Các bệnh chính của gà - Đặng Trần Dũng

Đăng lúc: , Cập nhật

Các bệnh chính của gà đã được chuyên gia Đặng Trần Dũng nghiên cứu và biên soạn.

Các bệnh chính của gà đã được chuyên gia Đặng Trần Dũng nghiên cứu và biên soạn.

CÁC BỆNH CHÍNH CỦA GÀ

Bệnh Niucatxơn 

Loài mắc bệnh : Trong thiên nhiên, gà dễ mắc bệnh nhất, bất cứ gà non, già, trống, mái, lớn bé đều mắc; chỉ trù có gà con độ 15 ngày tuổi trở lại là ít mắc.

– Nguyên nhân : Đây là một bệnh truyền nhiễm do virut gây nên. Toàn cơ thể gà đều có virus : máu, nước rãi, phân, tủy xương, óc, gan, lá lách, phổi...

Sức đề kháng của virus đối với độ nóng rất kém: dun 60°C trong nửa giờ thì chết; trái lại đề ở độ lạnh từ 0°C đến 4°C thì chúng sống rất lâu. Các chất hóa học dùng để tẩy uế (nhu formol 1/1000, crezin 5,100) hay nước sôi, hoặc là chìm lửa đều có thể diệt được virus

Các chất kháng sinh (như penicillin, streptomycin) đều không có tác dụng.

Triệu chứng: Thời gian nung bệnh kéo dài tới 9-10 ngày. Ga mua chợ về, hoặc gà ốm sẵn thả chung, thường khoảng sau một tuần mới phát bệnh. Mới đầu, thấy gà thỉnh thoảng vay hay chép mỏ, kém nhanh nhẹn, nhưng vẫn ăn uống như thường. Độ 1-2 ngày, gà có vẻ buồn, mắt lim dim, nhắm lại rồi mở. Sang ngày thứ ba gà ủ rũ, lông xù, xã cánh, đứng một chỗ, bỏ ăn, uống nước nhiều. Nhiệt độ lên cao (từ 42°C đến 43,5°C), mào ru, thâm tím, chân lạnh, ở mũi và mỏ nước dãi chảy ra quánh và dính, lấp cả cuống thở (nên con vật thường thở khó hoặc tắc thở)

Về đường tiêu hóa, lúc đầu con vật ỉa chảy có bọt rồi dần dần hóa cút, cò hoặc màu xanh, có khi rớm máu dính đít ; ở diều có con ăn không tiêu, có con dốc ngược chỉ có nước chảy ra màu xám. Cứ thế độ 2-3 ngày, gà, yếu sức, liệt quy rồi chết. Nếu bệnh kéo dài thành mãn tính, có thể phát hiện triệu chứng thần kinh. Gà ốm què, ngồi bằng khoeo chân, đầu cò lắc vặn trái đi, hoặc đi vòng tròn, có khi đầu mỏ quặp xuống, mào sát đất, hay ngửa lên lúc lắc, có lúc đi giật lùi, mất thăng bằng, ngã ngửa.
Các bệnh chính của gà - Đặng Trần Dũng
Tình trạng này có thể khỏi được, nhưng phải chăm sóc, cho ăn uống cần thận. Khi đã khỏi thì gà được miễn dịch rất lâu.

- Bệnh tích : Mổ gà chết thấy tụ máu và xuất huyết ở nhiều bộ phận. Lột da ở đầu, cô thấy có chất thủy thũng lầy nhầy lẫn máu, có khi xuống tận ức. Ở bệnh chết lâu, thấy tụ máu ít hơn; trong vòm họng và đầu thực quản có nước dãi đặc dính, niêm mạc lấm chấm trắng trên có phủ chất màu vàng nhạt, cậy ra chảy máu loét. Bên trong cuống mè (dạ dày tuyến) có nhiều nốt xuất huyết, hủ hoại, loét đỏ, có nốt trên cũng phủ chất vàng (đây là bệnh tích chủ yếu của bệnh Niucatxon). Mề bồ đôi, bóc màng, trong có ít nốt tụ máu. Ruột non thường phồng hơi từng đoạn, nom ngoài thấy vết thâm tím, mồ ra cũng thấy loét như trên. Manh tràng, trực tràng và hậu môn cũng có loét nhiều chỗ.
Các bệnh chính của gà - Đặng Trần Dũng
Nhiều con khi chết còn tích một bọng cút cò ở hậu môn. Ngoài ra còn thấy phổi tụ máu, mắt sưng. Lá lách và thận cũng tụ máu; và còn tụ máu cả ở óc và buồng trứng. Những trứng non có nhiều khi vỡ, lòng đỏ chảy xuống xoang bụng, gây viêm phúc mạc.

- Chẩn đoán phân biệt :

Cần phân biệt bệnh Niucatxon với bệnh tụ huyết trùng (xem bằng 3).

- Phòng và chữa bệnh: Hiện nay người ta chưa tìm ra thuốc chữa bệnh này.

Phòng bệnh chủ yếu bằng cách tiêm hoặc chủng 7 vacxin Niucatxon. Ở nước ta, xí nghiệp chế thuốc thú y trung ương đã sản xuất từ lâu loại vacxin phòng Niucatxơn dùng cho gà từ 2 tháng tuổi trở lên, rất hiệu nghiệm. Thuốc giữ cho gà khỏi lây bệnh trong một năm. Nhưng muốn chắc chắn thì cứ mỗi năm tiêm hai lần.

Bảng 3: So sánh bệnh Niucatxon với bệnh tụ huyết trùng
  Niucatxon Tụ huyết trùng gà
Nguyên nhân Virut Vi trùng
Thời gian nung bệnh 6 - 10 ngày đột ngột
Thời gian phát bệnh 3 - 7 ngày rất nhanh
Triệu chứng  hô hấp, thần kinh không có
Bệnh tích tụ máu, loét cuống mề, lỗ đít tụ máu toàn thân, màng tim chứa nước vàng, gan đốm trắng
Các loài cảm nhiễm gà thường, gà tây, gà sao, gà rừng, bồ câu gà, ngỗng, ngan, vịt, thỏ, chuột, chim
Tính chất lây lan lây lan nhiều lây lan ít

Vacxin Niucatxơn thường được đóng vào ống thủy tinh, mỗi ống chứa 0,5ml thuốc. Thuốc không được để chỗ nóng, khi nào bắt đầu chung mới pha. Dụng cụ pha chế phải được vô trùng và đề thật nguội. Dùng ống tiêm đong 40,50ml nước cất hoặc nước mưa đun sôi để nguội pha vào một lọ, bẻ ống vacxin 0,50ml pha vào lắc kỹ, (pha theo tỷ lệ 1/100 ) rồi dùng tiêm cho gà.

Tiêm dưới da mỏng nơi phía trong canh chừng 2 giọt, khi thấy chỗ tiêm phòng lên bằng hạt đỗ to là được. Trường hợp không có ống tiêm thì dùng ngòi bút sắt mới đã luộc để nguội, nhúng vào thuốc lấy đầy ngòi bút nhỏ vào mặt trong cánh hai giọt, chọc thủng rồi nâng da lên cho thuốc chạy vào dưới da thành nốt hơi phòng. Thuốc có tác dụng gây miễn dịch sau 10 ngày.

Bệnh tụ huyết trùng gà

Đây là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, làm chết hàng loạt súc vật nhưng cũng có khi trong ở dịch chỉ thấy một vài con chết rồi bệnh tắt.

Tất cả các loại gia cầm (như gà, gà tây, gà sao, vịt, ngỗng ngan) và cả loài chim (như bồ câu, chim sẻ) đều có thể mắc bệnh này.

Nguyên nhân : Nguyên nhân gây bệnh là một loại trực trùng (Pasteurella). Vi trùng sau khi qua được các niêm mạc, tương mạc của đường hô hấp hay tiêu hóa, hoặc qua những vết thương ngoài da, thì đi sâu vào các tổ chức, rồi xâm nhập vào máu, gây bại huyết, xuất huyết và làm chết rất nhanh.

Trong thiên nhiên vi trùng thường sống ở đất, trong nước tù hoặc xác súc vật chết; khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng xâm nhập vào cơ thể rồi gây bệnh.

Ở nhiệt độ 20°C, vi trùng vẫn sống trong 3 tháng, cho nên gà vịt chết thối vẫn gây bệnh. Đun 60°C vi trùng chết sau 1 giờ, và 80°C thì chết sau 10 phút. Các thứ hóa chất sát trùng đều diệt được vi trùng.

Đem nhập gà mang bệnh vào đàn, hoặc mua phải gà bệnh về làm thịt, vứt bừa bãi lông, ruột, nước làm gà, đề cho gà khác ăn phải, đều là những nguyên nhân làm bệnh lây lan.

Gà vịt ốm mang bán chạy cũng là một nguyên nhân làm cho bệnh lây lan khắp mọi nơi.

Những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh là thức ăn thiếu chất lượng, chuồng bần, ầm thấp, thời tiết lạnh, nhất là sau những ngày mưa xuống, nắng lên.

Triệu chứng: Thời gian nung bệnh rất ngắn, chỉ 1-2 ngày là bệnh phát, có trường hợp thật nhanh, chỉ một vài giờ. Gà hôm trước vẫn ăn khỏe, hay đang ăn tự nhiên lăn ra chết. Có khi gà ban đêm đang đậu trên chuồng chỉ kêu một tiếng rồi ngã lăn xuống chết.

Sở dĩ gà chết nhanh là do vi trùng xâm nhập vào cơ thể tiết ra nhiều độc tố làm con vật tụ huyết toàn thân.

Thông thường là gà mắc bệnh ở thể cấp tính. Gà ốm buồn bã, sã cánh, lông dựng đứng, bỏ ăn, nhiệt độ lên 42°C. 43°C, khó thở, mào tím bầm, mào dưới sưng mọng. Mũi và mỏ có nước chảy ra, phân ỉa lỏng cứt cò, có khi rớm máu màu nâu.

Thề mãn tính, ở nước ta ít thấy thì hiện : viêm đường tiêu hóa, sưng khớp xương (có khi thành áp xe), què, gầy mòn ít lâu rồi chết.

Bệnh tích : Trường hợp chết đột ngột, mồ tử thì chỉ thấy toàn thân và các bộ phận bị viêm, xuất huyết. Tim có lốm đốm xuất huyết. Dưới màng tim có thủy thũng, cắt có nước vàng chảy ra.

Ở thể cấp tính, ngoài bệnh tích trên còn thấy xuất huyết, ở niêm mạc ruột thì hiện bằng những nốt loét nhỏ, trên phủ chất vàng xám, chung quanh lầy nhầy lẫn máu màu nâu. Phổi viêm, thủy thũng màu sẫm; lách tụ huyết, không sưng.

Bệnh tích chủ yếu là trên mặt gan có nhiều nốt hoại thư màu trắng vàng hay trắng xám rất nhỏ chỉ bằng đầu đanh ghim.
Các bệnh chính của gà - Đặng Trần Dũng
Ở thế này gà chỉ sống được vài giờ đến 1, 2 ngày, ít khi được 3, 4 ngày.

Ở thể mãn tính ít khi thấy, thân thể con vật gầy còm, có khi bị sưng khớp, què quỵ rồi cuối cùng cũng chết.

Chẩn đoán bệnh : Trừ trường hợp bị sưng mào dưới, nói chung việc chẩn đoán lâm sàng có khó khăn vì gà chết nhanh, nhìn bề ngoài chỉ thấy dầu, mào, da tím bầm, lỗ đít dính phân lỏng có rớm máu.

Mồ xác chết thấy rõ hơn. Phân biệt với bệnh Niucatxơn là cuống mề viêm, không có nốt loét, mặt gan có lốm đốm chấm trắng nhỏ. Phân biệt với bệnh bạch lỵ là lá lách bình thường (ở bạch lỵ thì sưng to).

Phòng chữa bệnh : Tiêm vacxin chống tụ huyết trùng gà, con vật. có miễn dịch trong 3 tháng. Tiêm bắp thịt lườn cho gà từ 1ml đến 3ml tùy theo tuổi gà.

Dùng streptomycin 1g (tiêm cho 10 con) trong 3 lần, mỗi lần cách nhau 6 giờ (mỗi con gà nặng trung bình 2kg) có thể chữa khỏi bệnh một số gà mắc bệnh nhẹ.

Bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà hay yết hầu gà là một bệnh do virut gây nên, tùy theo thể bệnh mà tên gọi có khác nhau.

Gà và chim bồ câu dễ mắc; vịt, ngan, ngỗng ít mắc. Ở nước ta bệnh hay phát về mùa hoa xoan, tức là cuối xuân

Nguyên nhân: Trong điều kiện thiên nhiên, người ta phân biệt hai loại virut ở gà và bồ câu. Bệnh lây lan do gà có thương tích ngoài da hay trên niêm mạc có dính virus, hoặc do gà đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang virut trong cơ thể. Virus bệnh đậu sống khá lâu trong những vầy mụn khô; ở niêm mạc sống được vài tuần và trong nước cam du (glixerin) có thể sống được vài tháng.

Những chất sát trùng như xút (soude), bồ tạt (potasse) 1-2% có thể diệt virus trong vài phút.
Các bệnh chính của gà - Đặng Trần Dũng
Bệnh lý: dot sigma ngoài da, virut xâm nhập vào những vết thương phát triển nhanh chóng làm tổ chức ngoài da bị thoái hóa và trương lên, đồng thời bạch cầu tập trung đề kháng da bị khô lại làm thành nốt mụn to dần và đóng vảy.

Ở niêm mạc, virus phát triển cũng tương tự làm tổ chức tế bào niêm mạc bị thoái hóa dày lên, hình thành những màng giả màu vàng xám.

Trường hợp bệnh nặng có ghép thêm nhiều loại vi khuẩn, màng giả bị ăn sâu ở mồm, lưỡi, yết hầu hay ở mắt, dày cộm lên làm cho mắt sưng hay yết hầu loét trong có mủ, cho nên có tên là bệnh « yết hầu gà ». Lúc này, virut nhanh chóng xâm nhập vào máu gây tụ huyết làm thương tồn đến tế bào các tờ chức bộ phận như gan, thận, tim). Bệnh trở nên trầm trọng làm gà chết. Con nào khỏi vẫn mang virus bệnh trong cơ thể.

Triệu chứng: Về lâm sàng, thời gian nung bệnh từ 4 đến 8 ngày; bệnh phát dưới hai hình thể: the ngoài da và thề niêm mạc, có khi cả hai thề một lúc.

+ Thê ngoài da : Gà con từ 1 đến 2 tháng tuổi dễ mắc nhất. Mới đầu, gà hơi buồn, kém ăn, cánh sã, rồi thấy nồi lên những mụn nhỏ ở mào, mí mắt, mép mỏ, ở chân và kẽ chân, có khi ở cả những chỗ không có lông như đầu cánh, chung quanh lỗ đít (hình 13). Những nốt mụn dần dần to ra, màu vàng hay nâu xám, cậy ra thấy chảy máu, có khi hợp lại thành nốt to, làm lấp cả mắt, vẹo cả mỏ (không mồ thức ăn được), gà có thể quy rồi chết.

+ Thể niêm mạc: Gà lớn hay mắc hơn. Bắt đầu con vật ủ rũ kém ăn hoặc bỏ ăn, sốt 43°C, rồi chảy nước mũi lày nhầy, trước loãng sau đặc thành mủ, có khi có cả mụn ở mào, có khi không. Gà ốm tắc mũi, chốc chốc phải ngóc đầu, há mồm mới thở được. Dần dần bệnh nặng. lên, mắt sưng trong có mủ đóng thành bánh, hai mí mắt dính chặt không mở được; vành mắt lấy mủ ra thấy viêm giác mạc, con ngươi mờ, mắt bị mù. Sau vài ngày niêm mạc mồm dày cộm lên, trên phủ chất vàng xám, nom tựa một màng giả phù kín cả miệng, lưỡi, đầu hầu và thực quản, làm vật ốm không ăn uống được, tắc thở rồi chết. Bệnh nặng thấy có ỉa chảy.
Các bệnh chính của gà - Đặng Trần Dũng
Bệnh tích : Mổ tử thi, cơ thể gầy, đôi khi có nốt mụn, có khi không. Các bộ phận bị thoái hóa. Ở mồm, yết hầu và thực quản có màng giả, cạy ra có loét, chảy máu. Xoang mũi có chất lầy nhầy như mủ. Gan, thận sưng, màu xám nhạt; cơ tim như bị luộc chín; lách sưng, niêm mạc ruột có từng chỗ viêm nhưng ít khi xuất huyết; phổi thủy thũng, phế quản có nhiều bột.

Chữa bệnh: Cho ăn tốt, nhiều rau. Chuồng sạch, khô ráo. Cách ly triệt đề con ốm. Nhỏ thuốc đau mắt nước hay tra thuốc đau mắt mỡ có kháng sinh. Trong lưỡi, miệng cần lấy sạch mủ, bôi glixerin iốt. Bên ngoài bôi thuốc xanh, thuốc đỏ hay thuốc mỡ kháng sinh. Tiêm dưới da penicillin (100.000 đơn vị cho 1kg thể trọng) hoặc cho uống sulfatiazon 1 viên/1 ngày/1kg thể trọng. Hoặc dùng phối hợp cả hai thứ. Dùng trong 3 đến 5 ngày liền.

Phòng bệnh: Dùng vacxin chống đậu gà do xí nghiệp thuốc thú y trung ương sản xuất.

Nhờ một ít lông ở phía trước đùi gà, hoặc dùng dao cùn khẽ khía da rồi xát ít thuốc vào. Sau vài ba ngày, chỗ xát sẽ hơi sưng đỏ, da dày lên rồi đóng vảy; sức khỏe của gà vẫn bình thường và gà sẽ được miễn dịch.

Bệnh bạch lỵ gà con

Bệnh bạch lỵ gà con (hay phó thương hàn gà lớn) đã có từ lâu ở nhiều nơi trong nước ta, nhất là ở các cơ sở chăn nuôi lớn.

Thường gà con hay mắc bệnh này nhất. Gà lớn, gà tây, gà sao đều mắc. Vịt, ngỗng và các gia cầm khác cũng cảm nhiễm vi trùng bệnh này.

Bệnh do trực khuẩn Şalmonella pullorum có độc tính rất lớn gây nên, thường làm chết từ 30% đến 50% đàn.

Tỷ lệ chết cao hay thấp tùy thuộc ở sức đề kháng của gia cầm, ở điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc. Bệnh có quanh năm, nhưng thường xảy ra vào mùa xuân, lúc gà con được ấp nở nhiều và ở những cơ sở mà điều kiện vệ sinh nuôi dưỡng kém.

Triệu chứng: Gà con bỏ ăn, túm năm tụm ba tìm chỗ tối nằm, mắt nửa nhắm nửa mở, gục đầu, sã cánh, kêu chiêm chiếp, lông xù. Thân nhiệt tăng tới 43 - 44°C. Gà con gầy sút nhanh chóng lạ thường. Con vật bị ỉa chảy nặng, phân loãng, dính, màu trắng, mùi hôi thối, khi khô làm dính chắc các lông tơ chung quanh lỗ hậu môn, gây khó khăn cho sự bài tiết phân từ trực tràng ra. Trực tràng bị phân làm tắc nên bệnh phát triển càng nhanh chóng. Phần lớn gà con bị chết vào ngày tuổi từ 10 tới 15. Những con nhỏ yếu thường chết trong vòng hai ba ngày đầu. Sau đó bệnh diễn biến chậm lại. Ở gà 15-20 ngày tuổi, bệnh chuyền sang dưới thề cấp tính và thề mạn tính, tỷ lệ chết giảm nhiều. Gà con sau khi khỏi bệnh, chậm phát triển, trọng lượng thấp. Ở gà lớn bệnh kéo dài hàng tháng, có khi suốt đời. Bệnh diễn ra ở điện bàn tính và cục bộ. Bề ngoài không có biểu hiện triệu chứng, nhưng ở vào giai đoạn bột phát bệnh có thể rất nặng và kết quả là chết. Thông thường bệnh xuất hiện ỉa chảy, khát nước, mào nhợt nhạt hoặc tím. Gà chết do thoái hóa và vỡ gan, xuất huyết ở xoang bụng; hoặc bởi viêm phúc mạc, viêm ống dẫn trứng mãn tính và nhiễm trùng toàn thân.

- Bệnh tích: Bệnh tích điển hình là viêm hủy hoại gan, lách, phối, cơ tim. Các ồ hủy hoại trong gan, lách có dạng những vật nhỏ, trắng xám, to bằng đầu kim găm.

Nhưng ở trong phổi và cơ tim có hình nốt u, to bằng hạt kê, hoặc bằng hạt đậu nhỏ. Phổi thường bị viêm, lá lách sung, màu vàng da cam. Ruột viêm đầy các chất loãng hoặc đặc màu trắng; trong hậu môn tích tụ phân loãng trắng, giống như phấn.

Trong xoang bụng, noãn hoàng thường chưa tiêu hết. Ở một vài trường hợp, trong cơ của mè cũng có những đám hủy hoại.

Mổ khám gà lớn chết, thường thấy buồng trứng bị biến đổi, các màng bị biến dạng, phủ bởi một lớp màng màu vàng xám, xanh nâu hoặc xanh đen và trở nên cứng hơn so với lúc bình thường. Vỡ noãn hoàng, viêm phúc mạc noãn hoàng là bệnh tích thường thấy ở gà lớn. Cũng thường thấy viêm ống dẫn trứng. Trong màng bao tim tích tụ thanh dịch. Tim sung trong tim có các ò viêm to bằng dầu kim găm hoặc hạt đậu nhỏ. Đôi khi phối cũng có những ổ viêm như ở gà con. Mô gan cứng lại, dễ vỡ.

Phòng bệnh: Điều kiện nuôi dưỡng gà mẹ và nuôi dưỡng gà con có vai trò quan trọng trong việc phòng chống bạch lỵ. Đặc biệt, cần đảm bảo có đủ cho gà con thức ăn giàu vitamin.

Một biện pháp đặc biệt quan trọng trong phòng bệnh bạch lỵ gà là kiểm tra dàn giống về khả năng mang mầm bệnh bằng phương pháp ngưng kết nhỏ giọt máu với kháng nguyên Salmonella pullorum. Những gà dương tính phải loại bỏ.

Thực hiện tiêu độc các lò ấp trứng trước khi ấp. Vệ sinh tiêu độc chuồng trại dụng cụ một cách nghiêm ngặt.

Chú ý bảo đảm nhiệt độ gà con trong tuần lễ đầu. Trong thời gian này nhiệt độ quá thấp sẽ làm giảm sức đề kháng của gà con với bệnh bạch lỵ.

Cho ăn Oreo Mixin trong suốt tháng đầu, theo tỷ lệ 50mg/kg thức ăn. Hoặc dùng sunfametazin với liều lượng 2g cho 1 lít nước. Cho uống ba ngày liền, nghỉ 2 ngày lại uống tiếp tục.

Chữa bệnh : Cho gà ăn Furazolidone trộn vào thức ăn với liều lượng từ 2 đến 3g cho 1000 con, cho ăn liên tục từ 6 đến 10 ngày. Hoặc dùng biomixin với liều cao : từ 1 đến 5 ngày tuổi 5mg/con; từ 6 đến 8 ngày tuổi 3mg/con; từ 9 đến 10 ngày tuổi 2mg/con.

Bệnh cầu trùng

Là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm đối với gà con, bệnh cầu trùng thường gây thiệt hại rất lớn; tỷ lệ chết có thể tới 60 đến 70%. Những con còn sống sót thường gầy còm, ốm yếu, chậm lớn, không thể chọn làm giống được.

Gà con từ 20 đến 45 ngày tuổi, thường hay mắc bệnh này nhiều nhất.

Bệnh hay phát triển về mùa xuân và đầu thu, khi thời tiết nóng, ẩm và giữa lúc gà con được tập trung nuôi nhiều.

- Nguyên nhân: Bệnh do cầu trùng thuộc giống Eimeria gây nên.

- Triệu chứng : Thời kỳ nung bệnh kéo dài từ 4 đến 7 giờ. Gà con có bệnh thì ủ rũ, bỏ ăn, khát nước, cánh sã, lông xù, đứng xúm xít với nhau bên nguồn nhiệt. Có những con đi chuệnh choạng, có con đầu ngoẹo lên lưng. Phân loãng, màu sôcôla có lẫn máu, có lúc phân toàn máu. Chung quanh lỗ đít, lông bết dày phân. Trong những ngày cuối, nhiều con bị bại liệt chân hoặc cánh. Trường hợp cấp tính, bệnh kéo dài từ 2 đến 7 ngày: con vật thường bị chết.

Ở gà con trên 45 ngày tuổi, bệnh ít diễn biến cấp tính, mà thường xảy ra ở thề mạn tính cùng với những triệu chứng như trên nhưng biểu hiện ít rõ rệt hơn.

1- Manh tràng giang rộng, chứa đầy máu

2- Khi mở manh tràng, có máu tươi hay máu cục

Bệnh tích : Bệnh tích nổi bật nhất là manh tràng giãn rộng và chứa đầy máu (hình 15). Niêm mạc tá tràng thường bị viêm. Niêm mạc trực tràng đôi khi cũng bị viêm.
Các bệnh chính của gà - Đặng Trần Dũng
Phòng bệnh : Gà con phải được nuôi cách ly với gà lớn là những con vật thường mang mầm bệnh. Chuồng trại bảo đảm luôn khô ráo, tránh tuyệt đối ẩm ướt. Dụng cụ cho ăn, các thiết bị và nền chuồng phải được định kỳ tẩy uế, sát trùng, tiêu độc. Chú ý cho gà ra tắm nắng, ra sân vận động.

Thức ăn đảm bảo có chất lượng, cho ăn rau xanh. Dùng ticofuran 5‰ hoặc furazolidon trộn vào thức ăn, theo tỷ lệ 0 ,35‰ , hoặc dùng sunfametazin hay sulfadimerazin pha với nước uống (tỷ lệ 2 ‰ ) trong 3 ngày liền, nghỉ 3 ngày, tiếp tục cho uống với tỷ lệ 19/00 trong 3 ngày tiếp.

Cũng có thể dùng phenothiazin với liều lượng từ 10 - 80mg / kg thức ăn.

Chữa bệnh : Dũng ticofan. 10‰ hoặc furazolidon 0,7‰ vừa trộn vào thức ăn, vừa pha vào nước uống: Tăng cường rau xanh nếu có điều kiện thì cho thêm dầu cá.

Có thể dùng phenothiazin trộn với thức ăn với liều 10g - 15g / kg thức ăn, cho ăn từ 5 đến 10 ngày.

Bệnh giun đũa gà

Bệnh phổ biến khắp nơi, gây ra do giun đũa Ascaridia galli. Đặc biệt ở gà con số lượng và cường độ cảm nhiễm luôn luôn cao hơn gà trưởng thành. Mức độ cảm nhiễm cũng khác nhau tùy theo giống gà. Gà con Logo trắng mẫn cảm mạnh nhất với bệnh giun đũa. Gà Ri chống lại với bệnh giun đũa tốt hơn. Gà trưởng thành có sức đề kháng với bệnh giun đũa cao hơn nhiều so với gà con. Trong cơ thể gà lớn tuổi, giun đũa phát triển chậm hơn ở gà con.

– Triệu chứng: Gà kém ăn, yếu toàn thân, ỉa chảy. Sau đó xuất hiện triệu chứng thiếu máu, gầy còm, chậm lớn

Bệnh tích : Thành ruột bị phù thũng, niêm mạc sưng, tụ huyết, có nhiều chất dịch và nhiều điềm xuất huyết.

Giun đũa thành thục, khi tích lũy số lượng lớn, có thể gây tắc ruột và có khi làm rách thành ruột, dẫn tới viêm phúc mạc.

Chữa bệnh : Dùng phenothiazin với liều 0,5g 1,5g/kg thể trọng, trộn với thức ăn vào buổi sáng sau khi cho gà nhịn đói chiều hôm trước. Cho gà ăn trong hai ba ngày liền. Hoặc có thể dùng:

+ Tetraclorua cacbon 1 ml cho gà con 2 tháng tuổi, 2 ml cho gà lớn. Dùng ống tiêm tiêm trực tiếp vào diều.

+ Piperazine sulfat với liều 0,5g/kg thể trọng, pha vào nước cho gà dùng hoặc trộn với thức ăn. Không cần phải cho nhịn đói trước.

- Phòng bệnh :

+ Nuôi riêng gà con và gà lớn

+ Thực hiện tẩy giun theo kế hoạch

+ Cày xới và luân phiên sân vận động

+ Cho thức ăn đầy đủ, phong phú vitamin.

Bệnh sán dây

Sán dây ký sinh trong ruột gà, phá hủy niêm mạc. Ngoài ra sán còn gây tác dụng độc đến cơ thể gà.

Gà từ 2 đến 6 tháng tuổi thường mắc bệnh này.

Triệu chứng : Gà bị ỉa lỏng, đi ít, đi luôn, có đốt sán theo ra, khát nước, ủ rũ, rúc đầu vào cánh, lông dụng. Có khi con vật bị bại liệt, động kinh; cuối cùng nó gầy rạc và chết.

Bệnh tích: Trên niêm mạc ruột, ở chỗ sán ký sinh, xuất hiện những điềm xuất huyết. Lòng ruột chứa nhiều chất nhầy, mùi thối.

Chữa bệnh: Thuốc trị sán dây tốt nhất là bột hạt tau với liều lượng 1 - 2g / con Trước khi cho uống thuốc, chú ý cho gà nhịn đói và nhỏ 1-2 giọt cồn iốt pha với nước để chống nôn mửa.

- Phòng bệnh: Gà trước khi trưởng thành cho tay. Sau 20 ngày cần kiểm tra lại phân, nếu thấy còn trứng sán thì cho tày lần thứ hai. Trong thời gian tầy phải nhốt gà 1 ngày, 1 đêm, không được thả. Phân phải quét, ủ, diệt trùng; đốt ruột gà chết.

Tiêu độc chuồng bằng cách quét vôi và vầy crêzin.

Bệnh ghẻ chân

Bệnh này thường thấy ở gà, gà tây, gà sao và chim. Triệu chứng bệnh biểu hiện rõ rệt nhất vào thời gian ấm trong năm, về mùa đông bệnh giảm. Bệnh bắt đầu ở chân và chỉ giới hạn ở đấy. Da chân sần sùi, có các vảy sưng tróc ra, cho ta cảm giác như một lớp với. Khi lớp vảy bị tróc ra nặng thì làm lộ rõ bề mặt nhuốm máu bên trong.

Gà ngứa, đi đứng khó khăn, gầy sút, đẻ kém. Bệnh thường kéo dài từ 6 đến 12 tháng.

Chữa bệnh : Rửa chân bằng nước ấm với xà phòng đề vầy mềm và rụng; để chân khô rồi bôi thuốc mỡ diêm sinh.

Cũng có thể dùng dầu hỏa nguyên chất bôi dẫm vào chân gà.

Phòng bệnh : Chủ yếu là thực hiện các nội quy chăn nuôi và thú y. Chăm sóc chu đáo và cho ăn đầy đủ, có chất lượng.

Tiêu độc kỹ chuồng gà. Cách ly kịp thời con ốm.

Bệnh bọ mạt

Bọ mạt ký sinh ở gà, gà tây, bồ câu, chim sẻ và ở cả các loài gia súc.

Bọ mạt nhanh nhẹn, sống lâu ngày trong chuồng gà, ban đêm ra đốt. Mạt sinh sản rất nhiều, khi không có thức ăn chúng có thể sống được từ 6 đến 7 tháng. Gà con và gà ấp thường hay bị bọ mạt quấy nhiễu nhiều nhất.

Mạt đốt rất ngứa, làm cho gà không ngủ được, chân cứ phải giẫm đạp luôn, ban đêm nghe rất rõ. Gà bị mất máu, gầy dần, có thể chết. Gà ấp bị quấy, bỏ dở ấp, trứng nở kém.

Chữa bệnh bằng dung dịch crezin pha 5%. Hoặc nước diêm sinh với vôi (diêm sinh 200g + v*theta 100g + nước 20 lít). Chữa về ban đêm.

Bệnh mò gà

Gà, nhất là gà con thường hay bị đốt. Da gà phản ứng thành những nốt trũng xuống hình phễu, có vành, mò tập trung ở đáy phễu.

- Chữa bệnh : Dùng bút lông xức dầu hỏa hay ben-zin vào lông đề chữa mò. Hoặc có thể bôi cồn iốt hay thuốc đỏ cũng khỏi.

Bệnh rận gà

Rận gà rất phổ biến khi chuồng gà bị bần. Rận đốt không ngứa lắm, nhưng chúng gây viêm biểu bì nặng và làm cho gà rụng lông. Bắt đầu từ chỗ lông dài ở cô rồi lan ra khắp mình đến tận phao câu, đuôi.

Chẩn đoán bệnh rất dễ. Vạch lông gà thấy ngay râu và trứng. Khác với bệnh ghẻ là ngứa nhiều, vảy dày và dính vào da; khác với bệnh bọ mạt là chỉ ngứa về ban đêm.

Phòng chữa bệnh :

- Cách ly con om

- Tiêu độc và giữ gìn chuồng trại cho sạch

- Diệt rận bằng bột diêm sinh hay bột thuốc lá sau khi đã xức lông bằng nước xà phòng.

Bệnh ăn lông và mò lẫn nhau

Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở mà gà bị nuôi nhốt chật chội không có sân vận động, cho ăn với khẩu phần không đầy đủ chất lượng (như thiếu chất đạm, thiếu vitamin hay thiếu nguyên tố vi lượng).

Gà bị mổ cắn sẽ chảy máu, bị đồng bọn đuôi theo ria mãi, rỉa thủng da, đứt ruột, rỉa cho đến chết.

Chuồng gà quá sáng, ánh sáng mặt trời chói chang chiếu thẳng vào chuồng trại cũng thường là nguyên nhân làm xuất hiện sự mỗ cắn lẫn nhau trong đàn gà.

Phòng bệnh: Loại trừ những nguyên nhân làm mờ cắn lẫn nhau:

+ Cho gà ăn đủ chất, cho ăn nhiều thức ăn xanh và thức ăn nhiều nước, đề làm tăng sự hoạt động của đàn gà.

+ Tăng thức ăn đạm trong khẩu phần.

+ Kiểm tra và giữ đúng mật độ quy định.

+ Nếu có điều kiện, cho gà ra tắm nắng và cho gà ăn thêm cát sỏi.

Đối với những con bị thương, cần kịp thời cách ly ngay, rửa sạch vết thương, và bôi thuốc sát trùng.

Bệnh còi xương

Đây là một bệnh mãn tính của gà con do quá trình trao đổi canxi-photpho bị phá hủy. Thiếu canxi và photpho, hoặc tỷ lệ giữa chúng không cân đối, thiếu vitamin D, thiếu ánh sáng, chuồng trại chật chội, ẩm ướt, thiếu vệ sinh, đều là những yếu tố gây nên bệnh còi xương.

Triệu chứng: Bệnh phát triển chậm và thường xảy ra ở gia cầm vào lứa tuổi từ 30 ngày trở lên. Lúc đầu gà con tỏ ra mỏi mệt, kém ăn, sã cánh, xù lông và đặc biệt là hay ăn vật lạ. Đôi khi diều bị chướng hơi, gà ỉa chảy trong phân còn phần thức ăn chưa nghiền nát. Ở giai đoạn cuối cùng của bệnh, chân gà yếu ớt, khấp khềnh, khi đi thì lắc lư, chân khuỵu. Gà con thường phải nằm vì đứng dậy thấy khó khăn, đôi khi nó bị run chân và co giật. Xương chân cong, xương lưỡi hái vẹo. Mỏ và các ngón chân cũng thường bị vẹo. Khớp xương thì sưng. Đầu to không cân xứng với kích thước của thân

- Phòng và chữa bệnh: Thỏa mãn nhu cầu về thức ăn khoáng cho gà, bảo đảm cân đối giữa canxi và photpho. Bổ sung thức ăn hoặc thuốc đặc hiệu chứa vitamin D vào khẩu phần hàng ngày. Chữa gà bị còi xương chỉ có hiệu quả vào giai đoạn đầu, khi xương chưa bị biến dạng nặng.

MẤY ĐIỀU CẦN CHÚ Ý

Trong khi đất nước ta còn gặp nhiều khó khăn, chăn nuôi gà theo hướng tự cải thiện là một cách giải quyết thiết thực, nó phù hợp với tinh thần tự lực cánh sinh của nhân dân ta.

Mặt khác nuôi gà tự cải thiện không những là vấn đề thiết thân trước mắt cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi đơn vị tập thề, mà trong nhiều năm tới nó vẫn giữ vai trò quan trọng.

Nhưng, muốn chăn nuôi gà tự cải thiện đạt hiệu quả kinh tế cao thì chúng ta phải hết sức chú ý như sau:

1) Chăn nuôi gà là một khoa học. Cho nên, dù chăn nuôi nhiều hay ít, chăn nuôi kinh doanh hay chăn nuôi cải thiện, cũng cần phải nắm vững một số kiến thức tối thiểu về chọn giống, ấp trứng, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh...

Như vậy, phải kiên quyết từ bỏ lối chăn nuôi tùy tiện : gặp giống nào nuôi giống ấy, có gì cho ăn nấy, bạ đâu nhất đấy, thậm chí có khi nuôi gà không có chuồng, và cũng chẳng cần quan tâm theo dõi xem xét gì, để đến lúc gà ốm thì chỉ còn có một cách là bán chạy, hai là ăn thịt, ba là vứt xác vào chuồng phân.

2) Chăn nuôi gà tự cải thiện không thể rập khuôn như chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi kinh doanh, nghĩa là mọi thức cần thiết đều có sẵn, có đầy đủ.

Trái lại, chăn nuôi tự cải thiện phải biết triệt để tận dụng :

Tận dụng tất cả các nguồn thức ăn mà người không dùng đến, dù bất kỳ ở đâu, từ trong bếp ra vườn, từ trong nhà ra ngoài xóm, từ trong đơn vị ra đến chung quanh. Rồi còn phải chịu khó chế biến những nguồn thức ăn ấy, đề biển những loại nghèo dinh dưỡng thành những loại có giá trị cao, những thứ bình thường có khi bỏ đi thành những món ăn hấp dẫn, hợp khẩu vị đàn gà.

Tận dụng đất đai, diện tích, từ mảnh đất đầu thừa đuôi theo cho đến các sườn đồi nương bãi để trồng các loại cây thức ăn. Mặt khác phải biết dự trữ, bảo quản các nguồn thức ăn ấy khi có nhiều, có thừa trong mùa thu hoạch đề dùng vào những tháng khan hiếm, khó khăn.

- Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có từ thanh tre tươi cho đến mảnh gỗ cũ, tận dụng những cơ sở mà trước đó không sử dụng (như gian nhà kho hay chuồng lợn cũ) để tạo thành những chuồng nuôi gà, những dụng cụ nuôi gà tuy đơn giản nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu.

3) Chăn nuôi gà tự cải thiện phải chú ý đến vệ sinh phòng bệnh, quan tâm theo dõi sức khỏe đàn gà đề phát hiện nhanh chóng những biểu hiện khác thường trong đàn gà của mình, và có những biện pháp can thiệp kịp thời để tránh hoặc hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra

4) Chăn nuôi gà tự cải thiện không cho phép coi thường những vấn đề về tổ chức và quản lý:

Phải biết lựa chọn phương hướng và quy mô chăn nuôi cho thật sát với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Thà nuôi ít mà tốt còn hơn nuôi nhiều mà không có lợi.

- Phải biết chọn đúng thời vụ, chọn đúng thời gian thuận lợi đề cho ấp trứng, nuôi gà con, vỗ béo gà lớn, phù hợp với yêu cầu của mình cũng như của sản xuất và thị trường.
 
gọi Miễn Phí