Những điều kiện cần đảm bảo khi ấp trứng và cách kiểm tra trứng ấp - Đặng Trần Dũng

Đăng lúc: , Cập nhật

Những điều kiện cần đảm bảo khi ấp trứng và cách kiểm tra trứng ấp đã được chuyên gia Đặng Trần Dũng nghiên cứu và biên soạn.

Những điều kiện cần đảm bảo khi ấp trứng và cách kiểm tra trứng ấp đã được chuyên gia Đặng Trần Dũng nghiên cứu và biên soạn.

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN BẢO ĐẢM KHI ẤP TRỨNG

Nhiệt độ

Đó là điều kiện cần thiết nhất cho phôi thai phát dục và phát triển.

Mấy ngày đầu từ khi gà ấp, nhiệt độ trên và dưới mặt quả trứng có chênh lệch nhau, nhưng càng về sau, sự chênh lệch đó càng giảm và cho đến ngày cuối cùng thì không còn chênh lệch nữa.

Khi cho gà ấp, ta không cần phải theo dõi nhiệt độ, nhưng khi dùng ấp máy thì việc kiểm tra nhiệt độ phải làm hàng giờ. Nhiệt độ ấp máy có khác nhau tùy theo các kiều máy ấp (máy ấp mặt bằng hay mái ấp cánh quạt).

Dưới đây là bảng ghi nhiệt độ trên dưới mặt trứng trong suốt thời gian gà ấp (bảng 2 trang sau).

Nhiều nơi, bà con nông dân thường có kinh nghiệm sau: về mùa nóng nực, vào lúc 1-2 giờ chiều, ta nên bắt gà ra khỏi ô đề trứng được hả hơi và tránh nhiệt độ quá cao làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nở.

Độ ẩm

Độ ẩm có ảnh hưởng đến sự bốc hơi từ trong trứng ra. Nếu độ ẩm quá cao thì nước trong trứng khó bốc hơi, không khí ít lưu thông, sự trao đổi vật chất bị trở ngại, có ảnh hưởng đến phát dục của phôi thai. Độ ẩm quá thấp cũng không có lợi. Nhiều nhà chăn nuôi có kinh nghiệm: về mùa hè thường chọn chỗ mát để lò ấp và chú ý hạ thấp ồ ấp gần mặt đất.

Không khí

Phôi thai cần dưỡng khí đề phát triển. Thời kỳ đầu phôi thai còn lợi dụng được dưỡng khí trong lòng đô trứng nên cần ít không khí. Ở máy ấp vào giai đoạn này người ta đóng kín lỗ thông hơi; về sau có lỗ thông hơi được mở rộng dần. Khi ấp tự nhiên, ta cũng thấy gà mẹ trong quá trình ấp, có thời kỳ xuống ô lâu, thời kỳ xuống ồ ngắn.
Bảng 2: Theo dõi nhiệt độ trứng ấp
Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
Nhiệt độ mặt trên trứng,
ấp với bụng gà
38.8 39.9 40.5 41.1 41.1 41.1 41.1 41.1 41.1 41.1 41.1 41.1 41.1 41.1 41.1 41.1 41.1 41.1 41.1 41.1 41.1
Nhiệt độ mặt dưới trứng 32.2 33.3 34.4 35.5 36.6 37.2 37.7 37.7 38.1 38.3 38.4 38.8 39.4 40 40.5 40.5 40.7 40.7 40.7 41 41.1

Đảo trứng

Vì nhiệt độ trứng không đều nhau (giữa trên và dưới mặt quả trứng, giữa quả trứng phía ngoài ở và quả trứng giữa ồ), nên có khi đang nằm trên ở, có khi sau lúc xuống ò rồi lên ấp trở lại, gà mẹ thường dùng mỏ và chân đề đào trứng. Mặt khác vì phôi thai thường hay nổi lên trên, cho nên nếu không đảo trứng thì phôi thai sẽ dính sát vào vỏ trứng.

Ô máy ấp, hàng ngày cũng đều phải đảo trứng.

Làm lạnh trứng

Trong ấp tự nhiên, hàng ngày khi gà mẹ rời ở đi kiếm ăn và thải phân, thì lúc ấy nhiệt độ của trứng cũng giảm. Cũng như vậy, trong áp máy, hàng ngày cũng phải kéo ngăn trứng ra ngoài một thời gian đề làm lạnh trứng.

Làm lạnh có tác dụng giúp cho trứng thải nhiệt ở nửa thời kỳ sau của quá trình ấp, góp phần vào việc nâng cao tỷ lệ nở.

Thời gian ấp

Đối với gà thời gian ấp trung bình là 21 ngày. Thời gian ấp dài ngắn có khác nhau chút ít. Trứng của gà chuyên trứng nở sớm hơn của gà chuyên thịt vài ba giờ. Trứng nhỏ nở sớm hơn trứng to. Nhiệt độ cao nở sớm hơn nhiệt độ thấp. Về mùa nóng, trứng nở sớm hơn mùa rét (mùa nóng thường 20 ngày, mùa rét 21 ngày). Cần nắm vững thời gian nói trên (tùy theo loài gà và mùa vụ) đề có thể chủ động khi cho ấp cũng như lúc kiểm tra gà nở.

KIỂM TRA TRỨNG ẤP

Trước khi ấp ta nên soi trứng để phát hiện và loại những quả trứng vỏ rạn nứt, những quả vỏ dày mỏng không đều, những quả chứa vật lạ, những quả trứng có buồng không khí khác thường (như to quá hoặc lại ở phía đầu nhỏ hay ở giữa quả trứng).

Trong quá trình ấp, cần soi trứng để sớm phát hiện những quả không phôi, những quả phôi chất, kịp thời loạn ra đề dùng; đồng thời có thì dồn những trứng tốt còn lại cho một số ít gà mẹ ấp, những mẹ khác thì cai ấp để chóng đẻ trở lại.

Đề soi trứng có thể dùng ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn dầu, hoặc ánh sáng đèn điện.

Dùng bìa cứng làm một ống soi trứng, mặt trong sơn đen; hoặc dùng bìa làm một cái chụp đèn, khoét một lỗ vừa đề không lọt quả trứng; hoặc có thể làm chụp bằng gỗ chắc chắn hơn, bên trong là một ngọn đèn điện 40W hoặc 60W (hình 8).
Những điều kiện cần đảm bảo khi ấp trứng và cách kiểm tra trứng ấp - Đặng Trần Dũng
Đối với ấp máy, vì phải ấp nhiều, cho nên người ta thường chỉ soi trứng có hai lần trong suốt thời gian ấp; nhưng trong chăn nuôi quy mô nhỏ (để cải thiện) vì có ít trứng nên ta có thể soi trứng ba lần:

- Soi lần 1: có thể soi vào ngày thứ 5 hay ngày thứ 7, tùy mùa hè hay mùa đông. Nếu thấy trứng ấp vẫn sáng giống như trứng chưa ấp, đó là trứng chưa thụ tinh, trứng không phôi. Nếu trong trứng chỉ thấy một điểm đen hoặc đường huyết quản dính vào vỏ, đó là phôi thai chết. Trứng thụ tinh, phôi thai phát triển tốt thì khi soi thấy giống như màng nhện, có huyết quần từ phôi thai phân bố ra. Khi xoay quả trứng, thấy phôi thai chuyển động, nhưng khi để yên lại trở lại vị trí cũ. Nếu phơi yếu thì màng nhện máu ít và nhạt. Những trứng không phôi đem ra dùng vẫn tốt nguyên.

- Soi lần 2: soi vào ngày thứ 14. Nếu đầu lớn của trứng hoàn toàn rỗng, các bộ phận khác thâm toàn bộ, đó là trứng ấp tốt. Xem kỹ thấy màng nhện máu phân bố toàn quả trứng. Nếu dầu lớn trống rỗng nhưng không lớn lắm, bộ phận khác thâm không đều, đó là trứng đã chết phôi. Loại trứng chết phôi ra đề khỏi ảnh hưởng đến trứng tốt còn lại.

- Soi lần 3: soi vào ngày thứ 18. Nếu phôi thai phát triền tốt thì thấy thai cựa quậy trong trứng và nằm tròn hết quả trứng, màng vỏ ở chỗ buồng không khí thấy phập phồng. Nếu phôi thai chết, chỉ thấy một khối đen không cử động.

Ở các cơ sở chăn nuôi tốt, và ấp máy, người ta thường chỉ soi trứng hai lần: lần 1 vào ngày thứ 5 và lần 2 vào ngày thứ 18 (hình 9).
Những điều kiện cần đảm bảo khi ấp trứng và cách kiểm tra trứng ấp - Đặng Trần Dũng
 
gọi Miễn Phí