Hàn hồ quang góc vuông ngoài

Đăng lúc: , Cập nhật

Kỹ thuật hàn góc là một trong những phương thức hàn phổ biến nhất hiện nay. Hàn góc thường được sử dụng với rất nhiều mục đích công việc từ sửa chữa, xây dựng đến làm đồ nội thất, hay dùng trong công nghiệp,...Khi hàn sắt hộp ta hay gặp tình huống hàn góc vuông ngoài. Hãy cùng quan sát video để biết cách chọn que hàn, cách dao động que hàn khi hàn góc vuông ngoài nhé

Video

Hàn hồ quang góc vuông ngoài. Ngày tải lên:

Cách hàn hồ quang vuông góc ngoài cho người mới

Hàn góc vuông là gì?

Hiểu đơn giản hàn góc là các thao tác kỹ thuật hàn giữa hai vật không cùng nằm trên một đường thẳng. Cụ thể đây là những mối hàn góc có tiết diện ngang, kiểu hình tam giác để tạo thành mối liên kết với nhau.

Ngoài ra, cách hàn góc vuông sẽ được hiểu là những mối hàn góc giữa hai vật cần hàn. Chúng tạo thành hình chữ T hoặc hai vật hàn được liên kết với nhau theo góc 90° thẳng đứng (vuông góc với nhau).

Đặc điểm của kỹ thuật hàn góc

Đối với kỹ thuật hàn góc có đường hàn góc cạnh trong các liên kết thường xuyên thay đổi phức tạp. Trong khi đó, ứng suất phân phố không đồng đều thực hiện theo chiều rộng, chiều dài của vật hàn.

Đồng thời, khi hàn góc sẽ phải chịu ứng xuất cắt và uốn. Các đường hàn góc có khả năng bị uốn cong và dồn ép ở phía chân của đường hàn. Nguyên nhân do đây là vị trí có ứng suất tập trung lớn. Như vậy, khi thực hiện hàn góc sẽ phải chịu ảnh hưởng từ cắt, kéo và uốn. 
Trong hàn góc, thợ hàn có thể lựa chọn những tư thế, kỹ thuật hàn khác nhau tùy thuộc vào vật hàn, vị trí của mối hàn. Bạn có thể thực hiện hàn đứng, hàn bằng, hàn sấp hoặc hàn trần cho từng mối hàn góc. 

Cách hàn góc vuông ngoài cơ bản cho người mới 

Chọn tư thế hàn phù hợp
Trước khi tiến hành hàn góc giữa 2 vật hàn, người dùng cần phải lựa chọn một tư thế đứng phù hợp. Với mỗi tư thế hàn thì sẽ có một cách giúp các bạn đặt vật hàn khác nhau:
-Hàn bằng: Là tư thế cho vật hàn đặt nằm với vị trí ngang với hồ quang. Sau đó, các bạn sẽ hàn theo hướng từ trên xuống dưới.
-Hàn ngang: Là tư thế hàn khi hai vật hàn được đặt sẽ cho kim loại có thể lấp cho bề mặt từ các hướng trên xuống cho bề mặt phẳng ngang hay mặt thẳng đứng.
-Hàn đứng: Đây là tư thế hàn cần đặt hai vật hàn theo phương thẳng đứng cùng với đường hàn góc cũng sẽ được đặt theo phương gần đứng.
-Hàn trần: Là tư thế hàn hai vật hàn sẽ được đặt tại vị trí được đảm bảo mối hàn sẽ theo phương ngang và đường hàn sẽ là hàn từ dưới lên trên.

Cách hàn sắt góc chuẩn


 

Sau khi bạn đã có cho mình được tư thế hàn phù hợp và vị trí cũng như vật hàn thích hợp. Bạn chỉ cần đặt vật ở góc 90 độ vuông góc nhau để đảm bảo góc hàn vuông chính xác nhất. Cuối cùng bạn thực hiện hàn bằng các thao tác và kỹ thuật hàn góc phù hợp trên để liên kết mối hàn lại. Hoặc bạn cũng có thể theo dõi một số mẹo bên dưới để có mối hàn đẹp và chuẩn xác hơn như:

- Khi hàn que nên hàn theo một góc từ 30 - 45 độ để hạn chế được vấn đề tạo xỉ nhiều trên đường hàn.

- Chọn dòng hàn sao cho đúng với que hàn bạn dùng hay dựa vào độ dày vật hàn để chọn dòng hàn phù hợp. Đảm bảo được độ ngấu của mối hàn sâu và không bị thủng.

- Nếu trường hợp bạn không xác định được góc vuông thì có thể sử dụng như dụng cụ ke góc nam châm để xác định chính xác góc vuông.

- Nếu bạn hàn chấm bon, không nên để mối hàn nguội rồi mới chấm mà phải tiếp tục chấm để cho mối hàn có sự liên kết hơn.

- Chọn loại máy hàn phù hợp sử dụng được với độ dày vật liệu cần hàn của bạn. Để đảm bảo được tính ổn định và mối hàn đẹp trong quá trình thực hiện hàn.

- Chọn thời gian đốt hồ quang thích hợp, phải đảm bảo que hàn chấm tại vị trí chính giữa đường liên kết giữa hai vật hàn.

Kỹ thuật hàn góc vuông được nhiều người là rất đơn giản và dễ thao tác. Bạn chỉ cần thực hành thường xuyên và ghi nhớ được các tư thế để từ đó nâng cao tay nghề của bản thân. Bên cạnh việc hàn thì bạn cũng cần phải đảm bảo các quy định an toàn khi hàn điện nhé.

Trên đây Công cụ tốt hướng dẫn cách hàn hồ quang góc vuông ngoài , hy vọng các bước trên có thể giúp ích cho các bạn.
 
gọi Miễn Phí