Học cách sửa chữa, bảo hành xe máy qua bản vẽ - Hùng Lê

Đăng lúc: , Cập nhật

Đối với những người thợ hay kĩ sư trong lĩnh vực kỹ thuật nói chung hay sửa chữa bảo hành xe máy nói riêng, việc thành thạo kĩ năng đọc bản vẽ kỹ thuật chính là yêu cầu cơ bản nhất. Bởi bản vẽ cơ khí đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác chế tạo sản xuất, phân loại, sửa chữa, kiểm tra bảo hành các loại chi tiết. Dưới đây Hùng Lê sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những dội dung cơ bản nhất để đọc và hiểu một bản vẽ kỹ thuật

Sử dụng bản vẽ chi tiết để để áp dụng trong phân loại, kiểm tra, sửa chữa, bảo hành xe máy

I. Cách đọc bản vẽ chi tiết

1. Vai trò và nội dung của bản vẽ chi tiết

a) Khái niệm và vai trò

Là một loại bản vẽ kỹ thuật thể hiện đầy đủ thông 4 nội dung chính: hình dạng, kích thước,  yêu cầu kỹ thuật và tiêu đề. Bản vẽ chi tiết hướng dẫn cách chế tạo và kiểm tra linh kiện, ví dụ về một bản vẽ linh kiện hợp lệ  (hình 1-9):


 
 Hình linh kiện trục vít
Hình 1-9: Hình linh kiện trục vít



 

b) Nội dung cơ bản

(1) Hình vẽ: dùng một nhóm hình chiếu được chọn lọc để biểu thị một cách chính xác và hoàn chỉnh kết cấu của linh kiện.

(2) Kích thước: chú thích chính xác, hoàn chỉnh, hợp lý và rõ ràng các giá trị kích thước của linh kiện.

(3) Yêu cầu kỹ thuật: dùng ký hiệu và chữ viết để biểu thị đơn giản mà chính xác các yêu cầu kỹ thuật khi gia công linh kiện, như dung sai kích thước, dung sai hình dạng vị trí, độ nhám bề mặt, vật liệu, xử lý nhiệt (xử lý bằng nhiệt) và xử lý bề mặt.

(4) Tiêu đề: viết tên linh kiện, số hiệu, người chịu trách nhiệm ký tên.


2. Phương pháp và trình tự đọc hiểu bản vẽ chi tiết

Để có thể đọc hiểu tốt một bản vẽ kĩ thuật thể hiện một chi tiết nào đó ta cần phải tuân theo trình tự đọc như sau:

Đọc phần tiêu đề

Đọc phần tiêu :đề để nắm bắt tên chi tiết, công dụng, vật liệu, tỉ lệ và bộ phận đi kèm.

Phân tích hình chiếu

Phân tích hình chiếu: trước tiên tập trung nhận biết hình kết cấu của hình chiếu và vị trí lắp đặt, sau đó tìm ra mối quan hệ chiếu hình của các hình chiếu và mặt cắt khác, để tiện cho việc đọc hiểu hình.

Tiến hành phân tích hình thể và phân tích kết cấu

Tiến hành phân tích hình thể và phân tích kết cấu: từng bước làm rõ hình dạng chính xác và đặc điểm kết cấu của từng bộ phận, để có những hiểu biết chung nhất về kết cấu của linh kiện.

Tiến hành phân tích kích thước

Tiến hành phân tích kích thước: xác định rõ kích thước của từng bộ phận và kích thước tổng thể, đặc biệt phải xác định rõ các đặc trưng chức năng sử dụng quan trọng.

Nắm bắt yêu cầu kỹ thuật công nghệ

Nắm bắt yêu cầu kỹ thuật công nghệ: tìm hiểu rõ các yêu cầu kỳ thuật như chế tạo, kiểm nghiệm, bảo dưỡng.

Hình bánh răng trụ bánh răng nghiêng
Hình 1-10: Hình linh kiện bánh răng trụ răng nghiêng




Dưới đây là 3 hình linh kiện (hình 1-9, 1-10, 1-11), bạn có thể đọc hiểu theo trình tự trên và kết hợp với kinh nghiệm thực tế của mình.

HÌnh linh kiện lò xo nén
Hình 1-11: Hình linh kiện lò xo nén


Sau đây sẽ lần lượt giới thiệu các bộ phận chính trong hình linh kiện thanh truyền của động cơ xe máy (hình 1-12), trục khuỷu (tay quay) trái (hình 1-13), thân (khối xi lanh động cơ 2 kì thành 1-14), phần tiêu đề đã được cắt bỏ. Thông qua 3 hình này có thể dân năm bắt được phương pháp thể hiện, kích thước chuẩn và cách sắp xếp ký hiệu của các chi tiết.

II. Cách đọc bản vẽ lắp ráp

1. Tác dụng và nội dung của bản vẽ lắp ráp

a) Khái niệm, vai trò

  • Hình vẽ thể hiện kết cấu lắp ráp máy móc hoặc linh kiện được gọi là hình lắp ráp
  • Bản vẽ lắp là tư liệu kỹ thuật quan trọng để lắp ráp, điều chỉnh lắp đặt và sửa chữa. Một hình lắp ráp hợp lệ bao gồm các nội dung dưới đây, như hình 1-15

b) Nội dung cơ bản

(1) Hình vẽ: dùng một nhóm hình chiếu được chọn lọc để thể hiện một cách chính xác, hoàn chỉnh, rõ ràng và đơn giản về nguyên lý làm việc, quan hệ lắp ráp và kết cấu linh kiện chính của máy.

(2) Kích thước cần thiết chọn lựa và đưa ra các kích thước cần thiết phản ánh các yêu cầu về tính năng quy cách, lắp ráp, kiểm nghiệm, lắp đặt và sử dụng máy.

(3) Yêu cầu kỹ thuật: dùng chữ viết hoặc ký hiệu để thể hiện các yêu ẩu kỹ thuật về lắp ráp, lắp đặt và sử dụng máy.

Lưu ý: cột tiêu đề, tên linh kiện, bảng chi tiết: ghi rõ tên xưởng, tên máy tên linh kiện, vị trí, số lượng, vật liệu, trọng lượng, chữ ký của người chịu trách nhiệm và số hiệu.


Thanh truyền
Hình 1-12: Thanh truyền



Trục khuỷu trái
Hình 1-13: Trục khuỷu trái


Thân xi lanh động cơ 2 kỳ
Hình 1-14: Thân xi lanh của động cơ 2 kỳ

 


Hình lắp ráp vít nâng
Hình 1-15: Hình lắp ráp vít nâng

2. Phương pháp và trình tự đọc hiểu hình lắp ráp

Để có kĩ năng đọc hiểu hình lắp ráp hiệu quả nhất ta cũng cần phải tuân theo trình tự sau:

Đọc hiểu phần tiêu đề, bảng chi tiết

Đọc hiểu phần tiêu đề, bảng chi tiết: tìm hiểu chung về công dụng của máy hoặc linh kiện, bước đầu xét đến nguyên lý và đặc điểm vận hành của máy.

Phân tích hình chiếu

Phân tích hình chiếu: trước tiên xác định rõ hình kết cấu của hình chiếu chính và vị trí lắp đặt, tiếp theo tìm hiểu mối quan hệ đối ứng giữa các hình chiếu khác và hình nhỏ với hình chiếu chính, nắm bắt trọng điểm biểu đạt của hình vẽ, đặc biệt phải lưu ý tới các hình chiếu cục bộ, bỏ qua cách vẽ, tháo dỡ linh kiện.

Phân tích quan hệ lắp ráp

Phân tích quan hệ lắp ráp: theo các bộ phận chính cần lắp ráp của máy, dần làm rõ mối quan hệ lắp ráp và tác dụng giữa các linh kiệncố gắng xác định hình dạng kết cấu và kích thước hình thể của linh kiện, nhằm đạt mục đích hiểu rõ về máy.

Phân tích kích thước

Phân tích kích thước: phân tích vai trò và tính chất của kích thước, xác định quy cách, hình dạng, cách lắp ráp và kích thước lắp đặt của máy.

Sơ kết chung

Sơ kết chung: tiến hành sơ kết nguyên lý làm việc, đặc trưng kỹ thuật, trình tự tháo lắp của máy và những điều cần lưu ý để hiểu toàn diện về máy.
Thành thạo kĩ năng đọc bản vẽ kỹ thuật sẽ áp dụng
Nhờ kĩ năng đọc bản vẽ tốt sẽ giúp người nâng cao trình độ hiểu biết hơn về lĩnh vực sửa chữa và bảo hành xe máy các loại
 
 

3. Từ hình lắp ráp tiến hành vẽ phân tích hình chiếu trục đo(3D) của chi tiết

Phân tích hình phác họa linh kiện từ hình lắp ráp là khâu quan trọng trong công tác thiết kể máy móc. Đối với người mới học, đây là một phương pháp hữu hiệu để kiểm nghiệm hiệu quả và khả năng đọc hình lắp ráp. Phải thông qua các phương pháp vẽ bóc tách hình linh kiện đặc biệt từ hình lắp ráp để nâng cao khả năng đọc bản vẽ và kỹ năng vẽ hình phác họa.

Khi phân tích hình linh kiện cần lưu ý mấy điểm sau:
(1) Tách hoàn toàn linh kiện cần vẽ với các linh kiện xung quanh, xác định rõ đường viền và yếu tố kết cấu, đề phòng dính vào các linh kiện khác.

(2) Xác định vị trí và hướng của hình chiếu chính thông qua đặc điểm của linh kiện, như thân trục nên để đường trục nằm ngang; vòng bi nên để theo chiều đứng của mặt cắt; vỏ máy nên để ở vị trí làm việc.

(3) Lựa chọn các hình chiếu khác theo nguyên tắc tinh giản (bao gồm mặt cắt, các hình vẽ cục bộ), tạo thành một phương án hình chiếu hoàn chỉnh được thể hiện một cách đơn giản mà rõ ràng, như hình 1-16.

(4) Có thể dựa theo kích thước hoặc bội số của hình lắp ráp để vừa đo vừa vẽ đường viền hình chiếu của linh kiện, phòng tránh bị biến dạng và sai kết cấu.

(5) Cố gắng đánh dấu kích thước một cách toàn diện và hợp lý theo đúng yêu cầu gia công linh kiện, trước tiên kẻ đường kích thước, sau đó đánh số kích thước. Dựa theo kích thước sản có trong hình lắp ráp, nếu không cho thì có thể xác định theo tỉ lệ và tiêu chuẩn tham chiếu.

(6) Cố gắng đưa ra yêu cầu kỹ thuật đối với việc sử dụng và lắp ráp linh kiện.

Các yêu cầu trên do có liên quan đến kiến thức chuyên môn và trình độ kỹ thuật của người vẽ hình, nên để vẽ được chính xác là điều rất khó. Nhưng vì có tác dụng hướng dẫn, nên đều có giá trị tham khảo đối với tất cả mọi người.


Hình phần tích vít nâng
Hình 1-16: Hình phân tích vít nâng

1.Chân đế; 2.Nắp chụp; 3.Con vít; 4.Long đen; 5,7.Đinh ốc; 6.Tay quay

III. Sơ đồ truyền động của xe máy


Sơ đồ truyền động: là một biểu đồ mô tả nguyên lý và quan hệ truyền động của máy. Để vẽ sơ đồ truyền động ta sử dụng các ký hiệu đơn giản để vẽ, đây được coi là tư liệu rất hữu ích giúp bạn hiểu được đường truyền động, cải tiến thiết kế và tiến hành trao đổi kỹ thuật.

Cục tiêu chuẩn có đưa ra quy định riêng cho các ký hiệu của máy móc thông thường, trong đó có một số ký hiệu không thích hợp lắm với xe máy (như bộ li hợp). Tác giả đã căn cứ vào đặc điểm của xe máy, kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy thực tế để chỉnh sửa một số ký hiệu, để người trong nghề và các học viên tiện sử dụng. Trong bảng 1-6, ký hiệu “GB” có nghĩa là sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, ký hiệu “cải tiến” có nghĩa là đã nghiên cứu cải tiến

Bảng 1-6: Ký hiệu sơ đồ truyền động thường dùng của xe máy

Ký hiệu sơ đồ truyền động thường dùng của xe máy
Ký hiệu sơ đồ truyền động thường dùng của xe máy
Ký hiệu sơ đồ truyền động thường dùng của xe máy
Sơ đồ truyền động chính của xe máy được biểu thị bằng các ký hiệu này như hình 1-17.
 


Sơ đồ truyền động hcinsh của xe máy 125
Hình 1-17: Sơ đồ truyền động chính của xe máy 125

 







 
gọi Miễn Phí