Kiểu mẫu cây cảnh trong bonsai - Phạm Cao Hoàn

Đăng lúc: , Cập nhật

Trong nghệ thuật làm cây cảnh bonsai thì có khá nhiều kiểu mẫu cây cảnh để tạo dáng cây. Hãy tham khảo các kiểu mẫu cây cảnh dưới đây do dịch giả Phạm Cao Hoàn biên dịch nhé!

Hãy tham khảo các kiểu mẫu cây cảnh dưới đây do dịch giả Phạm Cao Hoàn biên dịch nhé!

Bắt chước thiên nhiên

Trong nghệ thuật cây cảnh, việc tái tạo cảm nhận về phối cảnh, sức mạnh, và sự bền vững của những cây đã tăng trưởng toàn vẹn trên bố cục nhỏ là điều có thể thực hiện được.
Nguyên tắc quan trọng nhất của việc tạo hình cây cảnh là tất cả những kiểu mẫu đều dựa theo cách thức cây mọc trong thiên nhiên.
Có năm kiểu căn bản mô tả khía cạnh của thân cây – lên thẳng cân đối – lên thẳng không cân đối dạng như giòng nước buông lơi – như nhào đổ – như ngả nghiêng.
Những kiểu kể trên là đại diện cho tất cả mẫu thiết kế cây cảnh ở cây đơn, cây kép và cả nhóm cây.
Kiểu rễ trên đá, kỹ thuật tái tạo kiểu rễ mọc tự nhiên lộ trên đá
Rễ mọc thiên nhiên
Rễ lộ ra của cây bạch dương bám chặt vào đá để tìm chất bổ dưỡng và nước từ trong đất
Bắt chước thiên nhiên

Kiểu ngang bằng xổ ngay

Trong thiên nhiên cây mọc vươn thẳng lên khi trong tình trạng lý tưởng với đầy đủ nước, chất dinh dưỡng và điều kiện thời tiết thuận lợi. Theo thế này, | thân của cây cảnh phải thon đều dần từ dưới lên ngọn, và cành phải có dáng thật cân đối. Những loại cây này là thông, vân sam...
Kiểu ngang bằng xổ ngay

Kiểu mọc thẳng không cân đối

Đây là kiểu thường thấy nhất, cả trong thiên nhiên lẫn nghệ thuật trồng bonsai.
Do những nhân tố môi trường, gió, bóng mát và sự tranh giành để có ánh sáng hay độ ẩm với những cây khác, hay các công trình kiến trúc, thân cây sẽ bị cong vồng xuống và đổi hướng.
Tuy nhiên, sự phát triển của cây vẫn thường vươn lên và thẳng đứng (hoặc chỉ lệch trong vòng 15), với dáng đẹp cân đối.
Có nhiều loại cảnh thích hợp với lối trưng bày này.

Kiểu dòng nước buông lơi

Trong thiên nhiên bạn thường thấy mẫu cây này ở bờ sông, hồ, biển. Để có đủ tiêu chuẩn cho kiểu này, thân cây phải gần như nằm ngang. Kể cả khi trồng trong chậu, cây cũng chỉ mọc cao lên một chút ngang với mép chậu mà thôi. Bạn có thể uốn nắn nhiều loại cây theo cách này.
Kiểu giòng nước buông lợi

Kiểu dáng “nhào đổ''

Đây là kiểu cây mọc ở sườn, dốc núi. Thân cây đổ chúi xuống, ngọn cây đổ thấp hơn đáy chậu.
Mẫu này có thể ứng dụng với tất cả các loại cây, trừ loại mọc thẳng, mạnh.
Kiểu dáng “nhào đổ''

Kiểu mẫu cán chổi

Mẫu cây cảnh cổ điển này rất khó thực hiện. Tên mẫu đặt ra theo mẫu cái chổi dựng ngược thân cây phải thẳng đứng, chống đỡ vòm cây với nhiều nhánh nhỏ.
Các giống nên chọn cho kiểu mẫu này là loại cây rụng lá theo mùa, cành mảnh dẻ, thí dụ như cây du Nhật Bản.

Kiểu trí thức

Kiểu mẫu này (còn gọi là Bunjin) thường thấy ở bờ biển hoặc những nơi cây mọc vươn lên để hứng ánh sáng. Thân cây lan ra hay uốn éo với nhiều đoạn cong và cây có dáng trau chuốt thanh lịch,
Kiểu này hình thành từ cảm hứng ở hội họa của những học giả Trung Hoa gọi là “Nhân Vương" dịch từ chữ Nhật : “Bunjin”.
Danh từ “trí thức” (bắt nguồn từ tiếng Latinh) đã được dùng đến ở giai đoạn hình thành kiểu mẫu này trong nghệ thuật bonsai. Loại cây dễ dàng đáp ứng kiểu trí thức là các cây họ Tùng Bách và rụng lá theo mùa như cây táo gai.
Kiểu trí thức

Kiểu ngã nghiêng

Trong thiên nhiên, có những cây mọc theo kiểu này vì chúng cần phải vươn ra để hấp thụ ánh sáng, hoặc vì chúng bị gió mạnh liên tục thổi một hướng.
Thân cây có thể uốn éo hoặc thẳng nhưng bắt buộc phải nghiêng về một chiều cố định từ gốc tới ngọn (tối đa là 45”).
Rễ cây giữ nhiệm vụ như một cái neo, ở xa thân cây và bám chặt phía đối diện. Có khá nhiều loại cây thích hợp với kiểu mẫu này.
Kiểu ngã nghiêng

Kiểu mọc rễ trên đá

Trong thiên nhiên khi cây mọc từ những kẽ đá nứt hay từ mỏm đá, rễ cần lan xa để hấp thụ chất dinh dưỡng và độ ẩm sâu dưới đất. Trong nghệ thuật bonsai, nét đặc trưng hấp dẫn chính yếu là nét cận cảnh của rễ mọc trên đá. Vì vậy hãy chọn những cây bẩm sinh có rễ khỏe mạnh và dễ mọc trên đá.
Loại cây đáp ứng yêu cầu là cây sao Trung Quốc và các loại thông.
Kiểu mọc rễ trên đá

Kiểu bám chặt vào đá

Đây là kiểu mẫu đại diện cho cây mọc trên núi và bờ đá, và có thể thiết kế thành “cận cảnh” hoặc “viễn cảnh”.
Rễ loại cây này phải hạn chế chỉ mọc trên đá chứ không lan dài xuống đất. Vì vậy, chúng rất cần có nước thường xuyên để sống.
Bạn có thể dùng những phiến đá mỏng để trồng cây trong chậu, tương tự trên thực tế ; hoặc làm những ngọn giả sơn, đá gồ ghề đặt trong khay cạn, có cát hoặc nước.
Yêu cầu về giống là những cây mọc ở miền núi, như cây thông, cây cáng cáng lò, cây vân sam,...
Kiểu bám chặt vào đá

Kiểu mọc kép

Rất thường thấy trong thiên nhiên. Chính là kiểu cây phát triển hai hay nhiều thân từ một rễ. Thông thường có một cây lớn hơn hẳn, và đây là điều cốt yếu trong việc thiết kế cây cảnh của bạn.
Thân cây có thể chia từ lóng, hay ngay khi vừa lên khỏi mặt đất. Đôi khi bạn cũng có thể uốn nắn một cành thấp và tạo hình để nó thành thân cây thứ hai.
Phương pháp tương tự được dùng cho bất cứ kiểu nào có nhiều thân phụ.
Các giống thích hợp là loại cáng lò, sồi và cây tuyết tùng.
Kiểu mọc kép

Kiểu đa thân

Nhiều thân cây mọc từ cùng một rễ hình thành một bụi cây. Mỗi cây lại mọc và lan ra tùy mức hấp thụ ánh rúng nhiều hay ít. Nhiều bụi thường mọc trong những cánh rừng già nơi có những bãi cây nhỏ.
Kiểu đa thân

Kiểu lên thẳng

Còn gọi là “kiểu trên bè” Nguyên mẫu là các cây thiên nhiên rụng rơi hoặc bị gió thổi gãy nhưng vẫn bám trụ. Những nhánh nguyên thủy sau khi rơi xuống vẫn mọc tiếp và vươn thẳng để trưởng thành.
Trong nghệ thuật cây cảnh, hình ảnh ấy đem đến cho bạn cơ hội tạo nên những thiết kế thú vị cho những cây đơn độc, ít cành, mà bạn không thể dùng một thân cây đơn chiếc. Những cành ít ỏi như cây nhựa ruồi Nhật Bản rụng lá theo mùa, là mẫu điển hình đầy đủ. Hình dáng cây và màu sắc quả sẽ thể hiện rõ nhờ đặt trong chậu cạn, màu “cà phê sữa”.
Kiểu lên thẳng

Kiểu uốn lượn

Kiểu này có trong thiên nhiên khi những chồi mọc ra từ rễ cây hoặc rễ mọc ra từ những cành rà sát đất. Rễ bám vào đất và phát triển thành cây nhỏ.
Yêu cầu của loại này "là cây có thân mềm nhiều nhánh, chẳng hạn như cây thông và cây thủy tùng, hoặc những giống có khuynh hướng nảy chồi từ rễ lộ trên mặt đất, như mộc qua và cây sao.
Kiểu uốn lượn

Khay phong cảnh

Đây là cách trưng bày một cảnh thiên nhiên (bất cứ cảnh nào bạn thích) được thu nhỏ lại.
Bạn có thể dùng những vật liệu để bố cục ngắn hạn, rồi gắn từng cây vào đấy khi chúng đã trưởng thành.
Khay phong cảnh

Nhóm cây

Đây là một cách rất gây ấn tượng. Trên khay của bạn có nhiều cây mọc chung nhau gây ấn tượng về một cánh rừng. Yêu cầu của kiểu mẫu này không được lộ vẻ nhân tạo mà phải thật tự nhiên. Sẽ thành công hơn nếu bạn dùng loại cây lạ. Rất nhiều cây thích hợp để tạo ra nhóm cây này.
Nhóm cây

 
gọi Miễn Phí