Khái quát chung về bonsai Việt Nam - Trần Hợp

Đăng lúc: , Cập nhật

Khái quát chung về bonsai Việt Nam đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.

Khái quát chung về bonsai Việt Nam đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.

Bonsai là một loại hình nghệ thuật trồng cây của Nhật Bản nhưng khá phổ biến ở các ngước châu Á với cái nghĩa rất giản dị là "Trống cây trong chậu" nhưng vào hàm một dòng tư tưởng sâu xa và lâu đời của triết học phương Đông. Nhìn chung, Bonsai là sự kết hợp hài hoà giữa sự suy tưởng, óc thẩm mỹ của con người đối với từng gốc cây, từng cái chậu trong một cái thế bày hoàn thiện. Ở Việt Nam, tất cả sự hài hoà đó đều thể hiện trên cái đẹp về hình dạng cây đem trồng. Trước đây, sự phô bày bên ngoài đó in đậm dấu ấn của nền đạo đức Nho giáo như "Quân thân phụ tử", "Mẫu tử", "Tỷ muội, huynh đệ".... Ngày nay, tiếp thu nền văn hoá  u - Mỹ thì đẹp nhất vẫn ở sự thể hiện dáng mọc tự nhiên của cây trồng, gần giống thiên nhiên, nơi sản sinh ra chúng. Tuy vậy, nó không dừng lại ở sự xum xuê của một cây kiểng thông thường mà phải đưa người thưởng ngoạn đến với các suy ngẫm sâu xa của cuộc sống hay mang lại cả một mảnh trời xa lạ, phiêu diêu của nơi "Non bồng, nước nhược" mà người đời thường mơ ước. Do đó việc nhận thức cái đẹp muôn hình ngàn vẻ của Bonsai trong giai đoạn nhiều chủng loại, nhiều thế dáng như ngày nay phụ thuộc rất nhiều vào óc thẩm mỹ, nhận thức văn hoá tính yêu đậm đà với cây cỏ của từng con người.

Giờ đây, cái tâm hưởng của tư tưởng Lão Trang tuy vẫn bao trùm lên một cây Bonsai đẹp nhưng sự phóng khoáng về suy nghĩ, sự nhạy cảm về dòng sông và các niêm luật về thế câu cũng cởi mở hơn làm cho các nhà tạo dáng Bonsai Việt Nam khi cắt xén, uốp ép một "Cổ mộc" (Tên Trung Quốc đối với Bonsai) dễ hoà đồng suy nghĩ của mình với các người thưởng ngoạn xung quanh. Sơ bộ, xu hướng hiện nay được thể hiện ở Bonsai Việt Nam (gây trồng hay khai thác từ thiên nhiên) trong các dáng thế sau:

Bonsai kiểu thân thẳng: Nó thoát thai từ cái "thể" tượng trưng cho người "quân tử, tính cương trực" mà trước đây gọi là "thọ trực hay thế độc lập” nhưng biến thái đi không còn đơn thuần một thân cây cứng thẳng mà phải cuồn cuộn vươn lên, cứng rắn, đôi khi uốn cho cong vặn nhưng vẫn "hướng thiên".

Bonsai kiểu thân nghiêng ít hay nhiều: Đây là một kiểu dáng rất được ưa chuộng. Nó vẫn thể hiện được cái thế "siêu phong" hay "bờ dốc" nhưng tạo được ra nhiều kiểu cách khác nhau tuỳ thuộc vào số cành của thân và sự lựa chọn cành của nghệ nhân. Cái hấp dẫn ở thế này là giúp cho người thưởng ngoạn thấy được sự nghiệt ngã của thiên nhiên, nơi đầu sóng ngọn gió của cây nhưng sức sống vẫn vô cùng mãnh liệt.


khái quát về bonsai
Khái quát chung về bonsai Việt Nam

Bonsai kiểu cong rủ xuống: Thường áp dụng cho các loài cây được bày trên các giá cao, các cành nhánh thuộc đặc tính di truyền của loài đã cong mềm, buông thõng xuống hay được uốn ép theo chiều "thác d sigma^ prime prime . Các nhà vườn thường áp dụng các biện pháp cơ học để tạo ra "nửa thác" hoặc "nửa thác" theo ý muốn.

Nhưng bao trùm lên các thế dáng trên, cây Bonsai ngày nay luôn thể hiện ở "Tứ diện" giúp cho người thưởng ngoạn có thể thấy hết vẻ đẹp ở bất cứ góc độ nào và bản thân một cây vẫn phải có cái dáng "gốc voi, đầu đuôi chuột". Mặc dù cây chỉ thấp lùn và trồng trong chậu nhưng các cành nhánh vẫn có độ "tung hoành" vừa phải một cách tự nhiên.

Tất cả các yêu cầu tạo dáng Bonsai đó, ở các người chơi cây sành điệu vẫn phải biết sưu tầm và khéo léo đưa cây gần lại với thiên nhiên chứ không chỉ ép sửa, cắt xén cho ra các dáng kỳ dị gây cảm gíac mạnh cho người văn hoá thấp. Do đó không lạ gì khi các nhà vườn ở các địa danh trong kiểng nổi tiếng có truyền thống lâu đời của nước ta ít tạo ra các thế cây "quái chiêu" như các chợ cây mới mọc lên sau này. Đến thăm các vườn Bonsai (trước đây gọi là "cây thế") ở Nghi Tàm, Nhật Tân, Thanh Trì, Đại Yên (Hà Nội), Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), Nam Điền, Hải Hậu (Nam Hà), cố đô Huế, Hóc Môn, Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) hay Cai Lậy, Cai Mơ, Sa Đéc, Gò Công, Bến Tre... mới thấy hết cái trầm tĩnh, sâu sắc và hài hoà của các chậu Bonsai. Có nhiều cây được "ông truyền, cháu nối, bất kim hoán". Tuy nhiên, với quan niệm đưa cuộc sống gần lại với thiên nhiên, các nghệ nhân cổ truyền này đã sử dụng rất nhiều chủng loại cây gỗ ở rừng với các dáng thế tự nhiên gần đạt được mức độ hoàn thiện, ở đây, chúng tôi xin giới thiệu hơn 60 loài cây rừng có dáng đẹp, dễ uốn sửa để tạo ra các chậu Bonsai hấp dẫn, góp phần cùng với các loại đã được gây trồng lâu đời trong nhân dân làm giàu cho "vườn kiểng" vốn phong phú của nước ta.

Với các loài cây này, những người yêu thích thiên nhiên, các nhà vườn, các nghệ nhân nếu biết lấy cái chí tình mà đối đãi với từng gốc cây hoang dại bị thiên nhiên làm cho cần cỗi, khẳng khiu thì cây Bonsai khi đã được tạo dựng mới thể hiện được hết cái "chí" của người sáng tạo, cái "đạo" của người tài tử và các cây Bonsai này sẽ vượt qua thời gian để tồn tại mãi trong sự thưởng ngoạn của người đời, giống như khúc Ly tao của Khuất Nguyên (Nhà thơ lớn đời Chiến quốc, 400 năm trước Công Nguyên):

"Tiền thế vị văn, hậu thế mạc kê"

(Đời trước nghe nói, đời sau chưa theo kịp).
 
gọi Miễn Phí