĩa ma sát, chiều dài của lò xo li hợp bị rút ngắn hoặc lực đàn hồi giảm là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Số liệu thiết kế lò xo li hợp của các loại động cơ đều khác nhau, nhưng có điểm chung đó là: độ dài tự do của lò xo nếu rút ngắn 1-2mm so với lò xo mới thì phải thay. Khi thay phải chọn lò xo cùng loại để đĩa ma sát và đĩa ma sát dẫn động đều bị ép, làm cho độ mài mòn đồng đều. Thông thường lò xo li hợp căn cứ vào kích thước đàn hồi khi ép đến một độ cao nhất định mà phân thành 2-3 nhóm, thường được đánh dấu bằng sơn.

3.6 Điều chỉnh độ đảo (lớn nhất) của linh kiện trong bộ li hợp

Bộ li hợp nhiều đĩa ma sát được ứng dụng rộng rãi trong dòng xe 2 bánh, nếu có hiện tượng bộ li hợp đóng không ổn định hoặc mở không nhanh, không dứt khoát thì rất có thể là do độ dao động của vỏ cố kết đĩa ma sát dẫn động lắp đặt đĩa ma sát quá lớn.
Khi kiểm tra độ đảo của đĩa ma sát nếu vượt quá giá trị cho phép thì phải thay thế
Khi kiểm tra độ đảo của đĩa ma sát nếu vượt quá giá trị cho phép thì phải thay thế
Khi điều chỉnh có thể dùng so kế để đo độ dao động của mặt cắt, nếu độ dao động lớn hơn 0,2mm thì tìm ra điểm cao nhất rồi dũa hoặc cạo từ từ, hoặc cũng có thể thay thế linh kiện. Nếu độ dao động của mặt cắt vỏ cố kết đĩa ma sát dẫn động không lớn thì là do độ phẳng của đĩa ma sát và đĩa ma sát dẫn động vượt quá sai số quy định, hoặc độ dày không đều gây ra.

3.7 Sửa chữa cơ cấu gạt ngắt

Bộ phận gạt ngắt yêu cầu hoạt động phải nhẹ và linh hoạt, nếu thấy có hiện tượng kẹt thì phải loại bỏ gờ ráp hoặc bụi bẩn, đồng thời tra dầu máy hoặc mỡ bôi trơn để tiến hành bôi trơn.

4. Sử dụng bộ li hợp đúng cách

Để đảm bảo bộ li hợp luôn hoạt động bình thường, kéo dài tuổi thọ sử dụng của linh kiện trong bộ li hợp, giảm số lần sửa chữa thì việc sử dụng đúng bộ li hợp là vô cùng quan trọng.

Để giảm hỏng hóc sự cố cho bộ li hợp khi sử dụng xe, ta cần thực hiện chuẩn các thao tác cơ bản như vào số hoặc tăng ga
 
  • Khi nối bộ li hợp thao tác phải nhẹ nhàng và thận trọng: khi nối bộ li hợp không được buông mạnh bộ cần điều khiển (tay gạt) li hợp, để tránh làm các linh kiện bị mà gây hỏng hóc. Nhưng cũng không được buông quá chậm, nếu thao tác quá chậm thì có thể làm tăng thời gian mài trượt của đĩa ma sát, khiến cho tốc độ mài mòn của đĩa ma sát càng nhanh hơn.
  • Thao tác gạt cần điều khiển li hợp phải nhanh và dứt khoát: khi nhả cần điều khiển li hợp thì động tác phải nhanh, tránh nhả khớp chậm hoặc chỉ nhả hờ khiến cho đĩa ma sát bị mài trượt, làm cho mức độ mài mòn càng nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng đúng bộ li hợp phải kết hợp chặt chẽ giữa vào số và điều chỉnh tay ga, hai tay phải thao tác nhịp nhàng, đối với người mới chạy xe thì phải tập nhiều lần.

Khi bóp cần điều khiển li hợp thì đồng thời phải ngắt nhanh van nhỏ (vặn tay ga ra ngoài), sau đó dùng chân về số. Tiếp theo, tay trái nhả cần điều khiển li hợp, tay phải đồng thời từ từ xoay tay ga vào trong.
 
gọi Miễn Phí