Lịch sử và nguồn gốc của Bonsai

Đăng lúc: , Cập nhật

Ngày nay, trồng cây cảnh bonsai được xem là một trong những thú vui mang tính nghệ thuật phổ biến làm đẹp cho đời. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc, để nghệ thuật trồng cây cảnh này được công nhận như ngày hôm nay thì nó đã trải qua quá trình lịch sử như thế nào không? Mời bạn cùng Công Cụ Tốt tìm hiểu nhé !

Tìm hiểu về lịch sử của cây cảnh Bonsai qua các thời kì trên những vùng lãnh thổ khác nhau

Nguồn gốc của Bonsai

Mặc dù “Bon-sai” là một từ Tiếng Nhật nhưng nghệ thuật mà nó diễn tả lại có nguồn gốc từ đế quốc Trung Hoa. Vào năm 700 sau Công Nguyên, người Trung Quốc đã bắt đầu nghệ thuật trồng cây bonsai bằng cách sử sụng các kĩ thuật đặc biệt để trồng cây lùn trong những chiếc chậu.

Nguồn gốc xuất xứ của cây Bonsai
Nguồn gốc xuất xứ của cây Bonsai

Ban đầu, chỉ có tầng lớp thượng lưu trong xã hội mới trồng cây bonsai bằng những mẫu cây sưu tầm được từ bản địa và những cây này lan rộng khắp Trung Hoa như những món quà xa xỉ. Xuyên suốt thời Kamakura, thời đại mà Nhật Bản tiếp thu hầu hết các đặc điểm văn hóa của Trung Quốc, nghệ thuật trồng cây trong chậu đã được du nhập vào đất nước mặt trời mọc này. Người Nhật đã phát triển Bonsai theo một số hướng nhất định bởi sự ảnh hưởng của Phật giáo Thiền tông và có một thực tế là diện tích của Nhật Bản chỉ bằng 4% diện tích của Trung Quốc đại lục. Các loại hình thức cảnh quan do đó cũng bị hạn chế hơn rất nhiều. Có nhiều kĩ thuật, phong cách và công cụ nổi tiếng đã được Nhật Bản phát triển từ những nguyên mẫu sáng tạo từ Trung Quốc. Mặc dù người ta vẫn không biết đến nhiều sự tồn tại của cây Bonsai ở những khu vực ngoài Châu Á tới tận ba thế kỉ, cho tới tận gần đây loại cây này đã trở nên phổ biến rộng rãi.

Lịch sử của Bonsai tại Trung Quốc

Lịch sử của Bonsai tại Trung Quốc
Lịch sử của Bonsai tại Trung Quốc

Những chiếc chậu nông hoặc bát dẹt có thể gọi là “pen”, “pan” hoặc “pun” đã được tạo ra bằng chất liệu đất sét ở nơi mà ngày nay chúng ta gọi là Trung Quốc từ khoảng 5000 năm trước. Một nghìn năm sau đó, xuyên suốt thời kì đồ đồng của người Trung Quốc, đây là một trong những sản phẩm được lựa chọn để tái tạo bằng chất liệu đồng nhằm phục vụ cho mục đích nghi lễ tôn giáo và chính trị. Khoảng 2300 năm trước, học thuyết Ngũ Hành của người Trung Quốc (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) đã đưa ra ý niệm về sức sống của các bản sao thu nhỏ trong nghệ thuật cây cảnh bonsai. Chẳng hạn như bằng cách tái tạo một ngọn núi có quy mô nhỏ hơn, một người nghiên cứu có thể tập trung vào những đặc tính kì diệu của nó và có cơ hội tiếp cận chúng. Càng có sự khác biệt về kích thước trong độ nhỏ so với nguyên mẫu thì cây cảnh bonsai càng có sức sống kì diệu hơn. Hai trăm năm sau đó, dưới thời Hoàng đế nhà Hán, việc nhập khẩu các loại hương liệu và hương nhang mới diễn ra như kết quả của sự mở rộng giao thương với các nước láng giềng. Một loại bình mới đã được tạo ra, đó là lư hương được tạo hình dạng một đỉnh núi vượt trên sóng biển và tượng trưng cho nơi ngự của các vị Thần Tiên bất tử, ý niệm phổ biến thời bấy giờ về hòn đảo Phước Lành thuyền thoại của những vị Thần. Được chế tác chủ yếu từ đồng, gốm sứ hoặc đồng mạ vàng, một số đầu đốt hương được đặt trên đĩa nhỏ hoặc để hứng tàn hương hoặc để giữ một đại dương tượng trưng thu nhỏ. Nắp đậy có thể tháo rời của những chiếc lư này thường được phủ kín bằng hình vẽ cách điệu của các con vật huyền thoại đang leo lên sườn đồi trong rừng. Từ những lỗ hở được đục sẵn ở trên nắp, khói nhang tỏa ra như làn hơi huyền bí bay ra từ khe hở của những ngọn núi lớn.Người ta cho rằng, một số nắp đậy bằng đá với rêu hoặc địa y đã bám trên bề mặt được tìm thấy sau này như thể một cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ.

Ý tưởng về sức sống của các bản sao thu nhỏ đã có từ 2300 năm trước ở Trung Quốc

Từ khoảng năm 706 sau Công Nguyên, xuất hiện những bức tranh trong lăng mộ của Hoàng tử Trương Hoài (Zhang Huai), trong đó có hình ảnh hai cung nữ đang dâng tiểu cảnh hòn non bộ với những cây nhỏ đựng trong một chiếc khay nông. Vào lúc bấy giờ, đã sớm có những mô tả về thú chơi cây cảnh trong khay này được gọi là “pun wan”. Vì sự sáng tạo và chăm sóc những cây này đã phát triển một cách khá tiên tiến, nên quá trình phát triển của nghệ thuật bonsai ngày càng đi lên (nhưng tài liệu về nó vẫn chưa được chúng ta khám phá).


Ý tưởng về sức sống của các bản sao thu nhỏ đã có từ 2300 năm trước ở Trung Quốc

Những cây đầu tiên được thu hái và đặt vào trong chậu được cho là là những bản dạng đặc biệt và uốn cong từ tự nhiên trong hoang dã. Những cây này được coi là “thiêng liêng” thay vì “phàm tục” bởi chúng không được sử dụng cho mục đích thông thường nào ví dụ như lấy gỗ. Những dáng vẻ kỳ lạ của chúng gợi nhớ đến các tư thế giống như yoga, liên tục uốn cong, tái tuần hoàn các chất lỏng quan trọng cho sự sống và được cho là nguồn gốc tạo nên sự sống trường tồn cho chúng.
Trải qua nhiều thế kỷ, ở mỗi vùng, người ta sẽ phát triển những kiểu dáng riêng biệt cho cây cảnh, tùy thuộc vào đặc điểm cùng với đặc trưng của địa hình và cảnh quan đa dạng trong từng khu vực. Những bình sứ trưng bày trên kệ gỗ đã được thay thế bằng những bình có chất liệu khác như bình đất nung, bình gốm và người ta cũng cố gắng tạo dáng cho cây bằng cách nẹp chúng vào các khung tre, dây đồng hoặc dải chì. Nhiều thi sĩ, tác gia đều có ít nhất một sáng tác về phong cảnh thu nhỏ của những cây những đá này, cũng có rất nhiều họa sĩ đã phác họa một cây nhỏ được trồng trong chậu như biểu tượng của lối sống tu tập. Sau thế kỉ 16 lối sống này được gọi là bonsai hay trồng cây cảnh trong chậu. Tuy nhiên thuật ngữ “ching” ("phong cảnh khay", bây giờ được gọi là Penjing ) không thực sự được sử dụng cho đến thế kỷ 17.

Lịch sử của cây Bonsai tại Nhật Bản

Người ta tin rằng những tiểu cảnh trong khay đầu tiên được mang từ Trung Quốc tới Nhật Bản cách đây ít nhất 200 năm trước ( như một món quà lưu niệm mang tính tôn giáo). Một nghìn năm về trước, tác phẩm hư cấu dài kì đầu tiên bằng tiếng Nhật có đoạn văn : “ Một cái cây ( với kích thước đầy đủ) được để lớn lên trong trạng thái tự nhiên của nó là một thứ thô kệch. Chỉ khi cây cối được gần gũi với những con người, những người mà tâm huyết yêu thương chăm sóc, tạo hình cho nó thì hình dạng và phong cách riêng của nó mới có khả năng làm rung động trái tim người khác”.

Lịch sử của cây Bonsai tại Nhật Bản
Lịch sử của cây Bonsai tại Nhật Bản

Khoảng tám trăm năm trước, những mô tả đầu tiên về cây bonsai tại Nhật Bản mới xuất hiện. Mọi thứ từ Trung Hoa đều khiến cho người Nhật mê mẩn, khi Thiền Đạo Trung Hoa (là sự kết hợp của Thiền Đạo Ấn Độ và Đạo Giáo Trung Quốc) cũng được du nhập và trở thành Thiền Đạo (Zen) ở Nhật Bản. Tìm thấy vẻ đẹp trong sự mộc mạc, khắc khổ cùng cực, các nhà tu Thiền đã trồng cây nhỏ trong chậu của họ với ít phần đất trồng hơn so với khuôn mẫu theo những đường nét nhất định với ý muốn một cây trong chậu nhỏ bé có thể đại diện cho cả vũ trụ. Chậu cây của Nhật Bản thường sâu và nhỏ hơn so với những chiếc từ lục địa khác, kết quả là tạo ra phong cách trồng cây bonsai có tên gọi là hachi-no-ki, hiểu theo nghĩa đen là cây trong chậu. Một câu chuyện dân gian từ cuối thế kỷ 13, kể về một samurai nghèo đã đem đốt ba cây lùn cuối cùng của mình cho một nhà tu hành để giúp người được sưởi ấm khi phải lang thang trong một đêm đông giá lạnh. Câu chuyện này cũng trở thành một vở kịch Noh nổi tiếng. Không dừng lại ở đó, hình ảnh từ câu chuyện cũng đã được mô tả dưới nhiều hình thức truyền thông khác nhau, bao gồm cả khắc mộc, qua nhiều thế kỷ.

Bất kì ai, tất cả mọi người từ những binh lính của Tướng Quân (Shoguns) cho tới những thường dân đều trồng một vài dạng cây hoặc cây đỗ quyên ở trong chậu hoặc cũng có thể trong vỏ bào ngư. Vào cuối thế kỷ 18, một buổi triển lãm cho những chậu cây thông lùn truyền thống đã khởi đầu cho chuỗi tổ chức sự kiện này hàng năm tại thủ đô Kyoto. Những người sành cây tới từ năm tỉnh và các vùng lân cận sẽ mang một hoặc hai cây đến buổi triển lãm để khách tham quan nhận định hoặc đánh giá. Thị trấn Takamatsu (gốc của làng bonsai Kinashi) đã trồng những cánh đồng thông lùn với các phần có hình dạng khác nhau làm nguồn thu nhập chính của họ.

Vào khoảng năm 1800, một nhóm học giả về nghệ thuật Trung Quốc đã đổ xô về gần thành phố Osaka để cùng thảo luận về những xu hướng, kiểu dáng lúc đó của cây cảnh thu nhỏ. Họ đã đổi tên cho những cây cảnh nhỏ trong chậu của mình thành “Bonsai” ( cách phát âm theo tiếng Nhật của chữ pun-tsai trong tiếng Trung Quốc) để phân biệt chúng với cây  hachi-no-ki thông thường mà mọi người quan tâm.
Chậu trồng cây bonsai thì nông hơn hơn so với chậu trồng cây Hachi, điều này cho thấy rằng một số nông dân đã có nhu cầu trồng các loiaj cây lùn trong các chậu nhỏ hơn. Ngày nay, trồng cây Bonsai được xem như là một chủ đề nghệ thuật, những phương pháp tiếp cận qua thần thoại, tôn giáo theo truyền thống đã được thay thế bằng phương pháp thủ công.
Các kích thước và kiểu dáng khác nhau của cây bonsai đã được phát triển trong thế kỷ tiếp theo, các catalog và sách về cây cảnh được xuất bản, công cụ và chậu trồng cây được sản xuất, một số cuộc triển lãm chính thức đầu tiên cũng đã được tổ chức. Sợi gai dầu hay sợi lanh được thay thế bằng dây đồng và sắt để tạo hình cho cây cảnh. Chậu cây làm theo thông số kỹ thuật của người Nhật được sản xuất hàng loạt tại Trung Quốc và số lượng người chơi cây cảnh cũng ngày càng tăng lên.
Sau trận động đất lớn Kanto khiến khu vực Tokyo bị tàn phá vào năm 1923, một nhóm ba mươi gia đình làm nông chuyên nghiệp đã tái định cư tại Omiya cách đó 20 dặm và thành lập làng cây cảnh Bonsai Omiya, chính nơi đó đã trở thành trung tâm văn hóa cây Bonsai của Nhật Bản. Vào những năm 1930, khi triển lãm chính thức của cây Bonsai được công nhận, một triển lãm hàng năm chính thức được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan của Tokyo. Cũng trong thập kỉ đó, khi những buổi triển lãm Bonsai được chính thức công nhận, tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan của Tokyo, một triển lãm thường niên đã được tổ chức một cách chính thức.
Quá trình phục hồi dài từ chiến tranh Thái Bình Dương (thế chiến II) đã chứng kiến sự trưởng thành của Bonsai và cây được trồng như một nghệ thuật quan trọng của quốc gia. Những chương trình đào tạo, số lượng triển lãm tăng lên, sách và tạp chí, cùng với các lớp học dành cho người nước ngoài đã giúp lan truyền thông điệp về nghệ thuật Bonsai. Việc sử dụng công cụ điện tùy chỉnh phối hợp với kiến thức chuyên sâu về sinh học thực vật đã giúp một số chuyên gia chuyển từ tiếp cận thủ công sang thiết kế nghệ thuật đích thực của nghệ thuật trồng Bonsai.
Cho tới ngày nay, Bonsai thường được coi là một thú vui tao nhã mang tính hoài cổ dành cho người cao tuổi. Cũng đã có một số phiên bản khác của Bonsai trở nên phổ biến trong giới trẻ với cây cảnh và cảnh quan dễ chăm sóc hơn, không cần dùng dây cố định, có vẻ ngoài tự nhiên hơn, cây được sử dụng cũng là cây cảnh bản địa.

Lịch sử của cây Bonsai ở phương Tây

Năm 1604, có một bản báo cáo bằng tiếng Tây Ban Nha về cách những người nhập cư Trung Quốc trên các hòn đảo nhiệt đới của Phi-líp-pin trồng những cây bồ đề nhỏ trên những miếng san hô có kích thước bằng lòng bàn tay. Phát hiện sớm nhất về cây cảnh nhỏ trong chậu (gốc quấn quanh đá trong chậu) ở Trung Quốc/ Ma Cao được ghi lại vào năm 1637 trong một tác phẩm của người Anh. Các ghi chép trong thế kỷ tiếp theo từ Nhật Bản cũng là những mẫu cây có gốc quấn quanh đá. Rất nhiều du khách từ Nhật Bản hay Trung Quốc đã đề cập đến cây cảnh nhỏ trên trang cá nhân mạng xã hội của họ. Nhiều thông tin họ chia sẻ đã được đăng lại trong các bài phê bình sách và các bài viết trích đoạn trên các tạp chí phát hành rộng rãi. Các cây cảnh nhỏ từ Nhật Bản được trưng bày tại Triển lãm Philadelphia vào năm 1876, Triển lãm Paris năm 1878 và 1889, Triển lãm Chicago năm 1893, Triển lãm St. Louis World's Fair năm 1904, Triển lãm Nhật - Anh năm 1910 và tại Triển lãm San Francisco năm 1915.
Cuốn sách đầu tiên của người Châu Âu (được viết bằng tiếng Pháp) viết hoàn toàn về cây lùn của Nhật Bản được xuất bản năm 1902 còn cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Anh được ra mắt vào năm 1940. Cuốn sách “Cây cảnh và cảnh quan thu nhỏ” (Miniature Trees and Landscapes) của tác giả Yoshimura và Halford được xuất bản năm 1957. Cuốn sách được biết đến là “Kinh thánh của cây cảnh ở phương Tây”, theo Yuji Yoshimura đó là mối liên kết trực tiếp giữa nghệ thuật cây Bonsai Nhật Bản truyền thống và cách tiếp cận tiến bộ của người phương Tây, dẫn đến sự chuyển đổi sang trọng và tinh tế sang thế giới hiện đại. John Naka ở California đã mở rộng sự trao đổi này bằng phương pháp giảng dạy trực tiếp và qua những bản in ấn, đầu tiên là ở Mỹ và sau đó lan ra toàn thế giới, không dừng lại ở đó mà còn thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng các phương tiện truyền thông theo bản địa.
Cũng vào thời điểm này, ở phương Tây đang được giới thiệu về các cảnh quan của Nhật Bản được gọi là “Saikei” và sự phục hưng từ Trung Quốc với tên gọi “Penjing”. Các tác phẩm có nhiều hơn một loại cây được thừa nhận và công nhận thì được coi là sự sáng tạo chính thống.

Miniature Trees and Landscapes của tác giả Yoshimura và Halford
Miniature Trees and Landscapes của tác giả Yoshimura và Halford

Cây cảnh Bonsai lan rộng sang phương Tây vào cuối thế kỉ 19.

Nhiều năm trôi qua, những đổi mới và cải tiến nhỏ đã được phát triển, đặc biệt là trong các vườn ươm cây Bonsai cổ kính ở Nhật Bản. Những loại cây Bonsai đã từng chút một được đưa đến nước ta bởi chuyên gia ghé thăm hoặc những người đam mê du lịch khi trở về. Khi quay trở lại Nhật Bản, các chuyên gia sẽ trực tiếp thử nghiệm một hoặc vài kỹ thuật mới trước các sinh viên tại buổi hội thảo để họ có thể quan sát. Những kỹ thuật mới của Nhật Bản sau đó có thể trở nên phổ biến hơn nữa và loại hình nghệ thuật sống này tiếp tục được phát triển. Phần lớn các cuốn sách trước đó về cây bonsai được viết bằng các ngôn ngữ của Châu Âu, hầu hết dựa vào các kỹ thuật làm vườn cơ bản và các cách để giữ cây sống tốt. Khoa học phương Tây đã làm tăng sự nhận thức của chúng ta về nhu cầu cũng như quy trình mà cây sống và các loại cây khác trong tác phẩm của chúng ta cần.
Trong cùng thời điểm đó, những tài liệu giải thích về mỹ thuật liên quan tới việc thiết kế và tạo hình cho cây cảnh bonsai cũng được xuất bản. Những bộ sưu tập vĩnh cửu bắt đầu có xu hướng được sắp xếp nhiều hơn trên toàn thế giới, gồm có những quốc gia như Scotland, Hungary, Úc và Hàn Quốc. Không chỉ có vậy, số lượng lớn chương trình, cuộc triển lãm, hội nghị về cây bonsai đã trở nên gần gũi và dễ tiếp cận hơn cho những người yêu thích bộ môn nghệ thuật này và đại chúng. Bộ phim “Karate Kid” được công chiếu và theo cách riêng của mình, nó khuyến khích những người trẻ tìm ra sở thích và nghệ thuật trong chính mình.

Lịch sử của cây Bonsai ở phương Tây
Lịch sử của cây Bonsai ở phương Tây

Trong khoảng thời gian này, chậu Mica được sáng tạo ra tại Hàn Quốc, những nghệ nhân làm chậu cây độc lập đã thử sức mình với những chiếc chậu bằng gốm, bao gồm cả những chiếc chậu được thiết kế không theo tiêu chuẩn nào. Vào năm 1992, trang web đầu tiên về cây cảnh Bonsai đã xuất hiện với tên nhóm tin tức là alt.Bonsai, vào năm kế tiếp trang web rec.art.Bonsai cũng xuất hiện và cũng chính là tiền thân của trang Internet Bonsai Club sau này. Trang web đầu tiên của câu lạc bộ Bonsai ra đời chưa đến ba năm sau đó.

Tổng kết

Có hơn 1299 cuốn sách bằng 26 ngôn ngữ khác nhau về cây cảnh Bonsai và những nghệ thuật liên quan khác. Đã có hơn 50 tạp chí in định kỳ bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và năm tạp chí trực tuyến chỉ bằng tiếng Anh. Có hàng trăm trang web, hơn một trăm diễn đàn thảo luận, bản tin trực tuyến của câu lạc bộ và nhiều blog có thể được nghiên cứu. Các tài liệu tham khảo trên TV, trong phim ảnh và quảng cáo cũng như tiểu thuyết nói chung và phi hư cấu không ngừng xuất hiện. Đây thực sự là mối quan tâm trên toàn cầu với số lượng ước tính có hàng nghìn câu lạc bộ họp mặt ở bất cứ đâu với tần suất từ một năm một lần đến hai hay ba lần trong một tháng, tất cả đều chia sẻ về chính trị, tính cách và niềm đam mê. Số thành viên có thể lên tới một trăm nghìn người tới từ hơn một trăm quận và các vùng khác nhau, cùng với những người đam mê không liên quan tổng cộng có thể thêm mười triệu người nữa.
Vậy nên khi lần tới bạn tỉa một cành cây, buộc dây hay thay chậu cho chiếc cây của bạn, hãy nghĩ rằng những gì bạn đang làm là tiếp nối truyền thống hơn một nghìn năm qua. Theo cách riêng của mình, bạn đang khám phá và sáng tạo ra một phiên bản vũ trụ thu nhỏ của mình.

Nguồn tham khảo

Trong quá trình tìm hiểu thông tin để hoàn thiện bài viết này, chúng tôi có tham khảo một số dữ tiệu theo đường link dưới đây. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các tác giả (tên được in đậm ngay sau tên tư liệu). Chúng tôi cũng không chịu bất cứ trách nhiệm gì nếu nội dung tham khảo bị thay đổi bởi bên thứ ba sau khi chúng tôi đăng bài viết này.

 
gọi Miễn Phí