Tâm sự nghề xây dựng

Đăng lúc: , Cập nhật

Có ai đó đã từng nói “Xây dựng không hẳn là nghề chỉ xây nhà, mà còn là nghề xây tổ ấm”. Thực tế khi tâm sự nghề xây dựng, đã có rất nhiều những ý kiến khác nhau của anh em về ngành nghề này. Mỗi một công trình ra đời chính là tâm huyết, mồ hôi và cả nước mắt của nhiều anh em. Họ đã cùng nhau chinh chiến ngành đêm để có được thành quả là công trình như ý!

Nghề nào cũng có những tâm sự riêng của người là nghề, nghề xây dựng cũng vậy, anh em đã đã gắn với nghề là có tâm sự buồn vui

Tâm sự nghề xây dựng từ góc nhìn kỹ sư

Chúng ta đầu tiên cùng đi vào thông tin cơ bản có liên quan đến nghề nghiệp này. Để qua đó bạn đọc hiểu rõ hơn.

1. Công việc của kỹ sư xây dựng là gì?

Một người kỹ sư xây dựng họ có thể chính là người thực hiện các công việc tư vấn, tính toán kết cấu thiết kế. Hoặc cũng có thể họ chính là người tiến hành thi công các công trình xây dựng. Người kỹ sư xây dựng cần có trách nhiệm đảm bảo công trình hoàn thành đúng theo chất lượng, tiến độ và cả thiết kế. Xây dựng ở đây là một ngành khó vì cần thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Nên người kỹ sư xây dựng cần có sự đam mê và cả nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm.

Đặc thù của nghề nghiệp chính là “những đêm thức trắng”. Vì lẽ ấy nếu như bản thân không có trách nhiệm, đam mê thì chẳng thể nào làm được. Trong ngành xây dựng bạn còn được tiếp cận một cách liên tục với nhiều cái mới. Mỗi một công trình luôn có đặc thù về biện pháp thi công, hoàn thiện, thiết kế… Chúng có thể khác biệt và thậm chí rằng không có sự lặp lại. Chỉ từ những thứ thô ráp và xù xì ví dụ như sắt thép, gạch đá, xi măng… mà biết bao công trình đẹp đã được ra đời.
 

Công việc của kỹ sư
Công việc của nghề xây dựng

2. Làm sao theo đuổi được nghề xây dựng?

Tâm sự nghề xây dựng từ các kỹ sư cho hay. Để có thể thành công với nghề nghiệp này thì đam mê cộng tinh thần cầu tiến được xem chính là yếu tố vô cùng quan trọng. Chính yếu tố này góp phần không nhỏ trong việc mang lại sự thành công trong lĩnh vực. Khi đã quyết định chọn nghề xây dựng cần chấp nhận việc thức đêm thức hôm, vất vả. Bản thân cũng phải thường xuyên có sự trau dồi và cập nhật kiến thức không ngừng.

Tiêu chuẩn và quy chuẩn nên có những cập nhật mới, thường xuyên sao cho thật phù hợp. Tuyệt nhiên không chỉ cứ biết đến những tiêu chuẩn cũ có thể đã lạc hậu. Chúng ta cũng phải lưu ý bất cứ một ngành nghề nào cũng không ngoại lệ. Nếu muốn có được thành công thì phải bỏ công sức và với ngành xây dựng cũng không khác biệt.

Ví dụ như muốn thiết kế nên những công trình đẹp đòi hỏi bạn cần ngồi học trước máy tính suốt thời gian dài. Hay để trở thành người chỉ huy trưởng giỏi, bản thân cần dầm mưa, dãi nắng nhiều giờ nhiều ngày, nhiều tháng… Có như vậy thì công trình mới có thể theo kịp tiến độ để đảm bảo về chất lượng. Bản thân nếu không có đam mê hay tinh thần cầu tiến về công việc thì có thể sẽ sớm bỏ việc mà thôi.

3. Mức lương của kỹ sư xây dựng như thế nào, cao không?

Mức lương xây dựng năm 2020

Mức lương nghề xây dựng cao không ?.
Ảnh gốc Liveabout dotcom năm 2020

Khi tâm sự nghề xây dựng bất cứ ai cũng muốn biết về mức lương ngành nghề này. Bạn cần biết rằng về cơ bản mức lương xây dựng không hề cao. Lương của người kỹ sư khởi đầu có thể chỉ dao động ngang tầm với một người công nhân. Thế nhưng nếu bản thân bạn thực sự có năng lực, trách nhiệm cũng như có cống hiến. Vậy thì chắc chắn rằng bạn sẽ được hưởng một mức lương xứng đáng. Những con số chúng tôi đề cập là ở Việt Nam, cuối năm 2022

Vì sau thời gian cống hiến, sau 3 đến 5 năm bạn được liên chức. Như chức Chủ trì thiết kế hoặc Chỉ huy phí của công trình. Khi ấy mức lương sẽ cao hơn, khoảng 15 triệu hoặc hơn mỗi tháng. Nếu so với mức lương của một số ngành khác thì có thể thấy lương của nghề xây dựng chưa hẳn cao.

Tuy nhiên đây chính là một ngành nghề có tương lai. Do đó với những ai đang có dự định với nghề xây dựng thì có thể an tâm và mạnh dạn học. Bản thân nên mạnh dạn trong việc theo đuổi đam mê, mơ ước của bản thân để biến nó thành hiện thực. Cơ hội thành công ngành rất lớn vì vậy bạn không lo sợ thất nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư của ngành cũng rất lớn, lựa chọn công việc đa dạng. Ví dụ như Kỹ sư thiết kế; Kỹ sư dự toán; Kỹ sư thi công; Kỹ sư giám sát… Đối với những sinh viên mới ra trường, ban đầu có thể lương khoảng 10 triệu nhưng chỉ cần chịu khó thì còn có nhiều khoản khác.

Những “được” và “mất” của ngành xây dựng

Theo nghề xây dựng cái được lớn nhất mà nhiều người chia sẻ. Ấy chính là khi thấy công trình - đứa con tinh thần của mình và toàn thể anh em hoàn thành. Cảm giác vui sướng khi công trình hiện diện trong cuộc đời thực sự rất khó tả. Vì mỗi một công trình đều là tâm huyết, là mồ hôi và cả nước mắt của đội ngũ anh em kỹ sư. Họ đã cùng nhau chiến đấu trong suốt một thời gian để cho ra đời.

Thấy niềm vui của người dọn đến ngôi nhà mà mình nỗ lực hoàn thành. Đây cũng chính là niềm hạnh phúc vô bề của đội ngũ anh em kỹ sư. Nói đến cái “mất” của nghề xây dựng nhiều người thường hay đùa là “sự tàn phá nhan sắc”. Bởi đặc thù của ngành nghề chính là làm việc trong môi trường vô cùng khắc nghiệt. Đây chính là nghề “dãi nắng dầm mưa” và luôn có nhiều nguy hiểm rình rập. Bản thân mỗi người còn luôn phải đối mặt với công việc và cả tiến độ nên cảm thấy đuối sức. Thậm chí có thể còn bỏ dở giữa chừng nếu bản thân không đủ niềm đam mê với công việc.

​Nghề xây dựng được và mất gì
Nghề xây dựng được và mất gì

Tâm sự nghề xây dựng của người từng trải qua

Dõi theo suốt chặng đường bản thân đã đi qua, thực sự nhiều người đã hiểu rõ cái giá bản thân phải trả cho hoài bão của một thời tuổi trẻ. Khi bản thân học hành gian nan, vất vả để có được một ngành nghề nặng nhọc. Và đồng lương khá khiêm tốn, đổi bằng những ngày với tiết trời cháy da cháy thịt khắc nghiệt… Trời trưa nắng đứng phơi mặt giữa tiết trời gắt gỏng, những cơn gió Lào bỏng rát thoảng qua… Dù mặc nhiều áo nhưng vẫn có nhiều hôm bị say nắng.

Hay những công trình ở miền cực Bắc của Tổ quốc. Khi có những đêm trăng phải làm việc, đổ bê tông giữa tiết trời mưa gió rét da. Và những ngày dài đằng đẵng làm công trình ở núi rừng Tây bắc. Chưa kể rằng có những năm tháng làm việc vất vả tột cùng nhưng lại bị nợ lương… Còn nhiều chuyện, nhiều những tâm sự khác của ngành nghề. Nhưng nếu có đam mê, có cố gắng thì thành quả, trái ngọt gặt được cũng rất tuyệt vời. Cũng chính vì vậy nên nghề xây dựng luôn là ngành nghề thu hút hàng nghìn lượt sinh viên mỗi năm ở các giảng đường. Không chỉ cấp bậc đại học mà cả cao đẳng và trung cấp.

Nghề xây dựng là nghề của con trai?

Bạn đã từng có quan niệm học nghề xây dựng cực nhọc, dãi dầu với nắng mưa. Bản thân phải thức khuya dậy sớm vì vậy chỉ phù hợp với con trai mà thôi? Nhưng quan niệm này không đúng đâu nhé, vì hiện nay số lượng nữ giới đăng ký vào nghề này đã ngày càng tăng lên (cho dù số lượng vẫn bị nam giới áp đảo). Có một đặc điểm chính là đối với các bạn nữ khi làm nghề xây dựng thì công việc nhẹ nhàng hơn so với nam.

Sự có mặt của những bạn nữ trong môi trường toàn là nam, tính nóng. Cũng góp phần mang đến ít cơn mưa rào cho cánh đồng đang trong mùa hạ khô cằn. Nghề xây dựng mặt khác cũng có hàng loạt lĩnh vực hoạt động. Để qua đó bạn có thể chọn lựa tùy thuộc vào tính cách và cả sở thích của bản thân mình.

Nếu là một người yêu thích sự tự do, phiêu lưu, phóng khoáng cũng như không sợ cuộc sống xa gia đình. Vậy thì Thi công và giám sát công trình cô cùng phù hợp. Nhưng nếu là một người thích môi trường văn phòng, lo ngại nắng bụi, muốn làm việc cùng máy tính. Thì chọn lựa phù hợp chính là Tư vấn thiết kế, thẩm tra cùng với đấu thầu… Nhưng cần chú ý rằng dù chọn bất cứ vị trí làm việc nào đi chăng nữa thì cường độ làm việc không hề nhỏ. Và bù lại bạn thực sự có được mức lương tương xứng cùng nghề và cả khoản hậu đãi về sau. Chỉ cần luôn yêu nghề, trân trọng, cố gắng thì chắc chắn rằng bạn sẽ nhận lại được nhiều thứ.

Nữ kỹ sư xây dựng
Xây dựng có phải là nghề của con trai ? đã có nhiều nữ kỹ sư trong nghề này

Nghề xây dựng có phải là nghề kiếm tiền như nước?

Tâm sự nghề xây dựng của nhiều anh em cho thấy xã hội có một cái nhìn không mấy thiện cảm cùng người làm nghề xây dựng. Bởi vì có quá nhiều tiêu cực của ngành nghề, hàng ngày có rất nhiều các thông tin được in ở các mặt báo một cách “nhan nhản”. Nhưng thực tế thì nghề xây dựng cũng hoàn toàn giống như bất cứ một nghề nào khác. Bất cứ ai khi bước vào nghề cũng cần bỏ công sức đi làm. Đồng thời cũng cần vắt óc suy nghĩ thì bản thân mới mong kiếm được nhiều tiền về cho mình.

Không đề cập đến các mảng tối vì bất cứ ngành nghề nào cũng có những tiêu cực nhất định. Nhưng tuyệt nhiên nó chỉ là thiểu số và không đại diện tiêu biểu để đánh giá cho đội ngũ đông đảo kỹ sư xây dựng. Bởi vì vẫn còn nhiều người thực sự tài giỏi, trong sạch với ngành nghề. Những gì họ nhận lại được hoàn toàn tương xứng với công sức bản thân bỏ ra.

Nghề xây dựng chính là nghề ăn nhậu?

Chúng ta cũng thường thấy người làm xây dựng cũng hay ăn nhậu. Nhưng thực tế họ không phải là người nghiện hay nát rượu. Vì đặc trưng của ngành nghề chính là thường xuyên đi đây đi đó. Từ những vùng quê đồng bằng cho đến các rừng núi cao nguyên. Ở các chốn thâm sơn cùng cốc quả thực những thứ để giải trí sau giờ làm việc không nhiều.

Anh em xa nhà đều buồn, do vậy mang đến chén rượu để tâm sự giải khuây lâu dần đã trở thành thói quen. Một điểm đặc biệt của nhiều người làm nghề chính là trong hành trang luôn còn có một cây đàn ghi ta. Chẳng cần trải qua trường lớp, chỉ cần anh em chỉ bảo nhau thì chẳng mấy chốc đã có nhiều người giỏi. Những buổi họp mặt chỉ cần một cây đàn, người đàn người hát là quên đi nỗi nhớ nhà…

Nghề khó khăn nhưng vui và hạnh phúc

Nhiều người nói rằng nghề xây dựng quá khó khăn và thậm chí là “bạc”. Tuy nhiên ngành nghề này lại mang đến nhiều niềm vui bất tận cho con người. Bởi khi đến một nơi nào đó cần xây dựng, lúc đó chỉ là một bãi đất bỏ hoang, một ao hồ, đầm lầy. Thậm chí có thể còn là những nghĩa trang trắng xóa. Thời gian khởi đầu một công trình luôn chính là giai đoạn cực nhọc và đầy khó khăn. Tuy nhiên dần dần dưới đôi bàn tay của những người thợ xây dựng thì các công trình đã mọc lên, sáng đẹp và hoành tráng.

Nên niềm hạnh phúc của những người kỹ sư, người làm nghề xây dựng. Đó chính là khi mà bản thân thấy được các công trình to đẹp mà bản thân cố sức tạo dựng. Luôn xúc động khi nhìn thấy niềm vui của những gia đình dọn vào ngôi nhà mới; Hạnh phúc khi đi trên chiếc cầu nối giữa hai bờ… Và cũng chính vào lúc ấy người thợ xây dựng lại tiếp tục sứ mệnh của mình. Lặng lẽ đến những vùng đất mới, những vùng quê mới để từ đó thực hiện công việc xây dựng quê hương, đất nước của mình.

Khó khăn của nghề xây dựng như thế nào?

Mặc dù có thu nhập tốt cộng với cơ hội việc làm cao, có nhiều chọn lựa. Nhưng một số khó khăn mà chúng ta không thể nào phủ nhận của ngành nghề này chính là.
 
Xây dựng vất vả xa nhà

Những khó khăn của nghề xây dựng - vất vả xa nhà, ăn ở khó khăn

1. Thường xuyên phải xa nhà

Công việc của người thợ xây dựng, kỹ sư xây dựng phụ thuộc lớn vào dự án họ tham gia. Bản thân cần thường xuyên di chuyển theo các công trình. Có khi đó vẫn là nơi thuộc về thành phố đang sinh sống. Tuy nhiên có thể chính là một tỉnh thành hay thậm chí cả một đất nước khác. Tất nhiên thời gian công tác vẫn còn phụ thuộc vào tiến độ của công trình. Có thể tiến độ khoảng vài tháng nhưng có khi mất đến vài năm. Thậm chí rằng còn làm vào ngày lễ tết nên họ có ít thời gian ở bên gia đình mình.

2. Môi trường làm việc vô cùng khắc nghiệt

Môi trường làm việc ở các công trình xây dựng vô cùng khắc nghiệt. Không chỉ tiếng ồn, mưa gió mà cả bụi bặm, rét buốt… Và đây đều chính là những khó khăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của một người Kỹ sư xây dựng. Nên để theo đuổi được ngành nghề yêu cầu bạn cần có sức khỏe tốt. Bởi nếu không thì việc vượt qua thử thách của môi trường làm việc sẽ rất lớn.
Khắc nghiệt nghề xây

3. Áp lực công việc không hề nhỏ

Dù bạn chọn công việc xây dựng là ở công trường, văn phòng hay công xưởng đi chăng nữa. Thì khi đó khối lượng công việc của một người kỹ sư xây dựng cũng vô cùng lớn. Bản thân có thể phải thường xuyên tăng ca và làm đêm. Ngoài ra chính vì việc cần theo dự án nên họ cũng ít khi nào gặp được gia đình của mình. Chính điều này có thể khiến họ gặp nhiều stress và cả các áp lực vô hình khác.

4. Khó khăn trong việc cân bằng mối quan hệ giữa các bên

Khi làm việc ở công trường xây dựng, bạn sẽ gặp gỡ, giao tiếp cùng nhiều các đối tượng khác nhau. Có thể là chủ đầu tư cho đến thầu phụ, giám sát viên, công nhân xây dựng, cấp trên… Khi ấy làm sao để có thể cân bằng mối quan hệ, lợi ít giữa các bên tốt nhất và hài hòa trong mối quan hệ vô cùng quan trọng. Bởi lẽ khi xảy ra bất đồng hay làm mất lòng với bên nào đó thì khả năng công việc sẽ lại càng khó khăn.

Triển vọng nghề nghiệp của nghề xây dựng là gì?

Tâm sự nghề xây dựng với nhiều khó khăn có lẽ khiến bạn có phần nản lòng. Tuy nhiên thực tế đây chính là một ngành nghề hot với nhiều triển vọng tuyệt vời.

Triển vọng nghề xây
Triển vọng công việc của nghề xây dựng ra sao

Cơ hội nghề nghiệp

Chúng ta cần biết rằng để đất nước ngày càng đi lên, phát triển. Thì khi ấy công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nên ngành xây dựng lúc đó đã trở thành một ngành nghề giữ vai trò chủ đạo. Nên cơ hội việc làm của nghề xây dựng sẽ rất nhiều.

Theo kết quả dự báo thì việc làm nghề xây dựng có mức tăng trưởng dao động khoảng 8% tính đến thời điểm năm 2024. Đây chính là một trong số những ngành nghề mà mức lương tốt đối với sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Khi tốt nghiệp nghề xây dựng bạn hoàn toàn có thể trở thành kỹ sư nhiều mảng khác nhau. Có thể là Thiết kế xây dựng; Hồ sơ thầu; Làm giá cho đến Kiểm tra vật liệu thi công… Bản thân nếu có năng lực quản lý có thể còn đảm nhiệm những vai trò quan trọng như Quản lý dự án hay Kỹ sư an toàn thiết kế…

Định hướng ngành nghề

Sau thời gian làm nghề bất cứ ai cũng muốn bản thân được thăng tiến đến vị trí cao hơn. Thông thường ở các vị trí quản lý bạn nhận về mức lương cao và cơ hội thể hiện tài năng, nỗ lực cũng sẽ nhiều hơn. Để thăng chức trong nghề thường bạn cần có khoảng từ 4 năm kinh nghiệm, khả năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề vả cả khả năng giao tiếp tốt. Điều quan trọng hơn nữa chính là bản thân nên liên tục học hỏi, tìm kiếm cho mình các chứng chỉ xây dựng cần thiết.

Và nếu mong muốn có được mức lương cao bản thân nên có sự nỗ lực làm việc nhằm tích lũy kinh nghiệm. Chú ý trong việc học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng mới để qua đó có phương pháp làm việc sao cho thật hiệu quả. Khi có năng lực tốt, có sự uy tín trong ngành nghề thì khả năng cơ hội đảm nhận dự án quy mô sẽ cao. Mức lương của bạn cũng chính vì vậy mà tăng lên không ngừng.

Ngoài ra bạn cũng có thể làm thêm một số công việc khác khi bản thân có thời gian rảnh. Ví dụ như nhận thiết kế các công trình và các dự án bên ngoài khác. Hay kỹ sư tin học thì có thể nhận thêm các dự án lập trình… Khả năng kiếm thêm của ngành nghề vẫn còn phụ thuộc vào chuyên ngành và cả mạng lưới quan hệ của bản thân bạn.

Sinh viên xây dựng làm đồ án
Cần có định hướng nghề nghiệp rõ ràng

Nghề nào cũng vất vả và phải khổ luyện mới thành tài, cần phải lắng nghe mình trước khi bắt đầu vào con đường khổ luyện.

Kết

Tâm sự nghề xây dựng cho thấy đây chính là một ngành nghề khá khó khăn và cũng có rủi ro. Nhưng xây dựng vẫn là ngành nghề hot và nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Do đó bạn nên dựa vào năng lực, sở thích bản thân để chọn chuyên ngành cho phù hợp. Ngoài ra bản thân cũng nên nỗ lực học tập rèn luyện để sự nghiệp càng thêm rực rỡ hơn nữa. Đất nước đang ngày càng phát triển, ngành xây dựng có nhiều cơ hội. Công Cụ Tốt chúng tôi xin chúc bạn hãy cố gắng và nỗ lực cũng như đừng ngần ngại khi có đam mê với ngành bạn nhé!

Nguồn tham khảo

Trong quá trình tìm hiểu thông tin để hoàn thiện bài viết này, chúng tôi có tham khảo một số dữ tiệu theo đường link dưới đây. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các tác giả (tên được in đậm ngay sau tên tư liệu). Chúng tôi cũng không chịu bất cứ trách nhiệm gì nếu nội dung tham khảo bị thay đổi bởi bên thứ ba sau khi chúng tôi đăng bài viết này.

 
gọi Miễn Phí